[TT Hữu ích] Thế giới đồng hồ - Bác nào thích ĐH thì vào đây xem, show hàng, xin tư vấn - 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

thanhchung

Xe buýt
Biển số
OF-23579
Ngày cấp bằng
30/8/08
Số km
610
Động cơ
505,019 Mã lực
cụ nào biết chỗ bán đh hãng này ko ạ?
e kết 2 mẫu này quá :D tìm ở loanh quanh chỗ e ở mà ko có

 

sidecardesigner

Xe điện
Biển số
OF-61221
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
4,855
Động cơ
478,888 Mã lực
Nơi ở
48B TT
Giữ chơi thôi sid ơi , bán chả được mấy. Để làm kỷ niệm cho nhóc sau này
Thế hả anh? vậy là em mua hớ đến 3/4 giá trị ạ?
Híc, hi vọng học phí cho mấy em đồng hồ này ko nhiều nữa :D
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
8,713
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Mợ Sid mua được cái đồng hồ đẹp quá, thôi đừng tiếc tiền vì của mua là của được :)
 

sidecardesigner

Xe điện
Biển số
OF-61221
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
4,855
Động cơ
478,888 Mã lực
Nơi ở
48B TT
Mợ Sid mua được cái đồng hồ đẹp quá, thôi đừng tiếc tiền vì của mua là của được :)
$-) iêm còn dại mờ hí hí, chỉ là nhòm khoái quá nên mua luôn thôi. Cũng ko tiếc vì thích, nhưng nghĩ mềnh ếch nhựa nên cú ấy mà :D
 

Lavenders

Xe tăng
Biển số
OF-102361
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,812
Động cơ
410,500 Mã lực
Bác hỏi khó em vì em không phải thợ đồng hồ, chỉ hóng hớt thông tin trên mạng nên cũng không biết tiếng Việt gọi chính xác nó là gì, dịch đại khái thì escapement là bánh cóc, còn co- axial escapement là bánh cóc đồng trục.

Khi đồng hồ cơ chạy bác để lên tai sẽ nghe tiếng đồng hồ chạy tích tích tích...., cái này do cái 1 cái bánh xe răng cưa nhận năng lượng giải thoát từ cót sẽ quay, và bị 1 bộ phận lẫy chặn theo nhịp và do đó mà mới chiếc đồng hồ mới đếm thời gian được, tiếng tích tích liên tục đó chính là khi bánh xe quay bị lẫy chặn nên tích 1 cái. Các đồng hồ có thể được chế tạo để 6 phát chặn là 1 giây (loại 21,600 beat per hour), 7 phát (25,200 beat per hour), và cao nhất bây giờ 10 phat (36,600 beat per hour - các bác chơi đồng hồ hay gọi là dòng hi-beat hay kim trôi). Cái beat per hour càng cao thì độ sai số càng thấp và về lý thuyết sẽ giúp đồng hồ chính xác hơn, và cái kim giây chạy sẽ ít giật hơn. Cái bộ phận chặn đó nó là escapement system.

Có nhiều loại chế tạo escapement system, trong đó co-axial escapement là một cách, bác xem thêm ở đây
http://en.wikipedia.org/wiki/Escapement

Thực ra khi mua một chiếc đồng hồ thông thường thì ta nhìn nó ưng ý là được, ít người để ý tới máy nó dư nào nhưng việc hiểu về một cỗ máy sẽ giúp ta biết thêm được giá trị của chiếc đồng hồ đó phải không bác. em xin được chắp bút thêm với bác nhá.

Bác Ma nhà hát có đề cập tới co – axial (đồng trục) là cái gì ? đã đi vào các nguyên lý hoạt động của đồng hồ và sự cải tiến mà theo một số hãng đồng hồ nó sẽ mang lại sự đột phá cho việc nâng cao độ chính xác và ổn định và độ bền của đồng hồ. Em cũng tin rằng rất nhiều bác hiểu rõ vấn đề nhưng để diễn giải cho người khác cùng hiểu thì quả là việc làm khó, rất khó và khó lột tả được hết được. Em hiểu nhưng cũng không biết phải diễn tả thế nào cho đúng. Thôi thì em cứ diễn tả và minh họa một cách thô thiển vậy, mong các bác bổ sung thêm.

