[Funland] Thông tin về vụ g.iết người phân xác phát hiện ngày 13/10/2023

Biển số
OF-840101
Ngày cấp bằng
14/9/23
Số km
3
Động cơ
1,623 Mã lực
Tuổi
32
Hồi mình còn nhỏ, mình cũng bị mẹ mình chửi rủa nhục mạ suốt trong khi mình ngoan ngoãn, học được, làm hết việc nhà nấu nướng đi chợ. Từ ngày mình kết hôn, mình chưa một lần về nhà mẹ đẻ ngủ 1 đêm, chưa bao giờ mình thân thiết với mẹ, nghĩ đến tuổi thơ bị chửi rủa, đánh đập, nhục mạ mình lại ứa nước mắt. Mẹ mình là giáo viên đấy. Mình đồng cảm với bạn lắm.
tuổi thơ của bạn có nhiều nét tương đồng với mình quá, cả những cảm xúc khi trưởng thành của bạn sao mà giống mình tới thế
Nhà mình không những mẹ là giáo viên mà 3 đời nhà mình đều là nhà giáo nên khi kèm mình học mẹ cũng hay nói " cả họ nhà này học giỏi, mẹ làm giáo viên mà không làm được bài này, bài kia à"
Mẹ mình vẫn nói học thì ấm vào thân mày chứ thân tao à nhưng thẳm sâu bên trong mình mình nghĩ thành tích học tập của mình chính là để cho bố mẹ tự hào với người khác nên chỉ cần mình được 9 điểm không được 10 hay rơi xuống vị trí thứ 2 không đứng thứ nhất là mẹ mắng mỏ nhục mạ thay vì động viên lần này con đã cố gắng rồi lần sau cố gắng lên. Học tới lớp 12 mẹ vẫn không cho đi sinh nhật bạn hay tham giao hoạt động ngoại khoá của trường
Đã có lúc mình nói với mẹ " Con yêu mẹ mà cũng hận mẹ"
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,370
Động cơ
126,369 Mã lực
cái chỗ bôi đậm ấy em xin phép tranh luận với mợ chút. Đúng là học cho con, thậm chí những việc khác mình làm cũng là vì con: nhắc nhở sinh hoạt điều độ, không thức khuya, không chơi game, không ăn trễ, thường xuyên vận động, biết chào hỏi, biết quan tâm người khác, biết tự chăm sóc bản thân... rất nhiều thứ mình làm đều là vì con.
Nhưng bản thân các bố mẹ đã có cách tiếp cận đúng đắn về mục đích của mình chưa? Đã bao giờ các bậc bố mẹ đã trao đổi với con lý do tại sao bố/mẹ yêu cầu con làm thế này, làm thế kia, nếu làm tốt thì được gì, ko làm thì hậu quả ra sao? ý em ở đây là cách mình giao tiếp với con, hai bên đã thật sự cùng nhìn về một hướng và có quan điểm giống nhau hay là bố mẹ chỉ muốn áp đặt con và con thì nghĩ răng mình đang bị kiểm soát quá mức, không có một chút tự do, không được quyền tự quyết định cái gì?

Mặt khác việc học có thật sự là phù hợp với con? Biết đâu năng khiếu của con, điểm mạnh của con là ở một khía cạnh khác như thể thao, nghệ thuật mà bố mẹ cứ bắt con học Toán Lý Hóa với Văn Sử Địa? Nói như một câu nói theo trend là đang bắt một con cá leo cây?

Em đoán đa số các cụ mợ ở đây là thế hệ từ 6x-8x là thế hệ mà chỉ có con đường lập nghiệp duy nhất là vào đại học, ngoài ra thì coi như không có tương lai. Nhưng điều đó chỉ đúng với điều kiện xã hội những năm 80 đến đầu 2k; sau đó thì thực tế chứng minh là có những trường hợp lúc đi học thì học dốt, quậy phá nhưng sau này vẫn thành công. Ý em không phải là cổ vũ cho những trường hợp đó mà thực sự các bậc bố mẹ đã nghiêm túc cho việc định hướng nghề nghiệp cho chon cái mình chưa? Điểm mạnh/điểm yếu của con mình là gì? Con thuộc nhóm tính cách nào? Nhóm nghề nghiệp nào thực sự phù hợp với con? Hay vẫn theo kiểu cũ là bắt con học theo các ngành hot, rồi con phải đạt được cái này, có được giải kia, đậu trường nọ để cho ba mẹ nở mày nở mặt?

