[Funland] Theo các cụ trái đất là phẳng hay hình cầu ?

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Quả đất là 1 bề mặt gấp khúc có độ dốc từ cực bắc xuống cực nam. Những mảng nổi gọi là lục địa và được bao xung quanh bởi nước mặn. Ở những nơi bằng phẳng con người ta dễ dàng chia thành từng ô chữ nhật để tạo hình sắp số. Những con tàu mất tích hay những chiếc máy bay mất tích cho đến nay, vẫn không tìm thấy dấu vết là bởi chúng đã không đi theo hải trình hay đường bay định sẵn để đến với các lục địa mà lại đi ra ngoài đại dương bao la hay là bay vào không gian vô tận.
Còn nói nó hình cầu thì : Theo NASA, chu vi Trái đất tại đường xích đạo là khoảng 40.070, một ngày dài 24 giờ, hãy chia chu vi cho độ dài của một ngày, chúng ta sẽ có tốc độ quay ở xích đạo Trái đất là khoảng 1.670 km/h.
Quả thực như vậy thì rất khó để cho 1 chiếc máy bay hạ cánh đúng sân bay khi bay ngược chiều quay của trái đất, và cũng khó có chiếc máy bay dân dụng nào có thể bay vượt qua tốc độ quay của trái đất để đến đc sân bay cần đến ở khoảng cách gần hơn 1670km.
Và hãy khoan nói đến điều trên khi mà lực hút của trái đất không đủ để giữ 1 bước đi của 1 con kiến trong khi đại dương với khối lượng nước khổng lồ lại khg bị rơi sạch ra ngoài nếu như nó đích thực là 1 bề mặt cầu?
Thực sự em cũng khg cho là những gì ta đag nói là nhảm nhí, vì từ hàng thế kỷ trc tới h, chúng ta vẫn cố gắng tìm hiểu xem những gì quanh ta, nhưng càng tìm hiểu lại càng khó hiểu.
Cụ còm đai nhưng quên mất cái kiến thức cơ bản: Hệ kín
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,960
Động cơ
455,621 Mã lực
Tại mấy ông bà nghị gật trong Quốc hội Pháp năm 1791 công nhận rằng 1 mét bằng 1 phần 10 triệu khoảng cách từ xích đạo tới Bắc cực khi đo theo vòng tròn lớn. Nhà cháu tính 1 mét khác chứ không đồng ý với mấy ông bà nghị gật đó.
Cảm ơn cụ cho biết sự kiện năm 1791, có lần lâu lắm rồi tôi cũng nghe đến việc định nghĩa (quy ước đơn vị 1 mét) như thế. Nhưng như thế lại nảy sinh ra câu hỏi: tại sao các ông nghị (cứ cho là nhà khoa học địa lý) tại thời điểm đó biết chỗ nào là đường xích đạo, chỗ nào là Bắc cực? để đo được khoảng cách 1/2 độ dài của đường kinh tuyến là 1 vạn km.
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,800
Động cơ
230,715 Mã lực
Cảm ơn cụ cho biết sự kiện năm 1791, có lần lâu lắm rồi tôi cũng nghe đến việc định nghĩa (quy ước đơn vị 1 mét) như thế. Nhưng như thế lại nảy sinh ra câu hỏi: tại sao các ông nghị (cứ cho là nhà khoa học địa lý) tại thời điểm đó biết chỗ nào là đường xích đạo, chỗ nào là Bắc cực? để đo được khoảng cách 1/2 độ dài của đường kinh tuyến là 1 vạn km.
Thời 1791 chắc chưa có Google map để đo chính xác tọa độ rồi :)) Nhà cháu nghĩ chắc là đo bằng toán học
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
Mình thấy cái hội trái đất phẳng vs hội apollo giả sao giống nhau thế =))

Mà nếu cái apollo mà là giả thì anh cả Liên Xô của chúng ta đã lật tẩy để làm bẽ mặt nước Mẽo rồi.
Nếu Liên Xô cũng fake nốt thì 2 ông sẽ im hết. Giống vụ MH17, hai ông đều dính nên lại đổ cho nhau chút rồi im im hết.

