Thớt Góp ý về Biển báo - Góp ý sử đổi Bổ sung QC41

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,746
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
3.3- Thớt Góp ý về Biển báo - Góp ý sửa đổi Bổ sung QC41

3.3 Bổ sung mới về Biển báo hiệu

Thân gửi các kụ, mợ,
Theo sáng kiến của kụ Chinhatm, kụ Mr. Keen, kụ Suzu37, nhà cháu xin được mở thớt chuyên về "Biển báo hiệu", thuộc 3 thớt trong Chuyên đề 3 - Bổ sung cho QC41, làm nơi các kụ VaTuVa tổng hợp các ý kiến đóng góp từ OF và FB về Biển báo hiệu.
Ngoài nội dung chính là Bổ sung gì Mới cho QC41 về Biển báo hiệu", nếu các kụ tổng hợp các nội dung khác như "Bất cập, Sửa đổi, Loại bỏ" thì càng tốt, nhưng xin các kụ tách thành dòng riêng, và ghi số thứ tự tuơng ứng mã số của từng Chuyên đề giúp cho nhé.

Mã số của từng chuyên đề:

CD3- Thêm gì
CD4- Bớt gì
CD5- Thay gì
CD6- Nói rõ gì


Lái chính của thớt "Biển báo hiệu": xin mời kụ Chinhatm giúp nhé.

Xin cảm ơn kụ Chinhatm, cảm ơn các kụ mợ.


---------------

Cập nhật lại link, ngày 7-3-2015

1- Đường link dẫn về Thớt chính trên OF "Góp ý sửa đổi bổ sung QC41", nơi các kụ copy thông tin để paste vào đây

http://www.otofun.net/threads/809634-gop-y-ve-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bien-bao-hieu-duong-bo-qcvn-41-2012

2- Đường link dẫn sang các thớt thuộc Chuyên đề khác

http://www.otofun.net/threads/809634-gop-y-ve-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bien-bao-hieu-duong-bo-qcvn-41-2012?p=22223919#post22223919


3- Đường link của file Góp ý trên Facebook , nơi các kụ copy thông tin để paste vào đây
Còm nào phù hợp Chuyên đề của mình thì xử lí, các kụ VaTuVa nhé.

- File .pdf rút gọn, chỉ có các góp ý từ FB, không có spam.
https://docs.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCUFpPTV9VTW5kTjA/edit?usp=docslist_api


4- Đường link dẫn đến thớt "12 loại tài liệu cơ bản về gtđb"

http://www.otofun.net/threads/816490-danh-muc-12-loai-tai-lieu-co-ban-lien-quan-den-gtdb

.
 
Chỉnh sửa cuối:

k66473

Xe tăng
Biển số
OF-1165
Ngày cấp bằng
5/8/06
Số km
1,630
Động cơ
96,504 Mã lực
Nơi ở
earth
Nên bổ sung biển báo cấm, hướng dẫn rẽ cho phù hợp với các ngã 5, ngã 6.
Ví dụ: ngã 5 cát linh giãng võ.
- Hướng từ Giảng Võ (phía Nguyễn Thái Học) đi vào ngã 5 có biển cấm rẽ trái (hiểu là cấm rẽ vào cát linh? hay là hiêu cấm rẽ vào Hào Nam? hay là hiểu cấm cả 2).
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Nên bổ sung biển báo cấm, hướng dẫn rẽ cho phù hợp với các ngã 5, ngã 6.
Ví dụ: ngã 5 cát linh giãng võ.
- Hướng từ Giảng Võ (phía Nguyễn Thái Học) đi vào ngã 5 có biển cấm rẽ trái (hiểu là cấm rẽ vào cát linh? hay là hiêu cấm rẽ vào Hào Nam? hay là hiểu cấm cả 2).
Thực ra điều này làm rất dễ mà không cần bổ sung gì cả nhưng Sở GTVT Hà Nội không chịu làm. VD ngã 5 Giảng Võ- Cát Linh- Hào Nam: Thêm biển phụ Hào Nam vào dưới biển chính cấm rẽ trái trên đường Cát Linh; Thêm biển phụ Hào Nam vào dưới biển chính cho phép rẽ phải khi đèn đỏ ở đường Giảng Võ để tránh xung đột và nguy hiểm cho người TGGT. Các chỗ khác làm tương tự là được.
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,411
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Em đề xuất quy định biển báo phải đặt trên giá long môn hoặc biển tay vươn để xe trên các làn xe đều có thể nhìn thấy rõ biển báo, chữ trong biển chỉ dẫn to gấp đôi để lái e có thể nhìn thấy hướng đường từ xa
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Trong lúc "giải lao" :D, nhà cháu nhớ được những thứ đã lượm lặt trong thời gian qua và đưa vào đây cụ bia nhóa.