Những điều em chia sẻ ở trên cũng là những điều em đang băn khoăn và vẫn đang tìm câu trả lời cho đứa lớn 2k8 nhà em và đứa nhỏ hơn là 2013.
Em nghĩ nếu bố mẹ chỉ dạy hay khuyên răn hay mắng mỏ với mục đích chỉ làm điều tốt nhất cho con, mong con mình ngày hôm sau sẽ mở mang tiến bộ hơn bản thân nó hôm nay, không so nó phải giỏi như bạn Ạ hay bạn B là được. Như con nhà em nó được chọn ngành nó thích nhiệm vụ của em chỉ là chỉ cho nó muốn vào nghành đó thì phải học thế nào để đạt được mục tiêu. Nhưng mình mong là một chuyện còn nó tiếp nhận sao thì mình cũng phải kiên trì. Như bạn thứ 2 nhà em đây em đã phải chờ đợi đến tận hơn 2 năm cuối cùng nó cũng phải thừa nhận em đúng khi khuyên nó tập trung học Anh văn sớm. Khi nó nói vậy em bảo đấy lúc trước mẹ nói con cứ cãi phản đối thì nó cười xoà. Có nhiều khi mình phải nhẫn nại chờ tới ngày con nó nhận ra điều mình khuyên là hợp lý . Bản thân em từ nhỏ đến giờ chưa bị bố mẹ em ép một cái gì nên em không ép con, cố gắng chỉ ra cho nó, tranh luận với nó rồi chờ đến ngày nó tự nhận thức thôi. Nói thì dễ chứ làm được thì cũng nhiều lúc tức phát khóc vì sự gàn dở của bọn dở ương này.
 

Mainoel

Xe hơi
Biển số
OF-23110
Ngày cấp bằng
29/10/08
Số km
101
Động cơ
497,513 Mã lực
Trẻ con nó bơ vơ hơn người lớn chúng ta rất nhiều, không làm ra kinh tế, sống phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ khi giận lên nói " không nuôi nữa đi đâu thì đi" rất sợ hãi khi chính gia đình lại không phải tổ ấm mà là nỗi sợ hãi khi về thì thật khủng khiếp.
Hồi mình còn nhỏ, mình cũng bị mẹ mình chửi rủa nhục mạ suốt trong khi mình ngoan ngoãn, học được, làm hết việc nhà nấu nướng đi chợ. Từ ngày mình kết hôn, mình chưa một lần về nhà mẹ đẻ ngủ 1 đêm, chưa bao giờ mình thân thiết với mẹ, nghĩ đến tuổi thơ bị chửi rủa, đánh đập, nhục mạ mình lại ứa nước mắt. Mẹ mình là giáo viên đấy.
Mình xin điểm danh cùng hai mợ. 😢

Nhiều phụ huynh có kỳ vọng hoặc yêu cầu quá lớn vào con cái bắt nguồn từ tâm lý muốn kiểm soát và muốn người khác phải biết ơn mình. Tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng kể công kiểu bố mẹ đã nỗ lực, hy sinh tất cả là vì con. Con phải sống và học làm sao cho xứng với sự hy sinh đó hoặc những điều kiện (tốt) mà con được hưởng. Ngoài kia có bao nhiêu con nhà người ta ăn đói mặc rách kia kìa.

Chuyện này với thế hệ 8x, đầu 9x còn đi kèm roi vọt, chửi mắng, xúc phạm. Con cái bị coi là công cụ trút giận vô lý của cha mẹ. Em - nữ, học giỏi ngoan ngoãn siêng việc nhà đúng mẫu Con nhà người ta thì thay vì bị so sánh sẽ bị chửi kiểu mày không đáp ứng được điều A điều B thì không xứng đáng được ăn bát cơm trong nhà này. Trong hàng trăm trận đòn trận chửi, trận nhớ nhất của em là bị mẹ em - cũng là một Giáo viên đánh chảy máu mũi ròng ròng giữa đường. Em không nhớ mình làm thế nào để về được nhà và cầm máu. Suốt thời tuổi thơ ngoài việc học hành tốt, chăm chỉ việc nhà thì điều tiếp theo bản thân em làm được là không cho phép mình ốm. Vì ốm là bị chửi trước chứ không phải là được chăm sóc. Cho đến khi em vào ĐH và đi làm là em nhất quyết không ở gần gia đình. Bây giờ em là người có tiếng nói trong gia đình, cư xử tốt với cha mẹ nhưng những ký ức đòn roi chửi mắng từ quá khứ vẫn khiến em thân thiết với cha hơn mẹ.

