Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Vâng, thì ta bàn về chuyện tắt máy hay kg?.

Về lý thuyết, nếu ly hợp không cắt thì là toàn bộ "sự quay" của trục cơ -> hộp số -> cầu -> trục bánh xe sẽ cùng hoạt động với nhau (nhưng tốc độ quay giữa trục cơ và trục bánh xe khác nhau là nhờ hộp số). Nếu tôi nhớ kg nhầm thì tỷ lệ chuyền động giữa trục cơ và trục bánh xe là 1/1 ở số 3 thì phải (nghĩa là nếu chạy ở số 3 thì trục cơ quay 1 vòng thì trục bánh xe cũng quay 1 vòng. Còn chạy ở số 1 thì tốc độ trục cơ lớn hơn tốc độ trục bánh xe nhiều nhất => xe chạy chậm nhất; ở số 5 tốc độ trục cơ sẽ chậm hơn so với tốc độ trục xe nhiều nhất => xe chạy nhanh nhất).
Vì lý do trên, người ta phải tính toán kết cấu thế nào để các bộ phận truyền động có thể chịu được tốc độ tối đa với lực tối đa mà nó kg bị vặn "vỏ đỗ" => bể gẫy.... Còn vượt quá mức thì đành phải tèo thôi.

Bây giờ xét trường hợp xe xuống dốc với tốc độ lớn, tắt máy, cài số và không dùng phanh (hay là mất phanh):
1/ Nếu tốc độ xe lớn trên 60km/h chẳng hạn và được cài số 4, 5 => thì vận tốc của trục bánh xe và trục cơ sẽ quay tương đương như trường hợp máy đang nổ và xe đi số 4, số 5. Chỉ có khác là lực thay vì truyền từ động cơ -> trục bánh xe thì nay ngược lại từ bánh xe -> trục cơ. Tuy vậy, vận tốc quay và lực tác động lên các bộ phận chuyển động vẫn trong mức cho phép nên các bộ phận vẫn hoạt động bình thường.
Tuy vậy: lao xuống dốc với tốc độ lớn như vậy (và kg dùng phanh hoặc mất phanh rồi) thì chắc chỉ qua được 1 khúc cua là đi thẳng xuống vực. Vì vậy, việc tắt máy và cài số cao sẽ kg có giá trị để hãm xe lại.
2/ Nếu vẫn tốc độ lớn như vậy, nhưng xe được cài ở số thấp chẳng hạn. Thì lúc này các bánh răng hộp số, trục cơ sẽ quay với vận tốc lớn hơn bình thường rất nhiều. Giả dụ để dễ hình dung là trong điều kiện bình thường, nếu xe chạy số 1: trục cơ quay 3 vòng -> bánh răng thứ cấp hộp số quay 2 vòng -> trục bánh xe quay 1 vòng => tốc độ là 20km/h. Bây giờ, do động cơ kg hoạt động và bị ép chạy ở tốc độ 60km/h (gấp 3) thì suy theo chiều ngược lại, lúc này trục bánh xe quay với vận tốc gấp 3 lần, tức 3 vòng -> bánh răng quay 6 vòng -> trục cơ quay 9 vòng. Kết quả là bánh răng và trục cơ chịu không nổi và việc bể gẫy là tất yếu. Mà bể mất hộp số rồi thì chẳng còn gì để mà hãm nữa. Xe trôi tự do và tài xế kiếm cái "am miếu" nào đó ven đường để hạ cánh ngồi thiền là vừa.

Suy luận trên cũng có vẻ đúng trong thực tế vì phần lớn tai nạn trên đèo đều có nguyên nhân chung là do mất phanh và bể hộp số (kg biết cái nào bị trước).

3/ Còn nếu xe đang chạy ở tốc độ thấp xuống đèo, nếu bị mất phanh thì tài xế chắc sẽ kịp gìm ga, dồn số, dùng phanh tay. Hà cớ gì tắt động cơ để có thể bị mất trợ lực, mất điều khiển các bộ phận khác??

Chung qui lại, có thể kết luận là việc tắt máy khi xe xuống dốc chỉ gây nguy hiểm thêm.
 
Chỉnh sửa cuối:

kar

Xe điện
Biển số
OF-152
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
2,002
Động cơ
601,030 Mã lực
Tuổi
51
Các bác cho nhà cháu nói leo với. Tắt động cơ cực kỳ hiệu quả một khi các bác chạy đèo và đã xuống tới số 1 mà động cơ vẫn bị réo ầm ầm. Tuy nhiên, đây là trường hợp hãn hữu thui, không nên tắt động cơ nếu phanh vẫn hoạt động tốt. Nhờ chiêu này mà em đi Tây Bắc xe bị vỡ tuyô dầu mà vẫn về nhà an toàn đó các bác he he
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
kar nói:
Các bác cho nhà cháu nói leo với. Tắt động cơ cực kỳ hiệu quả một khi các bác chạy đèo và đã xuống tới số 1 mà động cơ vẫn bị réo ầm ầm. Nhờ chiêu này mà em đi Tây Bắc xe bị vỡ tuyô dầu mà vẫn về nhà an toàn đó các bác he he
Bác cho hỏi là khi tắt máy và cho xe tự lăn xuống dốc ở số 1. Sau một đoạn đườmg, tốc độ xe có tăng dần lên không? (vì mất phanh rồi mà).
Có phải dùng đến phanh tay (kéo/nhả) để hãm bớt đà khi nó chạy... quá trớn không?

