Thảo luận Thế giới ko nên quá vội vã trong việc chuyển sang xe điện, vô số vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh(tiêu thụ điện năng quá tải, rác thải pin, ùn tắc điểm sạc

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,952
Động cơ
361,684 Mã lực
Tuổi
124

Tin nhảm hay tin xịn thế các cụ?
Tin xịn đó cụ. Mời cụ xem các biểu đồ này cho Li2CO3 tính đến ngày 09/02/2022.
Li2CO3_CIF_China.png

Li2CO3_Delivered_US.png
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,088
Động cơ
588,616 Mã lực
dùng từ Ắc Quy là sai rồi. bàn thêm làm gì.

ắc quy thì ô nhiễm lắm. nhưng xe điện không dùng Ắc quy, nó dùng Pin, và pin LITHIUM, không phải pin Con thỏ. ít ô nhiễm hơn nhiều
Ý cụ là ắc quy acid chì phải ko? Ắc quy acid chì dùng vật liệu rẻ tiền và dễ tái chế. Nhược điểm của nó là tích ko được nhiều điện.
 

WORKNEST

Xe hơi
Biển số
OF-7777
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
183
Động cơ
583,392 Mã lực
Website
www.facebook.com
Nếu tiếng Anh mà nói Pile thì hội xây dựng lại nghĩ là cái cọc hay cái cột!
Bây giờ họ dùng nhiều hơn là cái từ Battery, chung cho cả 2 thứ.
Được cái mấy ông mua bán chính sách lại quy để chỉ cho thứ xe ô tô điện dùng pin được hưởng quyền giảm thuế. Tất cả những cái xe chỉ dùng batteries khác không dùng pin không được hưởng quyền miễn giảm này.
Nhưng khó cho mấy ông bộ tài khi làm hướng dẫn cho thuế để bảo cái nào mới dùng pin xịn còn cái nào chỉ dùng battery. Chắc cuối cùng họ phải chỉ rõ tên hãng mất!
Trong ngành XD thì Pile đội xây dựng chỉ đến cái cọc, vì ngành này em thấy mấy đội tổng thầu hay nói chuyện gọi đội "Pile cutting" đội cắt phá đầu cọc móng. Cột chắc sẽ dùng Pillar.
 

TeslaBee

Xe buýt
Biển số
OF-729959
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
559
Động cơ
85,416 Mã lực
Tuổi
44
Mừng quá!
Cụ cho em hỏi cái là "Li-Metal" này là từ chất gì ra vậy cụ - lithium và metal à, vậy là vẫn phải "đào xúc múc" để có vật liệu làm ra nó à?
Mí cả Nhà máy pin này được SX từ năng lượng gì và ở đâu? Rồi sau đó khi hết dù chỉ "hầu như" thì nó sẽ được xử lý ở bển hay lại mang qua các nước thứ 3 kiểu châu Phi, VN?

Em hỏi nghiêm túc nhé, vì chưa nghiên cứu về cái Pin li-metal này, mới chỉ tham gia vào dăm ba cái dự án về năng lượng xanh thôi.

Tương lai gần pin dùng cho xe ô tô điện sẽ là pin thể rắn Li-metal, nó hầu như không gây ô nhiễm cụ ạ.
Nhiều thành phần trong diễn đàn này kém hiểu biết lắm, chỉ giỏi ném đá....:D
 

cattrang130390

Xe tăng
Biển số
OF-755200
Ngày cấp bằng
30/12/20
Số km
1,277
Động cơ
62,534 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mừng quá!
Cụ cho em hỏi cái là "Li-Metal" này là từ chất gì ra vậy cụ - lithium và metal à, vậy là vẫn phải "đào xúc múc" để có vật liệu làm ra nó à?
Mí cả Nhà máy pin này được SX từ năng lượng gì và ở đâu? Rồi sau đó khi hết dù chỉ "hầu như" thì nó sẽ được xử lý ở bển hay lại mang qua các nước thứ 3 kiểu châu Phi, VN?

