[Thảo luận] Thế nào là lỗi "Đi sai phần đường quy định"?

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Chẳng có gì mới. Cách chém của kụ chẳng có cơ sở. Chỉ thấy kụ nói người khác sai chỗ này chỗ nọ, nhưng không thấy kụ nêu dẫn chứng để diễn giải cho quan điểm của kụ.
Chính vì vậy kụ nên lập thớt riêng, nêu quan điểm của kụ cho rõ ràng. Chém vào thớt người khác làm loãng thớt đó ra.
Đúng là chẳng có gì mới, ngay cả trong cách tư duy của cụ. Chỉ ra cái sai của cụ chính là thể hiện quan điểm của em về kết luận thế nào là phần đường của cụ là chưa đúng. Từ đó dẫn tới cách hiểu không đúng "thế nào là lỗi đi không đúng phần đường quy định".

Tất nhiên hiểu như thế nào là tùy mỗi người và nhận thức cũng cần có quá trình. Về tâm lý ai cũng muốn "quan điểm của cụ là đúng" vì sẽ giảm bởt được mức xử lý khi vi phạm. Nhưng không nên áp cái mong muốn đó vào cách lập luận của mình. Tại sao cụ lại sợ cái thớt cụ loãng khi có người chém khác quan điểm của cụ? mà không phản bác lại các quan điểm của em để chứng minh là minh đúng.

Riêng về khái niệm thế nào là "phần đường" xin tranh luận với cụ một lần cuối.

Để hiểu thế nào là "phần đường" chỉ cần đọc kỹ khái niệm "phần đường xe chạy" đã được nên rõ trong quy chuẩn 41:

"4.16. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại;"
Cụ lưu ý cụ từ "Phần đường xe chạy" được in nghiêng để chứng tỏ khái niệm được định nghĩa ở đây là "phần đường xe chạy" chứ không chỉ là "phần đường".

Trong khái niệm này cụm từ "là phần của đường bộ" chính là giải thích cho hai chữ "phần đường". Còn cụm từ "các phương tiện giao thông qua lại" chính là hai từ "xe chạy". Với cách hiểu như vậy khái niệm trên co thể diên tả theo một số cách như sau:
- "4.16. Phần đường xe chạyphần đường được sử dụng cho xe chạy;"
- "4.16. Phần đường xe chạyphần của đường bộ được sử dụng cho xe chạy;"
- "4.16. Phần đường xe chạyphần đường được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại;"
và diễn tả đầy đủ là
"4.16. Phần đường xe chạyphần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại;"

Nếu lập luật của cụ đúng củ thử chỉ ra lập luận trên sai ở điểm nào?
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Cháu hóng vụ này.
Qua các bài cháu thấy cụ pnew soi vào Trích dẫn #1 của cụ sgb345 nhiều nhất. Cứ cho là thêm chữ xe chạy, thì cháu thấy Trích dẫn #1 cũng ko quan trọng bằng Trích dẫn #2,3,4. Cháu hiểu là qua đây, cụ sgb đã tìm tất cả các câu chữ có từ "phần đường" trong luật, và suy ra phần đường chỉ bao gồm phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, và người đi bộ.

Cụ pnew có thể cho 1 vài ví dụ về sai phần đường ko? Như cháu thấy trên OF, trường hợp đè vạch liền, lấn sang chiều đi ngược (ở đường 2 chiều), toàn bị nói lỗi "sai phần đường". Như vậy thì chỗ nào trong luật chia "phần đường xe chạy" thành "hai phần đường" ngược chiều nhau?
Cụ phân tích cái "phần đường xe chạy" cháu thấy cũng chả có gì sai. Nhưng chốt lại sau khi phân tích luật, là rút ra được "như nào là sai phần đường, phần đường nó là cái gì", chứ cháu nghĩ ko nên phản bác lại câu chữ rồi ko kết luận được gì như vậy.

Cháu ko có ý bênh vực cụ nào, vì 2 cụ nhìn là biết già làng rồi :D
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Lâu lâu rồi mới đọc lại topic này, cá nhân em vẫn không cùng quan điểm với cụ Sgb45 về việc sai phần đường. Ngày xưa em nhớ là em đã tìm ra đoạn trích dần đấy, nhưng quên béng mấy không đưa lên.