Iem hỏi thật để rút kinh nghiệm đấy nhé.*-)
 
Chỉnh sửa cuối:

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
430
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
TungRau nói:
Các bác cho em hỏi lại khúc này với, tắt máy mà còn số và không đạp côn thì xe giật đùng đùng chứ các bác. *-) *-) :^) :^)
Bác nói đúng, lúc đó xe phải giật đùng đùng để dừng lại :D :D :D , nhưng nếu hộp số banh thì xe của bác chỉ giật có mấy phát rùi đâu cũng vào đấy, nói văng chương hơn là chưa thấy quan tài chua đổ lệ :)) :)) :)) ,em chọc bác 1 tý ấy mà đừng giận em nhé, em thấy ở trên bác Gấu nói đúng (không nên tắt máy trong mọi trường hợp...) , còn bác toyotablack nói về nguyên lý họat đông của động cơ cũng đúng, nhưng em nghĩ trong trường hợp này không thích hợp lắm, để em suy nghĩ kỹ thêm về vấn đề này để đưa ra mong các bác đóng góp để mọi người trên 4rum có thêm chút kinh nghiệm trong trường hợp này
 

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
430
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
Bây giờ là 12giờ đêm, em mới hòan thành xong bài để post lên cho mọi người mổ xẻ:(
Theo ý kiến em thì như sau:
Tùy theo trường hợp mà em có 3 phương án sau: - cài số thấp để ghì xe lại
-cài số tắt máy để xe dừng hẵn lại
-cho xe từ từ cạ vào ta-luy (hoặc vách núi nếu là bên phụ xế)
**Trường hợp sử dụng phương án 1: cài số thấp để ghì xe lại

Bác phát hiện xe mình bị mất thắng và trước mặt bác vẫn còn 1 khỏang cách > 30 mét trước khi vào cua hay gặp chướng ngại vật có thể né được, bác có thể đang từ số 4 hoặc số 5 nhanh chóng chuyển về số 2 và thả hẳn côn ra, trong lúc này các bác cố gắng giữ bình tĩnh vì tiếng máy xe sẽ rú lên rất hòang tráng. Trong trường hợp này mấy bác cứ yên tâm về bộ ly hợp của xe mình, cách đây hơn 2năm em đã test thử rồi, xe mà em đem ra test là To. Hiace đời 2000 hay còn gọi là cá mập mắt liếc, so với thời điểm đó thì không cũ cũng không phải xe mới. Với vận tốc 80km/h trả về số 2 vô tư, tốc độ 40 km/h trả về số 1 vô tư. Lý do em đem xe ra thử kiểu thắng này là do em lúc đó mới coi 1 bộ phim Mỹ về đua xe, phát hiện kỹ thuật ôm cua 180 độ khi xe đang ở tốc độ cao của mấy thằng Mỹ (y) (y) (y) nên máu quá lấy xe của ông cậu ra thử, nó dùng thắng số là để khi ôm cua xong có thể đề pa lại tức thì (y) (y) (y) , nhưng mà thú thật với các bác khi cầm lái em không có đủ tư tin để bo cua kiểu đó nên chỉ thử thắng số thôi. Lần gần đây nhất em có dịp dùng thắng số là hôm Festival Bà Rịa-Vũng Tàu 2006 , em chạy chiếc Zace của ông anh trên đọan đường gần công ty Bột ngọt VeDan dừng đèn đỏ bằng thắng số, mặc dù đăng ký 7 chổ nhưng trên xe lúc đó đến 9 mạng lận:P . Có điều ở vân tốc 80km/h để hạ đươc xuống 20 km/h mà không cần thắng xe em mất khỏang 50 m , và mất thêm gần 30 m để cho xe dừng hẳn , dĩ nhiên lúc này đã có đạp thắng. Bởi vậy khi bác nào rơi vào tình huống này hãy cứ bình tĩnh mà gài số lại, em tin rằng với khỏang cách từ 30m đến 50m đang đổ dốc , chúng ta vẫn có thể ghì xe lại ở tốc độ 25-35 km/h , tốc độ mà em nghĩ chúng ta vẫn còn khả năng điều khiển xe khi ôm cua (miễm không phải mấy cái cua cù chỏ là ổn thôi+o( +o( +o( )
Chú ý thêm: khi đang ghì số ôm cua, mấy bác nên tránh sang số, thường thì rơi vào hòan cảnh này tài xế thường hay trả từ số 2 về số 1 ( bác nào kịp về số 1 trước khi ôm cua thì quá tốt rồi, lúc đó có gặp cua cù chỏ cũng chẳng ngán mấy(y) ) , không ít thì nhiều chắc chắn xe sẽ bị lếch (lệch) bánh, nếu xe chạy cầu sau thì sẽ lệch bánh sau, ít nguy hiểm hơn vì độ lệch không nhiều, chủ yếu là do lực quán tính gây ra nhưng cái lưc quăng xe này 1 phần sẽ được triệt tiêu bớt do đầu xe không bị lực nào kiềm hãm lại do bánh trước không có thắng, dĩ nhiên là 2 bánh trước vẫn luôn luôn tác dụng 1 lực để giữ hướng đi của xe, chỗ này em giải thích có phần nào đó hơi lọng cọng, mấy bác bỏ qua cho. Nếu xe chạy cầu trước thì 2 bánh trước sẽ ghì đầu xe lại với 1 lực ghì mới lớn hơn lực ghì nãy giờ, lực quán tính do đó cũng tăng lên (hết sức nguy hiểm+o( ) mà không được triệt tiêu bớt do 2 bánh trước ghì lại mà, lấy gì mà triệt tiêu nữa, vào lúc này lực quán tính được triệt tiêu 1 cách rất là tự nhiên là quăng xe (y) (y) (y) , nếu lực quán tính tăng thêm không bao nhiêu thì xe sẽ chỉ bị lếch bánh, còn nếu lực quán tính lớn quá xe sẽ bị lật, nếu xe bị lật lăng vào vách núi thì dẫu sao cũng còn đỡ chứ nếu xe lật mà lăn xuống dưới vực thì ……………..+o( +o( +o( em không dám có ý kiến nữa. Nhưng mà xe nào trong tình huống này cho dù không bị lật cũng hết sức nguy hiểm, vi khi bị lếch bánh xe, cả 4 bánh sẽ cùng bị lếch (lệch), cảm giác lúc đó thì bác nào hay cầm lái trong chuyến đi Yên Tử sẽ có cảm giác thật nhất (y) (y) (y) , mặc dù em không có tham gia cùng với mấy bác trong chuyến đi đó nhưng em từng chạy xe trên đọan đường tương tự nên cũng nếm được cảm giác lâng lâng đó rồi, nói thế chứ mấy bác đang rơi vào tình cảnh tuột thắng chớ vội mừng, vì hòan cảnh lúc đó không cho phép các bác mơ về 1 chuyến Yên Tử hòang tráng (h) đâu mà thay vào đó là 1 cảm giác chóang váng+o( , bác nào yếu tay lái đâm vào vách núi còn đỡ, đâm lộn xuống vực thì ………………. +o( +o( +o( em cũng không dám tưởng tượng tiếp nữa. Đối với bác nào chạy xe 2 cầu mà đang để chế đô 4WD thì tương tự như trường hợp của các xe đi cầu trước, những xe 2 cầu ở VN dễ bị lật bao gồm có Vitara, Jeep lùn (hay còn gọi là Jeep vùng vịnh), Jeep cao,…. :)) những xe này cần phài chú ý khi dùng thắng số trên mọi đọan đường ,những xe 2 cầu như Lands, Pajero, Musso ,…. thì vô tư , thậm chí có phần an tòan hơn những xe chạy cầu sau, tại vì ghì xe bằng cả 4 bánh nhưng do có đòn dài như xe du lịch nên khó lật.