Thời chúng ta bị đối xử tệ nhưng ít có sự vụ xảy ra vì thế hệ đó tốt nhịn (em hay nói em là hèn) nên không có tư duy phản biện, hoặc có nhưng không dám nói. Em đã từng nghĩ không biết bao nhiêu lần, từ nhẹ nhàng rằng mình có phải con đẻ của mẹ mình không, tại sao trẻ con nhà khác có thể ôm mẹ và được mẹ nó ôm tình cảm thế kia, đến tiêu cực hơn là mình có cơ hội là phải bỏ nhà đi chứ cứ tiếp tục sống thế này thì chết mất.

Trẻ con bây giờ khác lắm, lúc bé được cưng như trứng mỏng, bắt đầu lớn sẽ có tư duy phản biện, có công cụ để mở rộng thông tin (cả xấu lẫn tốt, rất tiếc) nên nó không sợ những điều mà nó cho là vô lý. Trong khi cha mẹ thì chỉ một bộ phận có thể làm bạn với con, phần nhiều lại bị sốc từ tâm lý đang nuông chiều con vô điều kiện rồi nó rời khỏi khả năng kiểm soát của mình, thành ra rơi vào trạng thái bế tắc (vì bản thân họ còn nhiều áp lực cuộc sống khác) nên hành xử thiên về áp đặt. Cha mẹ biến chuyển không theo kịp sự phát triển của con cái. Mâu thuẫn vì thế phát sinh. Ai cũng thấy mình là nạn nhân.

Hai cậu bé cùng tuổi. Cùng xuống tay với đấng thân sinh. Cả hai đều có những nỗi khổ mang tính thời đại mà cha mẹ không muốn hoặc không thể hiểu. Đau xót.

Sinh con rồi mới sinh cha, lời các cụ ta luôn đúng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,446
Động cơ
422,233 Mã lực
Sao những bài báo về vụ việc này hôm kia vừa đăng nay gỡ hết các cụ nhỉ. Hay là nó có gì còn chưa rõ
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,387
Động cơ
335,861 Mã lực
" cuộc đời sẽ nhẹ nhàng biết mấy nếu ta biết đặt mình vào vị trí của nhau". Em đã nghĩ tới câu này đầu tiên sau khi đọc nguyên nhân và thủ phạm gây án vụ này và trái ngược với các cụ e lại có sự thương cảm cho cậu con trai vì em cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh như thế.
Bố em đi công tác xa nhà, mẹ nuôi dạy mấy anh em, gia đình 2 bên 3 đời đều làm ngành giáo dục nên mẹ em rất nặng nề chuyện thành tích học tập. Cả anh trai em và em ngay từ nhỏ đã chỉ biết học, không được đi chơi với bạn bè sau giờ học, không xem TV. Anh em em đều có thành tích HsG thành phố và quốc gia từ cấp 1 tới cấp 3 và đều đỗ trường chuyên đứng đầu cả nước. Ai nhìn vào cũng nghĩ gia đình có nề nếp, con cái ngoan ngoãn lại học giỏi nhưng đối với anh em em là cả 1 tuổi thơ hãi hùng. Tuổi thơ không bạn bè, không được đi chơi, đi học phải xếp thứ 1 chỉ cần tụt 1-2 hạng hay thay vì được 9-10 điểm mà được 7-8 điểm là mẹ em sẽ đánh và mắng chửi rất thậm tệ. Có lần em được điểm thấp môn Tiếng Anh mà mẹ em bắt học gần tới sáng làm đi làm lại những bài tập tương tự như thế. Đỉnh điểm có lần em bỏ lớp học thêm đi sinh nhật bạn, về tới nhà mẹ em đã biết chuyện và lột quần áo em đuổi ra đường và đánh bằng thanh gỗ rất lớn. Khi đó em đã học cấp 2, cơ thể phát triển đầy đủ rồi nên em vô cùng xấu hổ, bác hàng xóm phải cầm chăn chạy ra trùm lêb người em và kéo về. Đêm hôm đó em khóc suốt đêm vì thấy nhục nhã, đau đớn và thấy csong sao thật khủng khiếp, ngoài học và học chẳng có chút niềm vui, mẹ thì chỉ biết tới thành tích học tập và dùng roi vọt, trong 1 tích tắc em đã nghĩ tới việc cầm dao lên đâm mẹ rồi tự vẫn nhưng may mắn phần người vẫn lấn đc phần con. Bây giờ mọi chuyện đã trôi qua gần 30 năm nhưng vết thương trong tâm hồn của tuổi thơ em không thể nào lành lại được.
Người lớn chúng ta có lẽ cần có cái nhìn bao dung cho con cái mình và nhớ rằng chúng ta cũng từng lớn lên như thế nào.
Tôi rất thông cảm với câu chuyện của bác vì tôi cũng từng chứng kiến một cảnh tương tự của hàng xóm khi còn nhỏ, chỉ là người chứng kiến thôi mà tôi cũng bàng hoàng cả tuần.