Nhưng túm lại, nếu đường mà chỉ có 2 chiều ngược nhau, được phân cách bằng vạch liền rộng 10cm, thì nếu đè vạch mà quá sang đường chiều ngược lại, chắc chấn là lỗi sai phần đường qui định
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Chào cụ sgb 345
Qua ý kiến của cụ đưa ra thì em có ý kiến thế này cụ nghiên cứu nhé .
1- theo luật giao thông đường bộ thì lỗi chèn vạch liền thì coi như vi phạm, trên các cung đường quốc lộ đoạn nào cấm vượt thường được biểu thì vạch liền như( vào khúc cua, đoạn đường hẹp hoặc đoạn đường có nhiều nguy hiểm rình rập) . Nếu cụ đi hai bánh sang làn ngược lại xxx thổi cụ sai làn là không đúng mà chuẩn phải gọi là (lấn làn), còn thổi cụ chèn vạch thì cũng không sai vì cụ phải chèo qua vạch liền cụ mới sang làn ngược lại được chứ. Vì theo luật vạch liền nó chính là dải phân cách mềm. Tất nhiên không phải lúc nào cũng chấp hành, ví như em đi trên đường nghi tàm, âu cơ đều là vạch liền nhưng vì đường đông xe máy chạy ẩu ra giữa đường nếu như không đè vạch thì tai nạn là không tránh khỏi. Cho nên ở đây em thấy xxx cũng thông cảm nên không bắt lỗi đè vạch ở quãng nào. Đề nghị các cụ cho ý kiến phản hồi nhé, em lái mới nên muốn lăng nghe và cầu thị, cảm ơn các cụ ợ.
Cái bôi đâm cụ nhé, như thế là ngụy biện. Luật là luật cụ nhé, không có chuyện thông cảm nên bắt đè vạch ở quãng nào cả.

Cứ cho là cụ tránh xe máy đi, nhưng khi cụ lấn cái vạch sang hướng ngược lại, thì nguy cơ va chạm với xe hướng ngược lại cũng tăng lên. Còn xe máy họ chạy ra giữa đường không phải là ẩu, vì đường không của riêng ô tô, họ hoàn toàn có thể chạy ở chỗ nào họ thích (theo đúng chiều đi và trong phần đường bên phải). Chỉ có một cách duy nhất là cụ đệm phanh lại và chạy sau xe máy, bên trong vạch liền
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cháu hóng vụ này.
Qua các bài cháu thấy cụ pnew soi vào Trích dẫn #1 của cụ sgb345 nhiều nhất. Cứ cho là thêm chữ xe chạy, thì cháu thấy Trích dẫn #1 cũng ko quan trọng bằng Trích dẫn #2,3,4. Cháu hiểu là qua đây, cụ sgb đã tìm tất cả các câu chữ có từ "phần đường" trong luật, và suy ra phần đường chỉ bao gồm phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, và người đi bộ.

Cụ pnew có thể cho 1 vài ví dụ về sai phần đường ko? Như cháu thấy trên OF, trường hợp đè vạch liền, lấn sang chiều đi ngược (ở đường 2 chiều), toàn bị nói lỗi "sai phần đường". Như vậy thì chỗ nào trong luật chia "phần đường xe chạy" thành "hai phần đường" ngược chiều nhau?
Cụ phân tích cái "phần đường xe chạy" cháu thấy cũng chả có gì sai. Nhưng chốt lại sau khi phân tích luật, là rút ra được "như nào là sai phần đường, phần đường nó là cái gì", chứ cháu nghĩ ko nên phản bác lại câu chữ rồi ko kết luận được gì như vậy.

Cháu ko có ý bênh vực cụ nào, vì 2 cụ nhìn là biết già làng rồi :D
Phần đường nó là cái gì? nó chính là "phần của đường bộ"