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,417
Động cơ
1,020,660 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Em thấy chuẩn, vì phẳng thì mới phân lô bán nền dễ dàng chứ nhỉ, các cụ làm sao mua miếng đất cong được phỏng?
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Cảm ơn cụ cho biết sự kiện năm 1791, có lần lâu lắm rồi tôi cũng nghe đến việc định nghĩa (quy ước đơn vị 1 mét) như thế. Nhưng như thế lại nảy sinh ra câu hỏi: tại sao các ông nghị (cứ cho là nhà khoa học địa lý) tại thời điểm đó biết chỗ nào là đường xích đạo, chỗ nào là Bắc cực? để đo được khoảng cách 1/2 độ dài của đường kinh tuyến là 1 vạn km.
Ý tưởng về Trái Đất hình cầu xuất hiện trong triết học Hy Lạp cổ đại với Pythagoras (~570-495 TCN). Ý tưởng của ông dựa trên thực tế là ông đã chỉ ra rằng Mặt Trăng phải có dạng hình tròn bằng cách quan sát hình dạng của đường phân giới (đường nối giữa phần Mặt Trăng nằm ở phần sáng và phần Mặt Trăng nằm ở phần tối) khi nó di chuyển xuyên suốt chu kỳ quỹ đạo của nó. Pythagoras lập luận rằng nếu Mặt Trăng có dạng hình tròn thì Trái Đất cũng phải có dạng hình tròn. Sau đó, Anaxagoras (~500-428 TCN) đã xác định được nguyên nhân thực sự của nhật thực và nguyệt thực - và sau đó hình dạng bóng của Trái Đất lên Mặt Trăng khi nguyệt thực cũng được sử dụng làm bằng chứng cho thấy Trái Đất có dạng hình tròn.

Tuy nhiên, hầu hết những người theo chủ nghĩa tiền Socrates (470-399 TC) trong thế kỷ 6-5 TCN như Thales (~626-548 TCN), Leucippus (~thế kỷ 5 TCN), Democritus (~460-370 TCN), Anaximenes xứ Miletus (~586-526 TCN), Xenophanes xứ Colophon (~570-478 TCN) vẫn duy trì mô hình Trái Đất phẳng; Anaximander (~610-546 TCN) cho rằng Trái Đất có dạng hình trụ.

Đầu thế kỷ 4 TCN, Plato (~427-348 TCN) đã viết về Trái Đất hình cầu. Vào khoảng năm 330 TCN, học trò của ông là Aristotle (384-322 TCN) dù là một người theo thuyết địa tâm (và sau này là Ptolemy (~100-170)) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm thuyết phục về Trái Đất hình cầu, dựa trên những quan sát mà ông đã thực hiện với những chòm sao mà người ta có thể nhìn thấy trên bầu trời khi di chuyển ngày càng xa khỏi xích đạo. Trong khoảng 100 năm tiếp theo, Aristarchus xứ Samos (~310-230 TCN) và Eratosthenes (~276-194 TCN) với mô hình theo thuyết nhật tâm thực sự đã đo được kích thước của Trái Đất hình cầu (theo đơn vị đo lường Hy Lạp cổ đại) với độ chính xác khá cao. Aristarchus ước tính kích thước của Mặt Trời và Mặt Trăng so với kích thước Trái Đất. Ông cũng ước tính khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời và Mặt Trăng. Eratosthenes xác định chu vi Trái Đất khi làm thủ thư tại thư viện Alexandria.
Kiến thức về dạng hình cầu của Trái Đất dần dần bắt đầu lan rộng ra ngoài thế giới Hy Lạp hóa. Vào thời kỳ đầu của Nhà thờ Thiên Chúa giáo, quan điểm Trái Đất hình cầu đã được áp dụng rộng rãi, trừ một số ngoại lệ. Như thế, người ta đã biết Trái Đất là hình cầu quay quanh Mặt Trời, có hai cực Nam, Bắc và xích đạo từ khi đó chứ không phải mãi sau này mới biết.