Tuy nhiên, câu chuyện của bác là một dẫn chiếu khác với thực tế ở đây. Trong câu chuyện này tôi thực sự có sự đồng cảm và thương cảm người phụ nữ ấy. Chỉ cần phân tích lời khai cùng với hiện trường ban đầu cũng đã có thể thấy lời khai không phù hợp. Ban đầu mọi người đều tiên đoán kẻ trộm vào nhà sát hại chủ nhà khi bị phát hiện vì đồ đạc bị lục tung và xáo trộn. Tôi cũng không nghĩ đứa bé có chủ tâm sát hại mẹ. Tuy nhiên, tôi vẫn không có lời giải cho việc xóa dấu vết, tạo hiện trường giả, phi tang vật chứng, giấu vật chứng và giả vờ như không biết gì khi thấy mẹ nằm đó. Thực sự nó quá sức tưởng tượng, hình dung của tôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,835
Động cơ
77,880 Mã lực
Dạ vâng cụ ạ, em đọc trong thread thấy nhiều cụ nói là cậu bé chắc ham chơi, chơi games nên hư đốn và thực hiện hành vi đó nên em chia sẻ câu chuyện từ bản thân em ( và của không ít các bạn khác) là học sinh giỏi, chăm ngoan luôn đứng top 1-2 học trường chuyên số 1 cả nước nhưng cũng đã những giây phút bản thân cũng từng nghĩ tới những hành động vô cùng tiêu cực, khủng khiếp. Trẻ con nó bơ vơ hơn người lớn chúng ta rất nhiều, không làm ra kinh tế, sống phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ khi giận lên nói " không nuôi nữa đi đâu thì đi" rất sợ hãi khi chính gia đình lại không phải tổ ấm mà là nỗi sợ hãi khi về thì thật khủng khiếp. Đến giờ em vẫn nói với mẹ em rằng " Con sẵn sàng đánh đổi tất cả số bằng khen kia để lấy 1 tuổi thơ như những đứa trẻ bình thường khác" mẹ em vẫn không nhận ra sai lầm trong giáo dục của mẹ mà vẫn khẳng định rằng " Tao mà không nghiêm khắc và bắt học như thế anh em mày có ngày hôm nay không". Mẹ em mãi mãi không hiểu những vết thương về tinh thần không thể nào lành của em ( hàng trăm trận đòn roi có đau em cũng quên hết nó đau như nào rồi)
e cũng trải qua như cụ và nói lên điều này ở 1 topic khác liên quan đến 1 số trường tư luyện gà nòi theo kiểu trường chuyên ngày xưa thì bị nhiều người trong topic đó phản đối vì bản thân họ cũng xuất thân từ môi trường chuyên ra và thấy đó là bình thường, thôi thì quan điểm mỗi người mỗi khác, thật tâm e muốn lũ trẻ được sống như đúng tuổi của chúng nó: chơi lành mạnh học hành thoải mái, vui vẻ khi học và chơi.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,387
Động cơ
335,861 Mã lực
Thực ra đứa nào chơi vẫn chơi, đứa nào học vẫn học. Ý thức là tự thân mỗi đứa nó có. Qua còm của cụ thì có vê moik đứa đều ham chơi hơn ham học. Ko đúng đâu. Nhiều đứa nso có ý thức lắm. Tự khắc nó ham học, cần ai nhắc nhở gid đâu. Còn đứa nào mà cần nhắc nhở thì theo e đánh giá là kém.
Tôi không đồng quan điểm với bác. Tôi cho rằng gia đình, nhà trường là môi trường quan trọng để xây dựng nên ý thức tự giác của các con. Điều này có lẽ giáo viên có đánh giá phổ quát hơn chúng ta.

Tất nhiên luôn luôn có ngoại lệ, điều này không nên tranh luận.
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,344
Động cơ
240,737 Mã lực
Tôi rất thông cảm với câu chuyện của bác vì tôi cũng từng chứng kiến một cảnh tương tự của hàng xóm khi còn nhỏ, chỉ là người chứng kiến thôi mà tôi cũng bàng hoàng cả tuần.