Em hỏi nghiêm túc nhé, vì chưa nghiên cứu về cái Pin li-metal này, mới chỉ tham gia vào dăm ba cái dự án về năng lượng xanh thôi.
Việc sản xuất và xử lý pin thì cũng giống sản xuất và xử lý động cơ đốt trong thôi cụ, cái nào cũng tiêu tốn tài nguyên và năng lượng có chênh lệch thì cũng không là gì so với cả quá trình vận hành xe. Cái em quan tâm là trong quá trình vận hành xe điện thì nạp điện từ đâu, bao nhiêu % từ năng lượng xanh, bao nhiêu % điện từ nhiệt điện .... Ô nhiễm hay không nó ở cái đó.
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
7,176
Động cơ
517,828 Mã lực
Công nghệ tạo Hydro mà nó dùng được năng lượng từ nguồn mặt trời và gió thì chuẩn mới là phát thải zero. Còn xe điện rất khó bắt nó sạc vào thời điểm điện mặt trời và điện gió nhiều nên nó vẫn ảnh hưởng đến công suất của nhiệt điện.
 

TeslaBee

Xe buýt
Biển số
OF-729959
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
559
Động cơ
85,416 Mã lực
Tuổi
44
Em không hỏi về hiệu suất hay "năng lượng" cụ ơi, mà em đang nói đến yếu tố hại cho môi trường vì các chất thải. Em thấy là hàng triệu m3 chất tải và hóa chất trong quá trình SX và xử lý pin nó hai gấp triệu lần so với mấy cái khói do o tô xả ra khi vận hành. Chưa nói đến việc xử lý đám rác thải pin sẽ xảy ở các nước thứ 3 như châu Phi hay VN. Sao các cụ không lo tới cái này mà cứ tung hô cái bánh vẽ xanh đo, không khói nhỉ.

Cái mọi người nhầm lẫn là: Khói xe thì các cụ nhìn thấy ngay và quy nó về "hại" cho môi trường, nhưng hàng triệu mét khối thải thì các cụ không thấy nên coi như không có. Tụi media và lobby cũng đánh đúng vào điểm này để lăng xê cái gọi là Xanh.

Rồi, nếu vẫn không quan tâm đến quá trình SX và xử lý PIN rất độc hại, vì không nhìn thấy được, thì các cụ đổ lỗi cho ô-tô xăng làm ô nhiễm môi trường cho em hỏi theo logic của các cụ thì New York hay Sidney phải ô nhiễm hơn HCMC hay Hà Nội vì số lượng xe xăng nhiều hơn mà?

Việc sản xuất và xử lý pin thì cũng giống sản xuất và xử lý động cơ đốt trong thôi cụ, cái nào cũng tiêu tốn tài nguyên và năng lượng có chênh lệch thì cũng không là gì so với cả quá trình vận hành xe. Cái em quan tâm là trong quá trình vận hành xe điện thì nạp điện từ đâu, bao nhiêu % từ năng lượng xanh, bao nhiêu % điện từ nhiệt điện .... Ô nhiễm hay không nó ở cái đó.
 

cattrang130390

Xe tăng
Biển số
OF-755200
Ngày cấp bằng
30/12/20
Số km
1,277
Động cơ
62,534 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không hỏi về hiệu suất hay "năng lượng" cụ ơi, mà em đang nói đến yếu tố hại cho môi trường vì các chất thải. Em thấy là hàng triệu m3 chất tải và hóa chất trong quá trình SX và xử lý pin nó hai gấp triệu lần so với mấy cái khói do o tô xả ra khi vận hành. Chưa nói đến việc xử lý đám rác thải pin sẽ xảy ở các nước thứ 3 như châu Phi hay VN. Sao các cụ không lo tới cái này mà cứ tung hô cái bánh vẽ xanh đo, không khói nhỉ.

