[Funland] Thớt chém gió về kỹ năng sinh tồn

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,972
Động cơ
473,882 Mã lực
Cụ có phóng đại không chứ nếu đúng như cụ nói thì trình của cụ quả là bá đạo.
Số súng cao su em chế tạo hồi bé tính ra cũng phải hàng trăm chiếc đấy nhưng bắn được chim thì ít lắm, em nhớ tổng cộng chắc chỉ vài chục con mà toàn sẻ với sâu thôi, cò ngói phải bắn từ xa khó trúng lắm, gà thì bắn bộp cái nó chạy mất.
Hồi bé em có biết 1 ông có tài thiện xạ, súng hơi bắn chim xanh với lại cu ngói toàn trúng đầu, súng thể thao bắn chim cu tít trên ngọn tre toàn xuyên táo 2 con.
Súng cao su thì em chưa gặp ai bá đạo như cụ cả.
Em vẫn còn thua 1 thằng (bằng tuổi em-hay đi với nhau đày nắng buổi trưa :D), thằng này còn bắn súng cao su mà cụt đuôi con chuồn chuồn Ngô đậu ở cành tre bên bờ ao, cách cũng xa xa....mà nó bắn nhiều lần rồi, không phải ăn may nhé, giờ thỉnh thoảng gặp nhau vẫn kể lại và em vẫn cay thua nó vụ đấy :))
 

trancongdung

Xe điện
Biển số
OF-118307
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
3,974
Động cơ
408,737 Mã lực
Nơi ở
20°58'30.4"N 107°00'02.9"E
Hôm nay mới đọc cái này của cụ [@pháo BM21 grad;302370] . Tình huống như cụ [@trancongdung;118307] thì em chưa trải qua, nhưng bơi "tốc độ nhớn" kiểu bơi ếch và bơi sải em đã bơi thử liên tục được khoảng 30' lúc đấy là hết vòng hồ và chán chứ chưa thấy mệt :D, bơi ngửa em cũng bơi được, em bơi biển roài, về cơ bản trên biển ban đầu chưa quen thì mất sức hơn bơi hồ, nhưng khi quen với nhịp sóng thì em cũng chưa thấy áp lực gì :D, nhưng không biết có trụ được như cụ không? :-? em chỉ sợ cá cắn c. hym =))
Em cũng sợ chứ, sợ cá và sợ chân vịt của tàu. Còn trụ trên biển thì em nghĩ sẽ lâu phết ạ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,359
Động cơ
73 Mã lực
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=j0DQQDIkROQ[/YOUTUBE]
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,359
Động cơ
73 Mã lực
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=KhE88Q0NZvw[/YOUTUBE]
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,972
Động cơ
473,882 Mã lực
Em cũng sợ chứ, sợ cá và sợ chân vịt của tàu. Còn trụ trên biển thì em nghĩ sẽ lâu phết ạ.
Em cũng 1 lần xuýt gặp hà bá, số là ngày trước chưa có KĐT Việt Hưng, ở đấy có cái hồ (bây giờ còn 1 góc trước quận ủy LB bây giờ), cái hồ này rất nhiều trai và buổi chiều bọn em hay ra hồ này bơi. Hôm đấy nổi hứng vừa bơi vừa mò trai, cũng được nhiều phết (gần đầy 1 chậu nhôm Liên Xô :D). Thấy ổn ổn rồi để chậu lên bờ rồi ra tính bơi 1 vòng cho đã. Lúc đấy đang bơi thư giãn thì nổi hứng thử xem chỗ đấy sâu thể nào? thế là ngụp xuống, chận chạm đáy hồ mà giơ tay lên không thấy :D. Lúc chân chạm đáy thì thấy chạm vào cục như hòn đá, thế là tò mò, lấy tay sờ thử xem là gì? thấy giống 1 con trai nhưng to kinh khủng! Quyết định nổi lên lấy hơi rồi xem lại. Đúng là con trai thật, thế là hì hục lặn ngụp moi đất xung quanh quyết lôi lên...đến lần lấy hơi thứ 3 rồi mà mãi không thấy nó nhúc nhích, em lặn xuống quyết thục tay thật sâu xuống xem đáy con trai đến đâu....và tay em bị mút chặt xuống đất sét, không rút lên được, lại sắp hết hơi...em hơi hoảng. Tự nhiên lúc đấy em bình tĩnh lại, thả lỏng người rồi lấy tay còn lại moi tiếp chỗ tay bị mút chặt, may quá rút được tay lên....em nổi lên thở thôi rồi. Một lúc lấy lại sức em lại mò xuống moi tiếp. Mãi mới moi được lên,...thành quả là 1 chú chai khổng lồ nhất em bắt được...về cân được 1,3kg. Về riêng chú này được nồi cháo trai, thịt dai ngoách nhưng mà sướng :)). Cái bộ vỏ của nó em để lại làm kỷ niêm được mấy năm, sau có anh bạn làm khảm trai xin thế là cho luôn :D
Sau này nghĩ lại quả bị mút tay lại thấy ghê ghê, lúc đấy mà cuống lên, cứ lấy sức để rút tay thì có khi em tèo rồi, vừa không rút được, vừa mất sức nhanh [-O<
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
4,625
Động cơ
376,675 Mã lực
Để hè e ra biển luyện tập xem ntn. Tại vì cứ mỗi lần ngửa lên thấy nước sắp lên mặt nên cuống là chìm. Tks cụ chỉ giáo
Cụ làm cái ống đu đủ để thở là ổn, cái này giờ gọi theo Tây là vòi hơi chân vịt. Em lặn ở bãi san hô Nha Trang chỉ cần cái ống và đôi dép tông thôi ah.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,359
Động cơ
73 Mã lực
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=_o378mdt0j0[/YOUTUBE]
 

