- Biển số
- OF-594422
- Ngày cấp bằng
- 13/10/18
- Số km
- 5,413
- Động cơ
- 1,139,115 Mã lực
Giờ toàn tin đồn vị trí thủ phủ mới để... thổi giá nhà đất
Em ứ chịu đâu. Thái em cứ một mình một mâm thôi.Em đáng giá cao việc ko hợp nhất Thái bình với HP mà là với HY, thể hiện việc nghiên cứu, cân nhắc thấu đâo. Tính cách nguoi TB và Hp khó có thể dung hoà với nhau.
Thật ra HN nên giữ nguyên, vì bộ máy ở HN rất trì trệ, chậm chạp nên để các địa phương khác tự do làm kinh tế sẽ tốt hơnMấy công văn e đọc đều giữ nguyên HN, nchung e cug hiểu và nghe nhiều tin nhưng thủ đô mà thêm đất ở làm lại quy hoạch rất mệt.
Nhưng cug ủng hộ nếu thêm Bình Xuyên Vĩnh Yên Phúc Yên Tam Đảo Văn Giang Từ Sơn vv vì nó làm Hn tròn hơn, địa thế phát triển tốt hơn
Đâu cũng là Vn mình, e cug k qtam lắm, ủng hộ hết mình tinh gọn bộ máy
Kiểu trong nguy có cơ, nước lũ về mang nhiều cá các cụ nhỉGiờ toàn tin đồn vị trí thủ phủ mới để... thổi giá nhà đất
Ah đấy, thế mà ngồi với mấy anh Phòng thì sớm muộn là hất mâm cơm đi.Em ứ chịu đâu. Thái em cứ một mình một mâm thôi.
Giá mà Hà nội có bộ máy như Quảng Ninh chắc khác lắm rồi.Thật ra HN nên giữ nguyên, vì bộ máy ở HN rất trì trệ, chậm chạp nên để các địa phương khác tự do làm kinh tế sẽ tốt hơn
Em lại có ý ngược lại.Mình có ý này từ lâu rồi. Bỏ xã, giữ huyện là đơn giản nhất. Hệ thống tổ chức của cấp huyện đã hoàn chỉnh với phòng chức năng, nhân lực tốt hơn xã. Không bị xung đột với tòa án huyện, công an huyện, viện kiểm sát huyện, Bảo hiểm xã hội huyện, bệnh viện huyện, Nhà văn hóa huyện, thư viện huyện, trung tâm thể dục thể thao huyện, ngoài ra còn không gặp vấn đề nan giản là nên giữ thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh hay không như Đà Lạt, TP Thủ Đức, Tp Hạ Long, Tp Vinh,... Tuy nhiên chỉ có lăn tăn là huyện có thể bị quá tải thôi. Nếu chỗ nào dân số đông, địa bàn rộng thì có thể lập thêm 1 hay 2 huyện nữa. Như vậy cũng là bỏ đi một cấp trung gian, huyện đóng vai trò như xã, chỉ là tên gọi khác thôi. Chứ bỏ huyện rồi phải sáp nhập 4 xã thành một xã mới tương tự như huyện, xây dựng tổ chức mới thì giống như bỏ huyện rồi lại lập huyện rất rườm rà và phức tạp, tốn kém. Phải lập mới mọi thứ, giống như đập đi xây lại.
Khả năng cao là phải cắt giảm các thủ tục hành chính. Số lượng các đầu mối và nhân sự giảm nhiều như vậy mà không cắt giảm thủ tục hành chính thì sẽ không thể làm nổi. Mà tôi nghĩ đây mới là mục đích cuối cùng.Em thấy việc thứ hai sau việc sát nhập là bỏ bớt các thủ tục hành chính. Đầu tiên là bỏ các sơ yếu lí lịch đi. Biến nó giống thế giới là cái CV thôi. Còn người ta phải chịu trách nhiệm trước cái gì người ta khai báo. Chính quyền quản lý số dân lớn như thế sao mà ký đóng dấu vào đó được. Các giao dich dân sự mua bán tài sản cũng nên lược bớt thủ tục. Ô tô đăng kiểm nên để hạn tối thiểu là 1 năm, xe mới nên 3 năm..... Phải bỏ bớt thì mới bớt cấp quản lý được.