Galileo Galilei (1564-1642) là người phát hiện ra gia tốc trọng trường để giải thích thời gian rơi của các vật thể nặng nhẹ khác nhau xuống mặt đất. Ông cũng cũng quan sát thấy tính đều đặn của chu kỳ dao động của con lắc và nhận thấy chu kỳ này phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.

Jean Picard (1620-1682) sử dụng phép đạc tam giác với 13 tam giác trong khảo sát đo cung dọc theo kinh tuyến Paris năm 1669-1670 từ Paris tới tháp đồng hồ Sourdon để đo khoảng cách của cung 1 độ trên bề mặt Trái Đất. Kết quả của ông quy đổi theo định nghĩa mét hiện đại cho kết quả xấp xỉ 110,46 km/1 độ theo kinh tuyến Paris, tương đương bán kính Trái Đất theo vòng tròn lớn nối xích đạo với Bắc cực R = 6.328,9 km (đo đạc ngày nay với Trái Đất hình phỏng cầu bẹt có R theo vòng tròn lớn này = 6.356,752 km và R theo vòng xích đạo là 6.378,137 km, nghĩa là sai số trong phép đo của Picard xấp xỉ 0,438%).
Năm 1671 ông đo chiều dài của con lắc chu kỳ 2 giây tại Đài thiên văn Paris và đề xuất gọi nó là bán kính thiên văn (rayon astronomique); tính theo đơn vị đo lường ngày nay thì chiều dài con lắc L xấp xỉ 1 m khi đặt ở địa điểm nằm trên vĩ độ 45. Tuy nhiên sau đó người ta phát hiện ra rằng chiều dài này thay đổi tùy theo từng địa điểm.

Christiaan Huygens (1629-1695) phát hiện ra rằng lực ly tâm làm cho gia tốc trọng trường biến đổi theo vĩ độ, làm cho Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo mà hình dạng gần đúng của nó là hình phỏng cầu bẹt. Ông cũng là người lập ra công thức toán học cho mối liên hệ giữa chiều dài con lắc và gia tốc trọng trường (chu kỳ của con lắc T ≈ 2*Pi*căn bậc hai của L/g với L là chiều dài con lắc, g là gia tốc trọng trường tại điểm đặt con lắc), với góc dao động rất nhỏ thì T gần như không phụ thuộc vào biên độ dao động, và nó có tính đẳng thời).

Năm 1790, Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord (1754-1838) đề xuất 1 mét bằng chiều dài con lắc chu kỳ 2 giây đặt ở địa điểm nằm tại vĩ độ 45. Tuy nhiên, một ủy ban của Viện Hàn lâm khoa học Pháp bao gồm các nhà khoa học Jean-Charles de Borda (1733-1799), Joseph-Louis Lagrange (1736-1813), Pierre-Simon Laplace (1749-1827), Gaspard Monge (1746-1818), Nicolas de Condorcet (1743-1794) lại quyết định 1 mét bằng 1 phần 10 triệu khoảng cách từ xích đạo tới Bắc cực theo kinh tuyến đi qua Paris. Năm 1791 Quốc hội Pháp thông qua quy định này.
Từ năm 1792 tới năm 1798 Viện Hàn lâm khoa học Pháp cử một đoàn khảo sát do Jean Baptiste Joseph Delambre (1749-1822) và Pierre Méchain (1744-1804) chỉ huy để đo khoảng cách từ một tháp chuông ở Dunkirk (tỉnh Nord, miền bắc Pháp) tới lâu đài Montjuic ở Barcelona nằm dọc trên cùng một kinh tuyến với điện Panthéon (quận 5, Paris) nhằm xác định xem 1 mét có độ lớn chính xác là như thế nào. Cả điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường này đều có thể đo đạc ở cao độ 0 m (mực nước biển), cũng như cung đường này nằm xấp xỉ ở đoạn giữa của cung 1/4 nối Bắc cực với xích đạo nên ảnh hưởng của độ bẹt của Trái Đất (thời điểm đó người ta đã biết Trái Đất là hình phỏng cầu bẹt, với độ bẹt khi đó xác định bằng 1/334, giá trị độ bẹt xác định hiện nay là 1/298,257222101) gần như bị triệt tiêu. Năm 1799, trên cơ sở số liệu đạc tam giác do đoàn khảo sát nói trên đo đạc, một ủy ban bao gồm Johann Georg Tralles (1763-1822), Jean Henri van Swinden (1746-1823), Adrien-Marie Legendre (1752-1833) và Jean-Baptiste Delambre đã tính toán từ khoảng cách Dunkirk - Barcelona để ngoại suy ra khoảng cách từ Bắc cực tới xích đạo. Khoảng cách Bắc cực - xích đạo ngoại suy từ khoảng cách Dunkirk - Barcelona là 5.130.740 toise (đơn vị đo lường được sử dụng khi đó của Pháp). 1 mét được định nghĩa bằng 0,513074 toise và người ta đúc một thanh kim loại với chiều dài xấp xỉ với định nghĩa này để đặt trong Lưu trữ Quốc gia Pháp vào ngày 22-6-1799 như là mẫu 1 mét tiêu chuẩn để lưu giữ lâu dài.
 
