[Funland] Thảo luận về Nước Nga

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Bổ sung thêm chút, Đức Nga chọn nhau hợp tác phát triển năng lượng hydro là quá đúng. Đức đang đầu tư cực nhiều vào năng lượng hydrogen và sẽ là nhà tiêu thụ lớn nhất. Còn Nga là nguồn dự trữ nước lớn nhất thế giới, đồng thời đã giàu kinh nghiệm về sản xuất và chế tạo hydrogen trong ngành vũ trụ. Cụ thể là công nghệ hydrogen lỏng của Liên Xô và Nga trước đây đã được dùng làm nhiên liệu (fuel) phóng rất nhiều động cơ tên lửa vụ trụ Liên Xô và Nga, cụ thể là họ đốt hydro và ô xi lỏng (burning liquid oxygen and liquid hydrogen)
Rất nhiều động cơ tên lửa Nga bây giờ đã không còn gas generator (bộ tạo khí) nữa. Động cơ RD-0146 là động cơ đầu tiên dùng toàn hydrogen và oxygen mà không dùng gas generator. Động cơ này do KBKhA (http://www.kbkha.ru/) của Nga phát triển (Chemical Automatics Design Bureau - Cục Thiết kế Tự động Hóa chất, tuy tên là phòng thiết kế nhưng làm luôn cả viẹc chế tạo, sản xuất với tổ hợp complex công nghiệp lớn để sản xuất và test) vào năm 2011 để dùng cho tên lửa Proton và Angara. Dự án này được tài trợ một phần bởi Pratt & Whitney Rocketdyne. Pratt & Whitney đã ký một thỏa thuận tiếp thị sơ bộ vào ngày 7 tháng 4 năm 2000 với KBKhA của Nga trao quyền tiếp thị quốc tế độc quyền cho Pratt & Whitney đối với RD-0146. Sự hợp tác này ít được công khai.

Động cơ RD-0146 được phát triển bởi Cục Thiết kế Tự động Hóa chất KBKhA ở Voronezh, Nga, trong sự hợp tác ít được công khai với công ty Pratt & Whitney của Mỹ. Vào năm 2009, động cơ đốt cháy oxy lỏng và hydro lỏng này đã trở nên nổi tiếng khi cơ quan vũ trụ Nga chọn nó cho giai đoạn hai của phương tiện phóng Rus-M được thiết kế để mang theo tàu vũ trụ có người lái trong tương lai . Quyết định này đánh dấu sự trở lại của tên lửa Nga trong việc sử dụng hydro lỏng lần đầu tiên kể từ khi loại nhiên liệu tên lửa hiệu quả nhất nhưng khó điều khiển này được cung cấp cho phương tiện vận tải hạng nặng Energia vào những năm 1980.
Đây, tin này nữa cũng hay nè. Nhưng trước khi đưa, tôi cũng nói chung với các bác một chút về mấy điểm, không nhắm đến cá nhân cụ thể nào.

- Topic trưóc (link ngay trang 1), là bàn về nước Nga làm đuợc gì khác ngoài vũ khí và dầu mỏ? Cũng vì nhiều thành viên nhảy vào tranh cãi chính trị mà bị khoá.

- Bác evoque2012 mở topic này là để tiếp nối topic trước, như chính bác ấy đã nói, và mọi người cũng đã nhắc, đây là nơi bàn xem Nga đã làm đuợc gì, chưa làm đuợc gì về khoa học, kinh tế, công nghiêp, nông nghiệp và các mặt khác, nhưng không phải topic bàn chuyện chính trị

- Đôi khi chúng ta đá lạc hưóng 1 chút sang thời sự, và có nhắc chút về chính trị, vì xã hội cũng có dính đến nó, nhưng với mục đích để cập nhật tin tức thời sự nóng hổi, chứ không phải tranh cãi quá sâu về chính trị. Ai muốn bàn chính trị, có thể mở topic khác, chẳng ai cấm cả.

- Lịch sử, nghệ thuật được hoan nghênh, dĩ nhiên. Tôi cũng đã kể về lịch sử ngành may tinh ở Nga, khi mô hình kinh tế Liên Xô làm cản trở việc phát triển máy tính ở Nga, etc. Ở topic trước, các bác và tôi đã đưa lên các nhà soạn nhạc, các pianist thiên tài của Liên Xô và Nga rồi, nếu ai lại bổ sung về âm nhạc hoặc thêm lên nữa về hội hoạ, thể thao hay các ngành khác đều tốt. Nhưng không phải bàn về "cái ấy", về chuyện người này nên đi để người khác lên làm chính trị khác đi, để quan hệ với A với B, etc. Đây rõ ràng không phải mục đích topic này. Ở topic trưóc, đã có không ít người làm lệch topic theo kiểu này để rồi bị khoá, lần này các bác đừng để kịch bản cũ lặp lại

Germany and Russia want to cooperate on hydrogen technology
https://www.h2-view.com/story/germany-and-russia-want-to-cooperate-on-hydrogen-technology/


Nga và Đức hợp tác phát triển công nghệ hydro

Đại diện chính phủ và các nhà nghiên cứu hai bên kỳ vọng hợp tác song phương sẽ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ hydro.

Trong khuôn khổ Diễn đàn nguyên liệu thô Nga - Đức (DRRF), đại diện chính phủ và các nhà nghiên cứu hai bên kỳ vọng hợp tác song phương sẽ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ hydro nhằm tăng cường hợp tác về hydro ở cấp độ nghiên cứu khoa học và kinh tế, đồng thời mở rộng hợp tác năng lượng hiện có.

Phía Đức đang và sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và hydro sẽ đóng vai trò trung tâm trong chính sách năng lượng và khí hậu của nước này. Trong khi đó, phía Nga có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực hydro và có nhiều kinh nghiệm sản xuất và sử dụng hydro trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Đức hiện là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại thị trường châu Âu.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/nga-va-duc-hop-tac-phat-trien-cong-nghe-hydro-577809.html
Có một vài bác trong này kêu không phải dân kỹ thuật, công nghệ, nên thích nói về tình hình xã hôi, kinh tế, lịch sử, nghệ thuật, thể thao, etc. Cái đó luôn được hoan nghênh, thậm chí đã có những bài không hề đi sâu về công nghệ, mà nói về tình hình kinh tế, xã hội, cả vĩ mô và vi mô Nga, nhưng có thấy chú nào vào góp ý được gì đâu. Miệng thì nói muốn bàn về xã hôi, kinh tế, lịch sử, nghệ thuật, thể tha, etc.., nhưng toàn đánh giò lái sang vấn đề này nọ, mà kể cả khi đánh giò lái cũng có nói được gì đâu, ngoài việc là cái loa tuyền truyền miễn phí cho media phương Tây hay lề trái, mà đã nhìn quen lắm ở các diễn đàn khác.