Cái mọi người nhầm lẫn là: Khói xe thì các cụ nhìn thấy ngay và quy nó về "hại" cho môi trường, nhưng hàng triệu mét khối thải thì các cụ không thấy nên coi như không có. Tụi media và lobby cũng đánh đúng vào điểm này để lăng xê cái gọi là Xanh.

Rồi, nếu vẫn không quan tâm đến quá trình SX và xử lý PIN rất độc hại, vì không nhìn thấy được, thì các cụ đổ lỗi cho ô-tô xăng làm ô nhiễm môi trường cho em hỏi theo logic của các cụ thì New York hay Sidney phải ô nhiễm hơn HCMC hay Hà Nội vì số lượng xe xăng nhiều hơn mà?
Cụ có link nào thống kê được tổng các loại thải ra môi thường trong quá trình sx và vận hành của 2 loại trên không ạ? E đang bỏ qua quá trình sản xuất, chỉ tính lúc vận hành thì thấy nó cũng ko xanh hơn rồi.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Em không hỏi về hiệu suất hay "năng lượng" cụ ơi, mà em đang nói đến yếu tố hại cho môi trường vì các chất thải. Em thấy là hàng triệu m3 chất tải và hóa chất trong quá trình SX và xử lý pin nó hai gấp triệu lần so với mấy cái khói do o tô xả ra khi vận hành. Chưa nói đến việc xử lý đám rác thải pin sẽ xảy ở các nước thứ 3 như châu Phi hay VN. Sao các cụ không lo tới cái này mà cứ tung hô cái bánh vẽ xanh đo, không khói nhỉ.

Cái mọi người nhầm lẫn là: Khói xe thì các cụ nhìn thấy ngay và quy nó về "hại" cho môi trường, nhưng hàng triệu mét khối thải thì các cụ không thấy nên coi như không có. Tụi media và lobby cũng đánh đúng vào điểm này để lăng xê cái gọi là Xanh.

Rồi, nếu vẫn không quan tâm đến quá trình SX và xử lý PIN rất độc hại, vì không nhìn thấy được, thì các cụ đổ lỗi cho ô-tô xăng làm ô nhiễm môi trường cho em hỏi theo logic của các cụ thì New York hay Sidney phải ô nhiễm hơn HCMC hay Hà Nội vì số lượng xe xăng nhiều hơn mà?
Có nhiều ý kiến trái chiều nhưng có thể/có lẽ ý kiến của cụ là tiêu biểu về phía phản đối/không ủng hộ động cơ điện (sử dụng pin) nên em dẫn ra để bàn luận cũng là để phản biện cho vui thôi.
- Con số hàng triệu cụ có số liệu không? Hàng triệu đó là thải ra môi trường hay đã xử lý? Hàng triệu hay hàng tỉ mà đã được xử lý an toàn nó khác với vài triệu mà xả thẳng ra môi trường. Nên con số cụ đưa ra chung chung và không có ý nghĩa, dễ gây hiểu lầm.
- Thành phần của pin sẽ là độc hại nếu thải trực tiếp ra môi trường, nhưng em chắc chắn rằng sẽ chẳng ai ném một cục pin của oto hay xe máy ra môi trường cả. Pin khi hết hạn sử dụng nếu coi là rác thì không hoàn toàn đúng vì nó là nguồn nguyên liệu thứ cấp, giàu và giá trị gấp nhiều lần quặng. Thay vì thải ra chất thải phân tán (khói, hơi xăng một các thường xuyên - đây hoàn toàn là rác), thì pin nếu có là rác (thực tế như trên em nói, nó không hoàn toàn là rác) thì nó được thải tập trung, rất dễ dàng thu gom và xử lý - tái chế (với công nghệ hiện nay và trong tương lai thì việc thu hồi các vật liệu từ pin sẽ cao và rất cao).
Em nghĩ rằng thay thế nhiêu liệu hóa thạch trong tương lai gần là đương nhiên (vì nó không còn nhiều, khai thác ngày càng khó khăn, gây ô nhiễm và không tái tạo).
Tất nhiên, đã là qui trình sản xuất công nghiệp thì qui trình nào cũng sẽ có phát thải, vấn đề là ít hay nhiều, có thể thu gom và xử lý đến mức nào mà thôi.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,140
Động cơ
253,124 Mã lực
Xăng dầu tăng phi mã thế này thì việc chuyển sang xe chạy thuần điện không nhanh mới là lạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Cụ có link nào thống kê được tổng các loại thải ra môi thường trong quá trình sx và vận hành của 2 loại trên không ạ? E đang bỏ qua quá trình sản xuất, chỉ tính lúc vận hành thì thấy nó cũng ko xanh hơn rồi.
Chưa cần link đâu bác!
Bác hãy tìm Gú gờ về quá trình khai thác lithium sẽ thấy đó là những quá trình sử dụng rất nhiều nước. Còn xử lý các loại pin litium thì người ta vẫn đang hướng đến thu hồi lại 2 loại kim loại là đồng và ni-ken thôi. Thu hồi lithium ít khả thi vì đắt hơn lithium khai thác tự nhiên rất nhiều lần. Có thể bị chất vấn quá nhiều thì họ xây dựng lên 1 hay 2 mô hình đề mô!
 