Chỉnh sửa cuối:

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
905
Động cơ
59,077 Mã lực
Tuổi
44
Quả đất là 1 bề mặt gấp khúc có độ dốc từ cực bắc xuống cực nam. Những mảng nổi gọi là lục địa và được bao xung quanh bởi nước mặn. Ở những nơi bằng phẳng con người ta dễ dàng chia thành từng ô chữ nhật để tạo hình sắp số. Những con tàu mất tích hay những chiếc máy bay mất tích cho đến nay, vẫn không tìm thấy dấu vết là bởi chúng đã không đi theo hải trình hay đường bay định sẵn để đến với các lục địa mà lại đi ra ngoài đại dương bao la hay là bay vào không gian vô tận.
Còn nói nó hình cầu thì : Theo NASA, chu vi Trái đất tại đường xích đạo là khoảng 40.070, một ngày dài 24 giờ, hãy chia chu vi cho độ dài của một ngày, chúng ta sẽ có tốc độ quay ở xích đạo Trái đất là khoảng 1.670 km/h.
Quả thực như vậy thì rất khó để cho 1 chiếc máy bay hạ cánh đúng sân bay khi bay ngược chiều quay của trái đất, và cũng khó có chiếc máy bay dân dụng nào có thể bay vượt qua tốc độ quay của trái đất để đến đc sân bay cần đến ở khoảng cách gần hơn 1670km.
Và hãy khoan nói đến điều trên khi mà lực hút của trái đất không đủ để giữ 1 bước đi của 1 con kiến trong khi đại dương với khối lượng nước khổng lồ lại khg bị rơi sạch ra ngoài nếu như nó đích thực là 1 bề mặt cầu?
Thực sự em cũng khg cho là những gì ta đag nói là nhảm nhí, vì từ hàng thế kỷ trc tới h, chúng ta vẫn cố gắng tìm hiểu xem những gì quanh ta, nhưng càng tìm hiểu lại càng khó hiểu.
Em nghĩ với người có kiến thức vật lý gần như bằng 0 như cụ thì ko nên tranh luận tiếp ạ. Còn nếu cụ troll cho vui thì em nghĩ nó cũng đến giới hạn của sự vui vẻ rồi ;))
 

căngthẳng

Xe điện
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,419
Động cơ
354,224 Mã lực
Tác giả tiêm 4 mũi
chur thớt chắc 4x2
 

