- Biển số
- OF-82033
- Ngày cấp bằng
- 5/1/11
- Số km
- 1,640
- Động cơ
- 430,112 Mã lực
Ờ hớ. Giá xe cao để bảo hộ nền công nghiệp trong nước thì phải các cụ à
Bảo hộ túi quan chức bác ơi!Ờ hớ. Giá xe cao để bảo hộ nền công nghiệp trong nước thì phải các cụ à
Kụ này độc miệng thật, bộ Y Tế đề xuất tăng phí rùi. Lí dó đơn giản thôi để nâng cấp cơ sở hạ tầng và để dân đen điều trị đúng tuyến. Chít dân đen rùi, cái gì cũng tăng mỗi lương không tăng.May quá là may... May là anh Đinh La Thăng đợt vừa rồi lại lên làm bộ trưởng giao thông. Chứ mà chẳng may anh mà lên làm Bộ trưởng y tế thì (với thói quen cấm, trảm, phí...) để giảm tình hình tăng dân số ở nước ta hiện nay. Một là: Phần lớn các bác đàn ông sẽ bị ... t.h.i.ế.n; Hai là: Số còn lại thì sẽ cần phải có rất nhiều tiền mới được quyền hy vọng đến niềm hạnh phúc được có vợ cả nhé...(đừng có hòng mà mơ màng đến vợ "hai" nhé).
Thời xưa còn có các nhà văn theo trường phái gọi là "Hiện thực phê phán" dám viết, dám nói nỗi khổ dân ta khi phải chịu cảnh "một cổ hai tròng". Ngày nay dân ta hòa bình rồi, ấm no hạnh phúc rồi, làm chủ đất nước rồi (theo văn kiện ĐCSVN) nhưng một cổ người dân phải chịu đến n tròng thì chẳng thể có một nhà văn HTPP nào sất, vì nếu có thì cũng bóc lịch ngay, chả có cơ hội cho anh em biết. FU! chả biết nếu có một "mùa xuân VN" thì sẽ thế nào nhỉ các bác!Dạ dân ta đã nghèo lai siu cao thuế nặng thế này bao giờ dân ta mới hết khổ nhỉ???
Thời Pháp thuế ko nặng như giờ đâu cụ ah!Em may mắn được sống ở nước ngoài vài năm nên càng thấm thía cái nỗi khổ (nếu không muốn nói quá lên là nỗi nhục) của bà con mình. Họ luôn dựa vào cái cớ là hạ tầng cơ sở không đảm bảo để triệt giá xe, thực ra là để bảo hộ VAMA, mà VAMA là ai, lại 5C thôi. Chua chát, nhiều khi thấy cuộc sống dân mình bây giờ cũng chẳng khác thời Pháp đô hộ là mấy. Họ cũng cố học theo bài của bọn tàu khựa, cái bài mà bọn mất dạy gọi là "chó cứ sủa và người cứ đi", họ coi anh em ta như vậy thôi, nói mãi cũng chả làm gì cả, chả thay đổi được gì.
Thuế nặng cũng được, nhiều tròng cũng được, tôi vẫn sẵn lòng đóng vì tôi yêu đất nước và đồng bào tôi. Nhưng đóng thuế nhiều và nặng nhưng chả được cho đất nước và đồng bào cái gì mà chỉ cho lũ quan tham thôi --> tôi không đóng. Mà quan VN chả có thằng chó nào mà không tham ... cả!Thời Pháp thuế ko nặng như giờ đâu cụ ah!
