Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn

steel-mate.vn

Xe máy
Biển số
OF-106886
Ngày cấp bằng
27/7/11
Số km
64
Động cơ
394,240 Mã lực
Nơi ở
www.steel-mate.vn
Website
steel-mate.vn
Đúng đấy ạh, lúc mới đầu em cũng bị nhầm lẫn như vậy, tại nó hơi ngược chút
Nói về thao tác đi xe thì những người biết chút về ô tô nói một kiểu, còn những người không hiểu về kỹ thuật ô tô lại hiểu theo kiểu khác. Nhiều khi thành bất đồng ngôn ngữ. :D
Có lần em dạy thằng bạn lái xe, cậu không quen và không hiểu từ cắt côn, mà mình thì quen miệng, mỗi lần nói hắn cắt côn lại bị hắn sửa là "mày phải nói là đạp côn thì tao mới có phản ứng" :)) :))
 

vip_sl7452

Xe đạp
Biển số
OF-114070
Ngày cấp bằng
24/9/11
Số km
41
Động cơ
388,110 Mã lực
Nơi ở
QL
Ông anh em từng là nhân chứng về 1 trường hợp như của bác nhưng ghê gớm hơn nhiều, khi tài xế vẫn để số tắt máy, xe (50 chổ ngồi) bị bể hộp số+o( , rất bình tĩnh tài xế ra lệnh cho hành khách dồn hết về bên tài, cho xe từ từ áp sát vào vách núi phía bên phụ, cho đến khi xe dừng hẳn lại.
Phải nói là bác tài rất là bản lĩnh, hiếm có tài xế nào trong trường hợp kkhẩn cấp như thế vẫn bình tĩnh đưa ra quyết định rất quả quyết bảo vệ người đi đường lẫn người trong xe, những người đi trên chuyến xe đó cũng thật may mắn khi được bác tài ấy cầm lái, chỉ tổ cha cái xe đứt thắng thui!!!
EM xem đây như là 1 kinh nghiệm đi xe quý báu nhưng không hy vọng co ngày đem ra áp dụng,em xót xe lắm các bác ah(h) (h) (h)
chăc con 50 chỗ này là đời cũ rồi đơi cao bay h' k như thế đâu
 

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
Em thấy có bài này bên Vnexpress, viết về kỹ thuật đổ đèo. Em dán lại vào đây, mời các cụ xem thêm

1. Khi phanh thao tác thế nào? (xe số sàn). Phanh xe chỉ việc đạp lên chân bàn phanh với lực vừa phải tùy theo tình huống phanh gấp hay chỉ nhấp nhẹ rà phanh để giảm tốc từ từ, chân trái không động gì vào côn cả. Cho đến khi xe đã giảm tốc đến vận tốc mong muốn thì để ý tốc độ xe hiện tại để đạp côn chuyển số hợp lý, về 1 hoặc 2 hoặc 3 cấp tùy vào vận tốc xe sau khi phanh đang là bao nhiêu. Có bạn bảo, khi nhìn thấy đèn đỏ, nên đạp côn thả trôi để tiết kiệm xăng, điều này không cần thiết.

Khi cần phanh thì càng phải để côn bám và tận dụng sức gìm của động cơ. Nếu thả trôi, phanh sẽ không có động cơ giúp đỡ nên mình nó phải chịu áp lực lớn hơn để hãm. Để côn bám, không những động cơ mà máy nén khí của hệ thống điều hòa cũng góp phần gìm xe.

Nhẹ nhàng, phanh bền hơn. Điều làm các bạn ngộ nhận rằng nếu giảm ga mà không âm côn thả trôi thì xăng vẫn tốn vì động cơ rú to như thế cơ mà, chắc nó vẫn ăn xăng lắm. Sai! Khi bạn nhả hết chân ga, hệ thống chế hòa khí cắt giảm tối đa lượng xăng cung cấp về mức như đang chạy không tải - guaranty - hệt như cắt côn. Dù tiếng máy rú to và vòng tua cao thì đó chỉ là nó quay theo quán tính. Điều ngộ nhận này còn dẫn tới thói quen đạp côn hoặc tắt máy khi đổ đèo dốc vì nghĩ rằng tiết kiệm xăng. Tôi sẽ đề cập tiếp.

