[Thảo luận] Theo Luật GTĐB, phải dùng tín hiệu gì khi xin vượt!

Teu beo

Xe tải
Biển số
OF-36789
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
419
Động cơ
475,917 Mã lực
Em thấy nháy pha là đủ, cần thiết thì thêm còi (hạn chế), còn xi nhan trái dễ gây hiểu lầm là mình muốn ré trái, lúc đấy các xe ngược chiều sẽ lấn sang bên trái của họ để nhường các cụ đấy.
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Em nghĩ nhiều cụ còn lơ mơ về hai loại đường: một là đường cao tốc, mỗi chiều lưu thông có ít nhất 2 làn trở lên, ví dụ đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường quốc lộ bình thường không có dải phân cách cứng và mỗi chiều chỉ có đủ 1 làn xe chạy.

Khái niệm "vượt" cứ tạm hiểu đơn giản là xe mình chạy qua một xe khác cùng chiều lưu thông nhờ tốc độ cao hơn. Tất nhiên vượt đúng luật bao giờ cũng là ở bên tay trái, trừ trường hợp ở trong thành phố. Em căn cứ vào luật GT của Đức làm chuẩn, các nước khác em nghĩ cũng thế thôi, bác nào ở Đức hay ở châu Âu confirm với em :). Quay về Việt Nam:

- Đối với đường cao tốc: vượt về bên tay trái, nếu không chuyển làn thì bật xi-nhan là vô nghĩa. Thậm chí còn làm người khác hiểu nhầm.
Các bác thử nhìn ảnh sau đây và tưởng tượng xem, đường có 3 làn, chiếc xe tải nhỏ ở làn giữa, đang chạy phía trước chiếc transporter hiệu Ford Transit màu trắng ở chính giữa màn hình, nó định vượt xe tải lớn ở làn trong cùng bên phải, nếu nó giữ nguyên làn giữa nhưng lại bật xi nhan thì 2 xe con phía sau ở làn ngoài cùng bên trái đang phóng nhanh sẽ buộc phải giảm tốc độ hoặc phanh gấp, vì tưởng nó nhào ra làn ngoài.
Nếu chiếc Ford Transit muốn vượt đồng thời cả xe tải lớn (ở trong cùng) và chiếc xe tải nhỏ (ở trước mặt, cùng làn) thì nó phải xi-nhan để chuyển ra làn ngoài cùng bên trái rồi vượt, giống như 2 chiếc xe con kia. Trong trường hợp này xi-nhan đơn giản chỉ để báo hiệu việc chuyển làn.



Ngoài ra khi vượt cũng không cần phải ra tín hiệu còi hay nháy đèn gì cả. Cứ thẳng mà tiến thôi. Đấy là cách đi đúng luật ở Đức mà người ta vẫn đi (và dạy lái xe).
Trường hợp nháy pha chỉ xảy ra ví dụ như khi chiếc xe con màu bạc ở làn ngoài cùng bên trái định muốn ra hiệu cho xe đen ở phía trước nó "đi nhanh lên" hoặc "dẹp vào" để nó đi, thông thường việc đó bị coi là bất lịch sự :)

- Đối với đường quốc lộ bình thường, có kẻ vạch giữa đường hay không có (em hay gọi là đường làng), khi muốn vượt bắt buộc phải có tín hiệu, luật VN đã có bác nào trích dẫn (phải xi-nhan hoặc còi và đảm bảo đủ điều kiện an toàn mới vượt...vv..) Ở Đức em thấy người ta dùng xi-nhan, không còi, cũng không nháy pha. Trong trường hợp này xi-nhan là cũng là logic vì khi vượt vẫn phải cho xe chuyển hướng và chạy sang làn đối diện, đồng thời báo cho xe trước và các xe phía đối diện từ xa biết để đề phòng.



