- Biển số
- OF-61843
- Ngày cấp bằng
- 14/4/10
- Số km
- 5,523
- Động cơ
- 467,368 Mã lực
Phât thải là phần nó thải ra bác ạXe máy phát thải ít hơn nhiều chứ bác.
2 lit/100km.
Phât thải là phần nó thải ra bác ạXe máy phát thải ít hơn nhiều chứ bác.
2 lit/100km.
Nhưng các nước đang phát triển đông dân thì khác; nhiều nước ko đủ điện để bật đèn giờ cao điểm. Công nghệ tái chế ở các nước này cũng rất hạn chế.Các nước đang đề xuất và đưa ra lộ trình cấm bán xe động cơ đốt trong đa phần là các nước phát triển, coi trọng vấn đề môi trường, nên cụ lo giúp họ hơi thừa.
Ở các nước phát triển nói trên, nguồn điện họ đang có hoàn toàn thừa đủ để sạc pin xe điện mà gần như không cần phải xây thêm nguồn mới. Ví dụ nước Đức năm 2020 có tổng công suất đặt nguồn điện 211 GW, sản xuất ra 484 TWh điện, trong đó xuất khẩu 20%. Với tổng công suất nguồn phát lớn như vậy thì ngay hôm nay toàn bộ xe hơi ở Đức chuyển sang xe điện thì Đức vẫn thừa điện.
Thêm vào đó nguồn điện ở các nước này chủ yếu là từ nguồn không phát thải như điện tái tạo, điện nguyên tử... nên cụ không phải lo việc chuyển ô nhiễm từ thành phố ra nguồn phát. Đấy là chưa nói đến việc các nhà máy phát điện từ nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí...) có quy mô lớn, thiết kế tối ưu để phát điện với hiệu suất cao nhất và giảm phát thải đến mức thấp nhất, nên trừ trường hợp nguồn phát từ nhiên liệu hóa thạch chiếm tỉ lệ rất cao, còn thì sẽ ít ô nhiễm hơn động cơ xe hơi.
Vấn đề ô nhiễm do pin đã qua sử dụng cũng không phải vấn đề đáng lo. Hiện nay rất nhiều pin đang được sử dụng trong các thiết bị gia đình, nhưng hầu hết không được tái chế do chi phí vận chuyển quá lớn, ít có nơi nhận tái chế pin, và nếu có thì không tiện mang pin ra đó tái chế (trong khi ném vào thùng rác thì dễ hơn nhiều). Pin xe điện lại khác, vì cục pin xe điện rất lớn (hàng vài trăm kg), lại nằm sẵn trên xe nên không phải chuyên chở gì cả mà tự đi được đến nơi nhận pin để tái chế. Pin xe điện có rất nhiều kim loại quý, bán được khá tiền, nên chuyện tái chế pin không phải là vấn đề.
Còn trạm sạc thì lại càng đơn giản, vì thực tế xe Tesla cho thấy, hầu hết chủ xe sạc điện tại nhà vào ban đêm, rẻ và tiện hơn nhiều so với sạc ở các trạm sạc công cộng vốn chủ yếu dành cho các nhu cầu sạc bất thường, nên việc chen nhau ở trạm sạc cũng không phải là vấn đề, nhất là khi các trạm sạc vẫn đang được xây thêm mỗi ngày.
“Công nghệ” tái chế ở các nước đang PT gớm phết đấy cụ.Nhưng các nước đang phát triển đông dân thì khác; nhiều nước ko đủ điện để bật đèn giờ cao điểm. Công nghệ tái chế ở các nước này cũng rất hạn chế.
Họ không dìm hàng, mà đơn giản là họ đang mô tả những gì đang có hay sẽ có trong thời gian trước mắt!E nghĩ do VN làm được xe điện nên nhiều Cụ nghĩ mọi lý do để dìm nó.
Trước đó nhiều hãng đã làm xe điện thì ko thấy nói gì
Đây thưa cụNhiều khi còn yếu tố chính trị nữa cụ ạ, giờ mà phát minh ra xe chạy bằng nước chắc bị thủ tiêu
Vấn đề ở đô thị đông dân khói xe xăng dầu xả thẳng vào mặt dân.Khói xe xăng xả so với khói bụi các lò nhiệt điện xả (để cụ có điện mà sạc xe điện), cũng như nhau cả thôi.
Nước đang phát triển thiếu điện nào mà cấm xe xăng chuyển sang xe điện vậy cụ?Nhưng các nước đang phát triển đông dân thì khác; nhiều nước ko đủ điện để bật đèn giờ cao điểm. Công nghệ tái chế ở các nước này cũng rất hạn chế.
Cụ có thông tin là sạc tại nhà thì cần lắp gì thêm ko, hay chỉ cần cắm vào ổ cắm điện là xong ạCòn trạm sạc thì lại càng đơn giản, vì thực tế xe Tesla cho thấy, hầu hết chủ xe sạc điện tại nhà vào ban đêm, rẻ và tiện hơn nhiều so với sạc ở các trạm sạc công cộng vốn chủ yếu dành cho các nhu cầu sạc bất thường, nên việc chen nhau ở trạm sạc cũng không phải là vấn đề, nhất là khi các trạm sạc vẫn đang được xây thêm mỗi ngày.