Nếu cụ thấy cách giải thích "phần đường là phần của đường bộ" là đúng thì cụ cứ thay vào các # của cụ sbg thì sẽ thấy ngay nghĩa của các câu đó như thế nào:
"2- Dải phân cách gắn giữa đường không chia mặt đường thành hai "phần của đường bộ" cho 2 chiều xe chạy riêng biệt.
Dải phân cách giữa chỉ chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt.
---> "phần của đường bộ" không phải là một hoặc các làn đường của chỉ một hướng di chuyển.
3- Luật không quy định chia mặt đường cho 2 chiều xe chạy ra thành 2 "phần của đường bộ" khác nhau.
4- Luật có chia ra ""phần của đường bộ" dành cho xe cơ giới" (*1) và ""phần của đường bộ" dành cho xe thô sơ" (*2), được phân cách bởi Dải phân cách." (cái sai chính là từ "chia ra" nên hiểu chỉ có phần được bộ này)
# 4 phải đính chính lại là : "4- Luật có định nghĩa/mô tả ""phần của đường bộ" dành cho xe cơ giới" (*1) và ""phần của đường bộ" dành cho xe thô sơ" (*2), được phân cách bởi Dải phân cách."
Còn thế nào là "đi không đúng phần đường quy định"? có nghĩa là "đi không đúng phần của đường bộ được quy định bới luật".
Ví dụ trong trường hợp lấn đè vạch liền, sang chiều đi ngược (ở đường 2 chiều) thì phải hiểu thế nào?
Trước tiên thông nhât với nhau rằng cái vạch liền đó vạch cấm vượt. Và trong định nghĩa của vạch cấm vượt quy địnhphần của đường bộ bên kia vạch đó là không được đi vào. Nếu vi phạm thì vi phạm "đi không đúng phần của đường bộ được quy định".
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Ví dụ trong trường hợp lấn đè vạch liền, sang chiều đi ngược (ở đường 2 chiều) thì phải hiểu thế nào?
Trước tiên thông nhât với nhau rằng cái vạch liền đó vạch cấm vượt. Và trong định nghĩa của vạch cấm vượt quy địnhphần của đường bộ bên kia vạch đó là không được đi vào. Nếu vi phạm thì vi phạm "đi không đúng phần của đường bộ được quy định".
Cháu tìm được trong Quy chuẩn 41

Đối với đường có tốc độ >60km/h
- Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;
Đối với đường có tốc độ < 60km/h
a) Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.
Vậy cụ tìm ở chỗ nào vạch liền là vạch cấm vượt thế???

Cháu chỉ tìm thấy 1 cái:
- Hai vạch liền vàng song song: Khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu. Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở lại; bên có đường vàng đứt khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép vượt xe và quay đầu; (vạch này của đường > 60km/h)
Vạch này trên đường cháu thấy hiếm khi có, hình như ở trên cầu Vĩnh Tuy có thì phải. Còn đường quốc lộ cháu chưa thấy bao giờ.

Và cụ nói:
Và trong định nghĩa của vạch cấm vượt quy định rõ phần của đường bộ bên kia vạch đó là không được đi vào.
Cháu nghĩ cấm vượt là cấm xe sau vượt xe trước, có liên quan gì tới việc luồng xe ngược chiều là ko được đi vào đâu. Trong trường hợp làn xe bên mình đang đi đủ rộng, 2 xe vẫn vượt nhau được mà ko phải đè sang làn ngược chiều bên kia, thì khi vượt xe, kể cả ko lấn sang làn ngược chiều, cũng ko được vượt. Đâu phải vạch đó sinh ra nhằm ý nghĩa cấm vượt <=> không được đè sang làn ngược chiều.. Cấm vượt là cấm vượt chứ nhỉ.

Như vậy, nếu theo cháu phân tích, thì vạch đó (vạch đó là vạch liền trắng 10cm hay gặp ngoài đường nhé) ko cấm vượt, và làn đường ngược chiều cũng chả cấm đi vào. Như thế nếu lấn sang, thì chỉ bị lỗi đè vạch liền thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Cháu tìm được trong Quy chuẩn 41

Như vậy, nếu theo cháu phân tích, thì vạch đó (vạch đó là vạch liền trắng 10cm hay gặp ngoài đường nhé) ko cấm vượt, và làn đường ngược chiều cũng chả cấm đi vào. Như thế nếu lấn sang, thì chỉ bị lỗi đè vạch liền thôi.
Cụ Cracking nhớ là xe phải đi về bên phải theo chiều đi của mình. Cái này qui định trong luật , em chỉ không nhớ là điều bao nhiêu thôi. Nên với trường hợp của cụ, vạch liền trắng chia đường làm 2 phần:

- Đi về phía bên phải theo chiều đi
- Vạch liền chi đường làm 2 phần ngược chiều nhau
- Vạch liền cấm đè

---> Cụ k được đè vạch, k được đi sang phần đường ngược chiều, và nếu muốn vượt thì chỉ được vượt trong phần bên phải theo chiều đi (nếu chiều đó đủ rộng)
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cháu tìm được trong Quy chuẩn 41

Đối với đường có tốc độ >60km/h


Đối với đường có tốc độ < 60km/h


Vậy cụ tìm ở chỗ nào vạch liền là vạch cấm vượt thế???