Tuy nhiên, câu chuyện của cụ là một dẫn chiếu khác với thực tế ở đây. Trong câu chuyện này tôi thực sự có sự đồng cảm và thương cảm người phụ nữ ấy. Chỉ cần phân tích lời khai cùng với hiện trường ban đầu cũng đã có thể thấy lời khai không phù hợp. Ban đầu mọi người đều tiên đoán kẻ trộm vào nhà sát hại chủ nhà khi bị phát hiện vì đồ đạc bị lục tung và xáo trộn. Tôi cũng không nghĩ đứa bé có chủ tâm sát hại mẹ. Tuy nhiên, tôi vẫn không có lời giải cho việc xóa dấu vết, tạo hiện trường giả, phi tang vật chứng, giấu vật chứng và giả vờ như không biết gì khi thấy mẹ nằm đó. Thực sự nó quá sức tưởng tượng, hình dung của tôi.
Em cũng thương cảm người mẹ. Một khía cạnh khác, nghiện game phải là quá trình. Nếu phát hiện ra dùng biện pháp mạnh luôn để cai dứt điểm
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,344
Động cơ
240,737 Mã lực
Thực ra đứa nào chơi vẫn chơi, đứa nào học vẫn học. Ý thức là tự thân mỗi đứa nó có. Qua còm của cụ thì có vê moik đứa đều ham chơi hơn ham học. Ko đúng đâu. Nhiều đứa nso có ý thức lắm. Tự khắc nó ham học, cần ai nhắc nhở gid đâu. Còn đứa nào mà cần nhắc nhở thì theo e đánh giá là kém.
Con nhà em đến hết tiểu học gần như em ko phải nhắc nhở học hành, hoc thuộc top của lớp. Giữa lop5 ôn qua cho thi trường clc vẫn đỗ. Đến lớp 7 bắt đầu ko tập trung. Nên bọn trẻ ns
Thực ra đứa nào chơi vẫn chơi, đứa nào học vẫn học. Ý thức là tự thân mỗi đứa nó có. Qua còm của cụ thì có vê moik đứa đều ham chơi hơn ham học. Ko đúng đâu. Nhiều đứa nso có ý thức lắm. Tự khắc nó ham học, cần ai nhắc nhở gid đâu. Còn đứa nào mà cần nhắc nhở thì theo e đánh giá là kém.
Cũng ko toingr kết đc thế đâu cụ ạ. Có những đứa như cụ nói nó ý thưcs học từ bé đến lớn. Có những đứa tuỳ giai đoạn. Con nhà em tiểu học em ko phải nhắc nhở, vãn luôn topcuar lớp. Giữa năm lớp 5 ôn qua cho thi clc đỗ điểm khá cao. Đến năm lớp 7 nó ko tập trung gì cả, mình ôp thì nó vẫn học tốt, buông là đầu óc nó trên mây. Em có đứa cháu cũng có giai đoạn con học mẹ ngồi ở dưois canh. Rồi đến lớp 9 nó thay đổi và cũng đỗ hết các chuyên. Nếu lớp 8 mẹ nó ko ngồi canh thì lớp 9 nó đuối rồi, ko đủ lực để bứt phá khi bắt đầu có ý thưc
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
27,489
Động cơ
5,129,435 Mã lực
Vào thớt đọc thấy một số cụ mợ tsuy nghĩ, oán trách về người sinh thành dưỡng dục em thấy tâm tư quá, cho dù cha mẹ có thể có phương pháp giáo dục/dạy bảo hoặc đối xử chưa đúng, chưa phù hợp,

Bản thân em thủa nhỏ cũng bị không biết bao trận đòn roi của cha mẹ, cũng vất vả làm việc nhà, việc đồng, … lúc nhỏ em cũng nghĩ sao bố mẹ lại cứ hay đánh mình thế, rồi lên đại học những lần về xin tiền cũng bị bố đánh, mắng chuyện học hành, tiêu pha. Lúc đó cũng hận, cũng nghĩ bố quá khắc nghiệt và không thương mình. Nhưng từ khi lấy vợ và sinh con, nuôi con khôn lớn qua từng năm tháng em mới thực sự thấu hiểu được những việc đã làm của người đã sinh thành ra mình dù có khắt khe hay khác rất nhiều so với cách em đang nuôi dạy con cái. Nay bố mẹ em đã không còn, nhưng những trận đòn roi hay những lời trách mắng của cha mẹ đối với em nó như một kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu, nghĩ về cha mẹ là điều thiêng liêng chứ không hề có sự oán trách~o)
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,963
Động cơ
247,947 Mã lực
Mình xin điểm danh cùng hai mợ. 😢

Nhiều phụ huynh có kỳ vọng hoặc yêu cầu quá lớn vào con cái bắt nguồn từ tâm lý muốn kiểm soát và muốn người khác phải biết ơn mình. Tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng kể công kiểu bố mẹ đã nỗ lực, hy sinh tất cả là vì con. Con phải sống và học làm sao cho xứng với sự hy sinh đó hoặc những điều kiện (tốt) mà con được hưởng. Ngoài kia có bao nhiêu con nhà người ta ăn đói mặc rách kia kìa.