Cụ có thông tin là sạc tại nhà thì cần lắp gì thêm ko, hay chỉ cần cắm vào ổ cắm điện là xong ạ
Riêng Việt Nam nên chuyển sang gấp chứ đang thiếu xăng dầu kìa.Nhiều quốc gia đang hoạch định chính sách chuyển sang xe điện một cách có phần chủ quan, trong khi vô số vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh nếu chuyển sang xe điện (tiêu thụ điện năng quá tải, rác thải pin,ùn tắc nghiêm trọng ở các điểm sạc):
EC cấm bán xe mới chạy xăng hoặc diesel vào năm 2035
Đến năm 2035, các loại xe có động cơ đốt trong sẽ bị cấm. Đây là quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) công bố hôm 14/7.tuoitre.vn
Các quốc gia đông dân đang phát triển: điện đã thiếu sẽ còn thiếu hơn:
Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, mặt trời của các nước này đã hoạt động hết công suất mà vẫn không thể đáp ứng đủ. Việc thiếu điện giờ cao điểm diễn ra thường xuyên. Nếu các nước này chuyển sang xe điện thì tiêu thụ điện sẽ tăng thêm 30-50%; khủng hoảng điện sẽ trầm trọng đến mức nào? (người dân các nước này có thể ko đủ điện để bật đèn, nấu cơm).
Rác thải pin: ô nhiễm gấp nhiều lần xăng dầu. Rác thải pin từ ô tô có thể khiến môi trường ô nhiễm còn trầm trọng hơn.
View attachment 6871645
Nguy cơ ùn tắc quá tải ở các điểm sạc, nhất là ở các quốc gia đông dân đang phát triển. Khi đổ xăng chỉ tốn vài chục giây mà đã ùn tắc nghiêm trọng ở các trạm xăng thì ai cũng tưởng tượng đc cảnh ùn tắc sẽ thế nào ở các điểm sạc xe điện
Chuyển sang xe ngựa là sinh thái nhất. Khi về già còn làm thắng cố được.Ngựa vẫn đang được sử dụng để chở người cũng như hàng hóa. Pin chắc chắn chưa tái chế được với quy mô công nghiệp chủ yếu là phân rã lấy kim loại hiếm và việc tái chế chủ yếu ở các nước... em không nhớ. Điện ở VN vẫn đã đang sẽ phải tiết kiệm , trừ khi có điện nguyên tử, đừng mang năng lượng tái tạo ra dọa người. Hạ tầng của VN thì sau các nước phát triển 100 năm và có các vấn đề không thể giải quyết , vì vậy ai đi gì thì đi nhưng xe xăng mãi tồn tại, bao giờ có xe công cơ chạy bằng nguyên tủ thì vẫn còn. Xe điện chạy trước ở VN và chắc chắn không thể phổ biến trong vòng 20n tới
Em dẫn lịch sử để đoán tương lai thôi , bác vừa có môi trường vừa có ẩm thực , rất tinh tế , rất hợp thời ạChuyển sang xe ngựa là sinh thái nhất. Khi về già còn làm thắng cố được.
Mời cụ dẫn nguồn các đoạn cụ đã quote hay tự gõ nhéNhiều quốc gia đang hoạch định chính sách chuyển sang xe điện một cách có phần chủ quan, trong khi vô số vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh nếu chuyển sang xe điện (tiêu thụ điện năng quá tải, rác thải pin,ùn tắc nghiêm trọng ở các điểm sạc):
Các quốc gia đông dân đang phát triển: điện đã thiếu sẽ còn thiếu hơn:
Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, mặt trời của các nước này đã hoạt động hết công suất mà vẫn không thể đáp ứng đủ. Việc thiếu điện giờ cao điểm diễn ra thường xuyên. Nếu các nước này chuyển sang xe điện thì tiêu thụ điện sẽ tăng thêm 30-50%; khủng hoảng điện sẽ trầm trọng đến mức nào? (người dân các nước này có thể ko đủ điện để bật đèn, nấu cơm).
Rác thải pin: ô nhiễm gấp nhiều lần xăng dầu. Rác thải pin từ ô tô có thể khiến môi trường ô nhiễm còn trầm trọng hơn.
View attachment 6871645
Nguy cơ ùn tắc quá tải ở các điểm sạc, nhất là ở các quốc gia đông dân đang phát triển. Khi đổ xăng chỉ tốn vài chục giây mà đã ùn tắc nghiêm trọng ở các trạm xăng thì ai cũng tưởng tượng đc cảnh ùn tắc sẽ thế nào ở các điểm sạc xe điện
Mời cụ dẫn nguồn của tuyên bố trênCác thành phần của pin xe điện đều rất gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ ô nhiễm chục lần xăng dầu nếu thế giới chuyển sang xe điện