2. Phanh gấp bắt đầu thao tác thế nào? Đạp phanh và giữ chặt cho đến khi cảm thấy bánh bị bó và trượt (xe không ABS) thì nhả ra rồi lại đạp mạnh, lặp lại liên tục. Cái này giúp xe phanh gấp không bị trượt xoay ngang vì bánh bị bó cứng. Lúc phanh không động gì đến chân côn cả. Có nhiều người thao tác không đúng là cứ phanh là họ đạp côn trước!

Cái này có lẽ là bệnh chung của người mới có bằng lái. Nhưng phải thông cảm là do các thầy dạy không đến nơi đến chốn, nên khi ra đường trường vẫn giữ thói quen lái trong sa hình để không bị "chết máy trừ điểm".

Với xe có ABS thì đơn giản hơn rất nhiều. Đạp phanh thật lực, giữ chặt, chuyện bánh bị bó cứng đã được hệ thống ABS giúp bạn rồi, khi đó để ý chân phanh sẽ thấy nó giật cục vì khi đó ABS đang thực hiện phanh nhấp nhả liên tục để giúp bạn phanh gấp mà không bị trượt. Nếu để ý thì đèn báo ABS cũng sáng lên trên táp-lô.

3. Kết thúc phanh gấp thì làm gì? Khi phanh gấp đến mức xe gần như dừng hẳn, thì lúc đó mới đạp côn để ngắt động cơ và cầu chủ động để xe không bị chết máy. Bây giờ thì động tác lại giống hệt bài thi sa hình với "Tình huống khẩn cấp". Ai đã thi bằng lái đều biết rồi đó, cần phải đạp âm côn để không chết máy, đồng thời ấn đèn tam giác cảnh báo tình huống khẩn cấp để các xe sau được cảnh bảo từ xa mà giảm tốc, không sẽ dễ bị các xe khác đâm từ đằng sau.

Điều thú vị mà các bạn nhận ra ở đây là gì? Đào tạo lái xe ở VN dạy thao tác ở "giai đoạn cuối" chứ không dạy từ đầu nên làm gì. Ngay sau khi phanh gấp tôi thường nhìn gương chiếu hậu ngay tức khắc để chuẩn bị tư thế giảm thiểu chấn thương nếu thấy xe đằng sau đang chuẩn bị lao vào mình.

4. Khi đang lái xe thấy khúc cua thì thao tác thế nào? Nhìn biển báo nếu có. Nếu biển cảnh báo cua gấp, nhất thiết phải rà phanh giảm tốc ngay lập tức trước khi vào cua. Như tôi đã nói lực ly tâm không những phụ thuộc vào góc cua (cua càng gấp lực ly tâm càng lớn), mà còn phụ thuộc vào gia tốc của xe khi đang cua. Nếu ôm cua với tốc độ không đổi thì lực ly tâm là hằng số không đổi, nghĩa là nếu đang cua chưa bị lật thì bạn cứ yên tâm sẽ không bị lật nếu giữ nguyên tốc độ đó.

Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu đạp thêm ga tăng tốc hoặc đạp phanh giảm tốc, khi đó gia tốc bị thay đổi và xe có nguy cơ bị lật rất cao. Hơn nữa, lực ma sát ngang cũng giảm nhiều khi đang cua nên còn có nguy cơ trượt và văng đuôi rất nguy hiểm (các xe hiện đại có hệ thống cân bằng điện tử ESP - Electronic Stability Program để giảm thiểu nguy cơ này).

Vậy nên đừng vào cua tốc độ cao, vào cua tốc độ cao là tự làm khó cho mình, những tài xế nhiều kinh nghiệm họ không dám làm như vậy bao giờ. Có lần trên Youtube cũng đăng cái video xe container bị lật ở Trung Quốc khi cua qua đoạn đèn đỏ đó. Tài xế đang cua bình thường xe không lật nhưng ngay khi tài xế đạp thêm ga tăng tốc trong khi xe vẫn chưa thoát cua lập tức lật. Cái gì cũng có nguyên lý của nó, có những giới hạn vật lý không thể vượt qua.

Luôn nhớ giảm tốc đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.

