[Thảo luận] Thế nào là lỗi "Đi sai phần đường quy định"?

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Hì hì, các cụ tranh luận thì cứ tranh nhá, k nên thêm các tình tiết phụ kiểu như: xách mé, được vòi đòi hai bà, hồ đồ ....

Vấn đề nào không hiểu thì cần phải bàn thêm, có ai là giỏi hết đâu, nhưng theo em thì k nên chỉ trích cá nhân ở đây
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
700
Động cơ
451,341 Mã lực
các bác cho mình hỏi: trong thành phố có vạch kẻ liền mình đi xe ô tô thế này , có 2 trường hợp xảy ra: xe mình đè 2 bánh lên vạch và xe mình đi hẳn 4 bánh sang hết bên kia đường ngược chiều. vầy khi bị csgt hỏi thì bị xử lý thế nào?. và mức phạt là bao nhiêu tiền?.hôm nọ chú mình đi xe oto đè 2 bánh lên vạch liền và bị phạt 1 triệu giữ bằng 1 tháng.xin hỏi các bác chỉa sẻ e chút kinh nghiệm đi trên đường mà gặp csgt ?
Chỉ bị lỗi không tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường, lỗi nhẹ nhất trong các lỗi. Nhưng xxx sẽ bẻ thành lỗi đi sai làn đường. Muốn xử lý, bác bảo xxx để tôi ghi vào biên bản ý kiến của tôi: đường không cấm ô tô đi, do vậy tôi không công nhận việc vi phạm lỗi sai phần đường, làn đường.

Kụ mới là người cố tình không hiểu.

Luật gtđb sinh ra chủ yếu để điều chỉnh các hành vi lưu thông của phương tiện, chính vì vậy luật gtđb chủ yếu điều chỉnh hành vi của phương tiện xảy ra trên "phần đường xe chạy". Luật cũng đã có định nghĩa cụ thể thế nào là "phần đường xe chạy", có mấy loại "phần đường xe chạy", quy định mức phạt cho lỗi "lưu thông (chạy xe) không đúng phần đường (xe chạy)".

Vậy lí do gì kụ lại yêu cầu luật phải định nghĩa phần đường chung chung làm gì nữa?

Với cách lí luận theo kiểu "được voi đòi hai bà tưng" của kụ, thì dù luật có định nghĩa thế nào là phần đường, thì kụ cũng vẫn sẽ lấy lí do luật không có định nghĩa thế nào là "phần" để cãi cùn tiếp mà thôi, kụ à.
Em nghĩ giống cụ ấy, bởi đã là quy định của pháp luật, nhất là sử dụng để xử phạt nhau thì phải rõ ràng, mình bạch. Nếu pháp luật chưa có quy định, trong khi cách hiểu thì chỉ là của mỗi người, thậm chí của số đông đi chăng nữa, thì không thể dùng để "xử lý" nhau được.

Không hề lan man hay đánh đố. Vì cái sai của một số cụ là hiểu sai hay cố tình hiểu sai về hai chữ "phần đường". Trong luật không có khái niệm riêng cho "phần đường" nhưng các cụ cứ muốn có khái niệm riêng cho nó. Chính vì hiểu hai chữ "phân đường" là một khái niệm nên mới dẫn đến kết luận chỉ có nhưng "phần đường" mà chủ thớt đã nêu.
Em cũng nghĩ giống cụ, khi quy định "đi sai phần đường quy định", thì trước tiên phải hiểu rõ "phần đường quy định" là gì? Tuy định nghĩa về phần đường của cụ sgb345 chưa thuyết phục được em, nhưng tổng thể lập luận lỗi lại đúng về các trường hợp đi sai phần đường, các trường hợp không sai phần đường - chỉ sai vạch kẻ đường.

