- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,927
- Động cơ
- 631,050 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Cụ đọc kỹ Luật:
"Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
...
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
...
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ."
Và đọc kỹ ý chính trong các phần cụ trích các điều "Tác dụng của biển...:
- "Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm."
- "Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm"
- "Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người sử dụng đường phải thi hành."
- "Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết"
Các từ biểu thị, cảnh báo, báo, chỉ dẫn đều có thể thay bằng từ "báo hiệu" hoặc chỉ dẫn. Việc phân loại biển là để phân loại cách báo hiệu chứ không làm thay đổi yêu cầu chấp hành hay không. Về lý thuyết các loại biển trên có thể gộp lại thành một loại biển, nhưng tại họ lại phân loại để làm gì cụ thử nghĩ xem.
Các hành vi vi phạm bị xử phạt chỉ có một hành là "không chấp hành báo hiệu đường bộ" còn lại đều là các hành vi vi phạm luật, vi phạm các quy định mà hệ thống báo hiệu đã báo. Ví dụ cụ không chấp hành Biến cấm thì hành vi vi phạm là "đi vào đường cấm" chứ không phải "không chấp hành biển cấm".
Do vậy, để tránh cách hiểu sai "biển chỉ dẫn thì không phải chấp hành" cần bổ sung một điều khoản về ý nghĩa, mục đích của Hệ thống báo hiệu hay bổ Khoản 1, Điều 10 của Luật như sau:
"1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn để báo hiệu cho người tham gia giao thông nhưng hướng dẫn, quy định giao thông cần thiết.... "
Ở đây có 4 vấn đề chính:
1- Hiệu lệnh của biển báo hiệu: không phải biển báo hiệu nào cũng hàm chứa một hiệu lệnh. Do vậy, không phải biển chỉ dẫn nào Luật cũng bắt buộc phải tuân thủ.
Không nên, và không được hiểu gộp chung thành nguyên tắc "đã là biển báo là phải tuân thủ", vì bản chất nội dung của nhiều loại biển chỉ dẫn không được luật quy định bắt buộc phải tuân thủ.
Cụ thể, biển báo nguy hiểm, luật không bắt buộc phải tuân thủ, mà chỉ yêu cầu chung chung "sắp có nguy hiểm, chú ý giảm tốc độ để đề phòng...". Luật không có chế tài để áp đặt lỗi cho hành vi không tuân thủ các biển cảnh báo nguy hiểm.
Nhóm biển chỉ dẫn thông tin cũng vậy.
2- Nguyên tắc thiết kế chung, thống nhất của hệ thống biển báo, quy định tại CƯV, là chỉ biển tròn viền đỏ mới có chức năng ra lệnh cấm không cho lái xe thực hiện một hành vi nào đó, chỉ có biển hình tròn nền xanh mới có chức năng ra hiệu lệnh, bắt buộc lái xe phải thực hiện các hành vi nào đó.
Tất cả các biển hình dạng khác (tam giác, vuông, chữ nhật) đều không có chức năng đưa ra lệnh cấm, hoặc đưa ra hiệu lệnh.
VN cần tuân thủ nguyên tắc này, coi đó là một nguyên tắc xuyên suốt, không những trong QC41, mà còn cần điều chỉnh Luật gtđb, NĐ171 về xử phạt...
Nếu không, luật gtđb nước nhà sẽ rối như canh hẹ, sẽ bị "Loạn quyền lực biển báo", tuơng tự tình trạng mấy anh dân phòng cầm que gỗ cũng có quyền dừng phuơng tiện để phạt như hiện nay.
Mấy ông Tây bà đầm sẽ sợ vi phạm nồi canh hẹ, sẽ không dám đến VN để lái xe, vì xxx có thể áp dụng bất kì biển báo vô nghĩa nào để phạt họ, theo nguyên tắc "phải tuân thủ hệ thống biển báo". Biển gộp hình là một ví dụ.
3- Chữ "hiệu lệnh" hay dùng trong các tài liệu Luật pháp gtđb của VN (mà kụ Pnew trích dẫn ở trên) là đồng âm, nhưng khác nghĩa với chữ "hiệu lệnh" do biển hình tròn nền xanh quy định.
Luật Vn nên xử lí rõ vấn đề này, theo hướng "chỉ dùng chữ hiệu lệnh" cho các biển hiệu lệnh. Phải khẳng định bằng luật, rằng các biển khác không phải là biển hiệu lệnh, đều không hàm chứa một hiệu lệnh gì.
4- Với một số biển chỉ dẫn đặc biệt, nếu thấy cần thiết phải quy định có huệu lực áp dụng, thì có thể gộp sang một nhóm riêng, không gọi là biern chỉ dẫn nữa, mà Cho vào nhóm E "Special regulation signs - nhóm biển báo có quy định đặc biệt".
Khi đó, các bác ý muốn quy định gì cho nhóm E đó thì ghi ra. Nhưng biển nhóm E này không được có chức năng ra lệnh cấm của biển tròn viền đỏ, không được có chức năng ra hiệu lệnh của biển tròn nền xanh.
Chỉnh sửa cuối: