Nếu ở trong miền nam thì e kg rõ chứ miền bắc thì bo bo có trước bác à và bột mì có sau ( cũng chỉ cách nhau vài tháng thôi ) rồi có cả ngô răng ngựa nữa . chỗ e hồi đó bo bo có tầm năm 1976 thì phải .bo bo ăn rất hay nhé . hầm nhừ tử và cho chút muối hạt to vào ăn.. Người ăn xong thì ị ra ..tiếp đến con chó ăn vào cũng ị ra y nguyên hạt bo bo. Rồi con gà mổ chỗ đó xong mới tiêu hóa được
Em ở ngoài Bắc ( đến 1984) và từng ăn bột mỳ ( hồi đó gọi là ăn độn) từ những năm 73, 74...tùy từng tháng có thể mà bên lương thực phân bổ tỷ lệ bột mỳ/ gạo. Hồi đó trước khi nấu cơm thì bà chị nhào một ít bột mì , bảo bọn em dùng 2 bàn tay xe xe thành những viên như con sâu, để khi cơm sôi thì vần vào nồi cơm..
Em ko nhớ gì về bao cấp, vì em thuộc đầu 8x tuổi con lợn. Kỷ niệm e nhớ nhất là hồi năm 90, gặt vụ hè thu đc 1 đống thóc, khoái lắm. Hồi đó nhà e vẫn sắn với ngô độn cơm.
Gặt xong, phơi khô, quạt sạch, đóng bao....
1 hôm, bố chất gần hết lên xe cải tiến rồi 2 bố con chở ra kho của huyện để nộp, thấy ng lớn bảo là nộp sản. Em ko hiểu gì nhưng tức lắm, tự nhiên thóc nhà mình phải mang đi nộp + nộp thêm cả tiền nữa mới đủ.
Xong sau đấy lại tiếp tục ăn ngô bung hoặc sắn cơm...
Nhà bác thuộc diện được chia ruộng của HTX để canh tác ( lúc đó HTX vẫn đảm nhiệm các công đoạn như thủy lợi, phun thuốc trừ sâu...- vấn đề hiệu quả thì em không dám bàn) và mỗi vụ thu hoạch nhà bác phải trả cho nhà nước một số xx kg thóc/ sào Bắc Bộ bất kể năng suất bác thu được là bao nhiêu, được mùa hay mất mùa, sâu bệnh, bão lụt... cái này gọi là " Khoán sản phẩm" hay " Khoán 10" ( Theo Nghị quyết Trung Ư.ơng 10) thực ra từ trước đó khá lâu có những địa phương đã "xé rào" để chia ruộng, khoán sản phẩm cho người nông dân rồi, gọi là " Khoán hộ", "Khoán chui" người đầu tiên dám làm điều này là cụ Kim Ngọc , Bí thư Tỉnh Ủy Vĩnh Phúc.
Công bằng mà nói mức sản phẩm giao khoán theo " Khoán 10" là khá cao, nên những vụ thất bát thì người nông dân chẳng còn bao nhiêu sau khi nộp đủ khoản sản phẩm được giao khoán, họ phải xin nợ đến vụ sau/ hoặc trả bằng tiền, cũng có thể họ có tiền từ nguồn thu nghề phụ, buôn bán nhỏ thì nộp bằng tiền và giữ lại thóc lúa.
Chính giai đoạn này các HTX nông nghiệp, kế toán, Chủ nhiệm HTX..xà xẻo của công cũng nhiều lắm. Địa phương nào cũng có ..