Theo nhà cháu biết thì Luật quy định bắt buộc người dân phải tuân thủ những gì Luật buộc ng tham gia GT phải làm và Luật cấm thì anh cũng ko đc làm.
Giả định theo từng tình huống cụ thể thì cháu ít thời gian lắm ,ko kể sao cho hết:vạch đứt quãng thì cụ đc vượt qua nhưng phải có xin tín hiệu bằng đèn TH và phải đảm bảo an toàn ko phải lấn tuyến xe đối chiều kia ko nhường đường là xuống kính kêu "điên à";)) ,vạch liền thì ko đc lấn sang.
Ngoài ra tình thể cấp thiết,sự kiện bất ngờ ko phải là VPHC (như TNGT,ùn tắc GT,cây đổ, có hỏa hoạn đương nhiên phải tránh rồi).
Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.Cụ đi không đúng phần đường QĐ thì phải đè vạch thì mới bị "Ko đúng phần đường" và ko chấp hành chỉ dẫn ,hiệu lênh của vạch kẻ đường nhưng 1 hành vi chỉ XLVP 1 lần nên họ xử lý lỗi nặng là nguyên nhân gây TNGT và ùn tắc chứ ko XLVP lỗi nhẹ: ko chấp hành chỉ dẫn của VKĐ.
Về mặt nguyên tắc, quy định của pháp luật là nhất nguyên, có nghĩa là duy nhất, không thể cùng một hành vi, phại vi phạm 2 lỗi được. Ví dụ cụ biển báo cấm đi ngược chiều, cụ đi vào đó thì nhất quyết là lỗi đi vào đường ngược chiều, chứ không thể là lỗi không tuân theo hiệu lệnh của biển báo; vì khi định nghĩa lỗi vi phạm hiệu lệnh của biển chỉ dẫn, nó đã loại trừ trường hợp đi vào đường ngược chiều ra rồi.
Do vậy, cách hiểu lỗi cũng phải là duy nhất, chứ ko phải theo cách "vận dụng linh hoạt" mà cụ đưa ra.
Còn thực hiện thì e xin ko nói tới, bởi cái thực hiện pháp luật nó thế nào thì ai cũng biết rồi...
 

30M60xx

Xe buýt
Biển số
OF-206882
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
544
Động cơ
323,430 Mã lực
E nghĩ chủ thớt muốn nói ở đây là nếu đè vạch liền sang chiều đi ngc lại thì ko pải lỗi sai làn mà chỉ là ko chấp hành vạch kẻ đg pải ko các cụ !
Cái này rất hay bị xxx nó lừa bịp đấy cụ không biết thì nặng đòn lắm
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em cũng nghĩ giống cụ, khi quy định "đi sai phần đường quy định", thì trước tiên phải hiểu rõ "phần đường quy định" là gì? Tuy định nghĩa về phần đường của cụ sgb345 chưa thuyết phục được em, nhưng tổng thể lập luận lỗi lại đúng về các trường hợp đi sai phần đường, các trường hợp không sai phần đường - chỉ sai vạch kẻ đường.
Chưa hiểu cụ chỗ đánh dấu. Định nghĩa chưa thuyết phục thì sao lại bị thuyết phục bới các lập luận dựa trên định nghĩa chưa thuyết phục.
Xin trích lại kết luận của sgb345:
sgb345 nói:
Kết luận:
1- Luật gtđb định nghĩa phần đường như sau: Phần đường xe chạy là phần bề mặt của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại, tức là cho cả 2 hướng đi.

2- Làn đường, hoặc các làn đường thuộc chiều xe chạy ngược lại không được gọi là "phần đường".

3- Luật gtđb quy định có 2 loại phần đường như sau: "phần đường dành cho xe cơ giới" (*1) và "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ" (*2)