**Trường hợp sử dụng phương án 2: -cài số tắt máy cho xe dừng hẳn lại

Trường hợp bắt buộc dừng không khẩn cấp: ở đời không ai nói trước được điều gì, tương tự thế khi tham gia điều khiển phương tiện GT có ai biết trước nhữngng bất ngờ nào đó đang đợi mình đâu, do đó mà chúng ta nên đặt ra 1 số trường hợp để sẵn sàng đương đầu. Vì thế cho nên em tự đặc ra 2 trường hợp đặc biệt này để phương án 2 của em được áp dụng. Đối với trường hợp bắt buộc dừng không khẩn cấp ví dụ như là xe đang tuột thắng mà gặp những chường ngại vật không tránh được như gia súc đang băng qua đường hoặc là đường bị sạt lỡ chẳng hạn, và mấy bác đã thấy trước 1 khoảng cách trên 100m (lúc đó mới biết thắng mình đang gặp vấn đề), các bác bình tĩnh thực hiện ngay phương án 1, sau khi ghì xe lại với vận tốc dưới 20 km/h thì co thể vô tư để số tắt máy .

Trường hợp bắt buộc dừng khẩn cấp: phát hiện thắng xe mình có vấn đề khi khỏang cách giữa xe mình đến chướng ngại vật hoặc khúc cua quá gấp mình nhắm không ôm nổi (thường thì dưới 30m), em khuyên mấy bác CỐ GẮNG CHUYỂN VỀ SỐ 1 RỒI NHẢ CÔN TRƯỚC KHI TẮT MÁY CHO MỌI VẬN TỐC LỚN HƠN 20KM/H , (còn dưới 20km/h mấy bác cứ tắt máy khi đang cài số (số nào cũng dừng xe được)vô tư không sợ hư bộ ly hợp) Đây là cách thắng mà khả năng bể hộp số là rất cao, bởi vậy em khuyên mấy bác sau khi đã chuyển về số 1 thì nhả hết côn (vì bản thân lực ghì số 1 rất lớn) lưc tác động trong hộp số sẽ không lớn bằng khi bác tắt máy rồi mới nhả côn, thì đằng nào khả năng bể bộp số cũng đều cao, nhưng khi bác nhả côn rồi mới tắt máy thời gian bể hộp số sẽ lâu hơn (do mất nhiều thời gian cho việc nhả côn rồi mới tới thao tác tắt máy,và quan trọng hơn là lưc tác dụng trong hộp số đã giảm bớt do lúc ghì số 1 hộp số đã chịu bớt 1 phần lực đáng kể rồi ) Đây là cách thắng 5 ăn 5 thua dừng kịp thì sống (y) (y) (y) không dừng kịp th셅….. (u) (u) (u) mấy bác cũng đừng có trách em (h)