1. Biển báo:
- điểm kiểm tra tốc độ
- điểm ghi hình bằng camera (phục vụ phạt nguội).
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Em có 1 số ý kiến và sẽ góp ý dần dần:
1. Khoản 16.2: "16.2. Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở phía trên làn đường (trên giá long môn)." ít nhất phải bỏ cái ngoặc (trên giá long môn) vì theo quy định có thể treo biển trên những vật có tính chất vĩnh cửu kiểu như cột điện, thành cầu chẳng hạn. Ngoài ra, mấy cái biển 411, 412 vốn nên là biển hiệu lệnh nên nếu chuyển sang biển hiệu lệnh và các cụ vẫn "yêu thích" cái biển gộp gắn bên đường như ở SG và HN hiện nay thì phải sửa quy định bắt buộc phải gắn trên cao cho từng làn đường. Tuy nhiên, ý kiến cá nhân em là nên treo trên cao cho dễ nhìn và trực quan chứ như giờ chỗ trường đội Lê Duẩn treo cái biển chỉ dẫn hướng đi các xe mà toàn chữ bé tý em nhìn toét cả mắt mà không biết em có được đi thẳng hay không [-O<.
2. Khoản 17.2: "17.2. Biển được đặt về phía tay phải và mặt biển vuông góc với chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng; trong các trường hợp cần thiết cho phép lắp đặt thêm biển báo phía bên trái để nhắc lại biển đã lắp đặt phía bên phải;" nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ đường từ rộng bao nhiêu thì phải gắn thêm biển ở bên trái hoặc thậm chí trên cao. VD: Đường rộng tới 10,5m cho 1 chiều (đủ 3 làn xe), rộng hơn thì phải cắm thêm biển bên trái; nếu rộng hơn 21m cho 1 chiều thì phải gắn biển trên cao.
3. Bỏ biển 411 và treo các biển 301 tương ứng trên từng làn đường theo đúng quy định tại Khoản 16.2.
4. Chuyển biển 412 sang loại biển hiệu lệnh. Lý do: (i) Biển chỉ dẫn không bắt buộc phải tuân theo; (ii) Nếu biển chỉ dẫn phải tuân theo thì sẽ mâu thuẫn với chính khoản 16.2 của Quy chuẩn.
Nói thêm về biển 412 này, nhiều cụ có ý kiến là nên có biển gộp cho nhiều loại phương tiện vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, ý kiến cá nhân em thì không nên vì những lý do sau:
- Đường xá VN chưa đủ rộng để làm điều này, kể cả trên hệ thống đường cao tốc (đây cũng là lý do mà nhiều cụ muốn gộp biển ;)) );
- Đây là cách làm không văn minh và gây lãng phí vì nếu có điều kiện để làm thì cũng có những loại phương tiện lưu thông rất ít trên tuyến đường đó vào 1 thời điểm cụ thể nào đó trong khi các loại phương tiện khác bị ùn ứ cũng không được quyền đi vào. Cách tham gia giao thông văn minh là các phương tiện lưu thông chậm hơn (tức là tốc độ thực tế trên đường) thì đi về phía bên phải trong khả năng có thể và các phương tiện lưu thông nhanh hơn sẽ được sử dụng làn phía bên trái; ngoài ra, phải văn minh trong cách nhường đường, nếu có xe xin vượt thì họ có vượt quá tốc độ thì mình cũng vẫn nhường vì chúng ta là người TGGT chứ KHÔNG PHẢI là CSGT.
- Theo đó, Biển 412 nên được phân chia lại như sau:
1/ 412b chuyển thành "Làn đường dành cho ô tô": Cho phép tất cả các loại ô tô được chạy trên làn đó.
2/ 412a chuyển thành "Làn đường dành cho xe buýt" vì sắp tới sẽ có vài tuyến xe buýt nhanh có làn đường riêng, không cần thiết cho Taxi và xe khách chạy vào làn đường này.
3/ 412c chuyển thành "Làn đường dành cho ôtô tải NẶNG": Có thể sử dụng cho các loại xe tải chở nặng 20 hay 30 tấn trở lên gì đó, xe container, xe siêu trường, siêu trọng. Như vậy, với những tuyến đường như QL5 hoặc 1 số tuyến đường ra vào cảng có thể có riêng làn này, chất lượng đường được làm tốt lên để chịu được tải trọng của các loại xe này, tránh lãng phí phải làm toàn bộ con đường với chất lượng tốt như vậy cho cả các xe trọng tải nhẹ. Các xe này chỉ được chạy trên làn đó trừ khi muốn vượt hoặc xe trước bị sự cố hoặc bất khả kháng.
4/ Biển số 412d "Làn đường dành cho xe môtô" giữ nguyên như cũ.
Có thể nghiên cứu bổ sung 1 loại biển gộp này thôi
5/ Biển số 412e "Làn đường dành cho xe môtô và xe thô sơ"
Ngoài ra, cần có quy định rõ là xe thô sơ chỉ được phép lưu thông ở làn trong cùng bên phải là được.
Có cụ sẽ nói về loại biển "phân làn gộp sáng tạo" giải quyết khá tốt vấn đề giao thông ở SG khi đường có 3 làn/chiều được phân làn như sau: làn trái: ô tô, làn giữa: hỗn hợp ô tô+ mô tô, làn phải: mô tô+ xe thô sơ và nói nên có loại biển gộp như vậy. Tuy nhiên, với loại đường này thì chỉ cần gắn biển 412a mới vào làn trái và biển 412e mới vào làn phải là được. Làn giữa không phân làn tức là đi hỗn hợp.
Tuy nhiên, để làm được như vậy thì xxx cần phải tích cực xử phạt những đối tượng không chịu nhường đường chứ không phải sử dụng "chim mồi" để xử phạt người TGGT.
5. Biển 505a nên bổ sung hình vẽ xe Taxi hoặc có quy định riêng biển xe taxi thì viết chữ như vẫn gắn kết hợp với biển cấm ô tô đang cắm rất nhiều ở Hà Nội. Ngoài ra, các biển này nên quy định có thể có thêm chữ TRỪ ở trước hình vẽ để sử dụng làm biển phụ trong trường hợp đường dành cho các loại phương tiện khác trừ loại phương tiện trong hình vẽ.
6. Với biển 508 nên bổ sung loại biển gộp 505a+ 508 để sử dụng trong trường hợp chỉ cấm/dành riêng cho loại xe nào đó vào 1/nhiều khung giờ nhất định, KHÔNG tiếp tục sử dụng biển chữ vừa sai quy chuẩn vừa không đọc được.
7. Biển số 509 "Thuyết minh biển chính": Nên được quy định mở hơn, chỉ nên quy định màu nền và màu chữ và kích thước, còn nội dung thì tùy tình hình thực tế mà sử dụng cho phù hợp. Với quy định hiện nay sẽ không thể sử dụng được trong nhiều trường hợp mà lẽ ra xử lý rất đơn giản. VD ngã 5 Giảng Võ- Cát Linh- Hào Nam có thể làm như sau: Thêm biển phụ Hào Nam vào dưới biển chính cấm rẽ trái trên đường Cát Linh; Thêm biển phụ Hào Nam vào dưới biển chính cho phép rẽ phải khi đèn đỏ ở đường Giảng Võ để tránh xung đột và nguy hiểm cho người TGGT. Tuy nhiên, do QC41 hiện nay chỉ bó hẹp trong 2 biển 509 (a,b) nên không thực hiện được.
Trước mắt em có 1 số ý kiến như vậy. Rất mong các cụ khác có ý kiến thêm thực tế và trực tiếp vào những quy định tại Quy chuẩn 41 như em chứ đừng nên góp ý dựa trên thực tế trên đường nhiều vì sẽ rất khó cho các cụ đi tổng hợp.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Biển báo hiệu