duyson_bacsy

Xe buýt
Biển số
OF-28660
Ngày cấp bằng
8/2/09
Số km
930
Động cơ
490,243 Mã lực
Nơi ở
Tổng đài 1088
Các kỹ năng sinh tồn trên kênh Discovery hay có!
Hồi ở bộ đội đi rừng có mỗi khẩu súng với một băng đạn!Không có bật lửa mà thèm hút thuốc quá,tìm trong băng đạn may có viên đạn vạch đường(Có màu sơn xanh hoặc đỏ ở đầu đạn)thế là cháu bắn vào bờ suối chỗ có đất sét,thế là lửa xì ra và châm thuốc hút ngon lành!
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,359
Động cơ
73 Mã lực
Các kỹ năng sinh tồn trên kênh Discovery hay có!
Hồi ở bộ đội đi rừng có mỗi khẩu súng với một băng đạn!Không có bật lửa mà thèm hút thuốc quá,tìm trong băng đạn may có viên đạn vạch đường(Có màu sơn xanh hoặc đỏ ở đầu đạn)thế là cháu bắn vào bờ suối chỗ có đất sét,thế là lửa xì ra và châm thuốc hút ngon lành!
Thế viên đạn không nát toét ra à cụ ? :))
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
4,625
Động cơ
376,675 Mã lực
Súng cao su không ăn thua, bắn mỏi tay mà chỉ bắn đc chim nhỏ.
Em có cái nỏ của người H'mông, nỏ xịn nhé chứ ko phải loại vẫn bán làm đồ lưu niệm đâu, bắn gà tầm 20m xuyên táo 2 con luôn. Mỗi tội ko vót đc tên.
Khỏi vót Cụ ah, cứ que hàn buộc thêm cánh mà táng thoai, súng bắn bi ko lại đc.
 

0fer

Xe tăng
Biển số
OF-303067
Ngày cấp bằng
27/12/13
Số km
1,867
Động cơ
323,578 Mã lực
Sau này nghĩ lại quả bị mút tay lại thấy ghê ghê, lúc đấy mà cuống lên, cứ lấy sức để rút tay thì có khi em tèo rồi, vừa không rút được, vừa mất sức nhanh [-O<
Nhân chuyện cụ kể em lại nhớ quãng 20 -21 năm về trước , bọn em hay thi nhảy cầu ở sông quê . Con sông quê em có cái trụ cầu dính bom Mỹ nên bị cụt mất cái chỏm , bọn trẻ tiện thể lấy luôn làm chỗ leo trèo và thi thố . Từ đầu cái trụ cầu đó xuống mặt nước khoảng 3 -5 m ( tùy theo mùa ) và chỗ ấy cũng sâu khoảng 4 -5 m . Một lần em cắm đầu xuống và định lặn một hơi để kéo chân trêu chọc lũ bạn ( những đứa nhát không dám trèo lên trụ cầu ) thì đột nhiên tay vướng phải một thanh sắt , nó cắm ngược từ dưới đáy trụ cầu hướng lên trên và dài khoảng 80cm . Một thoáng ớn lạnh vì bọn em thường xuyên nhảy xuống ở chỗ này , may sao chưa đứa nào dính chưởng cả ( nhảy đúng nó thì có mà xiên như xiên chả ) . Em rủ thằng bạn thân , hai thằng hỳ hục ngoi lên lặn xuống hơn chục bận mới bẻ cong được hai cái thanh sắt chữ V cho nằm ép sát xuống đáy sông ( một thằng thì không đủ lực để dằn nó xuống ) .

