Cụ nói đúng, luật của ta là tham khảo của các nước văn minh (nơi phát minh ra oto). Và cho đến hiện tại, các nước văn minh vẫn áp dụng vượt trái vì tính ưu việt của nó. Ví thể, điều 14 Luật GTDB đã quy định cách vượt cho cả 2 đối tượng hợp lý và an toàn.
Em cực lực phản đối cách đi kiểu "điền vào chỗ trống" của cụ, cứ thấy đường là đi, mà không cần biết đến xung quanh.
Thứ nhất, chúng ta đang mất dần nét văn hóa giao thông nhường đường, ông đằng sau cứ thích là vượt, đâu cần ông đằng trước phải nhường. Lâu dần, ông đi trước cũng chẳng cần biết ông đằng sau như thế nào, cứ đi thẳng.
Thứ 2, cụ coi vượt như thế là chuẩn, vậy thì đi đường hẹp (các tỉnh lộ, các đường liên thôn, liên xã) thì người ta vượt thế nào? Khi đi đường có các làn chia tốc độ khác nhau thì vượt thế nào?
Em trả lời các câu hỏi của cụ như sau:
1. Việc vượt mà người đằng trước không biết, không chủ được nhường tránh gây nguy hiểm: Em đã minh hỏa ở post trước, cụ cần thì đọc lại.
2. Cụ nói luật, thì trước tiên cần tuân thủ các quy định của điều 14 Luật GTDT về cách vượt, cụ mang các quy chuẩn hay điểu khác ra nói trong khi những điều ghi rõ trong đó thì không thực hiện.
3. "Luật quy định xe phía trước không được phép
chuyển hướng mà không giảm tốc độ, không quan sát và không có tín hiệu báo trước, vậy xe phía trước gây nguy hiểm cho xe vượt ở làn khác bằng cách nào nếu không chuyển làn hoặc rẽ?"
Em đã nói rõ rồi, khi người sau ra tín hiệu, chứa cần biết người trước có nhận ra không? Có đồng ý không (giảm ga, nhường đường) đã vội lên thì việc người đằng trước có thế chuyển hướng, vào điểm mù, tránh chướng ngại vật là hoàn toàn có thể xảy ra.
4. "Còn tình huống xe phía trước phải tránh chướng ngại vật bất ngờ nên không có tín hiệu báo trước dẫn đến va chạm với xe ở làn khác, nếu các sự kiện được chứng minh đủ điều kiện rơi vào trường hợp “bất ngờ”, “bất khả kháng” thì xe phía trước vẫn vi phạm Luật GTĐB nhưng sẽ được miễn giảm xử phạt tùy mức độ hậu quả nặng nhẹ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý VPHC. Cụ không nên vơ đũa cả nắm ghép chung 2 trường hợp có quy định khác nhau vào để cường điệu hóa vấn đề".
Cái này là minh chứng rõ nhất cho việc tại sao người vượt phải chờ cho người đi trước nhận ra tín hiệu, và hồi đáp tín hiệu bằng hình thức giảm ga, tạt phải. Đi đúng luật, giảm thiểu khả năng tai nạn thì đâu cần phải phòng trừ vào trường hợp bất khả kháng với miễn giảm mà cụ nói nữa.
Sử dụng làn đường theo đúng quy định tại sao lại đáng lo ngại? Nó gây nguy hiểm cho tham gia giao thông và làm tăng tai nạn giao thông như thế nào? Mời cụ đưa ra 1 ví dụ thực tế để chứng minh. Cụ đã tham khảo cách đi của các nước văn minh rồi thì mời cụ trình bày, em nghĩ Luật GTĐB của ta chủ yếu dịch từ luật nước ngoài đó cụ.
Cụ đừng suy diễn máy móc, đây là trường hợp đường có nhiều làn và có vạch báo hiệu phân làn hẳn hoi cụ ạ, hai xe đi 2 làn khác nhau thì chỉ cần xe đi làn bên trái nhanh hơn làn bên phải là đúng luật. Luật quy định xe phía trước không được phép chuyển hướng mà không giảm tốc độ, không quan sát và không có tín hiệu báo trước, vậy xe phía trước gây nguy hiểm cho xe vượt ở làn khác bằng cách nào nếu không chuyển làn hoặc rẽ?
Còn tình huống xe phía trước phải tránh chướng ngại vật bất ngờ nên không có tín hiệu báo trước dẫn đến va chạm với xe ở làn khác, nếu các sự kiện được chứng minh đủ điều kiện rơi vào trường hợp “bất ngờ”, “bất khả kháng” thì xe phía trước vẫn vi phạm Luật GTĐB nhưng sẽ được miễn giảm xử phạt tùy mức độ hậu quả nặng nhẹ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý VPHC. Cụ không nên vơ đũa cả nắm ghép chung 2 trường hợp có quy định khác nhau vào để cường điệu hóa vấn đề.