Đây, bảo là muốn bàn về vấn đề xã hội, kinh tế, etc. thì bây giờ đang có 1 việc rất quan trọng, có tẫm vĩ mô to lớn, mà không hề đi quá sâu vào chuyên môn, công nghệ, đó là chiến lược xanh hoá kinh tế của EU. Cái này có tầm quan trọng kinh tế và chính trị toàn cầu, ảnh hưỏng cả thế giới nói chung và đặc biệt là Mỹ, Nga bị ảnh hưỏng nhiều nhất. Đây thực sự là 1 chiến lược vươn lên của EU về kinh tế chính trị, một cuộc cạnh tranh ngầm giữa Mỹ-EU, giữa EU-Nga được che đậy bởi những từ ngữ, slogan mỹ miều trên media như "làm cho hành tinh chúng ta vĩ đại trở lại", "bảo vệ môi trường", "tương lai bền vững", etc. Vậy mà chả thấy các bác ấy động đậy tí nào cả. Mà nếu có nói, thì chắc lại chỉ chép lại những cái tuyên truyền bề nổi bên ngoài về môi trường, etc. này nọ như ở trên, chứ có nói khỉ gì được sâu hơn nữa đâu

Bài viết này nói 1 chút về tình hình thỏa thuận xanh của EU, phản ứng của các nước khác nhau, và cuối cùng phân tích 1 chút về tính toán chiến lược của EU khi chơi trò này

1. Thỏa thuận xanh lịch sử (Green Deal) của EU và chiến lược hydro hoá năng lượng quốc gia của Đức
1.1 Về thỏa thuận xanh (Green deal)

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã quyết định thúc đẩy kế hoạch, với việc chọn không tham gia đối với Ba Lan

Nội dung rất nhiều, dính đến mọi mặt của nền kinh tế, nhưng mục tiêu căn bản của thỏa thuận xanh là đưa EU trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới đạt mục tiêu cân bằng phát thải carbon vào năm 2050.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm đưa phát thải carbon của toàn khối từ mức 40% về "ít nhất 50%" và hướng đến 55% vào năm 2030; tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo và nhanh chóng loại bỏ than; giảm hoặc chấm dứt miễn thuế nhiên liệu hàng không và hàng hải; tạo ra một quỹ trị giá 100 tỉ euro để thúc đẩy đầu tư xanh, xây dựng "công nghiệp bền vững", Chiến lược 'Từ nông trại đến ngã ba' của nông nghiệp, đa dạng sinh học, etc.

Báo Anh The Guardian nhận xét bản chất toàn diện của Thỏa thuận xanh thể hiện ở chỗ nó bao gồm hầu hết mọi khía cạnh: từ không khí chúng ta hít thở đến cách trồng lương thực, thực phẩm, chuyện đi lại…

Điểm đáng chú ý là các mức thuế carbon tiềm năng đối với các quốc gia không giảm thiểu ô nhiễm khí nhà kính ở mức tương đương. Cơ chế để đạt được điều này được gọi là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).


1.2. Chiến lược hydro hóa nền kinh tế của Đức và hợp tác với Nga
Mục tiêu của Đức nói riêng và EU nói chung là loại bỏ than, sử dụng các năng lượng "sạch", hiểu theo nghĩa không phát thải khí CO2.
Giảm dần và loại bỏ điện hạt nhân (dù năng lượng này không phát thải CO2 và vẫn được xếp là sạch), và tăng cường sử dụng khí đốt, mặt trời, gió và đặc biệt, hướng tới năng lượng hydro. Đây là ưu tiên chính của Đức.
Chính phủ Đức đã phê chuẩn Chiến lược hydro quốc gia, nhắm đến việc sản xuất nhiên liệu Hydro làm năng lượng.
Nhiên liệu hydro có thể sản xuất được từ 2 nguồn:
- Từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, ví dụ từ dầu mỏ, hay từ khí đốt (gọi là blue hydrogen)
- Từ ngồn nhiên liệu sạch, đặc biệt từ các nguồn năng lượng tái tạo (green hydrogen).
Thực chất đó chính là điện phân nước quy mô lớn để sinh ra nhiên liệu hydro. Việc điện phân có thể thực hiện bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân và cả thủy điện.

Chính phủ Đức dĩ nhiên yêu thích nhất là green hydrogen. Còn với việc sản xuất ra nhiên liệu hydrogen từ nguồn hóa thạch, ví dụ từ khí đôt (blue hydrogen) thì phải có cơ sở, công nghệ để thu gom, lưu trữ, tái chế CO2 sinh ra trong quá trình tạo hydro.
Như đã nói ở 2 đoạn trích trên, Đức đi theo hướng hợp tác với Nga trong chiến lược này, trong lĩnh vực công nghệ hydrogen, nhằm chế tạo nhiên liệu hydro

2. Phản ứng của các nước với thỏa thuận xanh EU
Một số nước thành viên EU, gồm Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech đã lên tiếng phản đối kế hoạch.
Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis viết trên Twitter rằng đất nước của ông cũng muốn hướng đến mục tiêu cân bằng carbon nhưng không thể làm được nếu thiếu năng lượng nguyên tử.
(Năng lượng nguyên tử cũng được đánh giá là "sạch" theo định nghĩa vì không phát thải Carbon, và Séc đang đấu thầu để xây nhà máy hạt nhân, điều mà EU không muốn)

Đối với Nga: coi đây không phải là tin tức tốt lành gì, nhưng chấp nhận, và bắt đầu đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng hydrogen.

Đối với Mỹ: bị phân hóa.
Một phe, chủ yếu bên đảng DC, thì muốn đi theo con đường này, tìm cách phát triển năng lượng sạch, coi Mỹ phải đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch.
Phe kia, chủ yêu bên đảng CH, thì muốn tiếp tục phát triển năng lượng truyền thống, phản đối bất kỳ mọi ràng buộc nào về môi trường, giới hạn khí phát thải CO2 đối với Mỹ.
Đối với họ, các thỏa thuận, hiệp ước về môi trường là tai họa, thiệt hại cho nền kinh tế (và chính trị, nhưng k nói ra) Mỹ

Một số diễn biến chính:
Theo truyền thống, Quốc hội Mỹ không sẵn sàng bị ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào có thể gây bất lợi cho Mỹ. Trong hệ thống chính trị Mỹ, Thượng viện với 100 thượng nghị sĩ thành viên sẽ phải phê duyệt mọi hiệp ước và hiệp định mà Mỹ tham gia với đại đa số ý kiến ủng hộ là 66 phiếu. Tiêu chuẩn này là “giới hạn đỏ” đối với sự tham gia của Mỹ trong bất kỳ hiệp ước quốc tế hoặc thực thi bất kỳ hành động lập pháp gây tranh cãi nào.

Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton, thành viên đảng Dân chủ, đã từng coi vấn đề biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay Đảng Cộng hòa. Trong giai đoạn này, LHQ đang thảo luận về Nghị định thư Kyoto, trong đó ràng buộc các nước phát triển về những mục tiêu và các mốc thời gian liên quan đến biến đổi khí hậu.

Năm 1997, Thượng viện Mỹ ra nghị quyết khẳng định họ sẽ không chấp nhận Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu trừ khi các nước đang phát triển cũng bị ràng buộc với các mục tiêu và khung thời gian. Nghị quyết được thông qua với 95 phiếu thuận và không có phiếu chống. Vì thế, năm 1998, Phó tổng thống Al Gore, người ủng hộ mạnh mẽ về vấn đề khí hậu và là chủ nhân Giải Nobel hòa bình, đại diện cho Mỹ "ký tượng trưng" Nghị định thư Kyoto.

Năm 2001, Tổng thống Mỹ G.W.Bush cũng rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu nhưng Thượng viện Mỹ vẫn cho rằng sẽ không đạt được số phiếu cần có để thông qua việc Mỹ tham gia Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu. Vì vậy, Tổng thống G.W.Bush không đưa thỏa thuận này ra trước Quốc hội. Năm 2002, Vụ khảo cứu của Quốc hội (CRS), một cơ quan nghiên cứu của cả hai đảng, đưa ra kết luận rằng các thỏa thuận về môi trường thuộc phạm trù hiệp ước quốc tế nên phải được Thượng viện phê chuẩn mới có giá trị pháp lý.

