B.6 Biển số 106(a,b) "Cấm oto tải" và Biển số 106c "Cấm xe chở hàng nguy hiểm”
a) Để báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số 106a "Cấm ôtô tải". Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển
b) Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
Theo như phía CSGT thành phố Vinh thì khái niệm “tổng trọng tải hay trọng lượng xe cộng hàng” là trọng lượng bản thân xe cộng với trọng lượng hàng hóa xe được phép chuyên chở. Chiếu theo giấy kiểm định. Tuy nhiên, chiếu theo Thông tư số 46/2015-BGTVT thì khái niệm mà phía CSGT đưa ra là hoàn toàn không đúng. Cụ thể là tại khoản 1 Điều 3.
1. Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe gồm trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).
Lưu ý chữ nếu có. Tức nếu không có hàng hóa xếp trên xe thì tổng trọng lượng của xe chỉ tính khối lượng bản thân xe, người và hành lý. Nếu muốn xác định xe có vi phạm về tải trọng hay không thì cần phải có biện pháp cân tại tại thời điểm vi phạm để xác định chứ không phải dựa theo đăng kiểm. Như vậy, xe của tôi hoàn toàn không vi phạm biển 106b theo định nghĩa này.
5. Văn bản Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 quy định:
Cấm các loại xe tải có tổng trọng lượng (bao gồm trọng lượng xe cộng hàng cho phép tham gia giao thông theo thiết kế) từ 4 tấn trở lên và xe oto khách từ 16 chỗ trở lên….
Ở đây, UBND tỉnh Nghệ An định nghĩa tổng trọng lượng xe và cách xác định tổng trọng lượng xe như vậy là không đúng so với Thông tư 46/2015 của Bộ giao thông vân tải.
Mà theo Khoản 2 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Quy định:
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Mà theo điều 4 của Luật này cũng quy định Thông tư có hiệu lực pháp lý cao hơn so với văn bản Quyết định của UBND tỉnh.
Do đó, ở điểm này, CSGT thành phố Vinh cần phải xử lý dựa theo Quy chuẩn 41/2012 (Thông tư 17/2012) và thông tư 46/2015 của Bộ Giao thông vận tải.