Một lần khác : em trèo hẳn lên trên cầu ( cách mặt nước quãng 10- 12m ) và nhún chân định nhảy xuống thì đột ngột thấy cái mũi xà - lan lừ lừ trôi ra . Chỉ kịp cố với một tay nắm lấy lan can cầu trong khi cả người đã lủng lẳng ...em bị ám ảnh mất chục ngày với cái mũi xà lan đó .
 

halynk

Xe buýt
Biển số
OF-317116
Ngày cấp bằng
23/4/14
Số km
886
Động cơ
299,840 Mã lực
Làng cháu có thằng nghiện. Cai khắp nơi không chừa được. Điên tiết bố nó bắt nhốt trên tầng 2 cũng là phòng quây bồ thóc. Hàng ngày mở cửa đưa cơm vào. Thằng cu cũng chịu không la hét đòi thuốc. Đến một hôm nó lại la hét đập phá đòi thuốc...ông bố vào kiểm tra thì bồ thóc chả còn hột nào.
Hoá ra hàng đêm bọn bạn nó dựng cái ống nhựa lên cửa sổ hứng cái bao và thằng này bốc thóc bỏ vào ống.. Bọn kia buộc thuốc vào dây cho nó kéo lên...cho đến khi sạch bồ thóc.
bản năng sinh tồn trỗi dậy :))
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,801 Mã lực
Nhân chuyện cụ kể em lại nhớ quãng 20 -21 năm về trước , bọn em hay thi nhảy cầu ở sông quê . Con sông quê em có cái trụ cầu dính bom Mỹ nên bị cụt mất cái chỏm , bọn trẻ tiện thể lấy luôn làm chỗ leo trèo và thi thố . Từ đầu cái trụ cầu đó xuống mặt nước khoảng 3 -5 m ( tùy theo mùa ) và chỗ ấy cũng sâu khoảng 4 -5 m . Một lần em cắm đầu xuống và định lặn một hơi để kéo chân trêu chọc lũ bạn ( những đứa nhát không dám trèo lên trụ cầu ) thì đột nhiên tay vướng phải một thanh sắt , nó cắm ngược từ dưới đáy trụ cầu hướng lên trên và dài khoảng 80cm . Một thoáng ớn lạnh vì bọn em thường xuyên nhảy xuống ở chỗ này , may sao chưa đứa nào dính chưởng cả ( nhảy đúng nó thì có mà xiên như xiên chả ) . Em rủ thằng bạn thân , hai thằng hỳ hục ngoi lên lặn xuống hơn chục bận mới bẻ cong được hai cái thanh sắt chữ V cho nằm ép sát xuống đáy sông ( một thằng thì không đủ lực để dằn nó xuống ) .

Một lần khác : em trèo hẳn lên trên cầu ( cách mặt nước quãng 10- 12m ) và nhún chân định nhảy xuống thì đột ngột thấy cái mũi xà - lan lừ lừ trôi ra . Chỉ kịp cố với một tay nắm lấy lan can cầu trong khi cả người đã lủng lẳng ...em bị ám ảnh mất chục ngày với cái mũi xà lan đó .
Đúng là...
Ghê chết đi được ấy.
Hồi nhỏ hầu như ai cũng từng nghịch dại, không chết là may :D
 

HoangLink

Xe buýt
Biển số
OF-328449
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
664
Động cơ
289,110 Mã lực
thớt này hay quá.Đáng để học hỏi :D
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,359
Động cơ
73 Mã lực
Nơi đặt bẫy – cách đặt bẫy.

Xem thêm phần phát hiện con mồi để nhận biết nơi thích hợp đặt bẫy. Nói chung là bạn sẽ tự nhận ra được đâu là nơi tốt nhất để bẫy con mồi khi quan sát thực tế. Hầu hết là các con thú đều không ở cố định 1 chỗ. Vào những thời điểm khác nhau trong ngày, chúng sẽ đi kiếm ăn, đi uống nước, đi … giải khuây. Có một số loài thú còn hay lui tới 1 vị trí quen thuộc hay những con đường mòn mà do chính chúng tạo ra.