Về lợi ích thì sự cải tiến từ cơ chế truyền thống sang cơ chế đồng trục sẽ giúp cho đồng hồ có độ chính xác cao hơn rất nhiều và hạn chế phần lớn các tác động từ môi trường bên ngoài như tác động của nhiệt động đối với sự có dãn của vật liệu và làm cho cỗ máy đồng hồ luôn ổn định khi bị va đập, dung lắc mạnh…. , kéo dài thời gian phải bảo dưỡng máy và tăng tuổi thọ của đồng hồ lên nhiều kể cả khi đồng hồ đã sử dụng được vài chục năm thì nó vẫn chạy chính xác….

Ồ em lại luyên thuyên hơi dài rồi.

Đây là một cỗ máy đồng hồ, nhìn quá phức tạp phải không nào ? Tuy nhiên nếu mổ xẻ ra thì nó cũng không quá phức tạp và xét về nghĩa đen thì đồng hồ cho ta thông tin về thời gian ..



Co – axial (đồng trục), được cải tiến thay đổi tại vùng khoanh đỏ



Ta sẽ xem qua cấu tạo vhế chuyển động của bộ phận điều kiển thông thường



So sánh nhưng sự khác nhau của cơ chế vận hành thông thường và cơ chế vận hành đồng trục

Khác nhau về cấu tạo đặc biệt ở bộ phận truyền lực cho balance, cơ chế đóng mở bánh xe escapement whell


Khác nhau về nguyên lý truyền lực co bộ cộng hưởng


Và đây là nguyên lý vận hành



Vận hành theo chu kỳ, bác nhìn những mũi tên và những vùng em khoanh chòn để cố hình dung ra sực chuyển động của cơ chế đồng trục nhá.


Hết giời rồi, em lại về chốn quê của em
 

PHANTOM OPERA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152756
Ngày cấp bằng
14/8/12
Số km
617
Động cơ
359,677 Mã lực
Nơi ở
The Opera of The World
Ồ, cảm ơn bác, em đã hình dung được phần nào, chắc còn phải nghiên cứu thêm
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,112
Động cơ
512,228 Mã lực
Tài liệu của bác Lavender đưa ra là Co-ax đời đầu dùng cho máy 2500 A,B,C, từ 2500D, 8xxx, 9xxx trở lên họ dùng Co-ax cải tiến có thêm một bánh răng nữa, nguyên lý hoạt động cũng khác do góc tiếp xúc của các bộ phận và tỷ số truyền đã thay đổi.

Nói tóm tắt thì Co-ax với Swiss lever có cùng nhiệm vụ là điều tiết dòng năng lượng từ dây cót tới kim dây, có thể ví chúng như máy dầu và máy xăng, mỗi dòng máy có ưu - nhược điểm riêng, tuy kết cấu và nguyên tắc hoạt động hơi khác nhưng có cùng chung nhiệm vụ.

Cá nhân tôi thì tôi thích Swiss Lever truyền thống hơn, thứ nhất là vì nó có lịch sử phát triển lâu đời, thứ hai là nó không có nhược điểm gì so với Co-ax, Omega họ quảng cáo là Co-ax bền hơn, ko cần dùng dầu bôi trơn, chạy ổn định hơn... nhưng tất cả đều là quảng cáo mang tính thương mại. Lý do chính Omega chuyển sang dùng Co-ax ko phải nó tốt hơn Swiss lever mà chẳng qua họ muốn phát triển một dòng máy riêng mà thôi.

Với cấu tạo nặng nề, nhiều bộ phận, Co-ax rất khó có thể hoạt động ở tần số cao hơn 28800bph (máy 9200), đối với Co-ax đời đầu thì con số này là 25200bph vì chạy nhanh hơn thế nó sẽ bị lỗi. Trong khi đó Swiss lever từ hàng chục năm nay đã hoạt động ở tần số 36000bph thậm chí cao hơn thế.
 