Bác Việt kít bảo:
Không phải ai lái xe cũng để ý đằng sau.
như thế là không ổn, đã cầm vô lăng là phải quan sát tứ phía, một cách thường xuyên, không phải chỉ khi lùi mới nhìn gương. Người nào đi như bác nói có nghĩa là mới biết cho xe chạy mà chưa biết lái ;)

Em chỉ ước gì ở VN đi đứng ngon lành như ở Đức thôi, tất nhiên là em nằm mơ :P nhưng sự thật thì cũng phải làm gì đó cho nó tốt lên.
Nói chung để có được như thế thì còn phải đợi một thời gian dài, nước mình mọi thứ đang trong thời kì quá độ, nhất là giao thông. Nhiều cái còn mới với nhiều người, các bác ở tỉnh xa ra Hà Nội có bao giờ để ý đến làn đường, hướng rẽ, lên cao tốc nhiều người vẫn giữ thói quen đi đường làng... :) cái đấy theo em vẫn phải chấp nhận và hi vọng nó tốt dần lên. Bởi thế mới có cái diễn đàn OF này.

Các OFer thì chung tay xây dựng văn hóa giao thông, phổ biến kiến thức, luật lệ, điều hay lẽ phải... và lên án cái xấu :D (cái này OF đang làm rất tốt :>)
Còn việc cần nhất của các nhà chức trách, các bậc lãnh đạo là cập nhật luật lá và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo lái xe, cấp bằng... xây đường, cắm biển hẳn hoi... thì các lãnh đạo đ^'u chịu làm (hoặc đ^'u làm được) :D.


...trải qua bao nhiêu năm nhưng mấy thằng viết luật toàn ngồi trong bóng tối copy and paster bộ luật cũ rích đó chúng ko ra ngoài mà nghe ngóng mà xem nên ko theo kịp xu thế hiện đại văn minh của thế giới, đó là cái đáng tiếc của chúng ta,lúc nào cũng phải mang kè kè quyển luật GTĐB trong túi quần để đối phó với CSGT.
Cái ý này em cũng đã đề cập nhiều lần ở một số thớt rồi. Ngày xưa còn chả có khái niệm phân làn đường theo hướng rẽ, nhiều khi đường làm ra còn chả có vạch phân làn, không tin các cụ cứ về mấy cái phố huyện như ở quê em thì biết, cũng đường đôi rộng thênh thang, cũng dải phân cách, vỉa hè, nhưng cấm có thấy cái vạch chia làn nào,..., rồi thì đường cao tốc trước đây làm gì đã có... hệ thống biển báo nhí nha nhí nhố, chữ bé li ti như con kiến... lại không có tính thống nhất, không mang tính "quốc tế" gì cả... tóm lại, về cơ bản luật GTĐB của ta đã và đang trở nên rất lạc hậu và có nhiều bất cập.
Gần đây có bổ sung thêm nhưng vẫn còn sơ sài lắm. Luật lá như thế cho nên làm cho người tham gia GT băn khoăn, tranh cãi, chỉ béo bọn xxx đục nước béo cò.

Em cứ thấy hàng năm có bao nhiêu cán bộ ngành GT đi học, đi đào tạo ở nước ngoài, trường em ngày trước em thấy có mấy anh làm tiến sĩ về GT, cũng công trình nọ, nghiên cứu kia... không hiểu về nhà làm trò trống gì, chắc toàn tiến sĩ giấy hết?
Mang tiếng các cán bộ được học tập đào tạo ở những nước có hệ thống GT phát triển, biển báo mẫu mực như nước Đức (như anh gì họ Khuất) mà để cái đường cao tốc cắm những cái biển tí hin, lô nha lô nhô như này, các cụ xem có ngửi được không?



so sánh ạ:


đây nữa, ở ta :

và ở Tây
 
Chỉnh sửa cuối:

khongan

Xe buýt
Biển số
OF-36375
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
592
Động cơ
478,290 Mã lực
Trường hợp nháy pha chỉ xảy ra ví dụ như khi chiếc xe con màu bạc ở làn ngoài cùng bên trái định muốn ra hiệu cho xe đen ở phía trước nó "đi nhanh lên" hoặc "dẹp vào" để nó đi, thông thường việc đó bị coi là bất lịch sự
Ở Việt nam nháy pha là bình thường mà

Em hỏi thêm ở Đức có bật pha khi đi trong phố không ạ ?
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Ở Việt nam nháy pha là bình thường mà

Em hỏi thêm ở Đức có bật pha khi đi trong phố không ạ ?
Vâng, ở ta là bình thường vì ở ta văn hóa nó hơi khác :D
em nói thế ối cụ tự ái lại mắng em nhưng em dám chắc có nhiều người không cảm thấy thoải mái khi bị nháy pha đâu