Cụ chuẩn đấy. Nói về làm việc thì đội huyện bây giờ chỉ có mỗi nhiệm vụ forward thông tin từ xã lên tỉnh mà lại là nơi có rất nhiều nhức nhốiEm lại có ý ngược lại.
Bản thân em là người rất hay đi làm thủ tục hành chính. Em thấy bỏ cấp huyện là đúng. Còn bọn đoàn thể lúc nhúc ở tỉnh, huyện, xã nữa.
Huyện chỉ là nơi trung gian báo cáo số liệu cho tỉnh, làm việc trực tiếp với dân thì toàn xã, giao thêm quyền cho xã là quản lý địa bàn tốt hơn huyện.
Lần này mà có người giỏi về hệ thống và dữ liệu lớn thì tốt quá.
Lương của NN khá là khó thuê người giỏi về big data, 1 doanh nghiệp của VN trả 5 tỷ / năm mãi mới tìm thấy ng phù hợp.Em lại có ý ngược lại.
Bản thân em là người rất hay đi làm thủ tục hành chính. Em thấy bỏ cấp huyện là đúng. Còn bọn đoàn thể lúc nhúc ở tỉnh, huyện, xã nữa.
Huyện chỉ là nơi trung gian báo cáo số liệu cho tỉnh, làm việc trực tiếp với dân thì toàn xã, giao thêm quyền cho xã là quản lý địa bàn tốt hơn huyện.
Lần này mà có người giỏi về hệ thống và dữ liệu lớn thì tốt quá.
Em thấy ko ổn, HN là thủ đô, có núi rồi mà chưa có biển, đảo. Em đề xuất sáp nhập Phú Quốc vào HN. Thế giới đã có tiền lệ Pakistan cách Bangladesh gần 800km nhưng từng là chung 1 nước.nghe đồn là một vài kịch bản khả năng chính xác 100%
1. Điện Biên không nhập với Vũng tàu
2.Hà Nội khó nhập với Cà Mau
3. Tuyên Quang khó nhập với Bình Dương
Nó ăn sâu đến từng bộ phận từ thành phố đến địa phương. Hy vọng lần này bỏ huyện tiện thể cải cách lại bộ máy này khá lên týGiá mà Hà nội có bộ máy như Quảng Ninh chắc khác lắm rồi.
HN đâu cần dồn vào trung tâm với những dự án cả chục ngàn tỷ làm gì. Với số tiền đoa đầu tư hẳn hệ thống hạ tầng mới ở ngoại thành rồi làm metro kết nối đến nội thành, trước mắt là đến vành đai 3 thôi. Cứ để tiền làm 1-2 km đường mà toàn vài nghìn tỷ mất bao nhiêu thời gian tiền bạc.............
HN có dự án di rời dân phố cổ sang Long Biên từ 20 năm trước đấy, thấy bảo sắp chuyển hết được rồi................
Em cũng khoái phương án này hơn. Nói thì không phải tất cả và có thể hơi động chạm, chứ cấp xã hiện nay nên giải tán và bổ sung công việc của xã lên cho huyện trong công việc phục vụ người dân.Lần này cụ số 1 quyết nhanh quá "vừa chạy vừa xếp hàng" chưa kịp nghĩ đến lựa chọn giải thuật sao cho đơn giản đỡ rối nhất về đại cục.
Tổng thể bộ máy đang định và sẽ làm như thế này:
1) Bỏ huyện. Từ 750 huyện (năm 2024) giảm xuống 0 (năm 2025).
2) Sáp nhập tỉnh. Từ 63 tỉnh (năm 2024) giảm xuống 32-33 tỉnh (năm 2025).
3) Sáp nhập xã. Từ 10,500 xã (năm 2024) giảm xuống còn 2000-2500 xã (năm 2026).
Trung bình cứ 4 xã sáp nhập vào làm một.
Kết quả của quá trình này: còn lại 2 cấp quản lý, 32-33 tỉnh, và 2000-2500 "xã to", mỗi tỉnh có trung bình khoảng 60-80 "xã".
Trước đây, xã ít quyền lực nhất, nhân lực yếu kém nhất. Huyện có nhiều quyền lực được quy định trong luật, vd. chứng nhận QSD đất đai, quy hoạch đất, giao thông, giáo dục, y tế, TBXH, vv.