PHANTOM OPERA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152756
Ngày cấp bằng
14/8/12
Số km
617
Động cơ
359,677 Mã lực
Nơi ở
The Opera of The World
Tài liệu của bác Lavender đưa ra là Co-ax đời đầu dùng cho máy 2500 A,B,C, từ 2500D, 8xxx, 9xxx trở lên họ dùng Co-ax cải tiến có thêm một bánh răng nữa, nguyên lý hoạt động cũng khác do góc tiếp xúc của các bộ phận và tỷ số truyền đã thay đổi.

Nói tóm tắt thì Co-ax với Swiss lever có cùng nhiệm vụ là điều tiết dòng năng lượng từ dây cót tới kim dây, có thể ví chúng như máy dầu và máy xăng, mỗi dòng máy có ưu - nhược điểm riêng, tuy kết cấu và nguyên tắc hoạt động hơi khác nhưng có cùng chung nhiệm vụ.

Cá nhân tôi thì tôi thích Swiss Lever truyền thống hơn, thứ nhất là vì nó có lịch sử phát triển lâu đời, thứ hai là nó không có nhược điểm gì so với Co-ax, Omega họ quảng cáo là Co-ax bền hơn, ko cần dùng dầu bôi trơn, chạy ổn định hơn... nhưng tất cả đều là quảng cáo mang tính thương mại. Lý do chính Omega chuyển sang dùng Co-ax ko phải nó tốt hơn Swiss lever mà chẳng qua họ muốn phát triển một dòng máy riêng mà thôi.

Với cấu tạo nặng nề, nhiều bộ phận, Co-ax rất khó có thể hoạt động ở tần số cao hơn 28800bph (máy 9200), đối với Co-ax đời đầu thì con số này là 25200bph vì chạy nhanh hơn thế nó sẽ bị lỗi. Trong khi đó Swiss lever từ hàng chục năm nay đã hoạt động ở tần số 36000bph thậm chí cao hơn thế.
Ồ cái này hay đấy, bác có thể cho em vài ví dụ minh họa được không ? chứ đọc xuông em chẳng hiểu gì. Nếu có thể bác có thể so sanh giữa các co-axial đời đầu, đời gữa - đời cuối như bác miêu tả được không ? Em có nghiên cứu qua internet thì thấy nó có thể chạy tít hay giao động đến tân 72000 lần/h mà, sao lại chạy quá 25000 lần là lỗi hả bác ? nó bị lỗi ở đâu ạ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

vnktv

Xe tải
Biển số
OF-151680
Ngày cấp bằng
5/8/12
Số km
213
Động cơ
357,500 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng - Hà Nội
Em còn giữ được con Molnhya quả quýt hồi đó mua mất một đống bàn là



Có cụ nào có thông tin về em này không ạ? Ví dụ tên gọi chính xác, thời điểm sx, sử dụng máy gì, có những model nào, v.v...
 
Chỉnh sửa cuối:

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,112
Động cơ
512,228 Mã lực
Ồ cái này hay đấy, bác có thể cho em vài ví dụ minh họa được không ? chứ đọc xuông em chẳng hiểu gì. Nếu có thể bác có thể so sanh giữa các co-axial đời đầu, đời gữa - đời cuối như bác miêu tả được không ? Em có nghiên cứu qua internet thì thấy nó có thể chạy tít hay giao động đến tân 72000 lần/h mà, sao lại chạy quá 25000 lần là lỗi hả bác ? nó bị lỗi ở đâu ạ ?
Cái 72000 nó là Swiss lever rồi bác ạ.

Co-ax 2500 (mà tôi gọi là đời đầu)



Co-ax đời mới (2500D, 8500, 8600, 9200...)

 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,112
Động cơ
512,228 Mã lực
Như vậy bánh răng Co-ax của máy 8500 có tới ba tầng chứ không phải 2 tầng như máy 2500.

Nếu như Co-ax đời đầu khá trung thành với thiết kế cổ điển của George Daniels thì Co-ax 8500 hoàn toàn do Omega chế ra bằng máy tính và sử dụng các chất liệu hoàn toàn mới.

Nói chung bác nào chơi Omega cố gắng mua máy 8500 vì máy 2500 sắp về hưu rồi.
 