Chuyện này với thế hệ 8x, đầu 9x còn đi kèm roi vọt, chửi mắng, xúc phạm. Con cái bị coi là công cụ trút giận vô lý của cha mẹ. Em - nữ, học giỏi ngoan ngoãn siêng việc nhà đúng mẫu Con nhà người ta thì thay vì bị so sánh sẽ bị chửi kiểu mày không đáp ứng được điều A điều B thì không xứng đáng được ăn bát cơm trong nhà này. Trong hàng trăm trận đòn trận chửi, trận nhớ nhất của em là bị mẹ em - cũng là một Giáo viên đánh chảy máu mũi ròng ròng giữa đường. Em không nhớ mình làm thế nào để về được nhà và cầm máu. Suốt thời tuổi thơ ngoài việc học hành tốt, chăm chỉ việc nhà thì điều tiếp theo bản thân em làm được là không cho phép mình ốm. Vì ốm là bị chửi trước chứ không phải là được chăm sóc. Cho đến khi em vào ĐH và đi làm là em nhất quyết không ở gần gia đình. Bây giờ em là người có tiếng nói trong gia đình, cư xử tốt với cha mẹ nhưng những ký ức đòn roi chửi mắng từ quá khứ vẫn khiến em thân thiết với cha hơn mẹ.

Thời chúng ta bị đối xử tệ nhưng ít có sự vụ xảy ra vì thế hệ đó tốt nhịn (em hay nói em là hèn) nên không có tư duy phản biện, hoặc có nhưng không dám nói. Em đã từng nghĩ không biết bao nhiêu lần, từ nhẹ nhàng rằng mình có phải con đẻ của mẹ mình không, tại sao trẻ con nhà khác có thể ôm mẹ và được mẹ nó ôm tình cảm thế kia, đến tiêu cực hơn là mình có cơ hội là phải bỏ nhà đi chứ cứ tiếp tục sống thế này thì chết mất.

Trẻ con bây giờ khác lắm, lúc bé được cưng như trứng mỏng, bắt đầu lớn sẽ có tư duy phản biện, có công cụ để mở rộng thông tin (cả xấu lẫn tốt, rất tiếc) nên nó không sợ những điều mà nó cho là vô lý. Trong khi cha mẹ thì chỉ một bộ phận có thể làm bạn với con, phần nhiều lại bị sốc từ tâm lý đang nuông chiều con vô điều kiện rồi nó rời khỏi khả năng kiểm soát của mình, thành ra rơi vào trạng thái bế tắc (vì bản thân họ còn nhiều áp lực cuộc sống khác) nên hành xử thiên về áp đặt. Cha mẹ biến chuyển không theo kịp sự phát triển của con cái. Mâu thuẫn vì thế phát sinh. Ai cũng thấy mình là nạn nhân.

Hai cậu bé cùng tuổi. Cùng xuống tay với đấng thân sinh. Cả hai đều có những nỗi khổ mang tính thời đại mà cha mẹ không muốn hoặc không thể hiểu. Đau xót.

Sinh con rồi mới sinh cha, lời các cụ ta luôn đúng.
2 vụ trẻ cùng 2009 sát hại bố mẹ thực sự là 1 quả bomb cho xã hội, gia đình và nền giáo dục của chúng ta. Cần lắm mọi người và gia đình hãy tĩnh tâm lại! Mong Chính quyền cũng ngẫm nghĩ để có thể cải tổ dần dần!
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,963
Động cơ
247,947 Mã lực
Tôi rất thông cảm với câu chuyện của bác vì tôi cũng từng chứng kiến một cảnh tương tự của hàng xóm khi còn nhỏ, chỉ là người chứng kiến thôi mà tôi cũng bàng hoàng cả tuần.

Tuy nhiên, câu chuyện của cụ là một dẫn chiếu khác với thực tế ở đây. Trong câu chuyện này tôi thực sự có sự đồng cảm và thương cảm người phụ nữ ấy. Chỉ cần phân tích lời khai cùng với hiện trường ban đầu cũng đã có thể thấy lời khai không phù hợp. Ban đầu mọi người đều tiên đoán kẻ trộm vào nhà sát hại chủ nhà khi bị phát hiện vì đồ đạc bị lục tung và xáo trộn. Tôi cũng không nghĩ đứa bé có chủ tâm sát hại mẹ. Tuy nhiên, tôi vẫn không có lời giải cho việc xóa dấu vết, tạo hiện trường giả, phi tang vật chứng, giấu vật chứng và giả vờ như không biết gì khi thấy mẹ nằm đó. Thực sự nó quá sức tưởng tượng, hình dung của tôi.
Cả XH cần chung tay làm gì đó thì nhiều năm sau mới có thể giải đáp!
 

