[Funland] Thớt chém gió về kỹ năng sinh tồn

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Thế thì làm cụ sẽ làm đươc. em hướng dẫn cụ nhé, nằm ngửa người thả lỏng toàn thân và quan trọng nhất là cổ phải mềm đừng cố ngóc lên để thở lúc đầu có thể hơi chìm một chút nhưng sau sẽ nổi còn nếu cứ cứng cổ để cố thở thì không làm được
Thảo nào, em toàn bị như thế nên không làm được :((
Cái này chuẩn đấy......
Cứng người thì không bao giờ nổi...
Ngửa, thả lỏng tự nhiên, không sợ sặc nước mà cứ để đầu chìm, thậm chí nước có thể ngập phần trước trán gần đến mắt...
Hít thở từ từ, không thở ra hết kiệt, thấy hơi chìm thì hít vào nhẹ nhẹ là lại cân bằng...
Người nào dung tích ngực, bụng hơi nhỏ thì kết hợp vẫy nhẹ chân tay (rất nhẹ thôi)...
Người nào khoang ngực bụng lớn thì thậm chí có thể khoanh tay trước ngực, nổi ngửa trên mặt nước (em có ông bạn như vậy).
Dĩ nhiên là nước biển dễ nổi hơn nước ngọt, nhưng ở biển thì đề phòng các đợt sóng có thể phủ lên mặt gây sặc. Mà càng gần bờ sóng càng lớn, chịu khó ra xa xa chút thì mặt nước tĩnh hơn. Biển động thì chịu rồi.
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,984
Động cơ
474,035 Mã lực
Đầu độc cá dưới nước trên diện rộng hoặc một số loài động vật máu lạnh khác.

Note : Cái này bày cho các cụ biết thôi chứ đùng mang đến ao nhà khác thả nhé :)


Những loại cây có chứa chất Rotenon hoặc các chất có tác dụng tương tự có thể tìm thấy ở Việt Nam:

- Cây củ đậu: Loại cây trồng rất phổ biến, củ ăn rất ngọt và mát nhưng lá và hạt cây có chất độc. Độc tính này không có tác dụng với người nhưng với loài cá thì rất rõ rệt. Giã nát hạt và lá của cây này thả xuống nước những con cá sẽ bị tê liệt và mau chóng nổi lên.
Hình như hạt củ đậu này có độc với người đấy cụ à! Ngày bé em đã nghe có vụ bị say hạt củ đậu này rồi phải cấp cứu ở bệnh viện Việt Trì (lúc đấy là tỉnh Vĩnh Phú), may mà cứu được, nhưng hồi đấy nhỏ nên không để ý lắm, chỉ nhớ là sau đấy các phụ huynh đều dặn không chơi hạt này :D
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,984
Động cơ
474,035 Mã lực
Cái này chuẩn đấy......
Cứng người thì không bao giờ nổi...
Ngửa, thả lỏng tự nhiên, không sợ sặc nước mà cứ để đầu chìm, thậm chí nước có thể ngập phần trước trán gần đến mắt...
Hít thở từ từ, không thở ra hết kiệt, thấy hơi chìm thì hít vào nhẹ nhẹ là lại cân bằng...
Người nào dung tích ngực, bụng hơi nhỏ thì kết hợp vẫy nhẹ chân tay (rất nhẹ thôi)...
Người nào khoang ngực bụng lớn thì thậm chí có thể khoanh tay trước ngực, nổi ngửa trên mặt nước (em có ông bạn như vậy).
Dĩ nhiên là nước biển dễ nổi hơn nước ngọt, nhưng ở biển thì đề phòng các đợt sóng có thể phủ lên mặt gây sặc. Mà càng gần bờ sóng càng lớn, chịu khó ra xa xa chút thì mặt nước tĩnh hơn. Biển động thì chịu rồi.
Cái này chắc cụ [@pháo BM21 grad;302370] chưa tự tin khi ở dưới nước cho nên mới căng cứng như thế. Cụ phải bơi lội làm sao cho cảm giác thật thoải mái dưới nước (hơi khó tả một chút :D): kiểm soát được hơi thở, không ngán nước vào mồm, vào mũi, cơ thể thả lỏng (kể cả chân tay)....(như em chẳng may có hít ít nước vào mũi cũng không bị cay mũi), thậm chí em lặn mở mắt (không cần kính) ở dưới nước bình thường :D
Kể cả bơi các tư thế, nếu không yêu cầu về tốc độ thì sau các động tác uqạt tay, đạp chân nên thả lỏng chân tay ra thì không bị mất sức.
Ví dụ đồn tác bơi tự do (bơi sải): lúc quạt tay gạt nước để trườn lên thì mạnh, nhưng lúc đưa tay lên phía trước thì lại thả lỏng hoàn toàn cánh tay (phải cảm thấy như tay mình nó rơi tõm về phía trước), bơi kiểu này rồi phối hợp với nhịp thở thì rất lâu mệt :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top