PHANTOM OPERA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152756
Ngày cấp bằng
14/8/12
Số km
617
Động cơ
359,677 Mã lực
Nơi ở
The Opera of The World
Tài liệu của bác Lavender đưa ra là Co-ax đời đầu dùng cho máy 2500 A,B,C, từ 2500D, 8xxx, 9xxx trở lên họ dùng Co-ax cải tiến có thêm một bánh răng nữa, nguyên lý hoạt động cũng khác do góc tiếp xúc của các bộ phận và tỷ số truyền đã thay đổi.

Nói tóm tắt thì Co-ax với Swiss lever có cùng nhiệm vụ là điều tiết dòng năng lượng từ dây cót tới kim dây, có thể ví chúng như máy dầu và máy xăng, mỗi dòng máy có ưu - nhược điểm riêng, tuy kết cấu và nguyên tắc hoạt động hơi khác nhưng có cùng chung nhiệm vụ.

Cá nhân tôi thì tôi thích Swiss Lever truyền thống hơn, thứ nhất là vì nó có lịch sử phát triển lâu đời, thứ hai là nó không có nhược điểm gì so với Co-ax, Omega họ quảng cáo là Co-ax bền hơn, ko cần dùng dầu bôi trơn, chạy ổn định hơn... nhưng tất cả đều là quảng cáo mang tính thương mại. Lý do chính Omega chuyển sang dùng Co-ax ko phải nó tốt hơn Swiss lever mà chẳng qua họ muốn phát triển một dòng máy riêng mà thôi.

Với cấu tạo nặng nề, nhiều bộ phận, Co-ax rất khó có thể hoạt động ở tần số cao hơn 28800bph (máy 9200), đối với Co-ax đời đầu thì con số này là 25200bph vì chạy nhanh hơn thế nó sẽ bị lỗi. Trong khi đó Swiss lever từ hàng chục năm nay đã hoạt động ở tần số 36000bph thậm chí cao hơn thế.
Em có xem rồi, nguyên lý hoạt động không hề khác gì bác ạ, tỷ số truyền lực cũng vẫn vậy là 2,5/1 mà. nó chỉ thêm 1 bánh xe gắn liền với whell pin để quay bánh xe này thay vì nhận tác động trực tiếu từ bánh xe trung gian.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Tài liệu của bác Lavender đưa ra là Co-ax đời đầu dùng cho máy 2500 A,B,C, từ 2500D, 8xxx, 9xxx trở lên họ dùng Co-ax cải tiến có thêm một bánh răng nữa, nguyên lý hoạt động cũng khác do góc tiếp xúc của các bộ phận và tỷ số truyền đã thay đổi.

Nói tóm tắt thì Co-ax với Swiss lever có cùng nhiệm vụ là điều tiết dòng năng lượng từ dây cót tới kim dây, có thể ví chúng như máy dầu và máy xăng, mỗi dòng máy có ưu - nhược điểm riêng, tuy kết cấu và nguyên tắc hoạt động hơi khác nhưng có cùng chung nhiệm vụ.

Cá nhân tôi thì tôi thích Swiss Lever truyền thống hơn, thứ nhất là vì nó có lịch sử phát triển lâu đời, thứ hai là nó không có nhược điểm gì so với Co-ax, Omega họ quảng cáo là Co-ax bền hơn, ko cần dùng dầu bôi trơn, chạy ổn định hơn... nhưng tất cả đều là quảng cáo mang tính thương mại. Lý do chính Omega chuyển sang dùng Co-ax ko phải nó tốt hơn Swiss lever mà chẳng qua họ muốn phát triển một dòng máy riêng mà thôi.