5. Đổ đèo thao tác thế nào? (xe số sàn). Kỹ năng đổ đèo là cực kỳ quan trọng nhưng hiếm có trường đào tạo nào nhắc đến. May ra có mỗi bài depart (khởi hành ngang dốc) là có đề cập tới chuyện xe leo dốc làm sao để dừng lại rồi leo tiếp hay rủi ro bị trôi ngược là như thế nào.

Nhưng ngay cả khi tôi hỏi một số bạn học viên là có biết tại sao lại có bài Depart ngang dốc không, nó áp dụng cho tình huống nào, có những người cũng không biết vì sao, chỉ biết là được dạy và phải thi thì tập! Đó là điểm khiếm khuyết của việc đào tạo. Theo tôi kỹ năng đổ đèo cần được đưa vào nội dung chương trình. Có thể bạn không ghép được xe song song hay lùi chuồng móp thân vỏ, nhưng cũng chưa chết người. Trong khi việc đổ đèo mà sai cơ bản thì hậu quả thật khôn lường. Khi đổ đèo tôi thường nhìn biển báo, để còn biết đoạn dốc dài bao nhiêu, độ dốc là bao nhiêu %.

Dùng phanh để giảm tốc độ kết hợp về số.

- Xe bắt đầu thả dốc, giữ khoảng 50km/h với số 4, vòng tua máy khoảng 2200 vòng/phút tùy từng xe.

- Thả hoàn toàn chân ga.

- Không đụng đến côn.

- Tiếng máy to dần và xe trôi nhanh dần, vòng tua lên cao hơn 3500v/phút, nhấp phanh để giảm tốc xuống 50km/h, vòng tua 2200v/phút, lại thả phanh Lặp lại như vậy nếu dốc không quá nghiêng.

Nếu dốc hơn thì phải về số 3, thậm chí số 2, nhưng không được để vòng tua máy lên quá 3500v/phút, sẽ hại đến động cơ, hệ thống làm mát, các chi tiết máy và hộp số. Khi dốc càng gấp thì càng phải đi số thấp và nhấp phanh một cách tiết kiệm. Nghĩ đến phanh như giải pháp cuối cùng.

Tôi đổ đèo dốc kiểu như Tam Đảo hay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng dùng phanh rất hạn chế. Tuyệt đối không thả trôi và không tắt máy khi đổ đèo dốc.

Việc làm đó không hề tiết kiệm xăng như một số bạn nghĩ. Các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với lịch sử hàng trăm năm họ đã có những nghiên cứu khoa học cực kỳ nghiêm túc và cẩn thận. Không lẽ các kỹ sư đó không biết và giờ các bạn sáng tạo kiểu như đổ đèo tắt máy hay âm côn về mo N thả trôi để tiết kiệm xăng sao? Trên các tài liệu đặc tả của các loại động cơ, đều đề cập đến chuyện khi chân ga thả hoàn toàn, thì chế hòa khí sẽ cắt giảm tối đa lượng nhiên liệu cung cấp về mức chạy không tải.

Hãy yên tâm là dù có nghe tiếng máy rú ầm lên thì xăng vẫn chẳng tốn hơn tý nào, vì động cơ chỉ quay theo quán tính của xe chứ không ăn thêm xăng. Tắt máy thì khác nào tự sát, hệ thống điện, các hệ thống trợ lực đều bị ảnh hưởng. Còn cái lợi của việc để động cơ gìm giúp xe thì các bạn cũng biết rồi.

Do đó càng đổ đèo thì càng cần phải tận dụng động cơ, máy nén khí điều hòa để gìm xe hỗ trợ cho phanh. Một số bạn lại nói rằng nếu để động cơ gìm xe sẽ làm hại động cơ. Cái này các bạn cũng không phải lo, những chi tiết máy được thiết kế để chịu lực kéo trong phạm vi cho phép, nếu động cơ kéo được bạn lên dốc thì nó cũng đủ bền để gìm bạn xuống cái dốc đó.

6. Đổ đèo thao tác về số thế nào? Kỹ thuật dồn số thấp để "phanh bằng số" yêu cầu phải đồng tốc và làm đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt thì lại cháy côn hoặc vỡ hộp số. Có bạn sẽ hỏi Tại sao lại vỡ hộp số nếu không đồng tốc? Khi không đồng tốc, thì bánh răng nối với cầu chủ động trong hộp số đang quay với tốc độ cao theo đà xe, trong khi động cơ đang chạy ở vòng tua khác. Việc nhả côn sẽ làm cho máy và cầu chủ động khớp vào nhau, động cơ và cầu chủ động xe kết nối, nếu chúng không có cùng vận tốc thì sẽ gây ra lực vặn rất lớn, các bánh răng số có thể bị mẻ gẫy.