Dưới đây là một số nơi bạn có thể đặt bẫy và thường đạt hiệu quả cao:



- Những nơi có nguồn thức ăn phong phú.

- Dọc theo 2 bên bờ suối.

- Ao nước, hồ nước, vũng nước đọng lại vào mùa khô. Chắc chắn chúng sẽ đi qua để uống nước.

- Những con đường mòn do thú tạo ra hay những nơi có dấu hiệu hang, ổ , địa bàn của chúng sinh sống.

- Những hẻm núi hẹp, hốc núi ( nơi có tổ của nhiều loài chim ) ..

Thực ra nơi để đặt bẫy thì rất nhiều chứ không chỉ gói gọn trong một vài địa điểm trên. Hãy tin vào nhận định của mình chứ không chỉ làm theo sách vở. Thậm chí nếu không có thì bạn có thể tạo ra một nơi hợp lý để đặt bẫy. Ví dụ bạn thấy một con đường mòn mà có nhiều loài thú hay đi lại qua đó, tuy nhiên đặt bẫy lung tung khắp nơi thì không phải là một cách tốt. Vả lại ta cũng chẳng có thời gian làm nhiều bẫy như thế, đặt quá nhiều bẫy cũng làm cho khu vực đó trông mất tự nhiên, sẽ làm cho các loài thú nghi ngờ. Tuy nhiên nếu ta lợi dụng ( hoặc cố tình tạo ra ) 1 khúc cây đổ ngang đường chẳng hạn, 1 bẫy đặt bên phải, 1 cái bẫy đặt bên trái. Như vậy thì chắc chắn con thú nào muốn đi qua đó thì cũng sẽ vướng vào 1 trong 2 cái bẫy. Đây chỉ là 1 trong nhiều cách đặt bẫy đơn giản và hiệu quả, quan trọng là bạn phải biết lợi dụng địa hình. Và trên hết là phải để cho bẫy trông tự nhiên và không để lại dấu hiệu của bạn mà các loài thú có thể nhận ra được.

Ngoài ra, để tăng cơ hội khiến các loài thú mắc vào bẫy ta có thể sử dụng mồi nhử. Tuy nhiên để sử dụng thế nào cho đúng từng loại mồi nhử cũng là cả một nghệ thuật. Ví dụ ta đang nhắm đến một con nai thì chẳng ai lại đem cá ra làm mồi nhử, tương tự một vài loài thú ăn thịt nhỏ họ mèo như linh miêu sẽ không thèm để ý đến 1 quả táo… Có lẽ chuyện này thì ai cũng đã biết.

Tuy nhiên xét rộng ra thì chuyện không chỉ có thể. Ví dụ bạn dùng 1 bắp ngô để bẫy mà xung quanh lại mọc bạt ngàn ngô thì liệu nó có giá trị không? Nhưng 1 số thức ăn quá “lạ” cũng làm cho các con vật nghi ngờ. Lời khuyên ở đây là có thể dùng một vài loại thức ăn khác nhau để làm mồi nhử, bạn hãy xé nhỏ miếng mồi ra, phân tán ra xung quang bẫy và để phần lớn nhất vào bẫy. Con thú khi ăn thử mồi sẽ bị kích thích khẩu vị khiến nó thèm muốn và bị cuốn hút vào bẫy hơn.

Trường hợp mất mồi mà không dính bẫy, có thể một loài thú khác nhỏ hơn hoặc to hơn đã ăn nó. Xác định đối tượng và làm một cái bẫy phù hợp hơn, sử dụng chính loại mồi nhử vừa bị ăn đó.


Ngoài ra bạn cũng phải xác định đối tượng mình muốn đánh bẫy để có thể làm ra từng loại bẫy phù hợp. Bẫy thú lớn sẽ khác với các loại thú nhỏ, bẫy chim, bẫy thú dữ cũng sẽ khác nhau …

Túm cái váy lại cả một đoạn dài dòng ở trên vẫn bằng câu : Xác định đối tượng để biết nơi đặt bẫy, loại bẫy và sử dụng mồi nhử thích hợp.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,359
Động cơ
73 Mã lực
Các loại bẫy.