Không bác ạ, ở Đức đi trong phố không được phép bật pha!!! thậm chí trên đường cao tốc mặc dù không cấm nhưng cũng không mấy ai bật pha khi có xe đi gần mình phía trước hoặc ở hướng ngược lại. Chỉ bật pha khi nào thật sự cần thiết thôi. Riêng em thì chả bao giờ bật pha vì mắt em tinh :D và em không thích phiền người khác :)
 

Tintit

Xe tải
Biển số
OF-99161
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
353
Động cơ
401,880 Mã lực
etran nói:
Em chỉ ước gì ở VN đi đứng ngon lành như ở Đức thôi, tất nhiên là em nằm mơ :P nhưng sự thật thì cũng phải làm gì đó cho nó tốt lên.
Nói chung để có được như thế thì còn phải đợi một thời gian dài, nước mình mọi thứ đang trong thời kì quá độ, nhất là giao thông.

Các OFer thì chung tay xây dựng văn hóa giao thông, phổ biến kiến thức, luật lệ, điều hay lẽ phải... và lên án cái xấu :D (cái này OF đang làm rất tốt :>)
Còn việc cần nhất của các nhà chức trách, các bậc lãnh đạo là cập nhật luật lá và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo lái xe, cấp bằng... xây đường, cắm biển hẳn hoi...
Vote cho cụ và cổ vũ cho giấc mơ Chapi của cụ! Nhưng giấc mơ VN sánh với Đức thì cháu cũng chưa bao giờ dám mơ cụ ah. Cụ chỉ cần sang Hà Lan với Ý đã thấy biển chỉ đường và văn hoá giao thông của nó đã khác rồi, làm sao mà sánh được với thằng số một thế giới về tiêu chuẩn được?

Ủng hộ cụ là vượt không nên dùng còi nhưng theo cụ thì nếu muốn vượt xe cùng làn trên đường hai chiều mà không dùng xi nhan, cũng không nháy đèn pha thì làm sao hở cụ?
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Vote cho cụ và cổ vũ cho giấc mơ Chapi của cụ! Nhưng giấc mơ VN sánh với Đức thì cháu cũng chưa bao giờ dám mơ cụ ah. Cụ chỉ cần sang Hà Lan với Ý đã thấy biển chỉ đường và văn hoá giao thông của nó đã khác rồi, làm sao mà sánh được với thằng số một thế giới về tiêu chuẩn được?

Ủng hộ cụ là vượt không nên dùng còi nhưng theo cụ thì nếu muốn vượt xe cùng làn trên đường hai chiều mà không dùng xi nhan, cũng không nháy đèn pha thì làm sao hở cụ?
hehe, cảm ơn cụ Tin tít, ở ta các cụ dạy "đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" nên phải linh hoạt thôi cụ ạ :D em xếp theo phép lịch sự của em, đầu tiên bao giờ em cũng xi-nhan, xi-nhan không xong thì em nháy pha, còi là cách cuối cùng... ngoài ra thì em bó chiếu :( (mà sự thực là đôi lần em bó chiếu rồi, đành ngoan ngoãn đi theo như con cún -_-)

Ở châu Âu ngoài Đức với Áo ra (Áo thì khác gì Đức :D) còn lại mấy nước em đã qua như Ý, Pháp, Hà Lan, Tiệp... xét về hạ tầng GT, văn hóa đi lại thì quả thật có chỗ không bằng Đức, nhưng không phải kém nhiều lắm đâu.
Xét về cách đi đứng thì bọn Ý đi hơi gấu và khôn lỏi, đậu đỗ cũng bất cẩn, xe cộ móp méo khá nhiều... ở Tiệp cũng khá lộn xộn.
Còn Pháp và Hà Lan em thấy Ok đấy chứ :)
Hệ thống biển báo, đường cao tốc, đường làng của chúng nó... tất nhiên hơn chán vạn ở ta, chỉ có điều cao tốc không đươc đi quá 130 km/h như ở Đức, em rất lấy làm thất vọng :P
 

ducbinh94

Xe tăng
Biển số
OF-101929
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
1,386
Động cơ
411,279 Mã lực
Nơi ở
Bia hơi Hà Nội
hehe, cảm ơn cụ Tin tít, ở ta các cụ dạy "đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" nên phải linh hoạt thôi cụ ạ :D em xếp theo phép lịch sự của em, đầu tiên bao giờ em cũng xi-nhan, xi-nhan không xong thì em nháy pha, còi là cách cuối cùng... ngoài ra thì em bó chiếu :( (mà sự thực là đôi lần em bó chiếu rồi, đành ngoan ngoãn đi theo như con cún -_-)