Năm 2009, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải đối mặt với “giới hạn đỏ” liên quan với rào cản đa số phiếu trong Thượng viện. Trong điều kiện đó, ông tập trung nỗ lực để thông qua Đạo luật về bảo hiểm y tế và khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Bước sang nhiệm kỳ hai (2012-2016), Tổng thống Barack Obama quyết định phá thế bế tắc bằng cách "vượt mặt" Quốc hội, theo đó ông đã ký quyết định ban hành nhiều văn kiện hành pháp và các quy định mà không cần Quốc hội chấp thuận. Trong quá trình chuẩn bị cho Mỹ tham gia Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than. Bộ tiêu chuẩn này có tính ràng buộc với gần như toàn bộ các nhà máy điện hiện có ở Mỹ và không cho phép xây dựng các nhà máy mới. Điều này cho phép Tổng thống Barack Obama đạt mục tiêu và thời hạn về giảm khối lượng phát thải theo Hiệp định khí hậu Paris mà không cần Quốc hội phê duyệt.

Từ đó, Kế hoạch năng lượng sạch (CPP) của Mỹ chính thức có hiệu lực từ năm 2015. Tổng thống Barack Obama hiểu rằng Hiệp định khí hậu Paris sẽ không được Thượng viện do phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát phê chuẩn, nên ông quyết định "lách luật" và ký "thỏa thuận thực thi" ("Enforcement Agreement") về Hiệp định khí hậu Paris vào năm 2016 với lập luận hiệp định này chỉ là một "thỏa thuận" chứ không phải là một hiệp ước.

Hành động “lách luật” này của Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối cùng cũng không thể giấu kín được và bị phe phản đối Hiệp định khí hậu Paris nổi giận, trong số đó có tỷ phú Donald Trump. Tổng thống Barack Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1/2017 với niềm tin rằng di sản về khí hậu của mình sẽ được tân Tổng thống Donald Trump bảo lưu.

Thế nhưng trước đó, tháng 2/2016, Tòa án tối cao Mỹ ra quyết định đình chỉ Kế hoạch năng lượng sạch của cựu Tổng thống Barack Obama. Trong khi đó, tân Tổng thống Donald Trump đã quyết định cắt giảm 1/3 ngân sách cấp cho EPA trong dự luật ngân sách quốc gia năm tài chính 2018. Ngoài ra, ông Donald Trump còn ký lệnh hành pháp mở đường cho việc dẹp bỏ Kế hoạch năng lượng sạch, đồng thời ban hành các sắc lệnh khác để hồi sinh ngành công nghiệp than mà Tổng thống Barack Obama đã kìm hãm.

Cũng vì thế, Tổng thống Donald Trump không chỉ ký sắc lệnh hành pháp đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, mà còn hủy cam kết của cựu Tổng thống Barack Obama về việc tài trợ nhiều tỷ USD cho các nước đang phát triển để kiểm soát biến đổi khí hậu. Trước khi rời nhiệm sở, chính quyền Obama đã chi 1 tỷ USD phục vụ mục đích này.

Ngay cả khi không đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có thể loại bỏ sự tham gia của Mỹ trong hiệp định này bằng cách hạ thấp các mục tiêu và khung thời gian, hoặc chỉ cần tuyên bố, xét về bản chất, thỏa thuận này là một “hiệp ước” và gửi lên Thượng viện để bỏ phiếu. Khi đó, chắc chắn là Thượng viện sẽ đưa ra quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận này

3. Chiến lược phát triển hydro của Nga
Cũng như Mỹ, Nga coi các thỏa thuận môi trường kiểu này là một điều không hay ho gì, vì tất cả các mặt hàng nào, nếu sản xuất từ than, dầu mỏ, xăng, diesel của Nga (và cả Mỹ, các nước khác, etc.) đều sẽ là đối tượng bị đánh thuế khi đi vào EU.
Phương pháp tính toán loại thuế này vẫn chưa được xác định chính xác nhưng về mặt lý thuyết, mức thuế suất sẽ phụ thuộc vào lượng khí thải từ quá trình sản xuất sản phẩm cụ thể. Tất cả những điều này đều gây thiệt hại cho Nga, và bị Nga coi là tai họa. Về điểm này Nga giống Mỹ, và thực tế Nga thích đảng CH Mỹ hơn đảng DC (ngược lại với nhiều người nghĩ).
Tuy thế nhưng Nga không còn cách nào khác, và họ đã chủ động đưa ra chiến lược phát triển năng lượng hydro của mình. Nga là nước có tiềm năng cực lớn (nếu không muốn nói là lớn nhất) trong việc phát triển nguồn năng lượng này và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

3.1. Tiềm năng to lớn và thách thức
Sản xuất

(1) Với việc sản xuất hydro từ nhiên liệu hóa thạch:
- Nga sở hữu hạ tầng sản xuất và tinh chế dầu mỏ hiện đại, hoàn thiện, điều này cho phép Nga có thể phát triển để sản xuất hydro từ nhiên liệu hóa thạch và cung ứng cho thị trường
- Nga là nguồn khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, với cơ sở sản xuất hoàn thiện, điều này cho phép Nga có thể phát triển để sản xuất hydro từ khí gas (blue hydrogen)

(2) Với việc sản xuất hydro tái tạo (green hydrogen), hay nói đúng ra là sản xuất hydrogen bằng cách điện phân nước. Cái này Nga cũng có tiềm năng to lớn, Nga có dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới.
- Nga (Rosatom) đứng đầu thế giới về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và phát triển các công nghệ điện hạt nhân.
Nga có thể sử dụng nguồn điện hạt nhân dồi dào để điện phân nước, sản xuất hydro sạch và không phát thải carbon.
- Nga có tài nguyên thủy điện dồi dào. Thủy điện hiện chiếm tỷ trọng gần 20% trong cơ cấu các nguồn điện năng của Nga và còn rất nhiều tiềm năng phát triển tại Đông Siberia và Viễn Đông.
Nga có thể dùng ngay thủy năng (hydropower hay waterpower được dùng để sản sinh ra điện trong nhà máy thủy điện) để sản xuất hydrogen (hydropower for hydrogen production)

Lưu trữ và phân phối:
Gazprom của Nga sở hữu hệ thống đường ống vận chuyển khí thiên nhiên quốc tế rất phát triển, chủ yếu sang thị trường châu Âu (Nord Stream, Yamal Europe, etc.), cũng như hệ thống lưu trữ khí ngầm tự nhiên lớn như hệ thống các hang muối. Việc tích hợp hydro cùng với khí thiên nhiên trong các hệ thống lưu trữ, vận chuyển khí thiên nhiên sẽ giúp Nga không chỉ giảm phát thải CO2 trong tiêu thụ khí mà còn có thể cung cấp đáng kể nhiên liệu hydro hoặc hỗn hợp khí thiên nhiên - hydro cho thị trường châu Âu.

Thách thức:
Như đã nói ở đoạn trích trên, Nga đã từng sản xuất nhiên liệu hydro dùng cho một số động cơ tên lửa vũ trụ mà Nga chế tạo, nhưng đó là chỉ sản xuất hydro vừa phải cho 1 số sản phẩm công nghệ cao. Còn khi muốn đi vào sản xuất quy mô của cả nền kinh tế thì sẽ đẻ ra một loạt vấn đề khác.
Nếu sản xuất hydrogen bằng phương pháp (1) thì trong quá trình sản xuất sẽ phát thải CO2. Nếu Nga không muốn bị đánh thuế, thì Nga sẽ phải tính đến chuyện xây dựng cơ sở hạ tầng, dây chuyền xử lý, lưu trữ, tái chế khí carbon dioxide (CO2), và điều này sẽ lại làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa.
Nếu sản xuất bằng phương pháp (2) thì Nga phải bắt đầu tính đến chuyện chế tạo, hoặc mua, hoặc hợp tác chế tạo các máy điện phân nước quy mô lớn. Hiện không rõ quá trình này đến đâu và Nga định làm thế nào. Còn Đức thì đang đầu tư rất ác và đang dẫn đầu về các máy điện phân nước quy mô lớn.