Với cấu tạo nặng nề, nhiều bộ phận, Co-ax rất khó có thể hoạt động ở tần số cao hơn 28800bph (máy 9200), đối với Co-ax đời đầu thì con số này là 25200bph vì chạy nhanh hơn thế nó sẽ bị lỗi. Trong khi đó Swiss lever từ hàng chục năm nay đã hoạt động ở tần số 36000bph thậm chí cao hơn thế.
Trong lever escapement truyền thống thì bánh răng bánh cóc tiếp xúc với 2 cò mổ theo dạng trượt (sliding) nên phải dùng dầu (lubricant) để giảm ma sát, dầu này sẽ khô sau thời gian nên thường thời gian bảo dưỡng lau dầu là 4-5 năm, theo co-axial escapement thì thiết kế này các cò mổ tiếp xúc ngang (không phải trượt) với bánh răng nên không cầ dầu lubricant vì loại bỏ được ma sát trượt sliding. Do đó việc bảo dưỡng tra dầu chỉ phải cho các bánh chuyền động (gear train) và thời gian bảo dưỡng có thể tăng lên 7 năm. Về lý thuyết thì Omega PR dòng máy này với nhiều ưu điểm nhưng vì là dòng máy mới nên còn cần thời gian để chứng thực. Thực tế thì các dòng 2500 A, B, C, D (cải tiến từ cơ sở máy ETA 2892) đã bộc lộ một số hạn chế (khi nào rảnh em sẽ tìm hiểu và viết thêm) nên Omega phải cải tiến liên tục và bây giờ quyết định phát triển dòng 8500 từ đầu để áp dụng thiết kế co-axial này. Ngoài ra, ở dòng 8500 Omega hướng tới việc cạnh tranh sát với Rolex nên áp dụng thêm Breguet overcoil spring with free sprung balance như của Rolex, đồng thời áp dụng hai ổ cót (do máy to nên có chỗ cho luôn hai ổ cót, tăng thời gian lưu cót thêm 10h so với 2500, thành 60h cót).

Về breguet overcoil spring và free sprung balance khi nào có thời gian em sẽ tìm hiểu và viết kỹ thêm, hay nhờ bác nào hiểu rõ viết lên đây trao đổi. Về hiểu nôm na thì breguet overcoil spring là công nghệ dây tóc mà phần cuối (end) của dây tốc được bẻ gập lại tâm, do Breguet sáng chế, và free sprung balance là công nghệ balance không có cầu chỉnh dây tóc (regulation), việc chỉnh balance chạy nhanh, chậm được thực hiên bằng cách chỉnh trọng lực quay của bánh xe balance thông qua chỉnh các ốc vặn gắn trên bánh xe balance (các bác chú ý balance wheel của 8500 có 4 ốc chỉnh, trong đó ở 2500 không có vì vẫn chỉnh kiểu bình thường). Cả hai công nghệ này đều cao cấp và áp dụng ở Rolex, bây giờ được Omega áp dụng vào 8500.
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,112
Động cơ
512,228 Mã lực
Về breguet overcoil spring và free sprung balance khi nào có thời gian em sẽ tìm hiểu và viết kỹ thêm, hay nhờ bác nào hiểu rõ viết lên đây trao đổi. Về hiểu nôm na thì breguet overcoil spring là công nghệ dây tóc mà phần cuối (end) của dây tốc được bẻ gập lại tâm, do Breguet sáng chế, và free sprung balance là công nghệ balance không có cầu chỉnh dây tóc (regulation), việc chỉnh balance chạy nhanh, chậm được thực hiên bằng cách chỉnh trọng lực quay của bánh xe balance thông qua chỉnh các ốc vặn gắn trên bánh xe balance (các bác chú ý balance wheel của 8500 có 4 ốc chỉnh, trong đó ở 2500 không có vì vẫn chỉnh kiểu bình thường). Cả hai công nghệ này đều cao cấp và áp dụng ở Rolex, bây giờ được Omega áp dụng vào 8500.

Máy 2500 cũng là free sprung balance bác ạ, chỉ có điều nó chỉ có 2 ốc đối xứng nhau chứ không phải 4 ốc như 8500.

 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,112
Động cơ
512,228 Mã lực
Em có xem rồi, nguyên lý hoạt động không hề khác gì bác ạ, tỷ số truyền lực cũng vẫn vậy là 2,5/1 mà. nó chỉ thêm 1 bánh xe gắn liền với whell pin để quay bánh xe này thay vì nhận tác động trực tiếu từ bánh xe trung gian.
2,5/1 là cái gì vậy bác ?

Trang tài liệu của Omega này mô tả rất rõ sự khác nhau giữa hai đời Co-ax.

