Không những may mà nhà cháu còn lọ mọ tìm ra cách mài quần bò. Hồi đó cũng phải nhờ người nhà gửi thuốc tím sang. Thuốc tím có công thức hoá học KMnO4 dạng bột đen thô, ánh kim gần giống với thuốc nổ. Tụi học sinh PTTH bây giờ học môn hoá chắc chắn biết đến tên này nhưng để biết ứng dụng ngoài đời thường thì nhà cháu tin là bọn nó không biết. Thời kỳ bao cấp, thuốc tím là loại "gia vị" trong các bữa ăn mà nhà nào cũng cất giữ 1 ít trong chạn. Mỗi lần cải thiện bữa ăn có rau sống là phải bỏ thuốc tím ra ngâm với rau sống 1/2 h. Rau xà lách nói riêng, các loại rau sống nói chung hồi đó toàn được tưới bón bằng phân chuồng, nước giải thậm chí bón bằng phân bắc trực tiếp luôn. Lúc nhặt rửa rau phát hiện ra những mẩu giấy báo, vở học sinh mủn là điều thường thấy hồi đó. Chính vì vậy với tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, diệt trứng giun sán ...nên thuốc tím rất quen thuộc với các hộ gđ.
Ngoài tác dụng trên thì thuốc tím còn làm bay màu ở sợi vải. Hồi ở bển nhà cháu mày mò mãi mới ra đc công thức pha trộn và quy trình các bước để cho ra 1 cái quần bò mài. "Công nghệ" này bọn cháu giấu như mèo giấu mứt, để lộ ra là mất ngay cần câu cơm.
1 chiếc quần bò làm trong 15-20' kiếm đc 30đ (tiền Đức) tương đương tầm 30k vnđ thời giá 1988-1990. Lúc đó lương cán bộ cnvc cũng chỉ tầm 120-150k/tháng.