TaiNon1974

Xe buýt
Biển số
OF-340720
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
898
Động cơ
289,160 Mã lực
Nơi ở
Tp HCM
Cái đứa thần kinh nó yếu, rơi vào lúc nó nhạy cảm. Thôi cũng là cái số. Nói các cụ bỏ quá cho các cháu thần kinh yếu nó ko va cú này nó sẽ va cú khác. Vì bố mẹ có mắng chửi ko thể bằng áp lực ra ngoài cuộc sống sau này sdc.
Vụ việc là hậu quả của một quá trình áp lực trước đó. Ông bô bà bô nhà mình thì khác, vẫn ép học, cỡ 12h là nấu cho tô mì tôm trứng đưa đến tận bàn cho thằng con, những năm 80 - 90 mì tôm nó ngon kinh khủng.
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,891
Động cơ
297,038 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Vâng, em thấy game online bây giờ nghiện hơn game PC hay game nối mạng ngày xưa hay sao ấy.
Cách đây mấy tháng em bập vào một game trên Android, kiểu game xây dựng hiền lành thôi, nhưng cứ xây cứ xây đến một lúc nào đó nó bắt mua cái này cái nọ để tăng tốc xây dựng, đạt được thành quả lên được top mấy top mấy mới giật mình nhận ra nó có những trò để câu mình nghiện thật. Thế là xóa luôn. May quá chắc em thuộc loại keo kiệt nên chưa game nào moi được tiền từ em cả. :D


Genshin có gây nghiện nặng không cụ? Đứa cháu em đang nghiện Genshin đấy, mẹ nó bảo nó nghiện, nhờ em nói giúp, còn ông nó thì bảo đâu, nó học hành mệt chơi có tí thôi. Trong một cái nhà mà đã vài luồng ý kiến khác biệt.


Cụ vẫn kết nối được với con thế này tốt quá rồi. Em có cảm giác các mợ không hiểu được con nhiều hơn và hay làm to chuyện hơn thì phải.
Genshin gây ham lúc đầu thôi cụ, nhưng tính tổng thời gian chơi game thì nó không nghiện như Liên quân, PUBG. Em vẫn chơi giải trí, hàng ngày vào game chơi tầm 30p.
Mình cũng cần giải trí, nên trẻ con nó chơi là điều dễ hiểu. Bố mẹ là tấm gương cho con cái. Bố mẹ nào dành thời gian chơi cùng con, học cùng con là tốt nhất, khỏi phải bàn rồi. Nhưng bố mẹ cũng cầm điện thoại cả tối, hoặc xem phim trên TV, trong lúc cấm con chơi điện thoại, xem youtube.. là hơi bất công.
Thực ra đứa nào chơi vẫn chơi, đứa nào học vẫn học. Ý thức là tự thân mỗi đứa nó có. Qua còm của cụ thì có vê moik đứa đều ham chơi hơn ham học. Ko đúng đâu. Nhiều đứa nso có ý thức lắm. Tự khắc nó ham học, cần ai nhắc nhở gid đâu. Còn đứa nào mà cần nhắc nhở thì theo e đánh giá là kém.
Em nghĩ ý thức học là 1 chuyện. Quan trọng là khả năng tiếp thu khi học. Nếu tiếp thu tốt, học nhanh vào thì không bị chán học, thêm 1 chút tự giác nữa là ổn. Nhưng nếu tiếp thu trung bình hoặc kém, dễ chán học lắm.
bây giờ ít hơn, chứ mấy chục năm trước, cha mẹ dạy con bằng roi vọt nhiều lắm. đánh chửi như kẻ thù! chắc cũng tại cuộc sống khó khăn và nhận thức của các cụ còn hạn chế. những đứa trẻ bị bạo hành tổn thương tâm lý đến tận bg
Do xã hội thời đó như vậy mà cụ. Thời đó trẻ con hầu như đều bị bạo hành tâm lý. Chuyện bị đánh chửi, đuổi ra khỏi nhà cả xóm biết xảy ra như cơm bữa. Như em đến giờ vẫn tổn thương, và mặc dù cố hết sức để không lặp lại việc đó với con mình, nhưng đôi lúc không kiềm chế được. Có lẽ như bs tâm lý nói: người ta có xu hướng lặp lại những gì mình phải chịu
 

blablo

Xe tải
Biển số
OF-454076
Ngày cấp bằng
18/9/16
Số km
375
Động cơ
211,450 Mã lực
Theo tôi theo đuổi khuynh hướng giáo dục như nào với trẻ em là việc của mỗi người nhưng ở sự việc 2 trẻ giết người này là không tha thứ được và không thông cảm được