anhthuong1

Xe máy
Biển số
OF-390159
Ngày cấp bằng
2/11/15
Số km
68
Động cơ
238,308 Mã lực
Mùi giống bọn pháp luân công. Một lũ ngu.
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Em nghĩ với người có kiến thức vật lý gần như bằng 0 như cụ thì ko nên tranh luận tiếp ạ. Còn nếu cụ troll cho vui thì em nghĩ nó cũng đến giới hạn của sự vui vẻ rồi ;))
Quan điểm của cụ là của cụ, cứ yên tâm giữ lấy, và tất nhiên quan điểm của em thì cụ cũng khg thể thay đổi đc. Lịch sử lật sang trang thì đúng lại thành sai.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Em nghĩ với người có kiến thức vật lý gần như bằng 0 như cụ thì ko nên tranh luận tiếp ạ. Còn nếu cụ troll cho vui thì em nghĩ nó cũng đến giới hạn của sự vui vẻ rồi ;))
Quan điểm của cụ là của cụ, cứ yên tâm giữ lấy, và tất nhiên quan điểm của em thì cụ cũng khg thể thay đổi đc. Lịch sử lật sang trang thì đúng lại thành sai.
Em dự cụ thớt sẽ có còm nội dung thế này. Thêm phát nữa là; không bàn đúng sai :))
 
  • Vodka
Reactions: cod

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
905
Động cơ
59,077 Mã lực
Tuổi
44
Quan điểm của cụ là của cụ, cứ yên tâm giữ lấy, và tất nhiên quan điểm của em thì cụ cũng khg thể thay đổi đc. Lịch sử lật sang trang thì đúng lại thành sai.
Thì cụ cứ việc giữ quan điểm đó, nhưng cụ đừng tuyên truyền hay gây ảnh hưởng tới thế hệ sau là đc rồi mà :))
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Thì cụ cứ việc giữ quan điểm đó, nhưng cụ đừng tuyên truyền hay gây ảnh hưởng tới thế hệ sau là đc rồi mà :))
Em google thì thế này :D

Khi tranh luận đến một vấn đề khó, việc người khác chuyển sang câu không bàn đúng sai có thể có một số nguyên nhân:

  1. Thiếu thông tin: Có thể các bên tranh luận thiếu thông tin hoặc hiểu biết về vấn đề đó, dẫn đến khó khăn trong công việc đưa ra các luận điểm cụ thể và chính xác.
  2. Tính kiên định ý kiến kiến trúc: Có thể có sự kiên định về quan điểm, giá trị, hoặc trải nghiệm giữa các bên, khiến cho việc đạt được sự đồng thuận trở thành nên khó khăn.
  3. Vấn đề phức tạp: Một số vấn đề có thể phức tạp đến mức không thể đưa ra một câu trả lời đúng hoặc một cách rõ ràng. Trong trường hợp này, việc thảo luận có thể diễn ra dựa trên sự hiểu biết và quan điểm cá nhân.
  4. Không đạt được mục tiêu: Mục tiêu của các bên trong cuộc thảo luận có thể không phải là công việc đưa ra một câu trả lời rõ ràng về đúng hoặc sai, mà là việc thảo luận và trao đổi ý kiến kiến trúc để tìm ra các phương pháp giải quyết quyết định hoặc hiểu biết sâu hơn về vấn đề.
  5. Sự thật phê bình xã hội: Một số người có thể tránh việc chứng minh ai đúng ai sai vì sợ bị đánh giá hoặc phê bình xã hội, thay vào đó họ tập trung vào việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Tóm lại, việc chuyển sang không bàn về sai trong tranh luận có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự thiếu thông tin, kiên cố ý kiến, tính phức tạp của vấn đề, mục tiêu của tranh luận, và ứng dụng kích hoạt xã hội.