Anchor của hai cái khác nhau và không dùng lẫn cho nhau được, sự khác biệt ở góc các locking jewels rất khó nhận ra bằng mắt thường nhưng chúng không giống nhau do hình dáng của Co-ax pinion có thay đổi.

Tỷ số truyền tôi muốn nói ở đây không phải là beat-rate mà là tỷ số truyền lực giữa gear train và Co-ax pinion, như tài liệu đã nói rõ, Co-ax đời mới to hơn Co-ax đời cũ 13% và số bánh răng của gear train và Co-ax pinion nhiều hơn để lực truyền giữa chúng mượt hơn.

 

PHANTOM OPERA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152756
Ngày cấp bằng
14/8/12
Số km
617
Động cơ
359,677 Mã lực
Nơi ở
The Opera of The World
2,5/1 là cái gì vậy bác ?

Trang tài liệu của Omega này mô tả rất rõ sự khác nhau giữa hai đời Co-ax.

Anchor của hai cái khác nhau và không dùng lẫn cho nhau được, sự khác biệt ở góc các locking jewels rất khó nhận ra bằng mắt thường nhưng chúng không giống nhau do hình dáng của Co-ax pinion có thay đổi.

Tỷ số truyền tôi muốn nói ở đây không phải là beat-rate mà là tỷ số truyền lực giữa gear train và Co-ax pinion, như tài liệu đã nói rõ, Co-ax đời mới to hơn Co-ax đời cũ 13% và số bánh răng của gear train và Co-ax pinion nhiều hơn để lực truyền giữa chúng mượt hơn.
Hệ số đòn bẩy vẫn ý vậy, to là to cả máy. Hệ cải tiến chỉ có thêm nhiều báng răng để chúng khớp với nhau chặt chẽ hơn thôi chứ nguyên lý thì không có gì thay đổi cả mà vẫn là khóa chủ động và tác động ngang và nhận lực trực tiếp từ escape wheel.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Máy 2500 cũng là free sprung balance bác ạ, chỉ có điều nó chỉ có 2 ốc đối xứng nhau chứ không phải 4 ốc như 8500.
Cám ơn bác đã correct cho em, đúng là 2500 cũng sử dụng free-sprung balance, 8500 cũng sử dụng free-sprung balance (với 4 ốc chỉnh) chắc là cùng sử dụng hệ thống tinh chỉnh Microstella như của Rolex.

Nói thêm về beat-rate, về lý thuyết máy chạy beat-rate 36,600 bph (10 beat per second) sẽ giảm sai số thấp và giúp máy chạy chính xác hơn, nhưng việc máy chạy nhiều hơn thì các bộ phận mài mòn nhiều hơn nên được cái này, mất cái kia. Hiện nay các dòng máy nổi tiếng bền bỉ và phổ biến của Omega (1120) và Rolex (3135) đều chỉ chạy 28,800 bph (8 beat per second). Riêng về dòng co-axial của Omega (2500 và 8500) thì beat-rate giảm chỉ có 25,200 bph (7 beat per second). Điều này làm cho các chuyên gia đồng hồ đặt ra nghi ngờ rằng bản thân Omega cũng không tự tin (hoặc biết chắc nhưng lờ đi) về thiết kế co-axial với điểm yếu là nhiều bộ phận phức tạp hơn, nhiều chi tiết hơn nên dễ bị "sai lệch, mài mòn" nhanh hơn, và do đó không dám đáp ứng tần số thông dụng của các đồng hồ cao cấp (ít nhất phải là 28,800 bph). Tuy nhiên Omega có thể có lý do riêng nào đó của họ, bác nào có thông tin cho em tham khảo thêm.
 

vnktv

Xe tải
Biển số
OF-151680
Ngày cấp bằng
5/8/12
Số km
213
Động cơ
357,500 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hay là cụ mang đến em đi.
Ngày xưa em từng chọc tất cả đồng hồ có ở trong nhà. Tính từ treo tường quả lắc bính boong tới để bàn, đeo tay. Cơ, quartz em chọc tuốt. Quả Poljot vàng, mặt sọc dưa em chỉnh lấy chạy chính xác không kém quartz (bốc phét tí) :D
Cụ hướng dẫn em cách chỉnh đồng hồ được không ạ ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top