1/ không cần đạp côn khi đã chắc chắn số đã về O bằng thao tác ép kéo cần số về phía mình (ko cần phải lắc) là biết. Nếu chết máy đang trong hành trình đi thì đạp côn nổ máy sau đó về số tương ứng mà đi, lưu ý chân phanh nên ở chế độ đạp phanh khi đề nổ để đề phòng tình huống khác và phải sẵn sàng nếu đường đông khi bắt đầu đi tiếp.Cám ơn bác (b)
1. Cần đạp côn khi nổ máy hay không?
Có lẽ đã ở số 0 thì đạp côn hay không cũng không khác nhau nhiều, nhưng hầu như các user manual của xe đều khuyên đạp côn khi nổ máy. Chắc không bổ nhiều thì cũng bổ chút ít? *-)
2. Qua giao lộ giữ số đi chậm hay cắt côn rà thắng?
Nhiều ý kiến cho rằng qua giao lộ vẫn cần giữ số đi chậm để điều khiển xe, cần thì đổi tốc độ/ đổi hướng dễ dàng.
Cá nhân tôi thì thấy ở VN cái nhu cầu vọt giữa giao lộ rất hiếm, nếu cần vọt thì thường vẫn có thể nhả côn đạp ga kịp thời, không có gì phải quá gấp. Mà cắt côn trôi qua có một cái giao lộ thì xe vẫn gần như không giảm trớn, qua khỏi giao lộ là đạp ga lại bình thường.
Trong khi đó 2 bánh chạy đan xen nhiều khi không lường hết được nên nhu cầu hãm/ dừng là thường xuyên hơn.
Vì thế thói quen trước giờ của tôi vẫn là qua giao lộ đạp nhấp côn, chân phải hờ thắng.
Kinh nghiệm các bác thế nào ạ?
2/ cắt côn hay ko cắt để sử dụng đà quán tính và phanh là tùy xe cộ trên đường, ko nên máy móc quá (nếu mới đi thì nên máy móc tí cho nó an tâm), ở VN hay dùng nhiều vì giao lộ nhiều xe máy cho nó an toàn vì khi chuyển từ chân ga sang phanh sẽ mất khoảng 1/2 giây trở lên sẽ không kịp tránh những xe tạt đầu. Nếu đường ko đông có thể chỉ cần giảm ga, đi chậm hơn chút là qua đc rồi ko cần phải điều chỉnh số, nhất là xe 2.0 trở lên khá khỏe không phải dồn số nhiều trong trường hợp này. Nói chung là qua giao lộ kiểu gì cũng nên giảm tốc độ đề phòng xe cắt ngang qua kể cả khi vắng vì do chủ quan tai nạn sẽ thảm khốc hơn nhiều (thường vào thời gian sáng sớm, giữa trưa và nửa đêm)
:69::69:
Chỉnh sửa cuối: