Nếu được sử dụng súng thì em đoán là như này:
Vài ngày đầu thì bất ngờ bỡ ngỡ. Vài ngày sau thì người chết như rạ, vài tháng sau thì vẫn chết nhiều nhưng sẽ giảm đi, vài năm sau thì chỉ lác đác. Mỗi người dân sẽ biết tiết chế cảm xúc của mình, mỗi quan chức sẽ sống và làm việc tử tế hơn.
Mỹ, Mexico, Brazil… là điển hình của hệ quả cho việc sử dụng súng tự do mà vẫn có cụ tô hồng được nhỉ. Số vụ giết người có chủ đích hàng năm, tính trên 100,000 dân của Brazil, Mexico thuộc loại cao nhất thế giới, Mỹ thì thuộc loại đứng giữa, ngang với các nước như Nga, Ukraine và mấy nước châu Phi da đen, còn Đông Á, Bắc Âu, Tây Âu là những nơi không cho sử dụng súng thuộc loại thấp nhất thế giới. Số vụ giết người có chủ đích ở Việt Nam tính trên đầu người chỉ bằng khoảng 1/5 ở Mỹ, nhưng cao hơn khoảng 5 lần so với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (theo số liệu Wikipedia, các năm thống kê là khác nhau nên so sánh cũng chưa hoàn toàn chính xác).
Còn về tham nhũng, mặc dù số liệu Global Corruption Index nói khác, nhưng giờ em cũng không còn tin vào cái sắp xếp bị chính trị hóa và cường điệu hóa này. Ở một góc nhìn nào đó, chính Mỹ và Tây Âu mới là các nước tham nhũng nhất thế giới, nhưng vấn đề là ở các nước đa đảng hiện tại, chống tham nhũng không còn có khả năng thực hiện, không thể đưa ai ra tòa vì tham nhũng do tòa án (hệ thống tư pháp) cũng bị chính trị hóa, thậm chí chính trị hóa và phân cực từ hệ thống lập pháp, cho nên đành phải chấp nhận, coi đó là một phần bình thường của hoạt động hành chính, thậm chí được thể chế hóa. Trong khi đó, Trung Quốc, Việt Nam vẫn có chủ trương đấu tranh với tham nhủng, coi đó là tội phạm nên có xét xử, có truy tìm, có bỏ tù, có cách chức…thậm chí có tử hình. Những điều này có lẽ không thể thực hiện được trong nền chính trị quá phân cực như ở phương Tây hiện nay.