**Trường hợp sử dụng phương án 3: - cho xe từ từ cạ vào thanh an tòan giao thông bên phụ (ta-luy), họăc là vào vách núi (nếu là bên phụ xế)

Thật ra trong trường hợp bắt buộc dừng xe khẩn cấp nếu may mắn xe bác bị bể hộp số nhưng vẫn còn 1 khỏang cách có thể xoay trở kịp thì bác hãy cố gắng tự trấn tĩnh bản thân điều khiển cho xe cạ vào thanh an tòan giao thông hoặc vách núi (em khóai vách núi hơn vì em thấy mấy xe mà đã nằm dưới vực thường nó kéo cả mấy thước thanh an tòan giao thông theo nó xuống dưới luôn(y) (y) (y) )1 cách khéo léo từ từ nhưng vẫn đảm bảo xe có thể dừng đúng với khỏang cách mà bác đã ước lượng trước, cái này thì có vẻ đòi hỏi hơi quá đối với mọi người khi rơi vào hòan cảnh ngàn cân treo sợi tóc này, nhưng quả thật là tính tóan sai 1 ly đi ngàn dặm (em nghe nói thiên đường cách trần gian xa lắm, bác nào mà lên đó rồi thì chắc lâu lắm em mới có dịp lên thăm:P :P :P ) trong trường hợp phải cho xe mình cạ vào thanh ta-luy mà nó lại nằm bên vưc thảm.
Em thì không hy vọng bác nào ở 4rum này rơi vào những trường hợp trên , đăc biệt là 2 trường hợp cuối cùng+o( +o( +o( , ông anh em hy hữu lắm mới thóat được trường hợp cuối cùng.(b) (b) (b)
Đây là những trường hợp đi kèm với phương án ứng xử trong các tình huống mà em nghĩ ra, bác nào có ý kiến hay nghĩ ra thêm được trường hợp nào nữa cho mọi người cùng trao đổi để thêm chút kinh nghiện quý báu không?
 

toyotablack

Xe đạp
Biển số
OF-562
Ngày cấp bằng
30/6/06
Số km
37
Động cơ
579,170 Mã lực
bác anh em việt nam ơi, Với phương án 2 bác đề ra, em thấy khó khả thi quá. Bác cứ thử chạy khoảng 50Km/h trên đường bằng, đạp hết côn rồi chuyển số 1 xem có dễ không. Với tình huống khẩn cấp mà vào được số 1 thì em nghĩ chắc chỉ có cascadeur làm mới tốt thôi. À, mà sao chẳng thấy bác đề cập gì đến cái phanh tay nhỉ!? Cái này rất hữu dụng đó.
Với lại nếu bác đi đường dốc nhiều rồi, luôn có một câu cửa miệng: lên dốc số nào xuống dốc số ấy. Vậy bác càng lên dốc cao, thì bác sẽ càng về số thấp (số 1 hổng chừng), vậy xuống dốc mà bác lại đi số 4,5 hay đi trớn thì có mà chít nhé. Chỉ có dốc bằng phẳng lên số 5 thì xuống số 5 thui
Gởi bác gấu bắc cực,
Hì, em bàn ở đây là trường hợp bị tắt máy nên xử sao đây, chứ không chủ động tắt máy. Chịu với bác ở câu kết luận rồi.
 

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
430
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
polar bear nói:
Bác cho hỏi là khi tắt máy và cho xe tự lăn xuống dốc ở số 1. Sau một đoạn đườmg, tốc độ xe có tăng dần lên không? (vì mất phanh rồi mà).
Có phải dùng đến phanh tay (kéo/nhả) để hãm bớt đà khi nó chạy... quá trớn không?