Khi tranh luận đến một vấn đề khó, việc người khác hay lồng ghép quan điểm cá nhân có một số nguyên nhân:
  1. Bảo vệ quan điểm cá nhân: Khi cảm thấy quan điểm của mình bị đe dọa, người ta có xu hướng xây dựng quan điểm cá nhân để bảo vệ nó.
  2. Thiếu thông tin: Khi không có đủ thông tin để hỗ trợ hoặc giải quyết thích hợp cho quan điểm của mình, người ta có thể tổng hợp quan điểm cá nhân để tạo ra một lối thoát.
  3. Khó khăn trong lý do: Khi không thể dựa vào lý trí hoặc logic để hỗ trợ quan điểm của mình, người ta thường dựa vào cảm xúc hoặc trực giác, dẫn đến việc xây dựng quan điểm cá.
  4. Tính cá nhân hóa: Một số người lồng ghép quan điểm cá nhân vì họ tin rằng quan điểm của họ là duy nhất và không thể thay đổi.
Tuy nhiên, việc xây dựng quan điểm cá nhân trong cuộc tranh luận có thể gây ra sự không hiểu biết, gây mất lòng tin và làm suy giảm chất lượng của cuộc tranh luận.
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
905
Động cơ
59,077 Mã lực
Tuổi
44
Em google thì thế này :D

Khi tranh luận đến một vấn đề khó, việc người khác chuyển sang câu không bàn đúng sai có thể có một số nguyên nhân:

  1. Thiếu thông tin: Có thể các bên tranh luận thiếu thông tin hoặc hiểu biết về vấn đề đó, dẫn đến khó khăn trong công việc đưa ra các luận điểm cụ thể và chính xác.
  2. Tính kiên định ý kiến kiến trúc: Có thể có sự kiên định về quan điểm, giá trị, hoặc trải nghiệm giữa các bên, khiến cho việc đạt được sự đồng thuận trở thành nên khó khăn.
  3. Vấn đề phức tạp: Một số vấn đề có thể phức tạp đến mức không thể đưa ra một câu trả lời đúng hoặc một cách rõ ràng. Trong trường hợp này, việc thảo luận có thể diễn ra dựa trên sự hiểu biết và quan điểm cá nhân.
  4. Không đạt được mục tiêu: Mục tiêu của các bên trong cuộc thảo luận có thể không phải là công việc đưa ra một câu trả lời rõ ràng về đúng hoặc sai, mà là việc thảo luận và trao đổi ý kiến kiến trúc để tìm ra các phương pháp giải quyết quyết định hoặc hiểu biết sâu hơn về vấn đề.
  5. Sự thật phê bình xã hội: Một số người có thể tránh việc chứng minh ai đúng ai sai vì sợ bị đánh giá hoặc phê bình xã hội, thay vào đó họ tập trung vào việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Tóm lại, việc chuyển sang không bàn về sai trong tranh luận có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự thiếu thông tin, kiên cố ý kiến, tính phức tạp của vấn đề, mục tiêu của tranh luận, và ứng dụng kích hoạt xã hội.

Khi tranh luận đến một vấn đề khó, việc người khác hay lồng ghép quan điểm cá nhân có một số nguyên nhân:
  1. Bảo vệ quan điểm cá nhân: Khi cảm thấy quan điểm của mình bị đe dọa, người ta có xu hướng xây dựng quan điểm cá nhân để bảo vệ nó.
  2. Thiếu thông tin: Khi không có đủ thông tin để hỗ trợ hoặc giải quyết thích hợp cho quan điểm của mình, người ta có thể tổng hợp quan điểm cá nhân để tạo ra một lối thoát.
  3. Khó khăn trong lý do: Khi không thể dựa vào lý trí hoặc logic để hỗ trợ quan điểm của mình, người ta thường dựa vào cảm xúc hoặc trực giác, dẫn đến việc xây dựng quan điểm cá.
  4. Tính cá nhân hóa: Một số người lồng ghép quan điểm cá nhân vì họ tin rằng quan điểm của họ là duy nhất và không thể thay đổi.
Tuy nhiên, việc xây dựng quan điểm cá nhân trong cuộc tranh luận có thể gây ra sự không hiểu biết, gây mất lòng tin và làm suy giảm chất lượng của cuộc tranh luận.
Cụ ấy kiến thức vật lý gần như bằng 0 mà cứ thích lôi vật lý ra tranh luận. Em nản lắm! ;))
 

Namsilver

Xe buýt
Biển số
OF-535307
Ngày cấp bằng
3/10/17
Số km
572
Động cơ
589,185 Mã lực
Dài quá em lười đọc, thế tóm lại là ý cụ thớt là thế giới phẳng và cần các cụ khác phản biện hay cụ tin là thế giới tròn và mong các cụ phản biện lại cái ý cụ fw tạo thớt?

