Riêng về vụ ethylene oxide của mì Omachi thì có mấy thông tin cho các cụ tham khảo"
1. Ethylene Oxide (EO) là chất khí dùng để diệt khuẩn trong dụng cụ y tế, dược phẩm và 1 vài thực phẩm. Do tính chất thẩm thấu tốt và tác dụng lâu, nó rất hữu dụng khi cần thời gian bảo quản dài. Trong thực phẩm khô, Ethylene Oxide thường có 1 chút dư lượng trong gia vị, hạt (hạt dẻ, điều rang...), rau quả sấy vv
2. Thế giới nhất trí là Ethylene Oxide có khả năng gây ung thư ở mức 1/1 triệu (1 triệu người ăn thì 1 người có khả năng phát ung thư) và đều giới hạn hàm lượng Ethylene Oxide trong thực phẩm. Nhưng quy định các nước rất khác nhau, thậm chí chênh lệch 1 trời 1 vực:
3. EU giới hạn lượng EO trong thực phẩm là 0,01ppm (0,01mg trên 1kg). Đây là mức độ thấp không tưởng, thực tế bằng 0. Đầu năm 2021, lô gạo ST25 của Việt nam xuất sang Bỉ phải thu hồi vì có hàm lượng EO là 0,19ppm.
4. Trước tháng 6/2018, quy định của EU là 1ppm, sau đó mới nâng lên 100 lần thành 0,01ppm. Như vậy lô gạo ST25 nói trên, nếu xuất sang EU vào năm 2018 thì thoải mái, nhưng năm 2021 thì không được.
5. Một điều chắc nhiều cụ sẽ rất bất ngờ: Ngược với EU, Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) rất thoáng với EO. Tiêu chuẩn EO của Bắc Mỹ là 7ppm. Thậm chí với sản phẩm hạt dẻ khô, FDA Mỹ còn rộng rãi đến mức chấp nhận mức 50ppm. Tiêu chuẩn này thấp hơn đến 700 lần so với EU.
6. Như vậy, giới hạn mức Ethylene Oxide trong thực phẩm ngay ở các nước phát triển là rất khác nhau, và có thể nhìn thấy đằng sau đó ngoài ý nghĩa bảo vệ sức khỏe là thấp thoáng các ý đồ thương mại - chính trị. Ethylene Oxide thường dùng cho các sản phẩm có nhu cầu bảo vệ dài, còn khi bảo vệ ngắn thì chỉ cần dùng rất ít hoặc dùng các chất khác "lành" hơn. Vô hình chung quy định này sẽ nâng đỡ các sản phẩm địa phương, vì các sản phẩm sản xuất tại chỗ nói chung có thời gian quay vòng ngắn hơn nhiều so với hàng nhập khẩu, và do đó không cần Ethylene Oxide để bảo quản.
7. Trong khi Mỹ đặt giới hạn EO trong thực phẩm là 7ppm, EU là 0,01ppm thì Đài loan bác bỏ thẳng thừng EO, nghĩa là mức độ cho phép EO trong thực phẩm của Đài loan bằng 0. Đây là quy định ngặt nghèo nhất thế giới.
8. Mỳ ăn liền Omachi xuất sang Đài loan bị tiêu hủy vì có EO. Chúng ta không biết hàm lượng bao nhiêu vì theo quy định của Đài loan, chỉ cần "có" là bị loại nên không cần công bố hàm lượng. Nhưng nên chú ý rằng, cùng vi phạm đợt này còn có 1 loạt các sản phẩm của Hàn quốc, Nhật, Philippines và Ấn độ. Kể cả mỳ ăn liền phổ biến nhất Hàn quốc là Jin Ramen cũng nằm trong danh sách phải thiêu hủy.
9. Việc Đài loan nâng tiêu chuẩn giới hạn Ethylene Oxide trong thực phẩm lên 0 là khá bất thường. Có ý kiến cho rằng sau khi Đài mua loạt vũ khí Mỹ năm 2021, Trung quốc cấm vận hàng tiêu dùng của Đài khiến các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói Đài loan mất doanh thu. Để mở thêm đầu ra cho các nhà sản xuất thực phẩm trong nước, Chính phủ Đài loan đã ra quy định mới cho hàm lượng các chất bảo quản, trong đo Ethylene Oxide bị nâng cao nhất đến 0 ppm. Với quy định này, coi như đa số các thực phẩm có gia vị như mỳ ăn liền của nước ngoài hết cửa vào Đài loan.
Đây là các thông tin hoàn toàn trung lập về Ethylene Oxide trong thực phẩm. Tôi cung cấp để các cụ có cái nhìn đa chiều khi lựa chọn.