Iem hỏi thật để rút kinh nghiệm đấy nhé.*-)
em thì không dám trả lời bác Gấu, nhưng em xin phép được giao lưu trao đổi với bác 1 ít.(l)
Khi bác để 1 số bất kỳ để ghì xe lại khi đổ dốc (kể cả số 1) , không bao giờ lực ghì của xe lớn hơn lực tỳ kéo xe xuống của con dốc được, nói chung là gia tốc của xe là a, luôn luôn a>0km/h hoặc a=0km/h (khi mặt đường bằng phẳng, lúc này xe bị chính tác động của động cơ đẩy đi), a<0km/h khi chúng ta đạp thắng hoặc chạy lên dốc hoặc có lưc nào đó tác động theo hướng ngươc trở lại như có người đẩy lùi hay gặp gió ngươc chiều mà độ dốc thì không đáng kể thôi
Công thức tính vận tốc :
v1= v0+a.(t1-t0)
trong đó ta có
v1: vận tốc tại thời gian 1
v0: vận tốc tại thời gian 0 (thời gian ban đầu)
a: gia tốc của xe
t1: thời gian 1
t0: thời gian ban đầu
Ví dụ em đi xe máy vào lúc 9 giờ đến gặp bác Gấu với vận tôc lúc xuất phát là 40km/h (y) (y) (y) (chắc em đi Su xì-po nên lúc đề pa lẹ đến thế (h) ) tới 10 giờ thì em đến cổng nhà bác Gấu gia tốc của em là 10km/h, Vậy lúc em tới cửa nhà bác Gấu là bao nhiêu?
Câu trả lời là VngaycongnhabacGau= 40+10(10-9)= 50km/h (chấn thương sọ não chứ chẳng chơi, bác Gấu thương tình đừng bắt em đền cái cổng nhà bác nhé :P )
Sở dĩ chúng ta có thể dùng số 1, hơặc số 2 để ghì xe lại mặc dầu biết gia tốc của xe luôn lớn hơn hoặc bằng 1km/h, tức là vận tốc luôn luôn tăng trong trường hợp đổ dốc mà không có 1 lực nào khác cản lại, là vì mặc dù vận tốc luôn luôn tăng nhưng nó lại tăng theo 1 đường pharapôn (P), mà mấy bác biết đấy đường (P) thì luôn luôn có 2 đường giới hạn , (P) luôn luôn tiến đến gần đường giới hạn của nó nhưng không bao giờ (P) và đường giới hạn của nó đụng nhau, mặc dầu càng ra xa chúng càng xát vào nhau.Mà đường giới hạn của (P) lại là đường thẳng cố định => đối với từng cấp độ số, xe chúng ta có 1 vận tốc tối đa mà không bao giờ ta đạt được khi đang chạy ở cấp số ấy (ví dụ như xe bác ghi tốc độ tối đa mà bác có thể đạt được khi chay số 1 là 50km/h thì bác đừng hy vọng là khi đang ở số 1 bác sẽ đạt được vận tốc ấy ngay khi bác đã nâng bánh xe lên để chạy chế độ không tải, không bao giờ vòng quay của máy cho bác đạt được đến vận tốc tối đa trên lý thuyết đâu, chúng ta còn chưa tính đến lực masát ngay trong động cơ nữa)
Vì vậy chúng ta mới có thể lợi dụng điều này để dùng số thấp giảm vận tốc của xe khi đang chạy với tốc độ cao hơn.
Tuy nhiên như em đã nói, gia tốc khi chúng ta đổ dốc luôn luôn tăng , nhưng mà sẽ không bao giờ đạt được đến 1 tốc độ giới hạn nào đó, tốc độ này ngoài thực tế luôn luôn lớn tốc độ tối đa của nhà sản xuất đưa ra tùy theo độ nghiêng của con dốc . Tại sao em lại nói là khi bác chạy không tải bằng cách nâng bánh xe lên khỏi mặt đất vẫn không bao giờ đạt được vận tôc tối đa của nhà sản xuất, vậy mà khi đổ dốc vận tôc tối đa xe bác lại cao hơn vận tốc tối đa của nhà sản xuất đưa ra? Em sẽ giải thích ở phần sau, bây giờ em lấy ví dụ thực tế để cho mọi người hiểu rõ hơn (không có gì dễ hiểu bằng ví dụ, thầy em bảo thế(y) (y) (y) ). Ấy là hôm tháng 3 năm ngóai em đi Đà Lạt với bà chị em bên Mỹ mới về, cũng đi trên chiếc Hiace của ông cậu mà em tập thắng số ấy, nhưng mà kỳ này đi xa nên cho tài xế đi theo lái, nói thật ra là do em không biết đường(h) (h) (h) . Khi mà đổ dốc đọan từ nhà vua Bảo Đại ra, em ngồi kế bên thấy tài xế để số 1 đồ dốc, xe nhích lên 27, 28km/h là kim đồng hồ tốc độ muốn đứng im tại chổ rồi, em nghĩ nếu có chạy nữa maximum là khỏang 30km/h là cùng (vậy chúng ta khi di quá tốc độ 30km/h có thể trả về số 1 để giảm vậnn tôc của xe khi đang đổ dốc), đó là tài xế không nạp ga, dốc nghiêng khỏang 20 độ. Nếu cũng để mức ga (số vòng tua của máy) như thế thì tốc độ tối đa của nhà SX đưa ra em nhắm khòang ở mức 20 đến 23km/h , chúng ta có thể tính đươc bằng cách lấy số vòng tua của máy nhân với tỷ số truyền của số mà ta đang đi , nhưng em chỉ ước lượng thôi, không nhớ rõ số nữa sao mà tính.
Chắc mấy bác sẽ thắc mắc sao lại có điều phi lý như thế, em xin giải thích thêm chổ này 1 chút, tốc độ giới hạn mà nhà SX đưa ra căn cứ theo số vòng tua của máy với tỷ lệ truyền của bộ ly hợp của từng cấp độ số, khi chúng ta đang chạy tốc độ cao dùng số thấp để hãm tốc độ lại, vì số vòng tua động cơ chỉ cho phép xe gần đạt đến tốc độ tối đa do nhà SX đưa ra (gọi vắng tắt là tốc độ tối đa lý thuyết) do đó xe sẽ ghì lại , vận tốc xe sẽ từ từ giảm xuống từ bằng cho đến dưới tốc độ tối đa lý thuyết. Còn nếu chúng ta để ga ổn định (kể cả khi không cần nạp ga) trên 1 đọan đường bằng phẳng trong điều kiện không có 1 lực đáng kể nào tác dụng vào xe (lúc đó gia tốc bằng 0km/h)thì xe chúng ta sẽ giữ 1 vận tốc ổn định gần bằng với tốc độ tối đa lý thuyết.
Nhưng khi đang đổ dốc, xe chúng ta bao giờ cũng có gia tốc lớn hơn 0km/h tùy theo độ nghiêng của dốc (độ dốc càng cao thì gia tốc càng lớn). Vì thế sau khi chạy 1 đọan đường đổ dốc vận tốc xe chúng ta sẽ tăng lên, nếu hiển thị trên biểu đồ thì vận tốc sẽ tăng theo 1 đường Pharapôn (P) , như em nói ở trên (P) luôn luôn có đường giới hạn xác định ( ý nghĩa tóan học chúng ta có thể tạm hiểu xác định là không đổi vì nếu mà thay đổi liên tục thì sẽ không xác định được) cho nên xe chúng ta khi đổ dốc ghì số nổ máy sẽ tăng đến 1 vận tốc nào đó , mà vận tốc này sẽ lớn hơn tốc độ tối đa lý thuyết vì biến số gia tốc luôn luôn lớn hơn 0km/h.
Công thức tính vận tốc :
v1= v0+a.(t1-t0)