Thân gửi các kụ, mợ,
Theo sáng kiến của kụ Chinhatm, kụ Mr. Keen, kụ Suzu37, nhà cháu xin được mở thớt chuyên về "Biển báo hiệu", thuộc 3 thớt trong Chuyên đề 3 - Bổ sung cho QC41, làm nơi các kụ VaTuVa tổng hợp các ý kiến đóng góp từ OF và FB về Biển báo hiệu.
Ngoài nội dung chính là Bổ sung gì cho QC41 về Biển báo hiệu", nếu các kụ tổng hợp các nội dung khác như Bất cập, Sửa đổi, Loại bỏ thì càng tốt, nhưng xin các kụ tách thành dòng riêng cho nhé.

Lái chính của thớt "Biển báo hiệu": xin mời kụ Chinhatm giúp nhé.

Xin cảm ơn kụ Chinhatm, cảm ơn các kụ mợ.
Theo đề nghị của bác Sgb345, tôi sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp xác đáng nhất trong comment này và sẽ cập nhật dần. Những ý kiến chưa đưa vào đây, tôi sẽ trao đổi với các bác để làm rõ vấn đề. Những ý kiến đã liệt kê sau đây, nếu có ý kiến phản biện hợp lý tôi sẽ chỉnh sửa để bác Sgb345 có được bản góp ý cuối cùng chất lượng nhất:

1. Thay đổi biển 412 trở thành biển hiệu lệnh (hình tròn, mầu xanh) với 03 loại biển: 412a - Đường dành riêng cho xe buýt; 412b - Đường dành riêng cho ô tô; 412c - Đường dành riêng cho mô tô, xe máy (nếu sửa thì việc đánh số biển sẽ theo số của loại biển hiệu lệnh). Bỏ các biển 403a; 403b; 404a và 404b. Khi sử dụng biển 412 cho làn đường dành riêng, vạch phân cách giữa các làn đường phải là vạch liền, các biển phải treo trên giá long môn và phải có biển phụ 504 ở phía dưới.