Cháu chỉ tìm thấy 1 cái:

Vạch này trên đường cháu thấy hiếm khi có, hình như ở trên cầu Vĩnh Tuy có thì phải. Còn đường quốc lộ cháu chưa thấy bao giờ.

Và cụ nói:
Cháu nghĩ cấm vượt là cấm xe sau vượt xe trước, có liên quan gì tới việc luồng xe ngược chiều là ko được đi vào đâu. Trong trường hợp làn xe bên mình đang đi đủ rộng, 2 xe vẫn vượt nhau được mà ko phải đè sang làn ngược chiều bên kia, thì khi vượt xe, kể cả ko lấn sang làn ngược chiều, cũng ko được vượt. Đâu phải vạch đó sinh ra nhằm ý nghĩa cấm vượt <=> không được đè sang làn ngược chiều.. Cấm vượt là cấm vượt chứ nhỉ.

Như vậy, nếu theo cháu phân tích, thì vạch đó (vạch đó là vạch liền trắng 10cm hay gặp ngoài đường nhé) ko cấm vượt, và làn đường ngược chiều cũng chả cấm đi vào. Như thế nếu lấn sang, thì chỉ bị lỗi đè vạch liền thôi.
Đang nói thế nào là "phần đường" và thế nào là "đi không đúng phần đường quy định" thì cụ lại chuyển sang vạch. Đã nói là "Trước tiên thông nhât với nhau rằng cái vạch liền đó vạch cấm vượt." tức là giả sử đó là vạch cấm vượt.

Có 3 loại vạch cấm vượt mà cụ đọc có 1, cụ đọc thêm 2 gạch đầu dòng tiếp theo.

Ngay cả các vạch liền mà cụ trích cụ thử đọc kỹ xem nó có quy định "phần đường" hay goi chính xác là "phần của đường bộ" ở bên kia vạch cụ không được đi vào không (cụ đừng nói là phải có từ "không được đi vào" thì mới không được đi vào nhé)
Ví dụ "Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch." Nó không mô tả là là không mô tả là phần bên kia cụ không được đi vào nhưng lại mô tả rằng cụ không được đi vào phần của đường bộ dành cho xe ngược chiều. Cụ chỉ được đi vào phần đường ngược chiều trong một một vài trường hợp với các điều kiện cụ thể trong đó luôn có một điều kiện vạch phân chia phải là vạch đứt.
 

vangalu

Xe tải
Biển số
OF-169682
Ngày cấp bằng
3/12/12
Số km
496
Động cơ
348,630 Mã lực
Cụ phải xem cái vạch cụ vượt qua đó là vạch gì và có ý nghĩa như thế nào chứ. Nếu là vạch liền chia 2 hướng đi ngược nhau thì là vạch "cấm vượt" có nghĩa là cụ không được đi vào phần đường bên kia vạch cụ đi vào bị lỗi không đi đúng phần đường quy định. Còn vạch liền chia 2 làn xe cùng chiều thì là vạch "cấm chuyển làn" cụ vi phạm thì bị lỗi chuyển làn nơi không được phép.
Cháu thấy cụ có lý! nhưng có "vạch cấm chuyển làn" không các cụ? hay mình suy diễn ra ạ.
 

vangalu

Xe tải
Biển số
OF-169682
Ngày cấp bằng
3/12/12
Số km
496
Động cơ
348,630 Mã lực
Cái bôi đâm cụ nhé, như thế là ngụy biện. Luật là luật cụ nhé, không có chuyện thông cảm nên bắt đè vạch ở quãng nào cả.