Ở châu Âu ngoài Đức với Áo ra (Áo thì khác gì Đức :D) còn lại mấy nước em đã qua như Ý, Pháp, Hà Lan, Tiệp... xét về hạ tầng GT, văn hóa đi lại thì quả thật có chỗ không bằng Đức, nhưng không phải kém nhiều lắm đâu.
Xét về cách đi đứng thì bọn Ý đi hơi gấu và khôn lỏi, đậu đỗ cũng bất cẩn, xe cộ móp méo khá nhiều... ở Tiệp cũng khá lộn xộn.
Còn Pháp và Hà Lan em thấy Ok đấy chứ :)
Hệ thống biển báo, đường cao tốc, đường làng của chúng nó... tất nhiên hơn chán vạn ở ta, chỉ có điều cao tốc không đươc đi quá 130 km/h như ở Đức, em rất lấy làm thất vọng :P
Xem qua mấy cái hình cụ phọt lên em thấy ở VN mình biển báo GT lổn nhổn thật, có khi đọc xong hết chữ thì đi qua bố chỗ cần rẽ cần dừng rồi :))
 

nhulong

Xe điện
Biển số
OF-26493
Ngày cấp bằng
27/12/08
Số km
2,994
Động cơ
515,666 Mã lực
Nơi ở
Thủ Đô Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
Website
www.teckey.com
Các bác ở Tây lâu năm hay máy móc chuyện nháy pha với bấm còi xin vượt ! Vấn đề giao thông ở VN là nháy pha + bật nhan + (còi - không khuyến khích) là để xe đi trc và xe đối diện biết cách xử lý ! Chứ đi đường QL1A mà ko đá pha với nhan còi có ngày ăn đủ => Làm đủ mọi động tác để sống sót ko bị lĩnh sẹo trên đường ! Đối với những ng đi đường trường nhiều thì chuyện này thành 1 phản xạ vô điều kiện. Các bác cứ phải để mấy anh xe khách đè đầu mới thấm thía chuyện này nhé !
 

ThaibinhLT

Xe tải
Biển số
OF-58392
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
377
Động cơ
448,133 Mã lực
Vâng, ở ta là bình thường vì ở ta văn hóa nó hơi khác :D
em nói thế ối cụ tự ái lại mắng em nhưng em dám chắc có nhiều người không cảm thấy thoải mái khi bị nháy pha đâu

Không bác ạ, ở Đức đi trong phố không được phép bật pha!!! thậm chí trên đường cao tốc mặc dù không cấm nhưng cũng không mấy ai bật pha khi có xe đi gần mình phía trước hoặc ở hướng ngược lại. Chỉ bật pha khi nào thật sự cần thiết thôi. Riêng em thì chả bao giờ bật pha vì mắt em tinh :D và em không thích phiền người khác :)
em phải chỉnh pha cao lên để trị đám xa tải và xe khách lớn nó mới chịu cos xuống.
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Các bác ở Tây lâu năm hay máy móc chuyện nháy pha với bấm còi xin vượt ! Vấn đề giao thông ở VN là nháy pha + bật nhan + (còi - không khuyến khích) là để xe đi trc và xe đối diện biết cách xử lý ! Chứ đi đường QL1A mà ko đá pha với nhan còi có ngày ăn đủ => Làm đủ mọi động tác để sống sót ko bị lĩnh sẹo trên đường ! Đối với những ng đi đường trường nhiều thì chuyện này thành 1 phản xạ vô điều kiện. Các bác cứ phải để mấy anh xe khách đè đầu mới thấm thía chuyện này nhé !
hehe, xin lỗi bác, em chả máy móc gì cả.
Em đang nói đến giao thông ở tây, coi nó là đúng là lý tưởng... chứ em hoàn toàn biết ở VN như thế nào.
Vấn đề ở đây là chênh lệch về nhận thức/ý thức, sâu xa là do công tác đào tạo lái xe quá kém, và cái đó cần phải được cải thiện.