2. Bổ sung biển phụ 505d, kích thước tương tự như biển phụ 505a, ở giữa ghi chữ TAXI mầu đen để sử dụng phối hợp với các biển báo như cấm dừng/đỗ; đường cấm taxi; đường/làn đường dành riêng, điểm đỗ xe dành riêng...


3. Bổ sung biển 123c: Cấm rẽ trái và quay đầu. Bỏ hiệu lực cấm quay đầu ở biển 123a

4. Bổ sung biển chỉ dẫn: Đường có làn đường dành riêng (tương tự biển 413a)


5. Bỏ quy định không cho phép rẽ trái đối với biển "chỗ quay xe" - 409 và "khu vực quay xe" - 410.

6. Bổ sung biển "Cấm đỗ mô tô/xe máy trên hè phố". Bổ sung quy định cấm đỗ ô tô trên hè phố
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nên bổ sung biển báo cấm, hướng dẫn rẽ cho phù hợp với các ngã 5, ngã 6.
Ví dụ: ngã 5 cát linh giãng võ.
- Hướng từ Giảng Võ (phía Nguyễn Thái Học) đi vào ngã 5 có biển cấm rẽ trái (hiểu là cấm rẽ vào cát linh? hay là hiêu cấm rẽ vào Hào Nam? hay là hiểu cấm cả 2).
Thực ra điều này làm rất dễ mà không cần bổ sung gì cả nhưng Sở GTVT Hà Nội không chịu làm. VD ngã 5 Giảng Võ- Cát Linh- Hào Nam: Thêm biển phụ Hào Nam vào dưới biển chính cấm rẽ trái trên đường Cát Linh; Thêm biển phụ Hào Nam vào dưới biển chính cho phép rẽ phải khi đèn đỏ ở đường Giảng Võ để tránh xung đột và nguy hiểm cho người TGGT. Các chỗ khác làm tương tự là được.
Ý kiến của các bác rất xác đáng, nhưng chưa rõ. Biển phụ cũng phải tuân theo các quy định cụ thể (ví dụ là hình vẽ, chữ số mẫu đen...) chứ không nên ghi bằng chữ bình thường, sẽ gặp khó khăn khi hội nhập quốc tế
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Ý kiến của các bác rất xác đáng, nhưng chưa rõ. Biển phụ cũng phải tuân theo các quy định cụ thể (ví dụ là hình vẽ, chữ số mẫu đen...) chứ không nên ghi bằng chữ bình thường, sẽ gặp khó khăn khi hội nhập quốc tế
Cái này em còm cụ thể ở dưới về làm thế nào cho nó đúng rồi đấy cụ ơi: 1 là để mở cái biển phụ 509, không quy định cứng chỉ có 2 biển a, b nữa; 2 là bổ sung hình vẽ TAXI vào biển phụ 508 thì sẽ giải quyết được thôi.
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,881
Động cơ
813,280 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Theo em ở các đường Cao tốc hay Quốc Lộ, hoặc đơn giản như đường trên cao thì cách khoảng 2km trước lối rẽ xuống, VD như từ Sân bay Nội bài đi cầu Nhật Tân về Nội đô, để rẽ phải để vòng xuống đi Nhật Tân - Âu Cơ - đường Yên Phụ chẳng hạn thì nên bổ sung thêm các biển chỉ hướng đi. Cứ 300 - 500m dài nhắc lại 1 biển báo chỉ các hướng rẽ cho người tham gia GT dễ quan sát.

Như vậy rất thuận tiện cho người tham gia Giao thông biết hướng mình muốn tới thì phải theo đường nào, chứ hiện thời hầu hết chỉ có 1 biển duy nhất, rất dễ sơ suất không kịp nhìn thấy hoặc khi thấy thì đã quá gần nút giao, phanh dúi dụi.

Thêm nữa các biển báo chỉ hướng đi nên to hơn hiện thời nữa ạ, em thấy nhiều cái hơi bị nhỏ :D
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cái này em còm cụ thể ở dưới về làm thế nào cho nó đúng rồi đấy cụ ơi: 1 là để mở cái biển phụ 509, không quy định cứng chỉ có 2 biển a, b nữa; 2 là bổ sung hình vẽ TAXI vào biển phụ 508 thì sẽ giải quyết được thôi.
Theo tôi, biển phụ cần hạn chế viết bằng chữ, bởi biển báo không chỉ phục vụ người Việt, mà còn phục vụ người nước ngoài tham gia giao thông, du lịch ở Việt Nam. Hiện nay biển phụ 509 tuy viết bằng chữ, nhưng chỉ mang tính cung cấp thêm thông tin, mà không làm thay đổi hiệu lực của biển chỉnh. Tôi nghĩ không nên mở rộng thêm biển phụ viết bằng chữ.
Riêng với biển phụ dành cho xe TAXI, tôi cũng cho rằng cần thiết, vì chưa có biển báo dành riêng cho lượng xe taxi rất lớn hiện nay (cấm taxi dừng/đỗ; nơi đỗ xe taxi; đường cấm xe taxi...). Tuy vậy, tôi cho rằng biển này cũng có thể viết bằng chữ, vì chữ TAXI đã được quốc tế hóa, hầu như nước nào cũng dùng chữ này. Nếu dùng hình vẽ xe taxi, dễ lẫn với hình vẽ ô tô thường, do cái mào taxi rất nhỏ.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Theo em ở các đường Cao tốc hay Quốc Lộ, hoặc đơn giản như đường trên cao thì cách khoảng 2km trước lối rẽ xuống, VD như từ Sân bay Nội bài đi cầu Nhật Tân về Nội đô, để rẽ phải để vòng xuống đi Nhật Tân - Âu Cơ - đường Yên Phụ chẳng hạn thì nên bổ sung thêm các biển chỉ hướng đi. Cứ 300 - 500m dài nhắc lại 1 biển báo chỉ các hướng rẽ cho người tham gia GT dễ quan sát.