Cứ cho là cụ tránh xe máy đi, nhưng khi cụ lấn cái vạch sang hướng ngược lại, thì nguy cơ va chạm với xe hướng ngược lại cũng tăng lên. Còn xe máy họ chạy ra giữa đường không phải là ẩu, vì đường không của riêng ô tô, họ hoàn toàn có thể chạy ở chỗ nào họ thích (theo đúng chiều đi và trong phần đường bên phải). Chỉ có một cách duy nhất là cụ đệm phanh lại và chạy sau xe máy, bên trong vạch liền
Đồng ý với cụ này! Chuẩn!
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cái bôi đâm cụ nhé, như thế là ngụy biện. Luật là luật cụ nhé, không có chuyện thông cảm nên bắt đè vạch ở quãng nào cả.

Cứ cho là cụ tránh xe máy đi, nhưng khi cụ lấn cái vạch sang hướng ngược lại, thì nguy cơ va chạm với xe hướng ngược lại cũng tăng lên. Còn xe máy họ chạy ra giữa đường không phải là ẩu, vì đường không của riêng ô tô, họ hoàn toàn có thể chạy ở chỗ nào họ thích (theo đúng chiều đi và trong phần đường bên phải). Chỉ có một cách duy nhất là cụ đệm phanh lại và chạy sau xe máy, bên trong vạch liền
Em không đồng ý với chỗ đánh dấu. Không thể thích đi chỗ nào trong làn được phép cũng được. Theo luật "phải đi bên phải theo chiều đi của mình" tức là phải đi bên phải nhất có thể.
 

like4wheels

Xe hơi
Biển số
OF-205364
Ngày cấp bằng
8/8/13
Số km
182
Động cơ
321,050 Mã lực
Nơi ở
Gần sông Hồng
Có cụ thắc mắc với em thế này: đèn đỏ dừng đúng vạch và phần đường, tuy nhiên khi đèn xanh thì rẽ trái và bị xxx vịn và bắt lỗi đè vạch, vậy xxx bắt lỗi có đúng không? Em nghĩ cụ này bị phạt vì lỗi chuyển hướng quá sớm, khi bánh sau chưa vượt qua phần đường dành cho người đi bộ, nếu không muốn bị phạt thì nên để xe vượt qua phần đường danh cho người đi bộ (tức là ra giữa giao lộ) rồi mới chuyển hướng thì sẽ an toàn hơn.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Đang nói thế nào là "phần đường" và thế nào là "đi không đúng phần đường quy định" thì cụ lại chuyển sang vạch. Đã nói là "Trước tiên thông nhât với nhau rằng cái vạch liền đó vạch cấm vượt." tức là giả sử đó là vạch cấm vượt.

Có 3 loại vạch cấm vượt mà cụ đọc có 1, cụ đọc thêm 2 gạch đầu dòng tiếp theo.

Ngay cả các vạch liền mà cụ trích cụ thử đọc kỹ xem nó có quy định "phần đường" hay goi chính xác là "phần của đường bộ" ở bên kia vạch cụ không được đi vào không (cụ đừng nói là phải có từ "không được đi vào" thì mới không được đi vào nhé)
Ví dụ "Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch." Nó không mô tả là là không mô tả là phần bên kia cụ không được đi vào nhưng lại mô tả rằng cụ không được đi vào phần của đường bộ dành cho xe ngược chiều. Cụ chỉ được đi vào phần đường ngược chiều trong một một vài trường hợp với các điều kiện cụ thể trong đó luôn có một điều kiện vạch phân chia phải là vạch đứt.
Phần cháu bôi đậm thứ 1: Luật ko cấm nghĩa là ta được phép làm. Luật sao lại suy luận được? Ko đè vạch là ko đè vạch, nếu đè thì là lỗi đè vạch. Cụ cứ thích suy ra lỗi nặng hơn để làm gì?

Phần cháu bôi đậm thứ 2: nó chỉ ghi là ko được đè lên vạch, chả có mô tả nào là ko được đi vào phần đường ngược chiều cả. Đã là luật, chính xác từng câu chữ, mà cụ lại đi suy luận như thế.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Phần cháu bôi đậm thứ 1: Luật ko cấm nghĩa là ta được phép làm. Luật sao lại suy luận được? Ko đè vạch là ko đè vạch, nếu đè thì là lỗi đè vạch. Cụ cứ thích suy ra lỗi nặng hơn để làm gì?