Nói như bác thì em phải thông cảm cho các anh xe tải xe khách chuyên đi ẩu với đi láo và phải đi láo hơn chúng nó "cho an toàn" à?
Em đi đường trường ở nhà cũng không ít, và để cho lành thì em thường né bọn này cho nhẹ đầu :) khi nào nó dừng bắt khách thì em vượt, không thì thôi, vì bọn nó chạy như ăn cướp, việc gì em phải đuổi.

Còi, nháy pha, xi-nhan... tất cả đều nhằm mục đích báo hiệu, có những trường hợp vì an toàn phải làm đủ mọi cách ra hiệu, chẳng hạn như khúc cua quanh co, khuất tầm nhìn, trời tối... lúc ấy không vượt ai thì cũng nên nháy pha bấm còi để cảnh báo... còn vượt bình thường thì xi-nhan là đủ, hoặc không gì cần gì cả như ở cao tốc không chuyển làn. Vấn đề là đa số người lái xe ở VN hiện nay đều lạm dụng những thứ này quá đáng, không cần biết như nào là đủ, như nào là lịch sự ;)
Em đi ở Pháp Vân Cầu Giẽ, thấy có nhiều người vừa nháy pha, vừa xi-nhan, vừa giữ còi chạy cả 1 quãng dài để vượt, mà có khi lại còn vượt phải...
làm cứ như người khác mù hoặc điếc, như thế có nên không?

Trên thực tế nếu ai cũng tuân thủ đúng tốc độ thì những người khác không mấy khi phải vượt.
Em lấy ví dụ đường làng được chạy tối đa 80 km/h, xe nào cũng đi với tốc độ 75-80 thì tại sao phải vượt?
Chỉ khi gặp những người không dám đi nhanh, có thể vì mới lái, hoặc những xe như xe tải nặng, xe kéo moóc, chỉ được chạy 60km/h (đúng như quy định) thì mình bắt buộc phải vượt. Các bác đi nhiều cũng thấy, có bao giờ bọn xe tải xe khách chạy đúng tốc độ nếu như không phải vì phía trước có "trạm" ;)

 
Chỉnh sửa cuối:

bachkhoak40

Xe điện
Biển số
OF-25219
Ngày cấp bằng
4/12/08
Số km
4,976
Động cơ
539,006 Mã lực
Khi vượt thì chắc các cụ phải chuyển hướng, chuyển làn phải không ạ? cái đèn xi nhan trái phải bật là vì thế! Còi thì ít dùng cho nó văn minh. Em chỉ tuyền xi nhan trái, nháy pha để vượt. Ít dùng còi.

Ngoài ra khi vượt xe khác, để đề phòng những tình huống xấu, VD xe minh đang vượt đột ngột đổi hướng, giật mình đánh lái, hoặc cảnh báo cho xe, phương tiện khác đi đối diện (xe đạp, xe máy,...),... em vẫn để xi nhan trái nhấp nháy. Do lúc vượt xe đi tốc độ cao, khả năng xử lý sẽ khó hơn. Đây thì là kinh nghiệm và kỹ năng lái xe thôi, nếu các cụ bảo luật không qui định. Còn em khi học lái xe và sát hạch ở châu Âu thì luật nó qui định rõ luôn, cảnh sát sạt hạch hay thầy dậy đều nói như vậy.

Túm lại luật có qui định hay không, việc gì làm tăng khả năng an toàn là em làm. Ngay như chạy đường HCM, đường trường,... em vưỡn để đèn cốt.
Cái này sai rồi cụ nhé, hay là cụ ở nước ngoài nhỉ???
 

Tintit

Xe tải
Biển số
OF-99161
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
353
Động cơ
401,880 Mã lực
ducbinh94 nói:
Xem qua mấy cái hình cụ phọt lên em thấy ở VN mình biển báo GT lổn nhổn thật, có khi đọc xong hết chữ thì đi qua bố chỗ cần rẽ cần dừng rồi :))
Nói chuyện biển báo giao thông, lại xin kể hầu các cụ chuyện này ạ. Có lần nhà cháu sang Đông Anh, thường phải rẽ phải sau khi qua cầu Thăng Long, vừa chuẩn bị vào đường rẽ thì thấy một cái biển cấm ô tô to đùng mới mọc lên, hoảng quá, nghĩ chắc nó mới cấm, nên vòng ra đi đường khác. Đậu phộng mất một đoạn dài chẳng thấy chỗ mình muốn rẽ vào đâu, gọi điện hỏi thằng em, nó bảo làm gì có chuyện cấm, ngày nào em cũng đi. Lại đánh liều quay lại, đi sát đến chỗ biển cấm mới nhìn thấy có một dòng chữ xinh xinh ở dưới: Cấm ô tô qua cầu .... (cháu quên mất tên cầu rồi), mà cái cầu cách xa cái biển đến mấy trăm mét cơ. Tức điên vì mất gần cả tiếng đồng hồ vòng đi vòng lại chỉ vì cái biển N.G.U :(
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Vầng, ở ta muốn nhìn rõ biển phải có kính viễn vọng :P
 