Như vậy rất thuận tiện cho người tham gia Giao thông biết hướng mình muốn tới thì phải theo đường nào, chứ hiện thời hầu hết chỉ có 1 biển duy nhất, rất dễ sơ suất không kịp nhìn thấy hoặc khi thấy thì đã quá gần nút giao, phanh dúi dụi.

Thêm nữa các biển báo chỉ hướng đi nên to hơn hiện thời nữa ạ, em thấy nhiều cái hơi bị nhỏ :D
Ý kiến của bác là đúng, một số tuyến đường cũng đã làm rồi, nhưng đó là ý kiến góp ý về việc áp dụng quy chuẩn, chứ không phải góp ý sửa đổi quy chuẩn - là chủ đề của thớt này
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Trong lúc "giải lao" :D, nhà cháu nhớ được những thứ đã lượm lặt trong thời gian qua và đưa vào đây cụ bia nhóa.

1. Biển báo:
- điểm kiểm tra tốc độ
- điểm ghi hình bằng camera (phục vụ phạt nguội).
Bác xem lại, có thực sự cần thiết không?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Bác xem lại, có thực sự cần thiết không?
Có bác ạ.

Lý do:

- không ít người tggt cố tình vi phạm khi không nhìn thấy bóng dáng csgt. Cũng không ít người tỏ thái độ không nghiêm túc khi bị bắn tốc độ bởi các "anh tài núp". Do vậy, việc công bố các điểm kiểm tra tốc độ là nhằm cảnh báo, nếu cố tình vi phạm thì không có gì phải băn khoăn.

- TT của Bộ CA không cho phép csgt lập điểm tuần tra trên đường cao tốc, khi lập biên bản, người lái xe cơ giới thường yêu cầu có ngay bằng chứng, ...

- Rất nhiều nước, không chỉ ở âu châu đã sử dụng biển báo này.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Có bác ạ.

Lý do:

- không ít người tggt cố tình vi phạm khi không nhìn thấy bóng dáng csgt. Cũng không ít người tỏ thái độ không nghiêm túc khi bị bắn tốc độ bởi các "anh tài núp". Do vậy, việc công bố các điểm kiểm tra tốc độ là nhằm cảnh báo, nếu cố tình vi phạm thì không có gì phải băn khoăn.

- TT của Bộ CA không cho phép csgt lập điểm tuần tra trên đường cao tốc, khi lập biên bản, người lái xe cơ giới thường yêu cầu có ngay bằng chứng, ...

- Rất nhiều nước, không chỉ ở âu châu đã sử dụng biển báo này.
Như vậy, liệu các lái xe có đối phó, chỉ tuân thủ tốc độ khi gặp các biển này, khi đi qua các biển này lại vượt quá tốc độ?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Như vậy, liệu các lái xe có đối phó, chỉ tuân thủ tốc độ khi gặp các biển này, khi đi qua các biển này lại vượt quá tốc độ?
Có nhiều giải pháp để góp phần giảm số lượng các vụ vi phạm quy định gtđb. Một trong số những biện pháp đó là công khai các hình thức kiểm tra vi phạm.