4- Theo ngôn từ của luật, chỉ xảy ra lỗi "đi sai phần đường" khi xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ, và ngược lại, khi xe thô sơ, người đi bộ và người dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
Kl 1 sai thì làm sao có được 2,3,4
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Sau khi tranh luận với lập luận của cụ sgb345 với tính cách phản biện, chỉ ra những chỗ chưa đúng, xin đưa ra quan điểm của mình về thế nào là “đi không đúng phần đường quy định”:
Từ cách định nghĩa khái niệm “phần đường xe chạy” trong luật có thể hiểu “phần đường” là phần của đường bộ. Với cách hiểu này thì “phần đường xe chạy” là một “phần đường” được định nghĩa riêng, “làn đường” cũng là một “phần đường” được định nghĩa riêng.
“phần đường quy định” được hiểu là phần của đường bộ được sử dụng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này.
Do đó “đi không đúng phần đường quy định” được hiểu là đi hoặc điều khiển phương tiện trên phần của đường bộ không đúng với quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Hoặc hiểu ngắn gọn là đi vào phần đường không được phép đi vào.
Cụ thể liên quan đến vạch liền, chỉ phạm lỗi “đi không đúng phần đường quy định” khi vượt vạch liền mà phần đường bên kia vạch liền không được phép đi. Ví dụ khi vượt qua vạch cấm chuyển làn thì không bị lỗi “đi không đúng phần đường quy định” mà chỉ bị lỗi “Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép” hoặc nhẹ hơn là “không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường”
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Sau khi tranh luận với lập luận của cụ sgb345 với tính cách phản biện, chỉ ra những chỗ chưa đúng, xin đưa ra quan điểm của mình về thế nào là “đi không đúng phần đường quy định”:
Từ cách định nghĩa khái niệm “phần đường xe chạy” trong luật có thể hiểu “phần đường” là phần của đường bộ. Với cách hiểu này thì “phần đường xe chạy” là một “phần đường” được định nghĩa riêng, “làn đường” cũng là một “phần đường” được định nghĩa riêng.
“phần đường quy định” được hiểu là phần của đường bộ được sử dụng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này.


Do đó “đi không đúng phần đường quy định” được hiểu là đi hoặc điều khiển phương tiện trên phần của đường bộ không đúng với quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Hoặc hiểu ngắn gọn là đi vào phần đường không được phép đi vào.
Cụ thể liên quan đến vạch liền, chỉ phạm lỗi “đi không đúng phần đường quy định” khi vượt vạch liền mà phần đường bên kia vạch liền không được phép đi. Ví dụ khi vượt qua vạch cấm chuyển làn thì không bị lỗi “đi không đúng phần đường quy định” mà chỉ bị lỗi “Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép” hoặc nhẹ hơn là “không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường”
Em hoàn toàn đồng í với cụ. Hết sức rõ ràng và hợp lí.

Làn đường cũng là một phần của phần đường, và nếu được phân thành làn cho các loại xe khách nhau thì cũng có thể hiểu là phần đường qui định cho xe khách nhau đi.
 

sonkh250

Xe buýt
Biển số
OF-121683
Ngày cấp bằng
23/11/11
Số km
565
Động cơ
387,350 Mã lực
Nơi ở
Uông Bí - Quảng Ninh
Sau khi tranh luận với lập luận của cụ sgb345 với tính cách phản biện, chỉ ra những chỗ chưa đúng, xin đưa ra quan điểm của mình về thế nào là “đi không đúng phần đường quy định”:
Từ cách định nghĩa khái niệm “phần đường xe chạy” trong luật có thể hiểu “phần đường” là phần của đường bộ. Với cách hiểu này thì “phần đường xe chạy” là một “phần đường” được định nghĩa riêng, “làn đường” cũng là một “phần đường” được định nghĩa riêng.
“phần đường quy định” được hiểu là phần của đường bộ được sử dụng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này.
Do đó “đi không đúng phần đường quy định” được hiểu là đi hoặc điều khiển phương tiện trên phần của đường bộ không đúng với quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Hoặc hiểu ngắn gọn là đi vào phần đường không được phép đi vào.
Cụ thể liên quan đến vạch liền, chỉ phạm lỗi “đi không đúng phần đường quy định” khi vượt vạch liền mà phần đường bên kia vạch liền không được phép đi. Ví dụ khi vượt qua vạch cấm chuyển làn thì không bị lỗi “đi không đúng phần đường quy định” mà chỉ bị lỗi “Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép” hoặc nhẹ hơn là “không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường”
E vừa đọc qua toàn văn nghị định Số 171/2013/NĐ-CP
Ngày ban hành 13/11/2013
Ngày có hiệu lực 01/01/2014.
Tại đây ạ: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=170836
- Em thấy tại khoản điểm a khoản 1 điều 5 có đoạn: Phạt tiền từ 100k-200k đối với .... Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường trừ các hành vi vi phạm Quy định tại ...... điểm a, b, c, d, đ, ... khoản 4.....
- Tại điểm c Khoản 4 nêu: Phạt tiền từ 800k - 1.200k khi Điều khiển xe không đi theo bên phải chều đi của mình, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
Rút từ 2 ý trên, theo ngu ý của em thì: Nếu các cụ để xe chạy đè vạch liền là bị vi phạm lỗi tại điểm c khoản 4 điều 5 của NĐ 171. Cụ thể xxx có thể gán các cụ lỗi Điều khiển xe chạy không đi theo bên phải chiều đi của mình đối với đường ngược chiều nhau => vưỡn ăn BB nộp kho bạc 1 củ bình thường
E xin có ý kiến như trên, mong các cụ ném đá ạ!~X(
 