v0: là tốc độ tối đa lý thuyết (không đổi, được tính bằng cách nhân tỷ số chuyền của bộ ly hợp với số vòng tua của máy)
vt: là vận tốc của xe khi vượt qua tốc độ tối đa lý thuyết.
t0 : là thời điểm xe đạt tới tốc độ (vận tốc) tối đa lý thuyết
t1: là thời điểm xe vượt qua tốc độ (vận tốc) tối đa lý thuyết

chúng ta thấy: + v0 là 1hằng số luôn luôn không thay đổi
+ t1-t0 > 0 điều này là hiển nhiên, mấy bác đừng bắt bẻ em là lấy 1 giờ đêm trừ cho 11 giờ đêm, lúc đó mấy bác phải du di hiểu dùm em kết quả là 2 thời điểm cách nhau 2 giờ.
+ a là biến số luôn luôn thay đổi và luôn luôn a>0
Do đó luôn luôn v1=v0+a(t1-t2) > v0
Nhưng v1 luôn bé hơn hoặc bằng v, v này chính là đường giới hạn của pharapôn (v1) và v này luôn xác định được theo từng đô dốc khác nhau.
Em xin mạn phép được lấy ví dụ thưc tế:
Khi mà xe nhà em đổ dốc đọan từ nhà vua Bảo Đại ra, tài xế để số 1 đồ dốc, xe nhích lên 27, 28km/h (đây chính là v1)là kim đo tốc độ muốn đứng lại rồi, em nghĩ nếu có chạy nữa maximum là khỏang 30km/h là cùng (vậy trong trường hợp này v = 30km/h), Nếu cũng để mức ga (số vòng tua của máy) như thế thì tốc độ tối đa của nhà SX đưa ra em nhắm khòang ở mức 23km/h,tức là v0 = 23km/h,(số “v0” và “v” em chỉ ước lượng thôi chứ không có tính tóan chính xác).
Phùùùùù !!!!, cuối cùng em cũng post xong+o( . Có phần nào không rõ hoặc chưa chuẩn xin mọi người bổ xung giùm em!!!
 

sontt

Xe buýt
Biển số
OF-750
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
976
Động cơ
587,360 Mã lực
Tuổi
56
Nơi ở
Hì hì, thôi.
Em rất thắc mắc một chuyện, mong các bác chỉ dùm.

SAO CÁC BÁC GIỎI THẾ? Em đ. biết gì luôn.
 