Có thể bạn thắc mắc hộp số bền lắm cơ mà? Tôi giải thích nguyên lý của Lực động và Lực tĩnh. Bạn không thể cầm một cái búa to rồi dùng sức ấn cái đinh vào tấm gỗ được. Nhưng với cái búa không to lắm mà giơ lên đập xuống thì đinh thụt vào gỗ rất đơn giản. Lực động là rất lớn, do đó, việc giữ cho côn luôn bám sẽ giảm thiểu hỏng hóc cho hệ thống hộp số và dẫn động của xe. Nếu cần phải tách ly hợp để chuyển số, thì khi tiếp côn phải nhất thiết đồng tốc để tránh sốc. Kỹ thuật đổ đèo là khó và cần được thực hành cẩn thận, tốt nhất là có người có kinh nghiệm kèm cặp là tốt nhất.

Dồn về số mấy? Cái này tùy vào độ dốc, ví dụ bạn thấy con dốc này muốn leo được thì xe phải để số 2, vậy thì khi xuống con dốc này cũng cần đến số 2 mới gìm được xe, còn số cao hơn thì không thể gìm được. Vậy bạn sẽ làm gì tiếp theo. Rà phanh để xe chậm lại đến khoảng 25-30 km/h (dải tốc độ lý tưởng đảm bảo cho việc về số 2 không bị sốc hộp số và ly hợp không bị trượt nhiều). Về số dứt khoát và thả cho côn bám hết trở lại, nhả phanh cho trôi tiếp, vòng tua máy và tốc độ xe tăng dần mà cao quá thì lại nhấp phanh để hãm nó xuống. Nếu thấy dốc lại dốc hơn nữa, vòng tua máy quá cao, xe thì chở nặng, cần phanh về số thấp hơn nữa, nguyên tắc vẫn thế.

Tóm lại bạn chỉ cần nhớ:

- Nhìn độ dốc để ước lượng nên dùng số mấy để gìm xe - Rà phanh giảm tốc về dải tốc độ phù hợp với mức số rồi chuyển số dứt khoát.

- Quan sát đồng hồ vòng tua máy để đảm bảo máy không chạy với vòng tua quá cao, cao quá thì lại rà phanh. Còn nhiều kỹ thuật nữa trong lái xe. Mong các bạn cùng nhau chia sẻ và giúp hạn chế tai nạn GT.

-------------------------
Nguyên bản của một kụ tên Hoàng Đức, tại đây:
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/07/phanh-xe-va-do-deo-the-nao-cho-dung/

Bài này đầy đủ, bổ ích quá. Thks cụ đã sưu tầm giúp!
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
đố cụ leo đèo Hà Giang bằng số 4 với xe mt,không lên được số cao hơn thì sao đỡ tốn nhiên liệu được
Hehe, dốc HG thì cháu không chạy số 4 cụ ơi, thậm chí nhiều đoạn chỉ số 2.
Nhưng có rất nhiều những dốc khác (như đèo Khế, đg 32 Phú Thọ, đg HCM...) nó thoải, dốc dài, đường vắng và vòng cua rộng cụ ạ.
Khi đó thì tội gì không chạy số 4 cho đỡ hao xăng (?). Khi nào hết đà số 4 ta lại về 3 hoặc 2.

 

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
Hôm nay em leo lên dốc nhà để xe, cao lắm. Em leo lần đầu nên ko nghĩ phải đạp ga lấy đà, thế là ... dừng xe giữa dốc luôn.

Em sướng quá ôn lại bài đề pa nhưng.... cái dốc nó cao quá, không làm sao mà đỡ côn được. Cái dốc nó cao đến mức em phanh tay phải chặt hết cỡ mới chịu đứng. Em áp dụng bài ngày xưa được học: chuyển sang chân ga đạp cho vòng tua lên 2000 rồi nhả dần côn cho nó về 800-1000, tức là bắt đầu ăn máy thì thả phanh tay ra. Em làm thế 2 lần mà xe vẫn trôi, làm thế nào hả các cụ?