Chỉnh sửa cuối:

XCar

Đi bộ
Biển số
OF-1314
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
4
Động cơ
574,340 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Hai Duong

Xe hơi
Biển số
OF-135524
Ngày cấp bằng
22/3/12
Số km
118
Động cơ
370,770 Mã lực
E vừa đọc qua toàn văn nghị định Số 171/2013/NĐ-CP
Ngày ban hành 13/11/2013
Ngày có hiệu lực 01/01/2014.
Tại đây ạ: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=170836
- Em thấy tại khoản điểm a khoản 1 điều 5 có đoạn: Phạt tiền từ 100k-200k đối với .... Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường trừ các hành vi vi phạm Quy định tại ...... điểm a, b, c, d, đ, ... khoản 4.....
- Tại điểm c Khoản 4 nêu: Phạt tiền từ 800k - 1.200k khi Điều khiển xe không đi theo bên phải chều đi của mình, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
Rút từ 2 ý trên, theo ngu ý của em thì: Nếu các cụ để xe chạy đè vạch liền là bị vi phạm lỗi tại điểm c khoản 4 điều 5 của NĐ 171. Cụ thể xxx có thể gán các cụ lỗi Điều khiển xe chạy không đi theo bên phải chiều đi của mình đối với đường ngược chiều nhau => vưỡn ăn BB nộp kho bạc 1 củ bình thường
E xin có ý kiến như trên, mong các cụ ném đá ạ!~X(
Em phản bác ý kiến của cụ. Không đi theo bên phải chiều đi của mình là phải đi ngược bên làn đường của chiều ngược lại. Giả sử cụ lấn vạch liền thì cơ bản phương tiện nó vẫn ở chiều bên phải đường cơ mà.
 

sonkh250

Xe buýt
Biển số
OF-121683
Ngày cấp bằng
23/11/11
Số km
565
Động cơ
387,350 Mã lực
Nơi ở
Uông Bí - Quảng Ninh
Em phản bác ý kiến của cụ. Không đi theo bên phải chiều đi của mình là phải đi ngược bên làn đường của chiều ngược lại. Giả sử cụ lấn vạch liền thì cơ bản phương tiện nó vẫn ở chiều bên phải đường cơ mà.
theo em thì xxx sẽ nói: Nếu anh khẳng định a điều khiển phương tiện đi theo bên phải chiều đi của mình thì tại sao anh lại điều khiển phương tiện đi qua vạch liền??? Mà bên kia vạch liền là chiều đi của các phương tiện đi ngược lại.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em phản bác ý kiến của cụ. Không đi theo bên phải chiều đi của mình là phải đi ngược bên làn đường của chiều ngược lại. Giả sử cụ lấn vạch liền thì cơ bản phương tiện nó vẫn ở chiều bên phải đường cơ mà.
Nói như cụ thì đường 1 chiều sẽ không có bên phải chiểu đi của mình?
 

dunno

Xe hơi
Biển số
OF-13842
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
182
Động cơ
518,830 Mã lực
Vậy túm lại khi bị tuýt vì chẹt vạch liền các cụ bị biên bản phạt bao nhiêu?
 

Ku_Xop2010

Xe tải
Biển số
OF-154084
Ngày cấp bằng
25/8/12
Số km
480
Động cơ
359,161 Mã lực
Nói như cụ thì đường 1 chiều sẽ không có bên phải chiểu đi của mình?
Cháu mạn phép đào mộ topic. Theo cháu cụ chủ topic phân tích chuẩn rồi nhưng áp dụng trong thực tế nó sẽ xảy ra 2 trường hợp:
1- xe cụ đang lưu thông trên 1 làn đường có vạch liền chia 2 hướng đi ngược nhau hoặc chia 2 làn xe. Nếu xe cụ đè vạch liền hoặc lấn qua vạch đó rồi lại trở về làn của mình thì đó la lỗi ko tuân thủ biển báo vạch kẻ đường.
2- Vẫn như trên nhưng xe cụ ko trở lại làn cũ mà vẫn lưu thông trên làn đường đó. Lỗi lúc này sẽ là đi sai làn đường mà cụ thể là đi vào đường 1 chiều.
Cháu có vài ý kiến theo y hiểu của mình. Sai đúng rất mong các cụ chỉ giáo để cung rút ra kinh nghiệm. Tránh bị phạt thanh5 lỗi mà mình ko mắc phải.
 