Vì thế bộ năng lượng Nga đã đưa ra 1 lộ trình phát triển năng lượng hydrogen như sau

3.2. Lộ trình sơ bộ

Bộ Năng lượng đã chuẩn bị một kế hoạch phát triển năng lượng hydro ở Nga, cụ thể là sản xuất và xuất khẩu hydro. Bộ Năng lượng đã xây dựng và gửi cho chính phủ một "lộ trình" "Phát triển năng lượng hydro ở Nga" cho năm 2020-2024.
Kế hoạch này trước tiên dựa trên bộ 3 tập đoàn khổng lồ: Rosatom, Gazprom và NOVATEK.
Tài liệu giải thích: Bắt đầu từ năm tới, chính phủ dự định xây dựng danh tiếng của Nga như một nhà cung cấp hydro, một trong những lựa chọn thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống.
Vào cuối năm nay, các quan chức sẽ phát triển một khái niệm cho sự phát triển của năng lượng hydro, cũng như các biện pháp hỗ trợ cho các dự án thử nghiệm sản xuất hydro.
Vào đầu năm 2021, các ưu đãi sẽ xuất hiện cho các nhà xuất khẩu và mua hydro tại thị trường nội địa. Theo thông tin rò rỉ, chính phủ vẫn chưa thảo luận về các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với hydro.

Các bước như sau:

- Vào năm 2021, Gazprom sẽ phát triển và thử nghiệm một tuabin khí sử dụng nhiên liệu metan-hydro, tức là một tuabin chạy bằng khí metan-hydro
- Cho đến năm 2024, GazProm. cũng sẽ nghiên cứu các ứng dụng khác nhau của hydro làm nhiên liệu, cả trong những thứ như nồi hơi khí và tuabin khí và làm nhiên liệu cho xe cộ .
Cũng sẽ nghiên cứu việc sử dụng nhiên liệu hydro và metan-hydro trong các cơ sở lắp đặt khí (động cơ tuabin khí, nồi hơi khí, v.v.) và làm nhiên liệu động cơ trong các loại hình vận tải.

- Vào năm 2024, Gazprom và Rosatom, các nhà sản xuất hydro đầu tiên sẽ khởi động các nhà máy hydro thí điểm (pilot hydrogen plants) - tại các nhà máy điện hạt nhân, cơ sở sản xuất khí đốt và nhà máy chế biến nguyên liệu thô.
Việc sản xuất sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân, điều mà không phải tất cả các nước phát triển đều ủng hộ.

- Cũng vào năm 2024, Rosatom sẽ xây dựng một địa điểm thử nghiệm vận tải đường sắt bằng tàu hỏa sử dụng hydro, dùng hydro làm nhiên liệu cho các đoàn tàu. Tức là chuyển các đoàn tàu sang pin nhiên liệu hydro trên Sakhalin, được Công bố vào năm 2019 bởi Đường sắt Nga, Rosatom và Transmashholding.

- Ngoai ra, con co một mục về xử lý khí carbon dioxide (CO2), được hình thành từ quá trình sản xuất hydro (khi thải ra từ khí mê-tan)

Hiện tại, có rất ít chi tiết về lộ trình được thảo luận trong chính phủ.

(còn tiếp)

4. Phân tích môt chút vào bên trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và EU


Đây thực sự là một chiến lược toàn cầu của EU nhằm vươn lên vị thế lãnh đạo thế giới, và nhằm vào tất cả mọi đối tượng: cường quốc cũng như các nước đang phát triển.
EU muốn định vị lại toàn bộ chu trình sản xuất, sinh hoạt, kinh doanh, tiêu thụ, phân phối của thế giới. Nhằm đánh vào Nga thì rõ rồi, nhưng có 1 điều mà ít media nói tới, nó còn nhằm vào Mỹ, với mục tiêu giúp EU thoát dần khỏi sự kiểm soát của Mỹ, giảm vai trò của Mỹ và nâng vai trò của mình lên.
Cũng vì media ít nói đến, nên tôi nói lạc đề một chút

Cách đây 3 năm, "make out planet great again", câu nói bằng tiếng Anh của tổng thống Pháp gây sốt trên mạng, sau khi Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định về khí hậu môi trường COP21, bằng cách thay đổi câu nói của tổng thống Mỹ lúc tranh cử:Make America great again. Đây thực sự là một cuộc đấu ngầm giữa EU và Mỹ, với cái nhìn khác nhau về toàn cầu hoá.
Mỹ là 1 quốc gia, có thể nếu khẩu hiệu, lấy lý do chủ nghĩa dân tộc, lợi ích quốc gia để bảo vệ lợi ích của mình. Trái lại ở EU không tồn tại một nước, vì thế để đưa ra một chính sách bảo vệ hay nâng cao lợi ích thì họ không thể dùng những chiêu bài đó mà phải dựa vào một giá trị, giá trị mà khi nêu ra được cả thế giới gật gù, không dám phản đối, gọi là giá trị phổ quát, và dùng những giá trị ấy bảo vệ quyền lợi hay nâng cao vị thế của mình. Và cái “bảo vệ môi trường” là 1 chiêu bài như vậy.
Chiêu bài dùng “giá trị phổ quát” để bảo vệ quyền lợi này là cách thức của EU mà cụ thể là của Tây Âu. Can thiệp chính trị thì giơ chieu bài "DC", "nhân quyền", khi chủ nghĩa thực dân cũ của Anh-Pháp đã xâm chiếm thuộc địa dưới mầu cờ “tự do tôn giáo, tự do truyền đạo”. Những giá trị này về bản chất là tốt đẹp, chính vì tốt đẹp nên mới dùng làm chiêu bài. Ai chẳng thích được DC, quyền con người, bảo vệ môi trường, etc. nhưng điều quan trọng là cách thực hiện nó, biện pháp thực tế nó thể hiện cái gì, và biện pháp đó sẽ đem lại lợi ích cho ai, ai sẽ là kẻ cầm trịch, etc. Đây là những cái cốt yếu, chứ không phải chỉ hô khẩu hiệu rỗng tuếch.

Cả Mỹ và EU đều là những nơi phát triển, cả hai đều cần toàn cầu hoá, như một cách thức phân công lao động toàn cầu mà Mỹ và EU đứng đầu trong khái niệm mỹ miều “chuỗi tạo giá trị” (tức là vị trí thượng nguồn, điều khiển, ông chủ đi khai thác thế giới), nhưng do vị thế kinh tế, chính trị, địa lý, hoàn cảnh, khác nhau đã dẫn đến mỗi bên muốn dựng mô hình này khác nhau.
EU đề cao “bảo vệ môi trường”, vì lục địa này không có tài nguyên, chủ yếu phải nhập khẩu. Trước đây Anh, Pháp, Đức đều dùng than đá là động lực phát triển, nhưng sau 300 năm phát triển thì nguồn tài nguyên này đã cạn kiệt. Thế kỷ 20, dùng dầu mỏ là chính càng làm rõ sự phụ thuộc này. Năng lượng tiêu thụ ở châu Âu chủ yếu đến từ Nga, Trung đông, châu Phi. Tuỳ từng nước mà sự phụ thuộc này khác nhau. Đức , Italy chủ yếu nhập từ Nga. Pháp nhập từ châu Phi từ các thuộc địa cũ (Algery, Gabon, Camerun,..) hay nước ở Trung đông hữu hảo với Pháp : Irắc (trước khi bị Mỹ chiếm).

Tư duy phát triển “xanh”, bảo vệ môi trường xuất phát đầu tiên ở Đức vào thập niên 70, như một phong trào chính trị phe tả. Ở Pháp không có trào lưu này, nhưng để không phụ thuộc vào dầu mỏ, Pháp phát triển điện hạt nhân. Hiện nay điện hạt nhân chiếm 2/3 tổng sản lượng điện của Pháp.