Hix, còn trường hợp mà phanh tay không đỡ được thì bó tay các cụ nhỉ?

Mong các cụ cho em kinh nghiệm xử lý vụ dốc cao với?

Tất nhiên giải pháp hiện tại của em là trôi thì.... trôi luôn rồi xuống chân dốc rồi đạp ga lao lên, quyết không dừng ngang dốc. :)
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,717
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hôm nay em leo lên dốc nhà để xe, cao lắm. Em leo lần đầu nên ko nghĩ phải đạp ga lấy đà, thế là ... dừng xe giữa dốc luôn.

Em sướng quá ôn lại bài đề pa nhưng.... cái dốc nó cao quá, không làm sao mà đỡ côn được. Cái dốc nó cao đến mức em phanh tay phải chặt hết cỡ mới chịu đứng. Em áp dụng bài ngày xưa được học: chuyển sang chân ga đạp cho vòng tua lên 2000 rồi nhả dần côn cho nó về 800-1000, tức là bắt đầu ăn máy thì thả phanh tay ra. Em làm thế 2 lần mà xe vẫn trôi, làm thế nào hả các cụ?

Hix, còn trường hợp mà phanh tay không đỡ được thì bó tay các cụ nhỉ?

Mong các cụ cho em kinh nghiệm xử lý vụ dốc cao với?

Tất nhiên giải pháp hiện tại của em là trôi thì.... trôi luôn rồi xuống chân dốc rồi đạp ga lao lên, quyết không dừng ngang dốc. :)
Để đỡ tụt dốc khi depa, lúc cụ nhả dần côn thì phải bơm thêm tí ga vào, sao cho vòng tua không sụt nhiều. Để nó sụt tới 800-1000 là bài áp dụng ở đường bằng, còn dốc càng cao thì vòng tua càng phải lớn.
Cái dốc nào mà phanh tay không giữ được thì có 2 phương án: cụ ko nên đi, hoặc sửa phanh tay.
 

tuanduong

Xe máy
Biển số
OF-93877
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
65
Động cơ
402,620 Mã lực
Nơi ở
CB-HN
Lời đầu tiên xin cám ơn tất cả các cụ! Em là lái mới lấy bằng tháng trước, sau khi có kế hoạch phải đi công tác Sơn La thế là bắt đầu nghiền ngẫm các kinh nghiệm trong các thớt Kỹ năng & Kinh nghiệm và các thớt về các chuyến đi Sơn La. Kể ra em cũng hơi liều khi lần đầu cầm lái sau khi có bằng mà dám đi 2/3 quãng đường từ HN -SL và đi về, nhưng được cái đã nghiên cứu khá kỹ các kinh nghiệm của các cụ trên OF nên em cũng có một chuyến đi an toàn.
Cả đoạn đường từ HN đi SL thì em cảm nhận sợ nhất đoạn đèo Thung Khe và đoạn đèo gì ở huyện Tân Lạc mà em quên mất tên. Theo kinh nghiệm của các cụ trên này em áp dụng như sau (mong các cụ chỉ giáo thêm):
+ Với dốc có biển báo 6-7% em leo và xuống bằng số 3 thì thấy rằng tốc độ cũng lên tới hơn 60 một chút, cứ thấy đến 60 là em rà phanh cho xuống ~ 50.
+ Với dốc có biển báo 10% em leo bằng số 3 và xuống bằng số 2 thì thấy rằng tốc độ cũng lên tới ~ 50, em cảm thấy xử lý ôm cua ở tốc độ này khá dễ dàng, hợp lý và ít phải rà phanh hơn.
Và một điều nữa cũng là 1 trở ngại đối với em đó là trâu, bò và "be be". Có mấy lần phải dừng giữa dốc để nhường đường cho mấy đoàn này nên lại có cơ hội tập luyện depart.
Cả chuyến đi bị mỗi 1 cái phốt là ở SL, khi dừng xe cho sếp và ông khách xuống thì do chưa kinh nghiệm nên đỗ ngay cạnh cái cột biển báo, ông khách mở cửa ra kêu cái cộp may mà có cái nẹp cửa :P lại thêm đc 1 kinh nghiệm nữa.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả các cụ! Chúc cho mọi người lái xe an toàn !
 