Em thì lại trộm nghĩ dư lày: Cứ để cho cạnh tranh tự do theo đúng cơ chế thị trường (mấy đàn em obama vẫn đang bảo mình không phải kinh tế thị trường đó), không bảo kê bảo hộ gì hết. Cứ phải khó khăn thì người ta mới khôn ra được. Còn về đường xá, cứ thả ra, ở HN, SG tắc không thể đi được thì tự khắc người ta sẽ phải cất xe thôi, chả ai mang xe ra để ngoài đường cả, tắc quá thì người ta mới chịu di dời các trung tâm tài chính, kinh tế... ra xung quanh. Kinh tế đất nước sẽ phát triển đồng đều hơn, bà con đỡ khổ, em và các cụ cũng đỡ khổ. Mấy anh đầy tớ chỉ chém gió thôi chứ các anh ấy có quan tâm gì đến sự mất cân đối về vùng miền đâu, cứ đổ tại... nhiều xe hơn đường. Thực ra ở các nước phát triển cũng tắc đường chứ không riêng gì mình, có điều không quá tệ như mình. Theo em tắc ở mình chủ yếu do xe máy chứ không phải ô tô. Các cụ để ý trước đây ô tô cũng lách, rẽ nhưng dần mọi người cũng hiểu là càng lách càng tắc nên cũng đỡ nhiều, nhưng xe máy thì hở một tẹo là lách vào, chính vì thế cho nên đáng ra không tắc lại thành tắc. Em cho rằng nguyên nhân chính là xe máy, chứ không phải ô tô. Một cái ô tô không may chết máy là sẽ có ngay cả tá xe máy lách lên chắn đầu, làn bên kia xe máy cũng lao lên như xung trận => tắc, và mọi người (phần đa đi xe máy) chửi chỉ tại cái cụ đi ô tô.Các cụ cứ nói thế chứ mà xe rẻ như bên nước ngoài thì tắc hết cả đường, nhà nghèo thì cũng có em buổi sáng hay getz để đi. Tính ra mỗi nhà 1 cái ô tô 2 3 xe máy, giàu hơn thì 2 3 cái ô tô thì đường đâu để mà đi ạ, ngày nào em đi đường hà nội mà chả tắc, mà lúc nào cũng tắc luôn
Em ngĩ nó cũng có cái hợp lí, ko quản lý đc thì phải cấm thôi, chứ chả nhẽ thả lỏng ra thì hỏng hết
Cụ nói chí phải, mơ thì đã đành, cháu có xe còn loay hoay xem có nên đi xe không thì thực tại giao thông ở VN ta rất chán nản + luật pháp lỏng lẻo tréo ngoe, hở ra là chém nên lại càng thấy ấm ức. Cháu thấy mình như TỲ HƯU vậy, được cho ăn mà chả được cho ị.http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/03/oi-giac-mong-xe-hoi-cua-toi/#aComment
Tôi ủng hộ những giấc mơ “xe hơi” của tôi và của nhiều người Việt Nam nói chung.
Không cần bàn cãi gì nữa về giá trị thực sự của xe hơi trong cuộc sống văn minh, tôi xin có một vài ý kiến nhỏ phân tích thêm.
1. Tôi thấy cũng có nhiều người phản đối với lý do nếu để giá xe bằng mặt bằng chung sẽ kẹt xe. Tôi cho rằng có lẽ hầu hết những người có ý kiến như vậy đều ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi có mật độ xe quá cao, hàng ngày họ phải chịu cảnh kẹt xe nên họ càng lo. Tôi cũng ở HN nên tôi cũng rất hiểu, nhưng tôi cho rằng đó là những ý kiến mang tính ích kỉ cá nhân. Một chính sách lớn thì phải phục vụ lợi ích toàn dân, chứ không thể chỉ phục vụ lợi ích cho thủ đô HN, TP HCM và một số nhỏ đô thị khác (thực ra tôi nghĩ chủ yếu là HN và TP HCM thôi). Giá xe hợp lý thì toàn dân nói chung được hưởng lợi và những nơi cá biệt như HN và TP HCM phải điều chỉnh theo cho phù hợp, có thể trước mắt có chế tài riêng, về lâu dài thì những cơ quan điều hành đất nước phải quy hoạch lại đường xá, dãn dần các đô thị lớn ra xung quanh, không thể cứ kêu tắc đường nhưng vẫn phê duyệt các dự án chung cư, cao ốc ở nội thị (điển hình như cách đây không lâu định cho làm cao ốc ở công viên Lê Nin).
