Về văn bằng, thì thế này, Bằng TN THPT do Giám đốc Sở GD cấp; văn bằng giáo dục đại học (bằng cử nhân, bằng kỹ sư, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ...) do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng cấp.
Do vậy, Sở GD TP HCM đã khẳng định, là chính xác, không cần chờ xác nhận lại của Bộ GD.
Ví dụ, trường Đại học A đã đào tạo và cấp văn bằng cho người học tên là B. B xin việc ở một đơn vị trong hoặc/và ngoài nước, thì đơn vị tuyển dụng thường sẽ xác minh văn bằng (qua công văn hoặc email) thẳng ở Trường A, chứ không qua Bộ GD. Trường A khẳng định, B đã học và được cấp văn bằng (đã nộp khi xin việc) là đúng hoặc không đúng (hiện bằng giả khá phổ biến). Và cơ quan tuyển dụng dựa vào trả lời của trường A để chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ dự tuyển, chứ họ sẽ không hỏi lên Bộ GD nữa.
Tiếp theo. Giả sử người thi đại học, gian lận bằng cách nộp bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT giả, thì sau khi đỗ vào trường đại học, trường đại học cơ hội phát hiện được không?
Theo Quy chế tuyển sinh này:
Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGDĐT 2014 tuyển sinh đại học cao đẳng vừa làm vừa học (thuvienphapluat.vn)
"Điều 7. Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự thi
1. Hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) bao gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi (Trường in và phát hành theo mẫu của Bộ GD&ĐT);
b) 04 ảnh chân dung cỡ 4x6 cm trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
c) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
d)
Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp trung học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trung học (đối với những người dự thi ngay trong năm tốt nghiệp) hoặc bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH và bảng điểm kèm theo;
đ) 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh."
Bình: Vì chỉ nộp bản sao nên việc phát hiện ra bằng TN THPT giả là khá khó.
Kiểm tra hồ sơ sau tuyển sinh:
"Điều 31. Kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển.
1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho Ban Thanh tra đào tạo tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các bài thi của từng thí sinh: việc thực hiện quy chế ở tất cả các khâu công tác chấm thi (dồn túi, đánh số phách, quy trình chấm hai lần độc lập, biên bản chấm thi, chấm điểm bài thi, quản lý điểm bài thi…), so sánh điểm trên bài thi, với điểm ghi ở biên bản chấm thi, ở sổ điểm và ở giấy chứng nhận kết quả thi. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.
2. Khi thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ thu nhận giấy triệu tập trúng tuyển và kiểm tra đối chiếu hồ sơ, các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Quy chế này. Sau khi kiểm tra
đối chiếu bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, “đã đối chiếu bản chính” rồi ghi rõ họ tên và ký.
Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế."
Bình: Trường ĐH bắt buộc phải đối chiếu bản sao bằng TN THPT của thí sinh nộp khi làm hồ sơ đăng ký dự thi với bản gốc TN THPT. Nhưng nếu bản "gốc" là giả thì sao? Thực tế, có thể chính cán bộ kiểm tra cũng không thể phát hiện được bằng giả đâu, vì công nghệ làm giả hiện nay rất tinh vi.
Vậy, dựa vào đâu để biết một bằng là thật hay giả?
Để biết được một văn bằng là thật hay giả, thì chỉ có cách đối chiếu thông tin của văn bằng có nghi ngờ với văn bằng mẫu và sổ gốc cấp văn bằng của nơi cấp.
Tóm lại, một người có thể hoàn toàn "vượt qua" vòng hồ sơ trước và sau khi tuyển sinh đại học, nếu không kiểm tra đến tận sổ gốc cấp bằng TN THPT của họ.
Sổ gốc cấp văn bằng xem ở đây:
Mẫu phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ năm 2023? Có được chỉnh sửa nội dung của văn bằng, chứng chỉ không? (thuvienphapluat.vn)