Phát hiện con mồi
Phát hiện con mồi để đánh bắt, để đặt bẫy, để lẩn tránh … Ở đây tôi muốn nói đến khả năng “ đọc “ dấu vết mà một con vật để lại : Dấu chân, phần cỏ cây dập nát, đất bị đào xới như hang, tổ, phân, lông, nước tiểu ( rất thường xuyên, một số loài còn có thói quen đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu ), mùi đặc trưng và tiếng động …
Giống như trên, tự hình thành cho mình kiến thức về các loài động vật xung quanh bạn, chẳng có sách vở nào đủ để dạy bạn điều này
Tiếp cận con mồi
Đây là một bước khó hơn đòi hỏi nhiều thứ thiên về kỹ thuật như di chuyển, đánh lừa, ẩn nấp và ngụy trang. Tuy nhiên những lời khuyên trong vấn đề này thì cũng có khá nhiều …
- Muốn tiếp cận con mồi thì tất nhiên phải làm cho chúng không phát hiện ra ta. Cách tốt nhất là ẩn nấp, hòa mình vào thiên nhiên từ màu sắc đến mùi hương.
- Quần áo đồng màu với cảnh vật xung quanh, không mang những thứ có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời như đồng hồ, kính …
- Không mang những vật dụng có khả năng gây tiếng động như chùm chìa khóa.
- Các loài động vật thường có khứu giác rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn thị giác của chúng nên mùi của ta rất dễ bị phát hiện. Chúng có thể ngửi thấy mùi con người xung quanh khu vực có bẫy nên nếu có thể ta sử dụng bùn, mùi cây cỏ để khử đi mùi đó. Ta cũng có thể sử dụng nước tiểu của những con thú ta bắt được để dụ đồng loại của chúng vào bẫy .
- Không sử dụng dầu gió, nước hoa, hút thuốc lá khi đi săn.
- Tiếp cận con mồi từ hướng dưới gió, làm mất mùi cơ thể bằng bùn nhão.
- Nếu đủ chuyên nghiệp thì nhại tiếng kêu một số loài thú để dụ đồng loại của chúng đi vào bẫy, vào tầm ngắm. Nhưng không khuyến khích vì nếu nhại không giống thì lại phản tác dụng hoàn toàn.