nvanh

Xe tải
Biển số
OF-107821
Ngày cấp bằng
5/8/11
Số km
416
Động cơ
396,840 Mã lực
Nơi ở
Trên Đường 32 ^_^
Nói chuyện biển báo giao thông, lại xin kể hầu các cụ chuyện này ạ. Có lần nhà cháu sang Đông Anh, thường phải rẽ phải sau khi qua cầu Thăng Long, vừa chuẩn bị vào đường rẽ thì thấy một cái biển cấm ô tô to đùng mới mọc lên, hoảng quá, nghĩ chắc nó mới cấm, nên vòng ra đi đường khác. Đậu phộng mất một đoạn dài chẳng thấy chỗ mình muốn rẽ vào đâu, gọi điện hỏi thằng em, nó bảo làm gì có chuyện cấm, ngày nào em cũng đi. Lại đánh liều quay lại, đi sát đến chỗ biển cấm mới nhìn thấy có một dòng chữ xinh xinh ở dưới: Cấm ô tô qua cầu .... (cháu quên mất tên cầu rồi), mà cái cầu cách xa cái biển đến mấy trăm mét cơ. Tức điên vì mất gần cả tiếng đồng hồ vòng đi vòng lại chỉ vì cái biển N.G.U :(
Cái biển không N.G.U mà thằng thiết kế vẽ biển với thằng cắm biển N.G.U thôi ạ
 

nhulong

Xe điện
Biển số
OF-26493
Ngày cấp bằng
27/12/08
Số km
2,994
Động cơ
515,666 Mã lực
Nơi ở
Thủ Đô Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
Website
www.teckey.com
hehe, xin lỗi bác, em chả máy móc gì cả.
Em đang nói đến giao thông ở tây, coi nó là đúng là lý tưởng... chứ em hoàn toàn biết ở VN như thế nào.
Vấn đề ở đây là chênh lệch về nhận thức/ý thức, sâu xa là do công tác đào tạo lái xe quá kém, và cái đó cần phải được cải thiện.

Nói như bác thì em phải thông cảm cho các anh xe tải xe khách chuyên đi ẩu với đi láo và phải đi láo hơn chúng nó "cho an toàn" à?
Em đi đường trường ở nhà cũng không ít, và để cho lành thì em thường né bọn này cho nhẹ đầu :) khi nào nó dừng bắt khách thì em vượt, không thì thôi, vì bọn nó chạy như ăn cướp, việc gì em phải đuổi.

Còi, nháy pha, xi-nhan... tất cả đều nhằm mục đích báo hiệu, có những trường hợp vì an toàn phải làm đủ mọi cách ra hiệu, chẳng hạn như khúc cua quanh co, khuất tầm nhìn, trời tối... lúc ấy không vượt ai thì cũng nên nháy pha bấm còi để cảnh báo... còn vượt bình thường thì xi-nhan là đủ, hoặc không gì cần gì cả như ở cao tốc không chuyển làn. Vấn đề là đa số người lái xe ở VN hiện nay đều lạm dụng những thứ này quá đáng, không cần biết như nào là đủ, như nào là lịch sự ;)
Em đi ở Pháp Vân Cầu Giẽ, thấy có nhiều người vừa nháy pha, vừa xi-nhan, vừa giữ còi chạy cả 1 quãng dài để vượt, mà có khi lại còn vượt phải...
làm cứ như người khác mù hoặc điếc, như thế có nên không?