Như vậy đã hình thành một dạng sản xuất năng lượng mới, không dùng than đá, dầu mỏ, mà dùng hạt nhân, khí đốt, thủy điện, mặt trời, gió, và như đã nói ở trên, đó là hydrogen. Và những cái này được coi là "sạch" hơn.
Vấn đề là, mặt trời, gió, hydrogen này đắt hơn sản xuất bình thường, không hiệu quả kinh tế như năng lượng truyền thống. Nếu sản xuất bằng loại năng lượng "sạch" vậy thì giá cả hàng hóa tăng vọt, làm sao có thể cạnh tranh ? Để làm được điều đó thì họ phải bơm được vào đầu người ta rằng đấy là sản xuất sạch, chấp nhận trả giá cao hơn. Nhưng thế không đủ, sự chấp nhận này phải dẫn đến cái cớ, để người ta có thể ép thuế, tăng thuế vào các mặt hàng sản xuất được coi là “không sạch” nhập khẩu, từ đó điều khiển được quá trình toàn cầu hoá và luật chơi của thương mại toàn cầu dưới hình thức này. Như vậy thực tế đây là một hình thức bảo hộ mậu dịch, sau khi đã tuyên truyền ép người ta chấp nhận, khiến họ “há miệng mắc quai”.

Cả Mỹ và Nga, khác với EU là nước giàu tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt, than đá, etc.). Vì thế vấn đề đặt ra với Mỹ khác EU.
Thời Obama, với tư duy giữ mỏ nhà không khai thác, thì Mỹ đồng ý với EU. Phe của Obama là dựa trên nhóm tài chính, dùng tài chính với đồng USD nắm đầu thế giới, nên Mỹ đồng ý với EU. Thậm chí còn cho rằng Mỹ không chỉ tham gia, mà còn phải đi đầu trong các công nghệ "sạch" để từ đó duy trì kiểm soát và đặt ra luật chơi của kinh tế thế giới.
Thời Trump, nhận thấy luật chơi kiểu này sẽ có nguy cơ làm công nghiệp Mỹ, sản xuất Mỹ bị TQ rút ruột, tư duy của họ là tạo sức cạnh tranh cho công nghiệp Mỹ nội địa, và để làm việc này thì năng lượng tryền thống nói chung, năng lượng than đá nói riêng là rẻ nhất, nên Mỹ rút.
Chưa kể, Mỹ sở dĩ bắt được thế giới dùng USD, là vì các nhà sản xuất năng lượng truyền thống, mà cụ thể là dầu, xuất khẩu hàng hóa chỉ nhận USD, dẫn đến cái gọi là petrodollar. Bây giờ nếu dầu mỏ mà không còn vị trí quan trọng, thì đồng dollar cũng đi xuống.
Ngoài ra, công nghiệp Mỹ có mạnh mới là bệ đỡ cho tài chính, nếu công nghiệp yếu và bị TQ rút ruột, thì tài chính Mỹ cũng đi đứt, vì suy cho cùng, điểm đến cuối cùng, ở cấp độ vĩ mô, đó là kẻ nào nắm trong tay hệ thống sản xuất cùng với đầu vào và đầu ra của nó, sẽ chiến thắng, không phải kẻ chơi trò manipulate trên những con số tài chính tiền tệ.
Vì thế nên Mỹ quyết định rút khỏi COP21, và đánh TQ, không chấp nhận để TQ vươn lên tự chủ trong sản xuất mà không lệ thuộc Mỹ.
Chưa kể, Mỹ là ở vị trí số 1, nên cần phải bảo vệ vị trí này, không để bất kỳ ai, dù là Nga, TQ, hay EU chiếm lấy. Mỹ không chỉ khống chế Nga, TQ mà còn khống chế cả EU (dù Mỹ không nói trắng ra). Tài nguyên cũng là một trong những công cụ mà Mỹ đã và đang muốn tiếp tục dùng để khống chế EU. Bây giờ nếu chuyển sang năng lượng tái tạo là chủ đạo, thì những mỏ dầu đang nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ (Trung Đông, trên nước Mỹ, etc.) đâu còn mấy giá trị.
Việc Mỹ ép EU phải dùng khí hóa lỏng của Mỹ, chính là nằm trong mục khống chế EU này, và còn làm cho hàng hóa sản xuất của EU tăng giá, mất sức cạnh tranh, tạo lợi thế cho công nghiệp Mỹ, đồng thời cũng ngăn chặn việc EU và Nga xích lại gần nhau, làm giảm ảnh hưởng của Mỹ.

Tóm lại, việc đề cao khẩu hiệu "xanh", với Mỹ, đặc biệt với góc nhìn, cách tiếp cận theo hướng công nghiệp, sản xuất, thì chỉ có EU là lợi, Mỹ và Nga đều thiệt.
Vậy Mỹ có thể phát triển hydrogen như Nga không? Để hòa vào với EU? Có thể, nhưng ngay cả điều này, thì sức cạnh tranh của hydrogen Mỹ cũng không thể bằng hydrogen Nga, do điều kiện tự nhiên và ưu thế của Nga. Chưa kể Nga yếu hơn Mỹ, mà đặc điểm ở cấp vĩ mô chính trị là làm việc với đối tác yếu vẫn thích hơn. EU sẽ thích ngốn năng lượng từ Nga - kẻ yếu để có thể dễ tác động, hơn là ngốn từ Mỹ - kẻ mạnh hơn mình. Với Mỹ thì thành ra là vị thế bị phụ thuộc năng lượng, chứ không phải là vị thế khách hàng như với Nga

Bảo vệ môi trường có cần thiết không? Rất cần. Nhưng bảo vệ môi trường có nhiều mặt, không phải chỉ năng lượng. Nói công bằng, bất kể công nghệ nào hiện tại cũng đều huỷ hoại môi trường hết. Mô hình kinh tế thị trường, lấy tích luỹ vốn tư bản làm nền tảng, lấy kích thích tiêu thụ làm động lực, bản chất của nó là huỷ hoại môi trường, vì luôn phải tạo ra nhu cầu mới, để bán sản phẩm mới, bẩt chấp nhu cầu ấy có cần thiết hay có hiệu quả hơn so với sản phẩm cũ hay không, và khi người tiêu dùng có sản phẩm rồi, thì sản phẩm đấy không được "bền quá", nó phải "hỏng" hay "hết mốt" sau một thời gian để có thể bán sản phẩm mới, có đợt sản xuất mới, đảm bảo vòng quay kinh tế luôn vận động.
Chỉ có thể bảo vệ môi trường thực sự khi một mô hình sản xuất kinh tế mới được đưa ra, không dựa trên khai thácsức lao động hay kích thích tiêu thụ, ..nhưng hình thức sản xuất kinh tế đó hiện chưa tồn tại, và cũng không được khuyến khích để tồn tại.

Chiến lược xanh của EU, tuyên truyền bảo vệ môi trường chủ yếu nhắm vào giảm khí CO2, vì nó được coi là làm nóng khí quyển, thay đổi khí hậu, và đây là tiêu chí đánh giá "sạch" hay không, và từ đó bày ra đánh thuế xả CO2. Nhưng nếu sản xuất bằng điện nguyên tử, không có CO2 thật, thì cũng có sự huỷ hoại môi trường , vì chất thải nhiễm phóng xạ, cả nghìn năm sau vẫn còn độc hại. Hiện tại người ta không có cách nào xử lý, ngoài đưa nó xuống biển. Thủy điện và các công nghệ năng lượng xanh khác cũng đều gây ra các tác hại khác nhau với môi trường. Mà thực ra, đã làm năng lượng là sẽ xảy ra tàn phá môi trường.
Mà không chỉ là sản xuất năng lương, các công nghệ sản xuất “xanh” khác cũng đều tàn hại môi trường ghê gớm, quá trình sản xuất ra nó cần nhiều đất quý hiếm, kim loại hiếm mà trái đất có rất ít. Kết quả khai thác các kim loại này, rồi công nghệ thải ra còn độc hại không kém công nghệ cũ. Hiện nay, đang có 1 cuộc chiến ngầm về kim loại quý giữa các nước, mà media không nói lộ ra.
Kinh doanh năng lượng sạch, thực ra cũng là "giấu bụi bẩn dưới tấm thảm". Cái nhà bẩn thỉu, ta quét tất cả những thứ bẩn vào 1 chỗ và giấu dưới thảm, rồi nói rằng nhà mình sạch.
Thực sự nhà không sạch hơn, vẫn từng đó bụi, nhưng "sạch" hơn về tâm lý, đem lại cảm giác dễ chịu hơn.

