Những cái có lợi cho XXX mà các Cụ đưa lên đây em e rằng sẽ mệt với chúng nó vì em biết...CSGT bây giờ lượn đầy OF!
Sao nhà Ken phải xoắn thế, có TT66 thì đã sao? TT66 có phủ định hoặc thay thế TT65 đâu mà phải xoắn? Chỉ thiếu nước nhà Ken chưa cho em là nội gián
.
Em đã đưa quy định của TT66 (mặc dù chỉ có bản thảo) lên đây thì đương nhiên em sẽ có trách nhiệm ý kiến cụ thể với các cụ.
Em xin lý giải và khẳng định rằng việc chúng ta không xuất trình giấy tờ khi chúng ta không vi phạm vẫn hoàn toàn đúng cụ ạ. Hơn nữa, em xin góp phần đập tan ý định XXX định dùng TT66 để hù dọa anh em lái xe nhằm ôm giấy tờ để gây áp lực.
Phân tích tên và nội dung cơ bản của 2 Thông tư chúng ta thấy rằng:
TT65: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
TT66: Quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lývi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.
==> Như vậy, TT65 là tiền đề để ra đời TT66 hay nói một cách khác TT65 quy định nguyên tắc chung nhất về nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung tuần tra kiểm soát của xxx còn TT66 là việc quy định cách thức tiến hành cụ thể nhiệm vụ, quền hạn và nội dung tuần tra thông qua quy trình bao gồm một loạt các hành động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm Luật GTĐB do xxx tiến hành.
Có thể hiểu nôm na là các bước tiến kiểm soát và xử lý vi phạm chỉ được thực hiện sau khi dừng phương tiện vi phạm. Điều này được thể hiện rất cụ thể trong khoản 1 điều 11 của TT66 và khoản 1 điều 5 của TT65 và thực tế trên đường như sau:
Điều 5. Quyền hạn (TT65)
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
Điều 11. Phương pháp kiểm soát (TT66)
1. Khi xe cần kiểm soát đã đỗ đúng vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông; cán bộ, chiến sĩ được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí an toàn, công khai, yêu cầu người lái xe thực hiện các biện pháp an toàn, xuống xe. Trường hợp biết trước người điều khiển phương tiện là tội phạm hoặc trên phương tiện có tội phạm, đặc biệt là tội phạm có sử dụng vũ khí phải chủ động có phương án, đội hình chiến đấu cụ thể; phải cảnh giác, bình tĩnh, mưu trí, chủ động tìm biện pháp tiếp cận, khống chế, tước vũ khí, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho mình và nhân dân trước khi tiến hành kiểm soát.
Thực tế: Phải dừng được xe vi phạm mới có thể thực hiện quy trình kiểm soát người và phương tiện vi phạm. Không dừng được xe vi phạm thì lấy cái giề để kiểm soát tiếp.
Như vậy để tiến hành việc tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông, xxx phải đầy đủ qua các khâu với các bước sau:
Chuẩn bị và triển khai công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm GTĐB:
B1: Phải lập kế hoạch tuần tra, kiểm soát với chức năng nhiệm vụ rõ ràng của các thành viên trong tổ công tác và việc sử dụng các trang thiết bị theo quy định.
B2: Tổ chức triển khai kế hoạch của tổ tuần tra, kiểm soát.
Trong quá trình tuần tra kiểm soát XXX cần thực hiện các bước theo trình tự sau:
B1. Phát hiện vi phạm của người điều khiển phương tiện thông qua việc kiểm soát chấp hành các quy tắc giao thông đường bộ: bằng trực giác quan sát hoặc thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát việc chấp hành báo hiệu đường bộ, tốc độ, khoảng cách giữa các xe, sử dụng làn đường, đỗ, dừng xe; tránh, vượt xe…. (Tuân theo Luật GTĐB)
B2. Khi phát hiện xe vi phạm thì được tiến hành dừng xe vi phạm (Các trường hợp dừng xe theo quy định của TT65)
B3. Kiểm soát đối với người tham gia giao thông đường bộ: điều kiện khi tham gia giao thông (tuổi, sức khỏe của người lái xe ); các giấy tờ có liên quan gồm: giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải.
B4. Kiểm soát đối với phương tiện về các điều kiện tham gia giao thông, bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới. Khi kiểm soát về an toàn kỹ thuật của phương tiện phải có người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện chứng kiến việc kiểm soát và phải thực hiện theo trình tự từ trước ra sau, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới.
==> Qua những căn cứ và phân tích ở trên thì các OFers nên xoáy XXX vào trường hợp dừng xe bởi XXX chỉ được dừng xe khi xe đó vi phạm. Anh em ta chỉ cần làm rõ là xe của mình có vi phạm hay không. Nếu vi phạm thì XXX mới có quyền dừng xe và kiểm soát từ bước thứ 2 trở đi còn nếu không thì không được phép dừng xe. Chúng ta không yêu cầu XXX báo lỗi vì báo lỗi nằm ở bước 3 mà chỉ cần hỏi XXX: “Tại sao dừng xe tôi” để XXX tự báo lỗi mà XXX vịn xe mình, từ đó mở rộng đấu tranh xe tôi không vi phạm nên XXX không có quyền dừng xe tôi.
Trao đổi thêm: Thực ra 2 TT cũng thuộc dạng lởm khởm ở chỗ lý do dừng xe và báo lỗi vi phạm cho người lái xe. Câu từ không rõ ràng và quá nhiều bất cập nên cái quy trình kiểm soát trở lên nhảm nhí. Do vậy, XXX có đưa TT66 ra thì cũng phải cho ta biết lý do dừng xe