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
430
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
-Bác Black thật tinh ý, em cố tình không nhắc đến cái phanh tay là vì em đặc trường hợp cái phanh tay nó đi theo cái phanh chân luôn+o( . Nếu xe bác còn phanh tay khi đổ dốc thì em nghĩ là sẽ vẫn an tòan, nhưng bác hãy cẩn thận khi ôm cua vì phanh tay chỉ tác động đến 2 bánh xe trước thôi, bác coi lại phần chú ý khi vào cua em có đề cập đến vấn đề chỉ hãm xe bằng 2 bánh trước.
-Còn trong trường hợp thứ 2 của phương án 2: Ý em là bác chuyển ngay về số 1 với mọi vận tốc, vì bác không có thời gian để mà chuyển sang số 2 trước khi về số 1 đâu nên không cần bác là cascader vẫn có thể thưc hiện được.
- “Xuống dốc mà bác lại đi số 4,5 hay đi trớn thì có mà chít nhé.” => cái này thì bác nhầm chít nhé:D :D :D ,hehehe. Khi xe nhà em đổ dốc đi từ Đà Lạt về TP.HCM , bác tài nhà em để số 5 đổ dốc với vận tốc trên 60km/h ôm cua ngọt sớt (chỉ có mấy cái cua cù chỏ thì bác tài mới nhấp thắng thôi), vậy mà còn bị mấy xe tốc hành nó qua mặt vù vù. Hôm đó em vãi nhất là khi mất chiếc Sprinter tốc hành của nhà xe Phương Trinh khi qua mặt xe nhà em, chạy khiếp thật+o( +o( +o( , bác nào ở trong Nam bữa nào có chuyện gấp phải đi đọan TP.HCM - Đà Lạt nhớ đi xe của nhà xe Phương Trinh này nhé, tòan xe mới không đấy mà không sợ cơm tù dọc đường nữa, bác nào íu tim em khuyên không nên đi.:D :D
- “Trong tất cả các manual của xe đều khuyến cáo: không được về số 1 khi tốc độ xe lớn hơn 17km/h.” Cái này bác Gấu nói đúng nốt (sao bác Gấu nhà ta hay nói đúng thế nhỉ? |-) ). Nhà SX co khuyến cáo chúng ta chạy xe vào số phù hợp với vận tốc xe để góp phần tăng tuổi thọ của bộ ly hợp nói riêng và của xe nói chung. Em cũng cổ vũ cho chuyện này, nhưng em nghĩ chúng ta cũng nên có 1 vài lân test thắng số ngay trên xe của chúng ta đề phỏng nhỡ có gì bất trắc cũng bớt bở ngỡ. Có những lúc xót xe thì có xót thật nhưng chúng ta phải bỏ của chạy lấy người thui các bác ah. :^)
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
anhemvietnam nói:
- “Xuống dốc mà bác lại đi số 4,5 hay đi trớn thì có mà chít nhé.” => cái này thì bác nhầm chít nhé:D :D :D ,hehehe. Khi xe nhà em đổ dốc đi từ Đà Lạt về TP.HCM , bác tài nhà em để số 5 đổ dốc với vận tốc trên 60km/h ôm cua ngọt sớt (chỉ có mấy cái cua cù chỏ thì bác tài mới nhấp thắng thôi), vậy mà còn bị mấy xe tốc hành nó qua mặt vù vù.
...
Tôi thì chưa chạy đèo cao vực sâu bao giờ, nhưng cỡ như Hải Vân thì năm nào cũng lượn cả chục vòng.
Kinh nghiệm của tôi thường xuống đèo với số 4. Tốc độ khoảng 50-60km/h gì đó. Nếu thấy quá trớn thì ... đệm phanh và cần thì đẩy sang số 3. Do số 4 và 3 nằm trên 1 đường thẳng nên ra/vào rất nhanh, chẳng lo dắt số/kẹt số bao giờ.

Đã bàn thì cho tới bến luôn.
Từ đầu đến giờ các bác toàn nói về xe "số tay". Thế còn xe AT xuống dốc và mất phanh thì xử lý nào nhẩy?
Tôi chưa chạy AT bao giờ nên thực sự mít đặc. Mong các bác chỉ giáo.
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Em cũng chưa đổ dốc bằng xe AT bao giờ, nhưng cũng có thiển ý thế này:
Cũng như xe MT, lên số nào xuống số đó, ở xe số AT cũng có các số thấp như số 2, L. Không rõ dùng các số này để hãm có hiệu quả bằng các số thấp của MT hay không?:^)
 

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
430
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
AT thì em không biết, chưa chạy qua bao giờ, nhưng em nghĩ nếu mà nó giống space hay @ khi đổ dốc tuột thắng chắc em ép cho xe vào thanh ta-luy bên phụ wá. Để bữa nào có dịp thử em sẽ viết báo cáo lại cho các bác sau. bây giờ thì .......... :| :| :|
 

sontt

Xe buýt
Biển số
OF-750
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
976
Động cơ
587,360 Mã lực
Tuổi
56
Nơi ở
Hì hì, thôi.
Hình như xe AT mà mất phanh là khỏi sang số được luôn hay sao ấy các bác ạ. Là em đoán thế vì muốn sang số là phải dẫm phanh thì mới sang được.

Nếu thế vụ này cầm chắc là tèo rồi. Hu hu hu.
Bác nào cho em chai vodka cho đỡ sợ chết đi.
 

