Ăn thịt gà phải cắt bằng kéo ko dám chặt sợ hàng xóm nghe thấy. Tốt vãi con nhái.
Cái này em ứ tin.
Hồi đấy lấy đâu ra kéo xịn mà cắt được gà.
Nhà em vẫn chặt như thường.
Nhà em ở thành phố, sống tập thể trên tầng 2 mà vẫn nuôi chục con gà ngoài ban công.
Cay nhất là lần về quê ngoại, xách con gà làm quà cho ông ngoại thì bị tịch thu.
Không biết ai trẻ hơn ai. Nói đến kéo mà cắt được gà thì tầm năm 1992, khi thông thương với Trung Quốc mới có.
Huyền thoại cắt thịt gà bằng kéo là từ một vở kịch một ông CB uống sâm bằng ấm tích, ăn thịt gà cắt bằng kéo phẫu thuật cho êm vì “đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn”. Dân thời đó nếu là ở thành phố cả năm may ra ăn gà một lần ngày tết, lúc đấy thì bổ củi đun bánh chưng ầm ầm nữa là chặt thịt gà ai soi. Đến đại gia thời đó mới ăn phở điểm tâm thì biết, thịt hiếm lắm, muốn chặt cũng có đâu mà chặt.
Tất nhiên, trải qua bao cấp rồi thì biết là… không nên trải qua nữa vì cái gì cũng thiếu, chủ yếu do vấn đề lưu thông phân phối hàng hoá bị bế tắc do ngăn sông cấm chợ vô lối.
Nếu tủ lạnh hiểu được điều này thì có thể thiếu xa xỉ phẩm nhưng không thiếu dinh dưỡng, chi phí vận chuyển không tăng nhưng hàng hoá vẫn lưu thông đều. Đó chính là yếu tố để ta thắng Mỹ: các đường mòn trên núi, trên biển không bao giờ bị đứt đoạn, những người sử dụng hàng hoá từ những con đường mòn đó toàn ngưo2ì chắt chiu, dùng đúng lúc, đúng nơi, không xài phí. Có thế đi dép lốp mới diệt được bọn ngồi tàu bay, ngồi thitst giáp và hở ra là đá phùa.
Bao cấp là sự lạm dụng thái quá sức chịu đựng và sự hy sinh của những người tốt xứ mình, còn những người tốt xứ Cam thì họ tốt kiểu Mỳ, lúc nào chả “ông Tây bố cu tốt, bố cu giỏi, giải đuwocj tất và ao tô đúng”, tuổi gì nói chuyện bao cấp, phỏng ạ.