Các cụ mợ đừng đem quan điểm giáo dục của mình (tự cho là tân tiến, tốt nhất cho con cái- nâng cái vai trò làm cha mẹ của mình lên giỏi hơn, nhân văn hơn người khác) ra để bào chữa cho hành vi giết người vô nhân tính. Bất cứ ai kể cả kẻ phạm tội cũng không xứng đáng phải chết nếu pháp luật chưa phán xử.

Giờ bọn genZ bọn nó cái gì cũng dễ tin là thật, tin là cha đánh con thì cha đáng bị giết, ai làm tâm hồn mình tổn thương thì không đáng được phụng dưỡng.

Gần đây em được đọc 2 bài viết trong nhóm Weibo Vietnam

Bài thứ nhất: 1 cậu bé tuổi mồ côi cha mẹ, ông bà già lọm khọm nuôi cậu, lên mạng than phiền tổn thương vì ông bà nội lén ăn đồ ăn vặt sau lưng mình, có lần còn nghe thấy ông bà nói với nhau cậu cháu này cũng giống bố nó là đồ bất hiếu.

Cậu bé 9 tuổi thôi, còn đang chỉ ở cảm xúc buồn, nhưng lại có hàng trăm nghìn bình luận của Genz chỉ tập trung mạt sát ông bà của cháu bé này thôi, và trình bày tổn thương tinh thần nặng nề như thế nào, và kể những chuyện tủn mủn nhỏ nhặt ra, làm như chúng cũng bị như vậy, căm ghét ông bà cha mẹ, căm ghét gia đình của chúng.

Ở góc nhìn 1 người lớn như em, không rõ cậu bé 9 tuổi này đã bao giờ rót 1 cốc nước cho ông bà lúc ốm đau bao giờ chưa? Mà chấp ông bà 1 ít miếng ăn như thế. Và dù gì đi nữa, ông bà cũng đã già cả, vẫn phải lao động kiếm tiền nuôi cậu bé và sẽ nuôi nhiều năm nữa. Tại sao lại đổ hết căm hờn lên 2 người già đáng thương và hi sinh như vậy? Nếu họ không thương cậu, chỉ việc đẩy bé vào trại mồ côi, không thì đẩy ra đường???
Người lớn cũng là con người, cũng có lúc trong lời nói có sai sót, tại sao chúng ta không dạy nhau tha thứ. Trong bộ phim reply 1988 có 1 câu nổi tiếng "bố cũng chỉ mới lần đầu làm bố, mong con hay tha thứ cho bố"

Em có comt để lại ở bài viết đó thế này:
" mẹ tôi từng nói rằng tôi là nhặt được ở gầm cầu về, làm tôi ghét cái địa phương gầm cầu ấy lắm - chẳng lẽ vì thế mà mẹ không thương tôi?"
"Năm lớp 8 tôi dùng 1 tấm đệm giá 300k còn bố mẹ nằm tấm đệm giá 2 triệu- chả lẽ vì thế bố mẹ không thương tôi???" tôi lớn lên với sức khỏe tâm lý lành mạnh và vào đời hoàn toàn = sự tự tin, đó không là công lao lớn nhất của cha mẹ tôi cả đời không bao giờ quên được

Nhưng nói chung em chỉ ngập trong mưa chửi và mưa kêu khổ của các cháu Genz mà thôi.

Các cụ không biết chứ bây giờ thế hệ trẻ nó nhanh nhẹn giỏi giang, nhưng có 1 số cháu có cái tính đổ lỗi, không dám chịu trách nhiệm, các cháu hay đổ cho bị tổn thương tinh thần lúc nhỏ cho thất bại của cuộc đời, ngoài ra còn thiếu sự biết ơn nữa, chiều các cháu quá, đến 1 ngày chúng nó phán câu "con có thể tự nuôi thân nhưng chắc không nuôi được bố mẹ đâu, nên bố mẹ hãy tự lo cho bản thân trước đi" hay là già cả ốm đau mà con nó không đi chăm xem, lúc đó mới hối hận và đã chiều chúng nó quá.

riêng nhà e là bị thế ròi và ông bà đau lòng lắm, giờ đang phải dạy lại dần đây
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,387
Động cơ
630,300 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thớt này sắp thành thớt giáo huấn rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top