Vượt xe khi có tín hiệu nhường đường được thực hiện từ lâu rồi cụ ơi. Các nước văn minh vẫn áp dụng. Bây giờ việc đào tạo lái xe láo nháo, dân tình mua oto rồi lưu thông kiểu đi xe máy, ra đường nhìn cảnh vượt ẩu, vượt láo thành quen rồi nên nó thành "chuẩn", cộng với việc hiểu sai, đánh tráo các căn cứ phân định đúng sai của rất nhiều cụ ở OF nên thành ra thế.
Để trả lời việc "vượt thế nào là chuẩn" thì:
1. Phải được nhìn thấy cách vượt chuẩn. Em sẽ nêu 2 ví dụ một của Đức, một của Mỹ (cái này do người Việt lái).
2. Phải có căn cứ làm chuẩn. Các nước văn minh luôn nói "Thượng tôn Pháp Luật" do đó em sẽ lấy Điều 14 Luật Giao Thông Đường Bộ ra để làm căn cứ. Luật rất văn minh, cẩn thận, rõ ràng, đọc hiểu và làm theo là bảo đảm an toàn cho cả người đi trước, đi sau, và những đối tượng chung quanh. Các cụ thượng tôn Tiêu Chuẩn Việt Nam, đặt nó lên trên pháp luật thì tiếp tục trùm chăn tự sướng vậy.
Tại sao phải chuẩn? Vì nó an toàn cho tất cả, xây dựng văn hóa giao thông.
I. Định nghĩa "Vượt Chuẩn": Là một xe vượt lên trên xe đi trước thuận chiều về phía tay lái (Việt Nam tay lái bên trái nên mình thường gọi là "vượt trái") và tuân thủ các quy định theo Luật Pháp.
II. Quy trình vượt:
Lưu ý giúp em 2 đoạn bôi đen trong trích dẫn luật, rất nhiều lái xe Việt Nam không thực hiện điều này.
1. Xe sau ra tín hiệu xin vượt,
kiên nhân chờ đợi và đảm bảo rằng xe trước tiếp nhận được thông tin.
2. Xe trước căn cứ thực tế, nếu an toàn thì phải cho vượt bằng cách đi chậm lại, và đi về bên phải. Đường nhiều làn thì sang làn phải, đường không phân làn thì đi sát bên phải. Chuyển làn mà không có tín hiệu xi nhan thì đúng là con lợn.
Lưu ý rằng, nếu xe trước không có bước này thì xe sau không được vượt. Điểm đầu tiên trong Khoản 5 Điều 14 của Luật quy định. Đây không chỉ là Luật mà còn là văn hóa nhường nhịn, tương trợ nhau trên đường.
Rất nhiều lái xe Việt Nam còn không thèm nhìn gương chiếu hậu để có thể nhận biết ngươi xin vượt. Loại vô văn hóa hơn thì biết có người xin vượt nhưng không nhường vì suy nghĩ, "người đi sau phải tự tìm đường vượt" rất ngu xuẩn.
III. Minh họa cho việc vượt an toàn.
1. Vượt thuận chiều ở Đức: Lưu ý mấy điểm như sau: Xe vượt về bên trái theo tay lái, chỉ dùng tín xi nhan trái (không thấy còi và đèn pha), không lạm dụng tốc độ cao ở các làn khác nhau (Việt Nam còn gọi là vượt phải) vì thế nhìn giao thông thông suốt, không có đánh võng, không có tạt đầu. Đi nhanh đến mấy (314km/h) cũng vẫn kiên nhẫn chờ xe trước nhận ra tín hiệu xin vượt và nhường tránh (có xi nhan phải). Người đi trước cũng luôn để ý gương xe để sẵn sàng nhường đường.
2. Vượt xe ở Mỹ: Lái xe có cam là người Việt, sang Mỹ được 8 năm, em đánh giá rằng vẫn có một chút ảnh hưởng của giao thông Việt Nam (Tao đi quá tốc độ cho phép rồi nên không việc gì phải nhường đường), nhường đường chậm, một phần do sợ va cham, cũng do thằng Mỹ lái sau không dám xin dù rất vội. Tuy nhiên, anh này có sự cầu tiến, có thái độ văn hóa giao thông tốt. Em xin trích dân câu ảnh nói: 'Cách lái xe là thể hiện văn hóa, đó là nhường nhịn, kiên nhẫn, lịch sự, xếp hàng'.
Ngại thì các cụ xem phút 6:45 khi phát hiện có xe đi sau.
Trong cả 2 clip, họ không giảm tốc khi chuyển làn. Nhưng luật Việt Nam yêu cầu giảm tốc em cho là vẫn cần thiết vì còn giao thông hỗn hợp với xe máy, và cả "xe bò" nữa.
IV. Tại sao phải kiên nhẫn chờ xe trước nhận ra tín hiệu xin vượt của mình và tỏ thái độ rõ ràng:
1. Xe trước không biết có xe đang vượt là rất nguy hiểm. Nhất là với trường hợp xe vượt đang ở ngang hông, vào điểm mù của người lái
2. Xe trước sang phải giúp tầm nhìn của xe sau rõ ràng, xe sau có thể nhận biết rằng còn vật cản phía trước nào không.
Đây là minh họa kiểu vượt của cụ chủ thớt trong trường hợp không may nhất. Xe khách không hề biết có xe vượt. Vượt được nửa thân xe thì phát hiện phía trên còn xe nữa.
Các cụ có tự hỏi tại sao lại có những pha đâm trực diện khiến hàng trục người chết như sáng nay không:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/oto-giuong-nam-dau-dau-xe-tai-11-nguoi-tu-vong-3580824.html
Câu trả lời ngay trong bài: "Nguyên nhân ban đầu, xe tải được cho là chạy với tốc độ nhanh, bấm còi inh ỏi, vượt một xe khách đi cùng chiều rồi đâm trực diện vào ôtô khách". KHông thể kiên nhân chờ đợi, lạm dụng mượn làn để vượt đây này.
V. Biến thể của việc vượt không đúng cách.
Vượt lung tung, cứ có đường là vượt gây nguy hiểm cho người chung quanh. Thậm chí tạo ra tâm lý, không việc gì phải nhường người đi sau. Đi chậm ở làn ngoài cùng. Gây ức chế dẫn đến va chạm. Kiểu mâu thuẫn này cứ vài này lại có bài ở OF.
https://www.otofun.net/threads/otofun-1-5-2017-inova-vuot-au-tren-cao-toc-ha-noi-hai-phong.1195692/
Ngay trong bài này cũng vậy, 2 xe đi trong một chiều đường có 2 làn mà khi vượt phải mượn làn thứ 3 ngược chiều để vượt. Không bảo được nhau, không biết nhường nhau thì phải xây bao nhiêu đường cho đủ các cụ đi.
Kết: Các cụ đọc kỹ, suy ngẫm, xoay vần các tình huống sẽ thấy tại sao Luật quy định như vậy. Luật bao năm vẫn không thay đổi, áp dùng ở các nước văn minh, đương rộng, nhiều làn, hay đường một làn vẫn có thể áp dụng. Cố học lấy cái chuẩn, đúng luật, văn minh, văn hóa giao thông cho chính chúng ta, gia đình, bạn bè, con cháu chúng ta. Đừng cố biện minh cho những cái sai, nhất là việc đánh tráo các căn cứ pháp lý, để Tiêu Chuẩn Việt Nam cao hơn Luật (kiểu Luật Vua thua Lệ làng). Cái giá phải trả lớn lắm.