Có thể cách tốt hơn là đổi lại các bước thực hiện, cùng đạt mục tiêu 2 cấp quản lý, theo thứ tự như sau:
1) Sáp nhập tỉnh. Từ 63 tỉnh (năm 2024) giảm xuống 32-33 tỉnh (năm 2025).
2) Bỏ xã. Từ 10,500 xã giảm về 0. Chấm dứt hợp đồng với phần lớn lao động cấp xã. Một số tốt nhất tái tuyển dụng đưa lên bước 3).
3) Chia tách huyện (làm sau). Trung bình mỗi huyện to chia đôi. Các huyện vừa và nhỏ giữ nguyên. Từ 750 huyện tăng lên thành khoảng 1000-1500 đơn vị trên cả nước.
Bước thứ 3) này có thể chưa cần làm ngay và thận chí ko cần làm. Khi nào cần thiết thì mới phải làm vì CP điện tử, giải quyết thủ tục online tăng cường tối đa, thay thế nhu cầu đi lại. Thực chất chỉ 2 bước phải làm ngay.
Kết quả: tương tự như cách đang làm, còn lại 2 cấp quản lý, 32-33 tỉnh, và 1000-1500 "huyện bé" gọi là xã mới cũng được. Không còn xã. Mỗi tỉnh có khoảng 30-50 "huyện bé" (tương tự "xã to" phương án đang làm).
Ưu điểm của phương án sau có thể là sẽ đỡ rối hơn? Có thể như thế. Xáo trộn lớn nhất là ở cấp thấp nhất - chủ yếu cc không chuyên. Chấm dứt hợp đồng. Giảm được nhiều nhân sự hơn. Giảm được hơn 9000 đơn vị xã (hơn 100,000 người). Đỡ phải sửa nhiều luật. Quản lý đất đai, thuế, xây dựng-giao thông, y tế, giáo dục, TBXH, ub quân sự, vv tuyến huyện - ít bị tác động. Nhân sự quản lý chuyên môn này có thể tái cấu trúc lại, giữ nguyên không tăng số lượng khi chia tách huyện.
Cháu chả thấy tiến triển gì. Phố cổ nhếch nhác lắm. Phố đi bộ hồ gươm thì quá nhỏ. Nếu được thì di dời hết dân phố cổ, quy hoạch lại và duy trì cho du lịch chứ không sinh hộ khẩu. Còn từ bờ hồ đến hết trần quang khải làm quảng trường hết. KakaHN có dự án di rời dân phố cổ sang Long Biên từ 20 năm trước đấy, thấy bảo sắp chuyển hết được rồi.
Nội thành góp nguồn thu lớn cho ngân sách thì nhà nước cũng phải đầu tư ngược lại cho nội thành, ko lẽ nội thành đóng góp nhiều nhưng mãi phải chịu cảnh tắc đường, chen chúc?HN đâu cần dồn vào trung tâm với những dự án cả chục ngàn tỷ làm gì. Với số tiền đoa đầu tư hẳn hệ thống hạ tầng mới ở ngoại thành rồi làm metro kết nối đến nội thành, trước mắt là đến vành đai 3 thôi. Cứ để tiền làm 1-2 km đường mà toàn vài nghìn tỷ mất bao nhiêu thời gian tiền bạc.
Em để xuất là nội thành chỗ nào giải phóng được thì cứ giải phóng chưa cần làm gì, tiền dồn làm hạ tầng ngoại thành, lúc nào mặt bằng sách thì hãy giải ngân cho nội thành
Em không bảo không đầu tư, nhưng phải tách việc giải phóng mặt bằng ra trong kế hoạch đầu tư xây dựng, lúc nào gpmb xong thì hãy lên kế hoạch chi tiền cho xây dựng, trong lúc chờ đó thì duyệt ngân sách cho các dự án ngoại thành nhân tiện giãn dân luôn. Như vậy thì các công ty xây dưng luôn có việc để làm, không để tài nguyên vào trạng thái chờNội thành góp nguồn thu lớn cho ngân sách thì nhà nước cũng phải đầu tư ngược lại cho nội thành, ko lẽ nội thành đóng góp nhiều nhưng mãi phải chịu cảnh tắc đường, chen chúc?