Khi xác định được con mồi là chim, là thú, là cá hay thậm chí là động vật nguy hiểm, bạn sẽ phải tạo ra một loại bẫy phù hợp để bắt chúng. Nguyên tắc của một cái bẫy dù lớn và phức tạp đến đâu thì cũng chỉ dựa vào những nguyên tắc sau: Đè dập con mồi, treo ngược con mồi lên, đâm xuyên con mồi, trói chặt con mồi (bẫy hầm sập nhốt con mồi dưới hố cũng được coi là một loại bẫy giữ chân ) , và làm nghẹt thở. Những cái bẫy có thể kết hợp 1 hoặc nhiều nguyên tắc trên để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngoài ra nên sử dụng sức nén của dây, sức cong của các cành cây để làm năng lượng khiến cái khởi động một cách mau chóng.



Khi thiết kế 1 cái bẫy hãy nghĩ đến việc nó sẽ ảnh hưởng lên con mồi như thế nào, cách thức hoạt động của nó và điều gì sẽ làm nó kích hoạt
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,359
Động cơ
73 Mã lực
Bẫy thòng lọng.

Nói chung thì đây là một loại bẫy đơn giản : chỉ gồm một sợi dây chắc chắn được thắt theo kiểu thòng lọng tự thắt và đầu kia được cố định lại hoặc nối vào những cần bật có thể tạo lực bẩy, lực kéo. Loại bẫy này thường được thiết kế ở những con đường mòn nhỏ mà các loài thú hay đi lại, trước cửa hang hay trên thân cây. Hãy chắc chắn là cái thòng lọng đủ lớn để có thể tự do tròng vào cổ hay thân con vật. Nếu như con vật đi qua, cái thòng lọng sẽ xiết chặt cổ con vật lại. Con vật càng giãy giụa thì thòng lọng càng bị thắt chặt lại, nhưng nói chung loại bẫy này không thể giết chết được con thú. Vì vậy hãy cẩn thận khi bắt giữ chúng.




Dưới đây là 1 kiểu tận dụng địa hình để tạo ra một cái bẫy thòng lọng đơn giản không ngờ chỉ với 1 sợi dây ngắn và 1 khúc cây vừa phải ( Xem hình ) .Buộc một chiếc thòng lọng tự thắt ngang một thân cây cứng, gác thân cây này lên các cành cây như ở vị trí như trong hình sao cho thòng lọng vừa với chiều cao của con vật. Như vậy, nếu có một con vật nào đó đi qua vị trí như trên thì chắc chắn chiếc thòng lọng sẽ siết chặt lấy cổ nó. Kể cả con vật mạnh mẽ và vùng vẫy đến đâu đi chăng nữa, có làm gẫy cách cành cây hay kéo lê thân cây đi thì thân cây vẫn bị mắc vào các thân cây, bui cây xung quanh. Một điều chắc chắn là con vật sẽ kẹt lại nếu mắc phải.



 

rive_mobile99

Xe tải
Biển số
OF-57622
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
326
Động cơ
447,640 Mã lực
Em có mảnh đất khoảng 10 ngàn m2 ngay chân cầu Nhật tân. Cụ pháo xem làm các bài tập địa hình rồi mở lớp đào tạo kỹ năng sinh tồn đi, em thấy thiết thực đấy.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,359
Động cơ
73 Mã lực
Thòng lọng tự giật




Đây là một kiểu bẫy tự giật thông dụng. Sử dụng loại thân cây dẻo làm cần bật, cắt hết cành, lá đi để tạo lực bẩy tốt nhất.

- Bươc 1: Đóng 1 cái cọc gỗ gần thân cây như hình vẽ, cọc gỗ này để làm giá cố định thòng lọng bằng 1 cái chốt đơn giản. Có thể mắc thòng lọng lên các bụi cây, thân cây nhỏ xung quanh nhưng phải chắc chắn thòng lọng ko quá to hoặc quá nhỏ và phải nằm trên đường di chuyển của các loài vật.

- Bước 2: Níu cành cây xuống và buộc chặt vào đầu kia của thòng lọng, chú ý mắc vào chốt sao cho đủ chặt để cố định sợi dây nhưng khi con vật nào đó mắc phải thì chốt phải rời ra ngay lập tức.

- Bước 3: Các loài thú vật khi đi qua sẽ kích hoạt bẫy, thú nhỏ sẽ bị treo luôn trên cây còn các loài thú lớn hơn cũng bị giữ lại



Chú ý ghi nhớ kiểu chốt tự giật đơn giản này. Bạn sẽ sử dụng đến nó nhiều đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top