Sau khi công khai các điểm kiểm tra tốc độ và các điểm ghi hình thì có thể bổ sung chế tài xử lý: nếu trong thời hạn X tháng (trước thời điểm hiệu lực xử lý vi phạm hành chính vẫn còn), người tggt vi phạm lần 2, mức độ xử phạt sẽ tăng gấp 4 lần (hoặc hơn).
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Theo tôi, biển phụ cần hạn chế viết bằng chữ, bởi biển báo không chỉ phục vụ người Việt, mà còn phục vụ người nước ngoài tham gia giao thông, du lịch ở Việt Nam. Hiện nay biển phụ 509 tuy viết bằng chữ, nhưng chỉ mang tính cung cấp thêm thông tin, mà không làm thay đổi hiệu lực của biển chỉnh. Tôi nghĩ không nên mở rộng thêm biển phụ viết bằng chữ.
Riêng với biển phụ dành cho xe TAXI, tôi cũng cho rằng cần thiết, vì chưa có biển báo dành riêng cho lượng xe taxi rất lớn hiện nay (cấm taxi dừng/đỗ; nơi đỗ xe taxi; đường cấm xe taxi...). Tuy vậy, tôi cho rằng biển này cũng có thể viết bằng chữ, vì chữ TAXI đã được quốc tế hóa, hầu như nước nào cũng dùng chữ này. Nếu dùng hình vẽ xe taxi, dễ lẫn với hình vẽ ô tô thường, do cái mào taxi rất nhỏ.
Cá nhân em ủng hộ hạn chế tối đa việc sử dụng biển chữ, trừ biển chỉ đường. Em nhớ là em có góp ý là có thể sử dụng biển hình xe Taxi hoặc đơn giản chỉ là chữ TAXI.
Còn lý do em muốn đề xuất mở rộng số biển phụ 509 thực ra là để khỏi phải sửa QC nhiều lần do không đáp ứng với thực tế. Nếu cụ có nghiên cứu về Công ước Viên 1968 về báo hiệu đường bộ thì thấy cách họ xây dựng hệ thống biển báo rất khoa học. Họ quy định biển báo hình tròn là biển cấm hoặc hiệu lệnh, các biển đa giác để thông báo thông tin, cảnh báo nguy hiểm rồi họ sử dụng thêm màu đỏ thể hiện cấm, màu xanh thể hiện cho phép, màu vàng thể hiện cảnh báo. Sau đó họ xây dựng các hình vẽ để đưa vào trong cách hình đó để tạo thành 1 biển báo hoàn chỉnh.
Cách em đề xuất cũng theo nguyên tắc tương tự. Tức là cho phép đưa những hình vẽ đã có trong các loại biển báo chính vào biển phụ 509 khi cần thiết. Trong trường hợp phải sử dụng bằng chữ thì cũng hạn chế số từ tối đa và kích thước đủ lớn để đọc.
Tất nhiên đây chỉ là 1 cách để tạo điều kiện cho việc lắp đặt những biển báo giao thông phù hợp với thực tế mà không nhất thiết phải sửa đổi QC thường xuyên. Nếu có nhiều cụ tham gia góp ý dựa trên kinh nghiệm thực tế thì có thể chúng ta chỉ cần bổ sung vài cái biển mới thôi chứ không cần phải quá mở như cách em đề xuất.
Ngoài ra, sắp tới sẽ có 1 loạt phương tiện giao thông mới là phương tiện chạy trên đường sắt đô thị và xe buýt nhanh. Vì vậy, cũng cần phải có biển cảnh báo cũng như biển báo hiệu có làn đường dành riêng.
Loại biển cấm rẽ trái và quay đầu cũng có thể được bổ sung. Lý do: Theo CƯV thì cấm chuyển hướng (turning) chỉ là cấm chuyển hướng theo chiều mũi tên chỉ tức là không cấm quay đầu nên chỗ nào vừa muốn cấm rẽ trái vừa cấm quay đầu thì có thể cắm biển này.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Tui cùng có đề xuất như của cụ [@luckyme;198284] bổ xung thêm biển gộp 412e làn đường dành cho xe máy và xe thô sơ. Thực trạng nhiêu đoạn đường QL hoặc liên tỉnh chừa phần rất to cho xe thô sơ đi. Tuy nhiên, thời hiện nay rất ít xe thô sơ đi lên các tuyến này. Các bác 2b có "ý thức an toàn giao thông" đi vào đường đó để tránh nguy hiểm với 4b thì lại thành vi phạm. Mà để ko thì rất lãng phí. Do đó hoàn toàn có thể cắm biển cho 2b cùng đi với thô sơ đi trong phần đường này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần quy định 2b chú ý "nhường đường" cho thô sơ (kiểu đèn đỏ được phép rẽ phải, nhưng phải chú ý nhường đường cho người đi bộ.

Liên quan đến việc treo biển, tui có mấy ý kiến này:
Thực tế đường xá ở nước ta rất khó treo biển chuẩn như theo QC41 hiện nay. Khó có thể yêu cầu ở HN hay TP HCM cắm biển phải có cự ly thấy biển từ 50m trở lên (vì nhiều đoạn phố chỉ dài có vài chục mét) hay phải treo trên giá long môn ....

Tuy nhiên, một số trường hợp nếu ko thể treo biển trên giá long môn thì chỉ cần quy định: phải kẻ tín hiệu dưới lòng đường. Ví dụ: đối với biển 412 phân làn 4b, 2b. Nếu ko treo trên long môn thì dưới đường cần vẽ các hình là được. Tuy nhiên phải vẽ sao cho lái xe nhận biết được và kịp chuyển làn trước khi đi vào khu vực ko được chuyển làn nữa. Ví dụ: phải vẽ ít nhất tối thiểu 2 hình trong đoạn vạch đứt trước khi vẽ ở đoạn vạch liền.