Còn em thì theo ông Google earth là hình tròn ạ :))
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,841
Động cơ
379,362 Mã lực
Em đoán người viết bài hơi lẫn lộn giữa "nhồi sọ" và "kiến thức nền". Còn việc tin cậy vào điều gì từ "vật chất" lẫn "tinh thần" đều là lựa chọn tự nguyện của cá nhân. Kẻ nào mà lôi kéo, thuyết phục người khác để có cùng niềm tin như mình là kẻ điên.
Ví dụ: Ông tin trái đất dẹt mà không phải hình cầu thì ông cứ làm các công việc hàng ngày khác với qui luật tự nhiên hay hoài bão cá nhân theo nguyên lý đó...Chả ai cấm cản. Cụ thể như mùa hè mặt trời đứng bóng rất nóng là sai, phải lạnh cơ nên cứ mặc áo phao lông vịt cũng có ai cấm đâu? Hay hiện tượng khí hậu có gió lạnh thổi từ 2 bán cầu bắc xuống vùng xích đạo là không đúng nên ta cứ chăn nuôi, trồng trọt theo cách của ta, ứng với mùa vụ của ta....miễn thu hoạch tốt, đủ sống là ok. Các hoạt động công nghiệp về khí tượng hay qui luật vật lý khác cũng vậy...cứ theo cách ta hiểu mà làm, quan tâm gì đến lực hấp dẫn, quán tính.....có ai cấm đâu ? Như trong phim trưởng Hồng Kông ý. Oánh nhau , bay lượt thoải mái...vẫn đầy ng xem đấy thây !!!
 
  • Vodka
Reactions: cod

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,838
Động cơ
46,749 Mã lực
Tuổi
48
Cụ ấy kiến thức vật lý gần như bằng 0 mà cứ thích lôi vật lý ra tranh luận. Em nản lắm! ;))
Em thì thấy anh em bên Tây khá là giỏi nên dùng nhiều xảo thuật tài tình để khiến có người tin những điều tưởng chừng rất vô lý, món trái đất phẳng này là 1 ví dụ.
Thực ra là em thấy phục họ, trí tuệ ko tầm thường nên mình như đổ cho họ "thâm" chứ thực tế thì họ hơn mình.

Gửi các cụ mẩu chuyện làm em cười suốt :

"Hiệu ứng lồng chim" - Đơn giản hóa

Nhà tâm lý học người Mỹ William James cá cược với người bạn Carlson rằng sẽ khiến ông phải nuôi một con chim. Carlson không tin, lý do bởi ông chưa bao giờ thích nuôi chim.

Ngày sinh nhật sinh nhật Carlson, James tặng ông một chiếc lồng chim trống không. Những ngày sau đó, vị khách nào đến chơi cũng hỏi: "Con chim của ngài đâu? Nó chết rồi à?". Nghe hỏi mãi, giải thích không xuể, cuối cùng, Carlson đành mua một con chim bỏ vào lồng.

Hiệu ứng này chỉ ra một điều, áp lực theo đuổi sự hoàn hảo cũng như áp lực từ những người xung quanh có thể thúc đẩy chúng ta thu nhận nhiều thứ hơn chúng ta cần trong cuộc sống. Càng đeo đuổi và đáp ứng những kỳ vọng của người khác, bạn càng xa rời hạnh phúc. Do đó, đơn giản hóa cuộc sống, tránh bận tâm quá nhiều đến việc người khác đánh giá giúp bạn hạnh phúc hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top