Ví dụ cái bóng đèn tiết kiệm năng lượng hiện tại, quy trình sản xuất nó, độc hại hơn sản xuất bóng đèn cũ, xử lý chất thải khó hơn, nguy hiểm hơn.
Cách đây mấy năm châu Âu đã cấm dùng đèn sợi đốt với lý do loại đèn này hiệu suất kém, tốn điện, hủy hoại môi trường. Thực tế thì sao? Đèn sợi đốt là loại ngon bổ rẻ nhất trong tất cả các loại đèn. Nếu vẫn còn đèn sợi đốt trên thị trường thì đèn tiết kiệm điện khó lòng mà bán nổi! Và tất nhiên là các hóa chất ở trong đèn tiết kiệm điện còn hủy hoại môi trường lâu dài hơn đèn sợi đối nhiều lần.

Vấn đề môi trường cũng liên quan đến đấu đá nội bộ, khi nhóm tư bản hay nhóm lợi ích tạo ra các sản phẩm "xanh", "sạch" muốn vươn lên nắm quyền, giành lấy quyền đang có trong tay các nhóm tư bản hay lợi ích năng lượng truyền thống

Tóm lại, cái gọi là công nghệ xanh, thực ra chỉ là một cách ô nhiễm kiểu khác, và nó cũng đặt ra những vấn đề xử lý khó khăn khác chứ không phải là xanh.

Với hiệp định COP21 (hiệp định khí hậu môi trường) và thỏa thuận xanh, Media EU mà chủ yếu là Tây Âu cố gắng nhồi vào đầu người ta một cái kết luận sai, đó là nếu không ký vào cái COP21 và theo thỏa thuận xanh thì có nghĩa là phá huỷ môi trường. Điều này không đúng. Hiện tại nếu công nghệ xanh đó có thể áp dụng, và có lãi, thì chẳng ai cấm họ phát triển cả.
COP21 hay thỏa thuận xanh, lấy cớ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu để làm điều khác, đó là xây dựng một quy chế để điều khiển quá trình toàn cầu hoá theo lợi ích của EU. Các thỏa thuận và ký kết này là cơ sở để tạo cớ đánh thuế, một kiểu bảo hộ mậu dịch trá hình, từ đó mà điều khiển thương mại thế giới theo lợi ích của mình.
Trong tương lai, nếu không có công nghệ xanh thực sự mà đủ hiệu quả khả dĩ thay được công nghệ cơ bản cổ điển, thì những điều mà COP21 và hiệp định xanh đặt ra chỉ là cơ sở để thổi một cái bong bóng khủng hoảng mới trong tương lai.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Đây là 1 cuốn sách mà tôi giới thiệu, để bạn nào quan tâm có thể đọc. Cuốn sách tiếng Pháp, đã được dịch ra tiếng ANh. Hy vọng các bạn hay nói quan tâm đến "xã hội", "kinh tế", etc. có thể đọc được và tìm hiểu được một vấn đề xã hội, kinh tế thực sự nghiêm túc :D
Tôi là dân công nghệ, xuất thân khoa học, mà còn đọc được các vấn đề "xã hội", "kinh tế" thì các bạn ấy thừa sức đọc được, phải không?

Cuộc chiến kim loại quý, mặt tối của năng lượng sạch và công nghệ số
The Rare Metals War: The Dark Side of Clean Energy and Digital Technologies


Nếu bạn nào đọc được tiếng Pháp thì có thể đọc sách bản gốc

La guerre des métaux rares: La face cachée de la transition énergétique et numérique (Les Liens Qui Libèrent) (French Edition)


hoặc nghe video youtube (có phụ đề tiếng Pháp)

Guillaume Pitron La guerre des métaux rares…


Liệu việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và các thiết bị kỹ thuật số có giúp giải phóng chúng ta khỏi tình trạng ô nhiễm trầm trọng, thiếu nguyên liệu và căng thẳng quân sự không?

Kim loại hiếm rất cần thiết cho xe điện, máy bay chiến đấu, tuabin gió, tấm pin mặt trời và cả điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng và các vật dụng được kết nối hàng ngày khác của chúng ta. Nhưng người tiêu dùng biết rất ít về cách chúng được khai thác và giao dịch, hoặc các chi phí môi trường, kinh tế và địa chính trị của sự phụ thuộc này.

Cuốn sách này tiết lộ mặt tối của thế giới đang chờ đợi chúng ta. Đó là một câu chuyện bí mật về một cuộc phiêu lưu công nghệ đã hứa hẹn nhiều điều và một cái nhìn đằng sau hậu trường. Đằng sau tất cả là Trung Quốc, quốc gia đã chiếm được thị phần của sư tử về quyền sở hữu và chế biến kim loại hiếm mà chúng ta không thể không có. Dựa trên sáu năm nghiên cứu trên hàng chục quốc gia, cuốn sách này cho thấy rằng bằng cách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, trên thực tế, chúng ta đang thiết lập cho mình một sự phụ thuộc mới ― vào các kim loại hiếm đã trở nên quan trọng đối với xã hội kỹ thuật số và sinh thái mới của chúng ta.
 
Chỉnh sửa cuối:

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
519
Động cơ
368,611 Mã lực
Ngoài lề chút. Cái giá của bánh Âu, bánh Mỹ.
langtubachkhoa

Thủ tướng Ukraine Denis Shmyhal nói rằng Ukraine có thể ngừng trả lương hưu cho công dân trong khoảng 15 năm. Điều này đã được báo Izvestia đưa tin .

Phát biểu trước các sinh viên của Đại học Bách khoa ở Lviv, chính trị gia này cho rằng đất nước có thể đối mặt với tình trạng thiếu kinh phí cho những mục đích này. Ngoài ra, một tình trạng nhân khẩu học tiêu cực đang hình thành ở Ukraine, và kết quả là sẽ có tới hai người nhận lương hưu cho một người đang đi làm.

"Các công ty không còn muốn tăng thuế nữa. Việc tăng gấp đôi là không thể. Chúng tôi sẽ không thể trả lương hưu cho những người hưu trí trong tương lai trong 15 năm. Đây là một phép toán đơn giản", Shmygal nói.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Ngoài lề chút. Cái giá của bánh Âu, bánh Mỹ.
langtubachkhoa

Thủ tướng Ukraine Denis Shmyhal nói rằng Ukraine có thể ngừng trả lương hưu cho công dân trong khoảng 15 năm. Điều này đã được báo Izvestia đưa tin .

Phát biểu trước các sinh viên của Đại học Bách khoa ở Lviv, chính trị gia này cho rằng đất nước có thể đối mặt với tình trạng thiếu kinh phí cho những mục đích này. Ngoài ra, một tình trạng nhân khẩu học tiêu cực đang hình thành ở Ukraine, và kết quả là sẽ có tới hai người nhận lương hưu cho một người đang đi làm.