Các ở các đoạn đường sau nút giao cắt, muốn phân làn (treo biển 412) ngay từ đầu đường thì phải có biển báo hiệu về làn đường treo trước nút giao cắt cho xe từ khác rẽ vào.
Ví dụ: Muốn phân làn 4b, 2b ở đường Bà Triệu bắt đầu từ đoạn cắt với Lý Thường Kiệt, trên đường LTK ngay trước nút giao phải đặt biển chỉ dẫn báo hiệu tại đoạn đường Bà Triệu sắp tới sẽ có phân làn. Biển này có thể thiết kế kiểu như biển 413c (báo sắp tới có phân làn xe buýt) vậy

Ngoài ra, trên cao tốc thường đi với tốc độ cao và đôi khi bị lấp bởi xe tải chạy cùng chiều , nên nhiều khi khó nhận biết ra biển (kể cả biển cấm hay biển chỉ dẫn). Do vậy, kiến nghị cần phải đặt biển nhắc lại đối với các biển này. Ví dụ:
- Biển chỉ dẫn lối rẽ: cần đặt ít nhất 2 biển trước chỗ rẽ, các biển cách nhau x mét (khoảng bao nhiêu cho hợp lý thì các chuyên gia phải nghiên cứu)
- Biển hạn chế tốc độ: đặt ít nhất 2 biển, trong đó biển đầu tiên có biển phụ cảnh báo sau x mét thì quy định sẽ có hiệu lực, biển thứ 2 là biển có hiệu lực ngay.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Theo đề nghị của bác Sgb345, tôi sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp xác đáng nhất trong comment này và sẽ cập nhật dần. Những ý kiến chưa đưa vào đây, tôi sẽ trao đổi với các bác để làm rõ vấn đề. Những ý kiến đã liệt kê sau đây, nếu có ý kiến phản biện hợp lý tôi sẽ chỉnh sửa để bác Sgb345 có được bản góp ý cuối cùng chất lượng nhất:

1. Thay đổi biển 412 trở thành biển hiệu lệnh (hình tròn, mầu xanh) với 03 loại biển: 412a - Đường dành riêng cho xe buýt; 412b - Đường dành riêng cho ô tô; 412c - Đường dành riêng cho mô tô, xe máy. Bỏ các biển 403a; 403b; 404a và 404b. Khi sử dụng biển 412 cho làn đường dành riêng, vạch phân cách giữa các làn đường phải là vạch liền, các biển phải treo trên giá long môn và phải có biển phụ 504 ở phía dưới.

2. Bổ sung biển phụ 505d, kích thước tương tự như biển phụ 505a, ở giữa ghi chữ TAXI mầu đen để sử dụng phối hợp với các biển báo như cấm dừng/đỗ; đường cấm taxi; đường/làn đường dành riêng, điểm đỗ xe dành riêng...
Thực tế là mấy cái biển 403 dường như chưa bao giờ được sử dụng ít nhất là đúng theo ý nghĩa của chúng mà thường được dùng 1 cách nhầm lẫn thay cho biển 412 thì đúng hơn. Tuy nhiên, em không rõ liệu nó vẫn còn có ích nếu được chuyển sang biển hiệu lệnh chẳng hạn như ở những khu vực cấm hết tất cả các loại xe trừ xe con hoặc xe con và mô tô không.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Tui cùng có đề xuất như của cụ [@luckyme;198284] bổ xung thêm biển gộp 412e làn đường dành cho xe máy và xe thô sơ. Thực trạng nhiêu đoạn đường QL hoặc liên tỉnh chừa phần rất to cho xe thô sơ đi. Tuy nhiên, thời hiện nay rất ít xe thô sơ đi lên các tuyến này. Các bác 2b có "ý thức an toàn giao thông" đi vào đường đó để tránh nguy hiểm với 4b thì lại thành vi phạm. Mà để ko thì rất lãng phí. Do đó hoàn toàn có thể cắm biển cho 2b cùng đi với thô sơ đi trong phần đường này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần quy định 2b chú ý "nhường đường" cho thô sơ (kiểu đèn đỏ được phép rẽ phải, nhưng phải chú ý nhường đường cho người đi bộ.

Liên quan đến việc treo biển, tui có mấy ý kiến này:
Thực tế đường xá ở nước ta rất khó treo biển chuẩn như theo QC41 hiện nay. Khó có thể yêu cầu ở HN hay TP HCM cắm biển phải có cự ly thấy biển từ 50m trở lên (vì nhiều đoạn phố chỉ dài có vài chục mét) hay phải treo trên giá long môn ....

Tuy nhiên, một số trường hợp nếu ko thể treo biển trên giá long môn thì chỉ cần quy định: phải kẻ tín hiệu dưới lòng đường. Ví dụ: đối với biển 412 phân làn 4b, 2b. Nếu ko treo trên long môn thì dưới đường cần vẽ các hình là được. Tuy nhiên phải vẽ sao cho lái xe nhận biết được và kịp chuyển làn trước khi đi vào khu vực ko được chuyển làn nữa. Ví dụ: phải vẽ ít nhất tối thiểu 2 hình trong đoạn vạch đứt trước khi vẽ ở đoạn vạch liền.