kingcrab27

Xe hơi
Biển số
OF-207382
Ngày cấp bằng
23/8/13
Số km
121
Động cơ
318,915 Mã lực
Cái lỗi đi sai làn được trong ND 171 có 100-200K đúng ko các cụ?
Thế này thì rẻ nhể? :D
 

tuankongchro

Xe tải
Biển số
OF-300697
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
352
Động cơ
310,910 Mã lực
Đi không đúng làn đường hay phần đường là 800-1200 nhoé cụ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cháu mạn phép đào mộ topic. Theo cháu cụ chủ topic phân tích chuẩn rồi nhưng áp dụng trong thực tế nó sẽ xảy ra 2 trường hợp:
1- xe cụ đang lưu thông trên 1 làn đường có vạch liền chia 2 hướng đi ngược nhau hoặc chia 2 làn xe. Nếu xe cụ đè vạch liền hoặc lấn qua vạch đó rồi lại trở về làn của mình thì đó la lỗi ko tuân thủ biển báo vạch kẻ đường.
2- Vẫn như trên nhưng xe cụ ko trở lại làn cũ mà vẫn lưu thông trên làn đường đó. Lỗi lúc này sẽ là đi sai làn đường mà cụ thể là đi vào đường 1 chiều.
Cháu có vài ý kiến theo y hiểu của mình. Sai đúng rất mong các cụ chỉ giáo để cung rút ra kinh nghiệm. Tránh bị phạt thanh5 lỗi mà mình ko mắc phải.
Cụ phải xem cái vạch cụ vượt qua đó là vạch gì và có ý nghĩa như thế nào chứ. Nếu là vạch liền chia 2 hướng đi ngược nhau thì là vạch "cấm vượt" có nghĩa là cụ không được đi vào phần đường bên kia vạch cụ đi vào bị lỗi không đi đúng phần đường quy định. Còn vạch liền chia 2 làn xe cùng chiều thì là vạch "cấm chuyển làn" cụ vi phạm thì bị lỗi chuyển làn nơi không được phép.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,249 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ phải xem cái vạch cụ vượt qua đó là vạch gì và có ý nghĩa như thế nào chứ. Nếu là vạch liền chia 2 hướng đi ngược nhau thì là vạch "cấm vượt" có nghĩa là cụ không được đi vào phần đường bên kia vạch cụ đi vào bị lỗi không đi đúng phần đường quy định. Còn vạch liền chia 2 làn xe cùng chiều thì là vạch "cấm chuyển làn" cụ vi phạm thì bị lỗi chuyển làn nơi không được phép.
Kụ Pnew nên lập một thớt mới, nêu quan điểm trên của kụ để các kụ khác cùng chém.

Kụ ném ra một quan điểm ngược trong thớt người khác, nhưng không có dẫn chứng cụ thể, thì chẳng nên chút nào.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Kụ Pnew nên lập một thớt mới, nêu quan điểm trên của kụ để các kụ khác cùng chém.

Kụ ném ra một quan điểm ngược trong thớt người khác, nhưng không có dẫn chứng cụ thể, thì chẳng nên chút nào.
Ơ hay, cụ không thích ai chém ngược với quan điểm à.

Cụ thích dân chứng thì em sẽ chỉ ra cái sai của cụ ngay từ bài đầu tiên nhé:

Phần đường được Luật gtđb định nghĩa thế nào?