fordfocus2011

Xe hơi
Biển số
OF-111902
Ngày cấp bằng
7/9/11
Số km
141
Động cơ
390,690 Mã lực
Để đỡ tụt dốc khi depa, lúc cụ nhả dần côn thì phải bơm thêm tí ga vào, sao cho vòng tua không sụt nhiều. Để nó sụt tới 800-1000 là bài áp dụng ở đường bằng, còn dốc càng cao thì vòng tua càng phải lớn.
Cái dốc nào mà phanh tay không giữ được thì có 2 phương án: cụ ko nên đi, hoặc sửa phanh tay.
Đúng thế ạ, để vòng tua phải cao, thế mà lúc đó em ko nghĩ ra tại sao. Giờ em làm được rồi, hix, dạo này ra khỏi nhà xe cứ thích dừng để thử, hụ hụ.
 

truongthi2525

Xe máy
Biển số
OF-105785
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
66
Động cơ
394,704 Mã lực

bminht

Đi bộ
Biển số
OF-122295
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
2
Động cơ
381,120 Mã lực
Thầy tôi gọi đó là.............âm côn!hài vãi!Nghe xong bùn cười wa->đạp nhầm chân ga, bị chửi te tua mà ko biết giải thích sao.
 

bminht

Đi bộ
Biển số
OF-122295
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
2
Động cơ
381,120 Mã lực
"Théc méc" tý ở mấy chỗ bôi đậm:
1/ Thả côn được hiểu là không được đạp côn, cắt côn bác nhẩy. Đang xuống dốc mà cắt côn thì xe lao ầm ầm.
2/ Kinh nghiệm thực tế khi vào cua tay áo thì nên đi đúng phần đường. Nếu bám sát vào lề phải rất hay bị trơn trượt bởi sỏi nhỏ (hàng ngày xe chạy qua sẽ dồn sỏi nhỏ vào ven đường) -> mất lái -> trượt ra ngoài luôn.
Thầy tui gọi đó là....âm côn.Nghe xong bùn cừoi wa->đạp nhầm chân ga->bị chửi te tua mà ko biết giải thích sao.
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Xuóng đèo để số thấp là đỡ phải phanh đột ngột. Khi xuống dốc mà phanh đột ngột cẩn thật nó drift luôn đó ợ. Em hơi sợ quả kinh nghiệm này.
Cụ anhtho bắt chặt quá.Ý của chuphinh chắc là đừng rà phanh liên tục, nếu cần giảm tốc để về số thì phanh hơi căng chân để giảm tốc nhanh, về số rồi thì thả lỏng chân phanh ra, đừng rà nữa. Đèo dài 20 Km mà rà miết thì cháy phanh thật....
 

Benben

Xe máy
Biển số
OF-18217
Ngày cấp bằng
4/7/08
Số km
55
Động cơ
505,850 Mã lực
Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ “khủng khiếp” làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:

1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.

2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.

3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật “nhanh, nhạy” khi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.

4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng “tổng hợp” cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.

5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.

6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà.

(Theo A.T.G.T)
Thks cụ, đúng là kno em đang cần học hỏi để đi đường đèo, núi
 

conghang_2000

Xe máy
Biển số
OF-123222
Ngày cấp bằng
6/12/11
Số km
63
Động cơ
380,920 Mã lực
Em hỏi ngu tí, xe đang lao xuống mình nhỡ tay kép cần số về lùi có sao không nhỉ ?
E đã thử trên đường bằng rồi. Nghe tiếng kêu rẹt rẹt như bánh răng sắt chạy trên đường sắt ý. Trên dốc thì e chưa dám thử nhưng theo kn của các cụ ở trên thì e đoán là hộp số chả còn cái răng nào để gặm nhấm.
 

conghang_2000

Xe máy
Biển số
OF-123222
Ngày cấp bằng
6/12/11
Số km
63
Động cơ
380,920 Mã lực
Phù!!! Cuối cùng cũng đọc hết 44 trang. Mệt nhưng mà hiểu dc nhiều điều. Cám ơn các bác.
 

Thành lò rèn

Xe máy
Biển số
OF-88638
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
88
Động cơ
407,780 Mã lực
Đúng là dắt được khối kinh nghiệm vào cạp quần khi đi dã ngoại
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top