2. Ngay từ khi khai sinh ra đất nước Việt Nam, những lời đầu tiên trong tuyên ngôn độc lập đã nêu rõ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Chúng ta đang sống trong hòa bình, ấm no và tự do, cuộc sống ngày được nâng cao và chúng ta có “quyền mưu cầu hạnh phúc” hơn nữa, cái xe hơi là một trong những mưu cầu đó. Tôi cho rằng những chính sách gần đây có phần đi ngược lại những tôn chỉ mà chính đảng và nhân dân ta đặt ra từ đầu.
3. Về đường xá, tôi đã từng ở nước ngoài một thời gian và tôi thấy ta có thể học hỏi họ một cách làm giải phóng mặt bằng như sau: Khi giải phóng mặt bằng để mở đường thì không chỉ giải phóng những lô đất để thi công sau này mà phải giải phóng tiếp luôn một lô phía trong (lô mà sau này sẽ thành mặt đường). Mục đích giải phóng lô phía trong này là để sau đó dùng để đấu giá, những lô mặt đường sẽ có giá trị rất cao vì có thể kinh doanh, số tiền lớn thu được này sẽ dùng để quy hoạch tái định cư và để làm đường mới. Như vậy sẽ có sự bình đẳng hơn, toàn dân được hưởng lợi từ giá trị những con đường và cả những lô đất kinh doanh mặt đường, chứ không phải chỉ một số cá nhân may mắn nào đó tự nhiên được ra mặt đường, và cũng loại bỏ luôn được hiện tượng nhà siêu mỏng, siêu méo.
em là em yêu cụ rồi đấy cụ à, VN mình đến cái kim khâu áo cũng ko làm đc đâu cụ ạ, nhập nhập cái gì cũng nhập, chán lắm ạLịch sử Việt Nam năm 2500 viết rằng:
……Ngày xưa đó , ở thế kỷ 18 dưới triều Nguyễn vì cho rằng để bảo vệ văn hóa, tôn giáo VN chống lại sự du nhập học thuật phương Tây nên chính quyền ra sức bế môn tỏa cảng. Hậu quả là VN chậm tiến bị xâm lăng bởi phương Tây do nền khoa học trong nước lạc hậu, dốt nát., cổ hủ , không có khả năng tự bảo vệ trước sức mạnh kẻ thù. Nguyễn Trường Tộ dâng sớ đề nghị đổi mới , canh tân liền bị cho về vườn, uất ức rồi chết - may mà không ở tù!
…….Ngày xưa đó ,ở thế kỷ 20-21 VN lại tiếp tục chính sách bế môn tỏa cảng, lần này là đối với xe hơi.Bế môn tỏa cảng bằng cách đánh thuế cực cao và đưa ra hàng chục thứ phí khác sao cho dân không mua nỗi xe.Lý do đưa ra lần này là vì sợ tắc đường do giao thông. Xe hơi không được xem phương tiện di chuyển an toàn nhất -nó được xem là biểu hiện của giới quan lại -càng cao cấp đi xe càng cực xịn-và một số thường dân liều dám mua với cái giá trên mây . Vì thế ngành công nghiệp ô tô là một con số không to tướng sau mười mấy năm, kéo theo là các ngành luyện kim , chế tạo máy, điện khí , điện tử ….và công nghệ cao cũng èo uột không ngóc lên nỗi .Vì trình độ cơ khí , điện máy thấp kém , một con ốc thông thường trong xe cũng không chế tạo nỗi , phải nhập khẩu nên khi quân thù muốn đánh bại VN , họ chỉ cần bao vây các cửa khẩu trong chừng một vài tháng ,không cần tấn công- tất cả xe hơi , máy bay, máy móc VN đều tê liệt vì không có phụ tùng thay thế , sữa chửa và sẽ đầu hàng vô điều kiện. Và cho dù không ai đánh ,VN cũng là kẻ bại trận trên mọi mặt thương trường quốc tế, mãi mãi phụ thuộc vào nước ngoài.
…..Ngày xưa đó năm……..