Trên thực tế nếu ai cũng tuân thủ đúng tốc độ thì những người khác không mấy khi phải vượt.
Em lấy ví dụ đường làng được chạy tối đa 80 km/h, xe nào cũng đi với tốc độ 75-80 thì tại sao phải vượt?
Chỉ khi gặp những người không dám đi nhanh, có thể vì mới lái, hoặc những xe như xe tải nặng, xe kéo moóc, chỉ được chạy 60km/h (đúng như quy định) thì mình bắt buộc phải vượt. Các bác đi nhiều cũng thấy, có bao giờ bọn xe tải xe khách chạy đúng tốc độ nếu như không phải vì phía trước có "trạm" ;)

Ở ta nhiều lái xe như chỗ bôi đen lắm bác ơi ! Chả hiểu bác ở Tây hay Ta thế nào, chứ chỗ bôi đen em thấy bác thiếu thực tế lắm !
 

namthanh1974

Xe hơi
Biển số
OF-44871
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
144
Động cơ
464,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ ơi, em ra đường thấy nhiều xe đi phía trước rõ ràng là lái xe mắt tinh tai không điếc mà em xin vượt mấy trăm mét, dùng đủ các loại tín hiệu mà các cụ ý coi như không biết. Lạ thật
 

thienphuc

Xe điện
Biển số
OF-6481
Ngày cấp bằng
29/6/07
Số km
2,867
Động cơ
570,341 Mã lực
hay bác đến gặp xxx xin anh ý chỉ cho bác trong quyển luật chỗ nào quy định cấm dùng còi để vượt nếu dùng còi thì phạt bao nhiêu rồi ra nộp phạt vậy.
hồi xưa bố em chở em đi bằng xe cub 79 đang đi bị cháy đèn xxx gọi vào đưa quyển luật bảo đây bác xem đi nếu luật nó mở ngoặc nếu mới cháy thì k bị phạt thì tôi k phạt nữa.em nhớ câu này đến già,bác bắt nó giở quyển luật ra và chỉ vào điều nào
 

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,776
Động cơ
18,429 Mã lực
CSGT đã sai trong trường hợp này. Xi - nhan chỉ dùng cho chuyển làn, chuyển hướng, trong sát hạch cũng chỉ có bài chuyển hướng khi qua ngã 4 mà thôi. Xin vượt mà bật xi - nhan là do thói quen bắt chước nhau, không đúng Luật lại gây nguy hiểm cho người khác nếu đó là đoạn đường có 2 làn chạy ngược nhau không có giải phân cách cứng.
Cụ Đông nói chuẩn ợ. Cái trò xi nhan này mới du nhập vào Việt Nam gần 20 năm nay thôi. Đó là 1 cách xin vượt không chính tắc. Thầy giáo em dạy thế ạ. Em thấy thầy giáo em dạy chuẩn lắm, không dạy sai như nhiều chỗ khác. Ổng lái xe 3 chục năm nay rồi.
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Ở ta nhiều lái xe như chỗ bôi đen lắm bác ơi ! Chả hiểu bác ở Tây hay Ta thế nào, chứ chỗ bôi đen em thấy bác thiếu thực tế lắm !
vâng, thế theo cụ thế nào mới là thực tế ạ?
thực tế nghĩa là em nên biết sợ chết và vượt ai cũng phải còi-nháy loạn lên để cho các bạn khỏi nguệch sang mình, ý cụ như thế ạ? :-s
Em e là cụ không hiểu những điều em muốn nói rồi :)

Cái trò xi nhan này mới du nhập vào Việt Nam gần 20 năm nay thôi. Đó là 1 cách xin vượt không chính tắc. Thầy giáo em dạy thế ạ. Em thấy thầy giáo em dạy chuẩn lắm, không dạy sai như nhiều chỗ khác. Ổng lái xe 3 chục năm nay rồi.
Cụ cho em ạ cụ và thầy lái xe kinh nghiệm 30 năm của cụ một cái ạ ^:)^
Cụ làm ơn hỏi thầy cụ giùm em, "trò xi nhan" - và những cách xin vượt chính tắc được không ạ?

Em học lái xe ở ta rồi ở tây, thầy ở ta của em thuộc trường C500, thầy dạy em cách vào số, côn, ga và cho chiếc Gaz 69 đi theo sa hình, nhờ thầy em thi đỗ và có bằng lái xe ở VN.
Thầy người tây của em cũng lái xe được chừng 30 năm, thầy của ông ấy chắc cũng lái tầm 30 năm,... bọn Tây nói chung lái xe chắc cũng được ngót nghét 100 năm nay cụ ạ :) Nhờ thầy em học được thế nào là điều khiển ô tô an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top