- Biển số
- OF-180177
- Ngày cấp bằng
- 7/2/13
- Số km
- 593
- Động cơ
- 241,902 Mã lực
Em có nhõn 2 cái đĩa này. Chắc cùng gần đây, thời Nguyễn.
Chuẩn đồ Nguyễn cụ ạ (nguyễn văn thiệu)Em có nhõn 2 cái đĩa này. Chắc cùng gần đây, thời Nguyễn.
1 bản dầm Đằng vương các đây cụ:
Phần minh văn đây. Tuy nhiên nó mờ quá. Cụ xem đọc được gì ko?
Bát cá hóa long đẹp quá bác
Của em cũng suýt soát 19cm, cao 10cm và cũng Nội phủ
Nhà cụ đồ kinh khủng vậy! Bộ sưu tập quá giá trị. Đẹp quá cụ a
Đồ của ông già, em mới thừa hưởng được 1/5. Còn 1/5 nữa chắc sau nàyNhà cụ đồ kinh khủng vậy! Bộ sưu tập quá giá trị. Đẹp quá cụ a
đàn Nam Giao đây ạ, nhà em ở Phường Đúc đây.Trong Huế có 1 phường hành chính gọi là Phường Đúc, nằm trên đường Nam Giao lối lên chính cái đàn tế này. Xưa đồ đúc phục vụ triều đình chủ yếu là ở đây ra nên hàng cũng khá tinh tế, hiện vật còn lại nổi bật nhất là Cửu đỉnh trong Thế Miếu. Nay chắc ko còn mấy lò.
E ngày xưa cũng có mấy cáiEm còn lưu được 1 cái phiếu bé ngoan hình búp sen cách đây gần nửa thế kỷ.
Xưa đường này có tên Nam Giao,hay thế mà đổi thành ĐBP, nghe nó cưỡng ép quá!đàn Nam Giao đây ạ, nhà em ở Phường Đúc đây.
Dầm Tự Đức niên chế vẽ tích nhất chẩm tùng phong. Câu “Nhất chẩm tùng phong trực vạn tiền”, ý là gối đầu nằm nghe gió reo lá tùng sướng hơn có 10k đấy cụ! 10k giờ chưa đc nửa bát phở sáng!
Em nghe câu "thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc" lại nhớ có 1 cái mông trong tủ có đề câu này.Đây là 1 đoạn trong bài Đằng vương các của Vương Bột đời sơ Đường, ông này sau mất ở biển Nghệ An bên mình, nghe nói mộ vẫn trong đó. Vậy chắc hình mặt kia vẽ gác Đằng vương.
滕王高閣臨江渚
佩玉鳴鸞罷歌舞
晝棟朝飛南浦雲
珠簾暮捲西山雨
Đằng Vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ.
Hoạ đống triêu phi Nam phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây Sơn vũ.
Dịch ý:
Bên sông đây gác Đằng Vương,
Múa ca đã hết, ngọc vàng nào ai.
Cột rồng Nam phố mây bay,
Rèm châu mưa cuốn ngàn Tây sớm chiều.
Bài này có 1 giai thoại tốn nhiều bút mực, và Vương Bột khi đó cũng rất trẻ, cỡ 16t. Trong bài này có câu “Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc" khá nổi tiếng.
Đẹp cụ ạ. Triện sắc nét rõ ràng!Em nghe câu "thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc" lại nhớ có 1 cái mông trong tủ có đề câu này.
Lục ra hầu chuyện các cụ. Em mù chữ, nhưng nhìn chữ thấy đẹp
Vì đàn Nam Giao để tế trời nên theo phong thuỷ thì ko thể đặt tên đường như vậyXưa đường này có tên Nam Giao,hay thế mà đổi thành ĐBP, nghe nó cưỡng ép quá!
Cách đây cỡ 20 năm em lang thang trong này và hay ở ks Nam Giao phía đầu, gần chợ Bến Ngự. Nhìn và đi thực tế vị trí mới thấy câu hát “Nam Giao đăm đắm mắt nhìn tóc bồng bềnh chiều Bến Ngự” nó rất chuẩn về không gian! Ông nhạc sỹ chắc cũng lang thang đây kỹ lắm!
Chắc là thuỷ tinh màu cụ ạEm góp vui với các cụ mợ 2 món ạ:
1. Chậu đồng. Lịch sử - Bà nội em có kể là từ thời cha của bà (Cụ nội em) đã có và dùng rồi. Em ước lượng thời gian từ 200 năm trở lên.
2. Bộ cốc ko phải đồ cổ nhưng mà bố mẹ em rất quý. Lịch sử - Mẹ em được 1 sỹ quan tặng trong Sài Gòn tầm năm 1968. Mặt sau có ghi Made in USA. Đến giờ gđ em vẫn chưa biết chất liệu của bộ cốc này. Mấy chục năm nay cứ để trong tủ kính, ko bao giờ lau chùi nhưng vẫn sáng loáng soi gương được.
Em nghe nói xưa ĐBP gọi là đường Nam Giao; thời cũ cũng gọi như vậy. Kiểu như đường Bến Ngự, phố Cửa Trài; gắn với địa danh nghe vẫn hay và dễ nhớ hơn.Vì đàn Nam Giao để tế trời nên theo phong thuỷ thì ko thể đặt tên đường như vậy
TĐS mới là người giỏi đồ. Còn TĐAS thì giỏi lý thuyết.Tiện đây có nói đến mấy đồ Phủ chúa..., em ấm ớ hỏi thăm hai cụ chuot08 , cụ PhanLeThien và cccm khác việc này:
Đồ Nội phủ chúa dùng thì hiệu đề là Thị Trung, còn đồ bên phủ Chính phi đề Thị Hữu , Tuyên phi thì đề hiệu là Thị Đoài, phủ thế tử đề Thị Đông ...Những đồ sứ này rất có giá trị, nên đã hình thành cả 1 đường dây làm giả, đấu giá quốc tế vòng vèo để đưa về VN bán với giá ... chặt đầu. Chuyện này em không tiện bàn ở đây!
Truyện viết, Chúa Tĩnh vốn là người ưa trà, nên dù có bà chúa Chè Tuyên phi, thì nhà chúa vẫn thường tự tay pha trà cho mình. Các đồ trà đặt làm dưới thời chúa Tĩnh cũng có trau chuốt hơn, có tính mỹ thuật rất cao!
Nhưng có cái lạ, là em thấy đồ trà NPTT giờ còn lại đa số chỉ là dầm, chén, ấm rất ít, và tuyệt nhiên không thấy ấm tử sa - dù quãng nửa cuối TK18 thì nghề làm ấm tử sa ở TQ đã rất phát triển. Huệ Mạnh Thần cũng sống thời đầu TK 18 này . Và với người sành trà như nhà chúa, chả lẽ lại bỏ qua thứ ấm trà độc đáo kia?
Từ ngày chơi ấm, em gặp đúng 9 cái ấm đất có hiệu đề NPTT. Qua nhìn bằng mắt, theo chất đất, mức độ lão hóa, cách chế tác... bọn em (em và vài anh em chơi ấm) đánh giá 6/9 cái là đồ non, sx quãng cuối TK19, đầu TK20. Còn lại 3 cái khá già, tuổi có thể tới đồ 18. Nhưng không tìm ra thông tin nào về ấm tử sa thời phủ Chúa!
Cá nhân em có nhắn hỏi 2 anh Sơn (TĐS và TĐAS) nhưng không có trả lời.
Kính 2 cụ, và cccm khác, nếu có thông tin nào, xin cho em biết! Em xin đa tạ!