Nếu thực sự có server ở Đức thì đó là server backup cho trường hợp server tại Mẽo bị thiên tai hoả hoạn chứ ko phải máy chủ lậu.
Vậy, tại sao lại tịch thu cái ở Đức mà ko tịch thu cái ở Mẽo?
Như đã nói, đó là back up tức là nó chứa dữ liệu lúc chưa bị chỉnh sửa. Nếu dữ liệu ở Đức ko khớp với Mẽo thì có nghĩa là dữ liệu ở Mẽo đã bị can thiệp.
Song, có cái server này hay ko thì em nghĩ là đòn gió thôi chứ chả có đâu. Vì túm đc rồi thì back up ra rồi show cho bà con xem chứ cần gì phải úp mở.
Nước Mỹ rộng lớn và thuộc diện an toàn nhất thế giới nên server dự phòng không việc gì phải đặt tại Đức cả.
Các nước khác đặt Server backup tại Mỹ thì em nghe nhiều.
Server tại Đức nếu là backup cho Server tại Mỹ thì chả ai dại mà gian lận tại đây cả và đặc biệt là không bao giờ dám cho dữ liệu trên 2 server có sự khác nhau vì với công nghệ và năng lực đường truyền hiện nay thì dữ liệu được đồng bộ gần như đồng thời. Măc khác, Hệ quản trị CSDL đều ghi lại log về sự thay đổi dữ liệu trên Database nên việc can thiệp vào các server chính thống công khai là không ai dám làm.
Nhưng có cách này để giúp ta gian lận: Dữ liệu chính thức ngoài việc được truyền đến server tại Mỹ thì sẽ có một "cửa sau" để nó truyền sang Đức. Các chuyên gia của bên gian lận sẽ tập trung tại Đức và phân tích các dữ liệu này. Trên cơ sở phân tích kết quả nhóm chuyên gia sẽ quyết định các hình thức gian lận cụ thể như thế nào.
Tại sao nhóm gian lận không phân tích dữ liệu trực tiếp trên server tại Mỹ? Chắc chắn là không vì khi truy cập vào server tại Mỹ sẽ để lại dấu vết và việc bảo vệ các server này tại Mỹ là rất nghiêm ngặt.
Vậy sẽ gian lận như thế nào? Gian lận bằng cách tăng phiếu bầu qua thư, bỏ quên các thẻ nhớ có dữ liệu phiếu bầu có lợi cho Trump, nhập nhầm thêm số 0 đằng sau dãy số, phiếu bầu cho Biden được quét nhiều lần, người không có chức năng vẫn có thể cắm thẻ nhớ để upload dữ liệu lên server, ... Đặc biệt hơn, là can thiệp vào hệ thống máy bỏ phiếu tại điểm bỏ phiếu bằng cách kích hoạt virus điều khiển đã được cài cắm từ trước hoặc điều khiển từ xa qua internet (hệ thống này bị cấm nối internet nhưng vẫn có người tố cáo là có kết nối internet trái phép), .... Nói chung là muôn hình vạn trạng.
Như vậy máy chủ bí mật tại Đức mới là nơi chưa dữ liệu thật, còn các máy chủ tại Mỹ là nới chứa các dữ liệu đã bị can thiệp như hàng loạt cách mà em đã nêu ở trên.