Phần cháu bôi đậm thứ 2: nó chỉ ghi là ko được đè lên vạch, chả có mô tả nào là ko được đi vào phần đường ngược chiều cả. Đã là luật, chính xác từng câu chữ, mà cụ lại đi suy luận như thế.
Xin hỏi cụ trong trường hợp này Luật có cho phép cụ đi vào phần đường ngược chiều không?
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Cụ Cracking nhớ là xe phải đi về bên phải theo chiều đi của mình. Cái này qui định trong luật , em chỉ không nhớ là điều bao nhiêu thôi. Nên với trường hợp của cụ, vạch liền trắng chia đường làm 2 phần:

- Đi về phía bên phải theo chiều đi //điều này cháu đồng ý
- Vạch liền chi đường làm 2 phần ngược chiều nhau //điều này cháu đồng ý nốt
- Vạch liền cấm đè //tùy từng loại mới cấm đè cụ ạ

---> Cụ k được đè vạch, k được đi sang phần đường ngược chiều, và nếu muốn vượt thì chỉ được vượt trong phần bên phải theo chiều đi (nếu chiều đó đủ rộng)
Điều cụ suy ra, chỉ đúng phần ko được đè vạch thôi (vì vạch cấm đè). Chứ vạch đó ko cấm đi sang phần đường ngược chiều. (Nhiều cụ sẽ thấy cháu hơi dốt vì tại đã cấm đè vạch thì làm sao sang phần đường ngược chiều được). Nhưng nếu tình huống đè vạch rồi sang phần đường ngược chiều thì sao? Thì giải thích là vạch đó cấm đè, ko quy định nếu đè vạch đó là đi sai phần đường, làn đường quy định.

Cháu đi ngoài đường thì luôn đi về bên phải, gặp vạch liền cháu cũng chẳng đè đâu. Chỉ có điều nếu cụ nào mà đè, rồi xxx phạt đi ko đúng phần đường quy định, thì cháu ko đồng ý. Ngắn gọn vậy thôi ạ.

Còn nếu phạt theo lỗi "ko đi bên phải theo chiều đi của mình" thì...khi vượt xe khác, làm sao có thể đi bên phải xe đó được (ngoại trừ các trường hợp được vượt phải, vậy thì cụ phải vượt trái rồi). Nếu bắt lỗi theo kiểu ko đi bên phải theo chiều đi như thế, thì kể cả cụ vượt bình thường, vạch đứt hẳn hỏi, xxx vẫn có thể bắt lỗi đó. Còn nếu thanh niên nào hổ báo, chả vượt xe nào, thích sang phần đường ngược chiều, thì bắt lỗi đấy là quá đúng.
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Xin hỏi cụ trong trường hợp này Luật có cho phép cụ đi vào phần đường ngược chiều không?
Cháu trích nghị định 171: Phạt từ 800-1200, giam bằng 30 ngày:
Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định
Vậy thì chỉ xử phạt đi ngược chiều của đường 1 chiều thôi, đường 2 chiều ko bị cấm. Cụ có thể trích dẫn phần luật nào cấm đi ngược chiều của đường 2 chiều thì nêu lên để mọi người cùng biết.

Phần bôi đậm của cụ: luật ko nói cho phép, nhưng cũng ko cấm, mà đã ko cấm, thì mình được làm. Cái này cháu nói ở trên rồi mà.
Luật ko cấm khi yêu nhau là ko được hôn nhau, nhưng nó cũng có cho phép đâu, vậy thì cụ cứ tiến hành thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cháu trích nghị định 171: Phạt từ 800-1200, giam bằng 30 ngày:

Vậy thì chỉ xử phạt đi ngược chiều của đường 1 chiều thôi, đường 2 chiều ko bị cấm. Cụ có thể trích dẫn phần luật nào cấm đi ngược chiều của đường 2 chiều thì nêu lên để mọi người cùng biết.

Phần bôi đậm của cụ: luật ko nói cho phép, nhưng cũng ko cấm, mà đã ko cấm, thì mình được làm. Cái này cháu nói ở trên rồi mà.
Luật ko cấm khi yêu nhau là ko được hôn nhau, nhưng nó cũng có cho phép đâu, vậy thì cụ cứ tiến hành thôi.
chỉ xử phạt đi ngược chiều của đường 1 chiều thôi, đường 2 chiều ko bị cấm em chịu cụ rồi. Cụ cứ bên đấy mà đi cho thoáng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top