#1- Trích luật #1:


Nhận xét từ Trích luật #1:
1- Phần đường là diện tích mặt đường nói chung dành cho xe chạy, tính từ mép đường xe chạy bên phải (thuộc hướng xuôi chiều) sang hết mép đường xe chạy bên trái (của hướng ngược lại) nơi xe dùng để lưu thông qua lại (qua lại = cho cả 2 chiều)


#2- Trích luật #2:


Nhận xét từ Trích luật #2:
2- Dải phân cách gắn giữa đường không chia mặt đường thành hai "phần đường" cho 2 chiều xe chạy riêng biệt.
Dải phân cách giữa chỉ chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt.
---> Phần đường không phải là một hoặc các làn đường của chỉ một hướng di chuyển.
3- Luật không quy định chia mặt đường cho 2 chiều xe chạy ra thành 2 phần đường khác nhau.
4- Luật có chia ra "phần đường dành cho xe cơ giới" (*1) và "phần đường dành cho xe thô sơ" (*2), được phân cách bởi Dải phân cách.

#3- Trích luật #3:


Nhận xét từ Trích luật #3:
5- Luật cũng nêu rõ có "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ", được phân cách bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền; có "phần đường dành cho người đi bộ qua đường" (vạch 1.14).

Kết luận:
1- Luật gtđb định nghĩa phần đường như sau: Phần đường xe chạy là phần bề mặt của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại, tức là cho cả 2 hướng đi.

2- Làn đường, hoặc các làn đường thuộc chiều xe chạy ngược lại không được gọi là "phần đường".

3- Luật gtđb quy định có 2 loại phần đường như sau: "phần đường dành cho xe cơ giới" (*1) và "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ" (*2)

4- Theo ngôn từ của luật, chỉ xảy ra lỗi "đi sai phần đường" khi xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ, và ngược lại, khi xe thô sơ, người đi bộ và người dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Mời các kụ cùng chém cho rõ thêm nhé. Cảm ơn các kụ.
1. Trong "Nhận xét từ Trích luật #1:" cụ đã đánh đồng khái niệm "phần đường" và "phần đường xe chạy" đây là cái sai lơn nhất của cụ
2. Trong "Nhận xét từ Trích luật #2:" cu đã bỏ qua đoạn sau từ "hoặc" trong định nghĩa dỉa phân cách nên mới kết luận "Dải phân cách giữa chỉ chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt. ---> Phần đường không phải là một hoặc các làn đường của chỉ một hướng di chuyển".

Tóm lại khái niệm "phần đường" không được định nghĩa như một khái niệm trong luật thì hãy hiểu nó như một từ ghép bình thường "phần đường là một phần của đường". Việc cụ trích các đoạn trong luật có chữ phần đường để đưa ra khái niệm phần đường là không đúng. Từ phần đường trong tất cả các câu luật cụ trích không có từ nào mang ý nghĩa một khái niệm cả.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,714
Động cơ
630,249 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ơ hay, cụ không thích ai chém ngược với quan điểm à.

Cụ thích dân chứng thì em sẽ chỉ ra cái sai của cụ ngay từ bài đầu tiên nhé:



1. Trong "Nhận xét từ Trích luật #1:" cụ đã đánh đồng khái niệm "phần đường" và "phần đường xe chạy" đây là cái sai lơn nhất của cụ
2. Trong "Nhận xét từ Trích luật #2:" cu đã bỏ qua đoạn sau từ "hoặc" trong định nghĩa dỉa phân cách nên mới kết luận "Dải phân cách giữa chỉ chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt. ---> Phần đường không phải là một hoặc các làn đường của chỉ một hướng di chuyển".

Tóm lại khái niệm "phần đường" không được định nghĩa như một khái niệm trong luật thì hãy hiểu nó như một từ ghép bình thường "phần đường là một phần của đường". Việc cụ trích các đoạn trong luật có chữ phần đường để đưa ra khái niệm phần đường là không đúng. Từ phần đường trong tất cả các câu luật cụ trích không có từ nào mang ý nghĩa một khái niệm cả.

Chẳng có gì mới. Cách chém của kụ chẳng có cơ sở. Chỉ thấy kụ nói người khác sai chỗ này chỗ nọ, nhưng không thấy kụ nêu dẫn chứng để diễn giải cho quan điểm của kụ.
Chính vì vậy kụ nên lập thớt riêng, nêu quan điểm của kụ cho rõ ràng. Chém vào thớt người khác làm loãng thớt đó ra.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top