Các ở các đoạn đường sau nút giao cắt, muốn phân làn (treo biển 412) ngay từ đầu đường thì phải có biển báo hiệu về làn đường treo trước nút giao cắt cho xe từ khác rẽ vào.
Ví dụ: Muốn phân làn 4b, 2b ở đường Bà Triệu bắt đầu từ đoạn cắt với Lý Thường Kiệt, trên đường LTK ngay trước nút giao phải đặt biển chỉ dẫn báo hiệu tại đoạn đường Bà Triệu sắp tới sẽ có phân làn. Biển này có thể thiết kế kiểu như biển 413c (báo sắp tới có phân làn xe buýt) vậy

Ngoài ra, trên cao tốc thường đi với tốc độ cao và đôi khi bị lấp bởi xe tải chạy cùng chiều , nên nhiều khi khó nhận biết ra biển (kể cả biển cấm hay biển chỉ dẫn). Do vậy, kiến nghị cần phải đặt biển nhắc lại đối với các biển này. Ví dụ:
- Biển chỉ dẫn lối rẽ: cần đặt ít nhất 2 biển trước chỗ rẽ, các biển cách nhau x mét (khoảng bao nhiêu cho hợp lý thì các chuyên gia phải nghiên cứu)
- Biển hạn chế tốc độ: đặt ít nhất 2 biển, trong đó biển đầu tiên có biển phụ cảnh báo sau x mét thì quy định sẽ có hiệu lực, biển thứ 2 là biển có hiệu lực ngay.
Thứ nhất, chúng ta nên thống nhất lại theo đúng CUV là chỉ có biển cấm và biển hiệu lệnh mới có tác dụng bắt buộc phải tuân theo và các biển như 403, 411, 412 nếu tiếp tục sử dụng (có thể kèm theo sửa đổi, bổ sung) thì phải chuyển thành loại biển hiệu lệnh (hình tròn, nền màu xanh da trời).
Thứ hai, nếu thêm biển gộp đường dành cho xe mô tô và xe thô sơ thì cứ áp dụng đúng nguyên tắc của CUV: sử dụng biển "bổ dọc", tức là sử dụng biển hình tròn, nền xanh da trời chia đôi bằng 1 vạch trắng theo chiều dọc, hình mô tô ở bên trái và hình xe thô sơ ở bên phải. Như vậy xe mô tô bắt buộc phải đi về phía bên trái của làn đường đó còn xe thô sơ buộc phải đi về phía bên phải của làn đường đó. Tất nhiên là chỉ cần yêu cầu mô tô đi lệch trái và thô sơ đi lệch phải chứ không nhất thiết phải yêu cầu bám trái và bám phải. Như vậy sẽ rất khoa học và trong trường hợp tai nạn thì mới cần sử dụng tới tim của làn đường đó để xác định đúng sai chứ không nhất thiết phải xử phạt quyết liệt.
Thứ ba, về việc vẽ vạch 1.18 và mấy cái hình ô tô, mô tô không có trong QC hiện nay xuống đường là em phản đối kịch liệt vì chúng ta lưu thông phải nhìn về phía trước để đảm bảo an toàn chứ không phải chăm chăm nhìn xuống nền đường nhằm tìm vạch kẻ để đi cho đúng. Hơn nữa, phương tiện đông thì khả năng nhìn thấy là bất khả thi hoặc có nhìn thấy thì đã muộn lại dễ gây tai nạn. Để giải quyết vấn đề này thì đơn giản thôi. Tận dụng ngay mấy cái biển hướng dẫn 411 hiện tại và mấy cái biển "phân làn" không có trong QC cắm bên phải đường cộng với 1 biển phụ báo khoảng cách tới biển chính "hiệu lệnh" 411, 412, cần thiết thì cắm ở cả 2 bên đường là có thể giải quyết được vấn đề.
Thứ tư, ủng hộ cụ nhiệt tình vụ nếu đường có biển 412 từ đầu đường thì trước nút giao cắt phải có biển báo hiệu như cụ nói. Ngoài ra, cần quy định về khoảng cách an toàn cần thiết để các phương tiện có thể chuyển tới làn quy định.
Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc, em thấy thường với lối rẽ sẽ có các biển 2km, 1km, 500m, 200 rồi mới tới biển lối rẽ.
Còn biển báo hiệu sắp tới biển hạn chế tốc độ thì cần thiết cho cả các tuyến quốc lộ nữa để đỡ phải cắm nhiều biển. VD: đường đang cho chạy 80km/h mà muốn hạn chế 50km/h hay 40 km/h thì cần có biển chỉ dẫn kèm theo biển phụ xxm như cụ nói thì đỡ phải cắm biển theo điệp khúc 80-60-40-60-80 như trên QL21 mới.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top