toyotablack

Xe đạp
Biển số
OF-562
Ngày cấp bằng
30/6/06
Số km
37
Động cơ
579,170 Mã lực
Mình ráng kiếm được cái thread này, có lẽ hữu ích cho anh em
http://www.giaothongmienbac.com.vn/modules.php?op=modload&name=News&file=news&opcase=detailsnews&mid=246&mcid=132
có một trích đoạn liên quan đến những vấn đề chúng ta đang bàn
1, Lái xe trên đường đèo dốc: Ktra xe cẩn thận trước khi lên và xuống đèo: Nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, cácđăng, xem có đủ chèn lốp không. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển báo, gương cầu. Cẩn thận với các khúc cua, con dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, phải đi đúng phần đường. Luôn nhớ, hầu hết các vụ tai nạn thảm khốc là khi đang xuống đèo, nếu phát hiện hỏng phanh: Bình tĩnh và tỉnh táo, tìm cách giảm tốc bằng động cơ, dồnsố, đừng bao giờ tắt máy. Nếu không hiệu quả thì thông báo cho mọi người biết ngay để có thể tự nhẩy khỏi xe. Bật toàn bộ đèn và bóp còi ra hiệu sự cố, quan sát các biển báo đường lánh nạn hoặc địa hình thuận lợi để đưa xe vào giảm tốc. Khi không điều khiển được xe phải nhanh chóng rời xe ngay, đừng luyến tiếc tài sản.
Vậy thì không tắt máy nhá (bác gấu bắc cực đúng rồi), và không luyến tiếc tài sản nhé (bác anh em việt nam nhở rõ). Còn vài lời khuyên nữa cũng rất hay, các bác vào thread đọc nhé.
 
Biển số
OF-53
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
1,638
Động cơ
599,030 Mã lực
polar bear nói:
Từ đầu đến giờ các bác toàn nói về xe "số tay". Thế còn xe AT xuống dốc và mất phanh thì xử lý nào nhẩy?
Bác Gấu hỏi làm em giật bắn mình !:( :(

Thật sự là nào giờ em chưa nghĩ đến chuyện này, ỷ con vợ ngon :( :( , trước khi vào đèo dốc em chỉ liếc mắt qua táp lô, dậm thử phanh 1 phát thấy ok là chiến. Con vợ em cũng không có chế độ số thấp mới chết chứ. May là nó có chế độ bán tự động, nên em chuyển sang số tay cho nó ghì lại bớt là xong. Nếu không có chế độ này thì làm sao nhỉ ? :^) :^) :^)

Kinh nghiệm duy nhất em có là khi tốc độ tăng quá nhanh thì phanh cho nó chậm hẳn lại, rồi lại nhả ra chứ không được rà phanh. Chạy kiểu này hơi khó chịu 1 chút nhưng em nghĩ là an toàn hơn, không biết đúng không ?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
mltr6 nói:
Bác Gấu hỏi làm em giật bắn mình !:( :(

Kinh nghiệm duy nhất em có là khi tốc độ tăng quá nhanh thì phanh cho nó chậm hẳn lại, rồi lại nhả ra chứ không được rà phanh. Chạy kiểu này hơi khó chịu 1 chút nhưng em nghĩ là an toàn hơn, không biết đúng không ?
Đúng thế đấy bác R6, rà phanh để cho xe không bị giật cục. Nhưng chỉ được rà tý tẹo (tôi thường chơi kg quá 10 giây), thấy xe giảm tốc là phải nhả phanh liền. Nếu vẫn cảm thấy khó xử lý thì về số thấp để ghìm xe giảm tốc. Còn nếu cứ rà phanh liên tục thì đi xuống cỡ vài km là khỏi cần rà luôn. (tìm hiểu vụ xe cựu chiến binh ở đèo LÒ XO thì biết)

Cách đây mấy năm, có anh bạn tôi vừa kiếm được bằng lái, chơi ngay một iem NUBIRA mới cáu cạnh chở cả nhà leo đỉnh Bạch Mã. Khi xuống, anh ta cứ rà phanh đến khi thấy khét lẹt, khói xì ra thì sợ quá phanh lại (may mà còn phanh được). Xuống xe, lại làm thêm một điều ngớ ngẩn nữa là dội nước lạnh vào tăm bua cho nó nhanh hạ nhiệt (bác sĩ mà). Việc tiếp theo là gọi điện về cầu cứu bọn này chạy xe khác lên để chở cả nhà và lái hộ xe của anh ta về (chẳng còn hồn vía để bẻ lái tiếp).
Rồi cũng về đến nơi -> vào gara thay toàn bộ cụm bánh sau .... :'( 8o|
 
Chỉnh sửa cuối:

fatboy

Xe tăng
Biển số
OF-114
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,118
Động cơ
591,816 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
sontt nói:
Hình như xe AT mà mất phanh là khỏi sang số được luôn hay sao ấy các bác ạ. Là em đoán thế vì muốn sang số là phải dẫm phanh thì mới sang được.
Làm gì có chuyện đó!
Chỉ khi bác muốn chuyển sang R, P thì mới phải phanh để xe dừng lại hẳn, còn các số khác (N và 3,2,1,L - tuỳ xe) thì cứ thế mà chuyển.
 

sontt

Xe buýt
Biển số
OF-750
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
976
Động cơ
587,360 Mã lực
Tuổi
56
Nơi ở
Hì hì, thôi.
Trừ 321L thì OK còn thì từ những số chính DRPN là phải phanh hết bác à.
 

318 29Y

Xe tải
Biển số
OF-166
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
456
Động cơ
585,630 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
otofun.com
sontt nói:
Trừ 321L thì OK còn thì từ những số chính DRPN là phải phanh hết bác à.
Chính xác,chính xác ạ!ở xe như của bác sontt thì từ D sang SD sang M/S rồi1,2,3,4,5 hay ngược lại cũng ko phải đạp phanh:)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top