cattrang130390

Xe tăng
Biển số
OF-755200
Ngày cấp bằng
30/12/20
Số km
1,277
Động cơ
62,534 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chưa cần link đâu bác!
Bác hãy tìm Gú gờ về quá trình khai thác lithium sẽ thấy đó là những quá trình sử dụng rất nhiều nước. Còn xử lý các loại pin litium thì người ta vẫn đang hướng đến thu hồi lại 2 loại kim loại là đồng và ni-ken thôi. Thu hồi lithium ít khả thi vì đắt hơn lithium khai thác tự nhiên rất nhiều lần. Có thể bị chất vấn quá nhiều thì họ xây dựng lên 1 hay 2 mô hình đề mô!
Ý em là con số cụ thể để so sánh, còn khai thác tài nguyên thì loại nào cũng ô nhiễm và xả thải ấy cụ. Trên này các cụ khác cần số liệu để chứng minh.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Chưa cần link đâu bác!
Bác hãy tìm Gú gờ về quá trình khai thác lithium sẽ thấy đó là những quá trình sử dụng rất nhiều nước. Còn xử lý các loại pin litium thì người ta vẫn đang hướng đến thu hồi lại 2 loại kim loại là đồng và ni-ken thôi. Thu hồi lithium ít khả thi vì đắt hơn lithium khai thác tự nhiên rất nhiều lần. Có thể bị chất vấn quá nhiều thì họ xây dựng lên 1 hay 2 mô hình đề mô!
Ý kiến của cụ em cho rằng chưa thỏa đáng.
- Việc khai thác Li cũng giống như khai thác các kim loại để chế tạo động cơ đốt trong thôi, nó đều có phát thải cả, mà động cơ đốt trong thì không chỉ 1 mà rất nhiều kim loại, quá trình luyện kim cũng phức tạp hơn rất nhiều.
- Em không cho rằng thu hồi Li là ít khả thi vì lý do như cụ nói, nhất là sau khi đã thu hồi Ni và Cu.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,851
Động cơ
443,595 Mã lực
Có thể ý cụ ấy là nó gián tiếp (là nguyên nhân) gây ra các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang ở Trung đông.
Em cũng nghĩ là vậy, nhưng dẫn chứng đó thì nó không thực tế liên quan ạ, chiến tranh xung đột vũ trang ở những điểm cụ ấy nêu còn yếu tố chính trị, tôn giáo... Năng lượng chỉ là 1 phần :)
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Khai thác như kiểu ở Nam Mỹ thì mất nửa triệu galon nước cho mỗi tấn carbonate lithium!
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Khai thác như kiểu ở Nam Mỹ thì mất nửa triệu galon nước cho mỗi tấn carbonate lithium!
Cụ nên dẫn nguồn nếu sử dụng số liệu trong còm, ngoài ra cụ nên cụ thể khai thác lithium có phải là ô nhiễm nhất hay thế nào so với khai thác các kim loại, hóa chất khác...