"Các công ty không còn muốn tăng thuế nữa. Việc tăng gấp đôi là không thể. Chúng tôi sẽ không thể trả lương hưu cho những người hưu trí trong tương lai trong 15 năm. Đây là một phép toán đơn giản", Shmygal nói.
Chuyện này bình thường thôi bác. Khi phương Tây vào bất cứ 1 nước nào, thì chiến lược của họ là phải khống chế nước đó và khai thác tối đa lợi ích có thể. Các mục tiêu hướng tới thường là
- Biến kinh tế nước đó thành 1 nền kinh tế "bưng bê", nghĩa là triệt hạ những ngành có tính chiến lược, những ngành có thể làm nên những cường quốc. Nên thực ra ngành công nghiệp động cơ, hàng không, quốc phòng của Ukraine tồn tại không phải là điều họ mong muốn. Những ngành công nghiệp dược phẩm, giao thông của Hungary ngày xưa cũng chung số phận. Triêt hạ có thể theo nghĩa đen, có thể là nghĩa bóng, nghĩa là nó chỉ tồn tại cái vỏ, còn ruột thì bị thay hết

- Biến kinh tế nước đó thành thị trường vay nợ, khi vay nợ làm kinh tế, dự án thì nước đó sẽ có GDP tăng, vừa lợi cho tuyên truyền, vừa lợi cho chính phưong Tây. Họ mồi tiền cho nước đó mua hàng của họ, kích thích thêm kinh tế họ, đồng thời trói buộc các nưóc kia bằng nợ, trong khi ngăn chặn (công khai hoặc ngấm ngầm, bằng biên pháp chính trị, ngoại giao hoặc kỹ thuật, etc.) không cho hàng hoá nưóc kia có thể thâm nhập thị trường họ. Như thế, sẽ dẫn đến việc họ nắm đầu nước kia bằng chính trị, và phải đem các ngành chiến luợc ra "tư nhân hoá" (thực ra là vào tay của doanh nghiệp nước họ) để trả nợ, phải cắt giảm các quỹ giáo dục, y tế, hưu trí, tăng thuê, tăng giá các dịch vụ công, đi làm gia công, bán tài nguyên thô (chỉ bán chứ không có công nghệ như Mỹ, Pháp, Nga, Đức, etc. đâu), etc. để trả nợ. Cái này cũng giúp đạt mục tiêu trên kia. GDP thì tăng, nhưng chất lượng cuộc sống thực chất là giảm với số đông, mà chỉ tạo ra một thiểu số nhỏ giàu lỏi.

- Tìm cách phân hoá chính trị tối đa, tiếng là hô hào DC, đa nguyên, kỳ thực là tìm cách khai thác mâu thuẫn nội bộ, tìm ra cho mình những con cờ chính trị để can thiệp, lũng đoạn chính trị nội bộ. Đồng thời việc các chính trị gia nưóc đó gửi tiền ở ngân hàng phương Tây càng làm cho họ dễ bị khống chế, khác nào gửi trứng cho ác, có thể bị phong toả bất kỳ lúc nào.

Rất ít nước thoát được, chỉ có Ba Lan và Séc, một bên có chủ nghĩa dân tộc, một bên có chủ nghĩa nghi ngờ châu Âu, thì mới đỡ được phần nào. Ba Lan thì dựa vào Mỹ, thổi phồng con ngáo ộp Nga, lấy hình ảnh Nga xấu xa, phất cao ngọn cờ chống Nga để phân hoá EU, chống lại áp lực của Tây Âu, đặc biệt là Đức. Séc thì dùng chiến lược cân bằng quan hệ, theo châu Âu nhưng luôn nghi ngờ, chơi tốt với cả Nga, Mỹ, EU, không để bị khống chế hoàn toàn. Còn lại các nước Đông Âu khác thì đều bị rơi vào số phận ở trên, dù nhìn số liệu kinh tế thì có vẻ rất đẹp, mà thực ra là gần như rỗng ruột
 
Chỉnh sửa cuối:

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
7,385
Động cơ
325,369 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Gazprom Neft giới thiệu công nghệ xe tải không người lái (Unmanned trucks) ở Bắc Cực
Video
В Арктике прошли испытания беспилотных КАМАЗов

Xe tải không người lái đã được thử nghiệm thành công tại mỏ Vostochno-Messoyakhskoye (Yamalo-Nenets Autonomous Okrug, bán đảo Gydan). Dự án chung của Gazprom Neft và nhóm công ty KAMAZ được thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Okrug tự trị Yamal-Nenets trong vùng tự trị Bắc Cực và điều kiện khí hậu khó khăn của Bắc Cực. Mục tiêu chính của các cuộc thử nghiệm là xác nhận hiệu quả tiềm năng của việc sử dụng các phương tiện không người lái, điều này sẽ cải thiện độ an toàn của việc vận chuyển hàng hóa và tối ưu hóa việc cung cấp cho các khu vực khó tiếp cận.

Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án là những sửa đổi đối với các văn bản quy định do Bộ Công Thương Nga khởi xướng nhằm mục đích đơn giản hóa cơ chế tiếp nhận các phương tiện tự động hóa cao vào đường công cộng và mở rộng phạm vi địa lý thử nghiệm trên đường thử nghiệm của chúng.

Trong các thử nghiệm tại thao trường Vostochno-Messoyakhskoye, những chiếc xe không có người điều khiển đã thể hiện toàn bộ tiềm năng của một nguồn tài nguyên kỹ thuật số: khả năng di chuyển dọc theo các tuyến đường xác định với độ chính xác cao, trao đổi thông tin thông qua hệ thống liên lạc dự phòng, nhận biết chướng ngại vật trong tích tắc và dự đoán quỹ đạo có tính đến tình hình giao thông hiện tại. Việc kiểm soát chuyển động của các xe tải không người lái qua lãnh thổ của mỏ dầu tự trị và các con đường mùa đông qua lãnh nguyên Gydan được thực hiện từ trung tâm điều khiển được trang bị tại mỏ Vostochno-Messoyakhskoye. Về phía Gazprom Neft, trung tâm đổi mới hậu cần của Gazpromneft-Pro Purchase, một công ty con của công ty, phụ trách dự án.

Theo ghi nhận của những người tham gia dự án, ưu điểm chính của phương tiện không người lái là hiệu suất không giới hạn. Được trang bị hệ thống điều khiển tự động, xe không bị mệt và không mắc lỗi ngay cả trên những tuyến đường khó, trong điều kiện nhiệt độ thấp, bão tuyết và tầm nhìn kém. So với các đối tác có người lái, xe tải KAMAZ không người lái an toàn hơn 50% và có thể giảm 10-15% chi phí vận chuyển hàng hóa.

“Yamal là một khu vực nơi các công nghệ tiên tiến tiên tiến đang được giới thiệu. Bao gồm - điều khiển không người lái xe tải. Vận chuyển hàng hóa tự động hiệu quả hơn nhiều - an toàn hơn và nhanh hơn. Những quyết định như vậy là của tương lai, chúng chắc chắn sẽ xuất hiện trong nhiều ngành khác nhau. Những người đầu tiên giới thiệu các công nghệ không người lái sẽ dẫn trước đáng kể các đối thủ cạnh tranh trong những năm tới. "

“Các dự án ở Bắc Cực chiếm một phần quan trọng trong danh mục sản xuất của chúng tôi. Chúng tôi đã học cách vượt qua những thách thức liên quan đến điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sự xa xôi của tài sản với cơ sở hạ tầng phát triển, tạo ra các giải pháp kỹ thuật và công nghệ không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Chúng tôi không ngừng tìm kiếm các cơ hội mới để nâng cao hiệu quả và độ an toàn của sản xuất dầu. Bao gồm, sử dụng các công nghệ không người lái để giám sát các cơ sở công nghiệp và giao hàng. Những đổi mới này đang được thực hiện bởi Gazprom Neft cùng với các đối tác từ các ngành công nghiệp khác, tạo ra động lực cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp của Nga"