Hiện Úc là nước khai thác nhiều nhất, vậy khai thác ở Úc ô nhiễm môi trường thế nào so với Nam Mỹ

1644497647218.png


 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Công nghệ không dùng nước, lại tốn rất nhiều năng lượng (operation denominated roasting) + phải dùng acid để lấy được lithium!
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,952
Động cơ
361,684 Mã lực
Tuổi
124
Tại Chile sử dụng công nghệ bay hơi nước muối bơm lên từ hoang mạc Salar de Atacama với độ mặn 5-28% (tương đương tỷ trọng riêng khoảng 1,034-1,193, trung bình 1,1135), trong đó hàm lượng Li trong khoảng 0,04-0,15% (https://www.savannahresources.com/lithium/lithium-overview/) ở dạng Li2CO3/LiCl hay khoảng 0,445-1,67 kg Li trong mỗi m3 nước muối. Như thế, về mặt lý thuyết nếu hiệu suất thu hồi 100% thì cần 599-2.245 m3 nước để thu được 1 tấn Li kim loại, tương đương 113-423 m3 nước để thu được 1 tấn LCE (Lithium Carbonate Equivalent). Đó là về mặt lý thuyết, nhưng theo trang https://danwatch.dk/en/undersoegelse/how-much-water-is-used-to-make-the-worlds-batteries/ thì năm 2019 SQM và Albermarle đã bơm khoảng 63 tỷ lít nước muối để sản xuất 19.300 tấn lithium (https://www.statista.com/statistics/717594/chile-lithium-production/). Như thế, mỗi tấn lithium tiêu tốn 3.264 m3 nước, tương đương mỗi tấn LCE tiêu tốn 615 m3 nước. Con số này gần với giá trị tính toán lý thuyết cho hàm lượng 0,04%Li trên đây. Tuy nhiên, cũng tại danwatch.dk, người ta viết rằng “Scientists, research studies and companies that Danwatch has consulted present estimates ranging from 400 to 2 million liters of water per kilo of lithium”, hay 400 tới 2 triệu m3 mỗi tấn lithium, tương đương 75-377.000 m3 nước mỗi tấn LCE. Số liệu mà cụ coolpix8700 viết rằng mỗi tấn Li2CO3 tiêu tốn nửa triệu gallon nước (hay 1.892,7 m3) đúng là nằm trong khoảng rộng (77-377.000 m3) mà Danwatch viết, nhưng cao hơn giá trị tính theo thông tin Danwatch cung cấp (615 m3) khoảng 3 lần.

Cụ Hitchhiker viết “… cụ nên cụ thể khai thác lithium có phải là ô nhiễm nhất hay thế nào so với khai thác các kim loại, hóa chất khác…”. Điều này khó có thể so sánh với nhau, thậm chí cũng khó so sánh ngay cả sản xuất lithium bằng bay hơi nước muối tại Chile, Argentina với sản xuất lithium bằng khai thác đá pegmatite chứa spodumene (LiAl(SiO3)2) tại Australia là công nghệ nào ô nhiễm hơn, chưa nói gì tới việc so sánh khai thác, sản xuất lithium với khai thác, sản xuất sắt, thép, đồng, chì, nhôm, kẽm, thiếc, niken, crom, titan, antimon v.v..., bởi chúng sử dụng các công nghệ khai thác, sản xuất rất khác nhau đối với các loại khoáng sản khác nhau.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top