“Mặc dù thực tế rằng công nghệ không người lái là một hiện tượng tương đối mới đối với Nga, nhưng nhu cầu về xe không người lái KAMAZ đã trở nên rõ ràng từ vài năm trước và công ty đã làm việc trong lĩnh vực này trong một thời gian dài. Ngày nay, sự quan tâm đến sự ra đời của phương tiện giao thông không người lái giữa các doanh nghiệp công nghiệp ngày càng tăng, cơ sở lập pháp đang dần được hình thành, điều này mở ra cho chúng ta những cơ hội mới. Tôi tin chắc rằng với cách giải quyết các vấn đề pháp lý đã cản trở việc sản xuất phương tiện tự lái trong nước lâu nay, chủ đề này sẽ có một bước phát triển mới. Có đủ kinh nghiệm và tiềm năng trong việc phát triển các phương tiện tiên tiến với công nghệ điều khiển không người lái, KAMAZ sẵn sàng cung cấp các giải pháp công nghệ cao cho các công ty Nga và hỗ trợ các đối tác thực hiện các dự án kinh doanh của họ. "

Trong quá trình lái thử xe ở Bắc Cực, xe KAMAZ đã đi được quãng đường 2.500 km mà không gặp tai nạn. Các cuộc thử nghiệm tại Vostochnaya Messoyakha cho phép các nhà khai thác dầu đánh giá đầy đủ tiềm năng của các công nghệ mới trong điều kiện thực tế của Bắc Cực và xác nhận khả năng hoạt động liên tục của máy bay không người lái chở hàng trong các hoạt động tiêu chuẩn tại các mỏ dầu phía bắc.

Dựa trên kết quả thử nghiệm, Gazprom Neft sẽ tăng cường chuẩn bị cho việc đưa phương tiện không người lái vào quy trình hậu cần của mình và sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào việc hình thành khung pháp lý quản lý việc sử dụng phương tiện không người lái trong các mỏ dầu của Nga.

Sau khi thử nghiệm xe tải không người lái ở Yamal, Gazprom Neft bắt đầu một dự án tương tự ở Ugra với sự hỗ trợ của chính phủ Khanty-Mansiysk Autonomous Okrug và với sự tham gia của GAZ PJSC, một nhà phát triển công nghệ khác của Nga về điều khiển phương tiện giao thông không người lái. Vào tháng 4, các cuộc thử nghiệm xe không người lái đã bắt đầu tại thao trường Yuzhno-Priobskoye của Gazpromneft-Khantos. Trong các thử nghiệm, GAZelle Next Electro đã được thử nghiệm thành công. Mục đích là để kiểm tra khả năng hoạt động của công nghệ ở các vĩ độ này, có tính đến giao tiếp hiện có, mặt đường, điều kiện thời tiết và xác định các khu vực phát triển để cải tiến thêm. Trong tương lai, việc đưa các phương tiện điện không người lái vào khai thác tại mỏ Yuzhno-Priobskoye sẽ cải thiện độ an toàn của các hoạt động, giảm chi phí và giảm tác động của con người lên hệ sinh thái.

View attachment 5522326 View attachment 5522327 View attachment 5522328 View attachment 5522329



View attachment 5522325
Vụ chinh phục Bắc Cực này thì hấp dẫn rồi :)
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
7,385
Động cơ
325,369 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Gần 16.000 ca mắc COVID-19 ở Vương Quốc Anh đã không được báo cáo trong số liệu ca mắc hàng ngày trong khoảng thời gian từ 25.9-2.10
Cái này nếu ở Nga chắc bị chửi cho vàng mặt.
Cách tính tử vong mới của Anh (chết ít nhất 28 ngày sau khi xét nghiệm dương tính mới được coi là tử vong do Covid) cũng mờ mờ ảo ảo. Tính kiểu này chắc VN rất ít ca tử vong do Covid
51E1DC05-EA0F-4C39-A3D4-1AD6F3D0DF1A.jpeg


và người ta gọi đó là sự minh bạch của nền dâm chủ chân chính ;))
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,931
Động cơ
324,872 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Các cụ cho em hỏi, tại sao tổng thống Putin của Nga lại đồng ý cho phép Trung Quốc thay mặt Nga và 25 nước phê phán Mỹ và Phương Tây vi phạm nhân quyền tại Liên Hợp Quốc?

Sao nước Nga không tự đứng lên phê phán mà lại nhờ anh Trung Quốc vậy ạ? Như thế chẳng phải là tự công nhận Nga là đệ của anh Tầu :)

P/S: em cứ nghĩ anh Putin phải kệ cho anh Tập nói gì thì nói, còn anh ấy chỉ ngồi ngoài coi kịch vui thôi chứ nhỉ :)
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, tại sao tổng thống Putin của Nga lại đồng ý cho phép Trung Quốc thay mặt Nga và 25 nước phê phán Mỹ và Phương Tây vi phạm nhân quyền tại Liên Hợp Quốc?

Sao nước Nga không tự đứng lên phê phán mà lại nhờ anh Trung Quốc vậy ạ? Như thế chẳng phải là tự công nhận Nga là đệ của anh Tầu :)

P/S: em cứ nghĩ anh Putin phải kệ cho anh Tập nói gì thì nói, còn anh ấy chỉ ngồi ngoài coi kịch vui thôi chứ nhỉ :)
Đây là trình độ bàn về "xã hội" của họ đấy, không đi đưọc vào bề sâu, không đi được vào những thứ đường lối, chiến lược cốt lõi, toàn đi tìm những thứ thuộc về thủ thuật, hành động, lắt nhắt để lái vấn đề câu chuyện theo hướng của mình. Các bác muốn bàn chuyện nghiêm túc cứ ignore nhé, để cho những người như bác ấy vào trả lời rồi mời rượu vang cả thể :D
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,931
Động cơ
324,872 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Đây là trình độ bàn về "xã hội" của họ đấy, không đi đưọc vào bề sâu, không đi được vào những thứ đường lối, chiến lược cốt lõi, toàn đi tìm những thứ thuộc về thủ thuật, hành động, lắt nhắt để lái vấn đề câu chuyện theo hướng của mình. Các bác muốn bàn chuyện nghiêm túc cứ ignore nhé, để cho những người như bác ấy vào trả lời rồi mời rượu vang cả thể :D
Vậy theo cụ vấn đề này không nghiêm túc ạ? Chẳng nhẽ người dân Nga không bàn bạc thảo luận gì về quyết định này của chính phủ Nga? Các cụ đang sống ở Nga, nếu có quyền đi bầu cử, chẳng nhẽ cũng không muốn tìm hiểu xem đa số người dân Nga có cái nhìn như thế nào về vấn đề này?

Em cũng không hiểu vấn đề nào thì mới được coi là nghiêm túc để có thể thảo luận về nước Nga?
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Aiden Wu, Chủ tịch Tập đoàn viễn thông Huawei tại Eurasia, phát biểu tại Hội nghị Huawei Cộng đồng Kỹ thuật số 2020, tuyên bố tập đoàn này đang cập nhật chiến lược hợp tác với các đối tác Nga, và cho biết tập đoàn có ý định sử dụng tiềm năng nghiên cứu và phát triển (R&D) của Nga để tạo ra các công nghệ mới.

Lần trước tôi có post vụ Huawei mua hệ điều hành Linux Distro, virtualization server, và các phần mềm dùng để tạo IT infrastructure của 3 công ty Nga cho server và workstation mới của mình, vì sợ bị Mỹ trừng phạt. Bây giờ, nghe ông này nhắc lại và xem lại, mới thấy mối liên hệ về công nghệ của Huawei với Nga đã có từ lâu.

Năm 1997, tập đoàn này đã mua lại 70% cổ phần của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Nga BETO ở thành phố Ufa và thành lập một liên doanh. Các thiết bị chuyển mạch ban đầu đã được sản xuất bằng công nghệ của Nga.
Sau đó, Huawei đã giới thiệu tiêu chuẩn Single RAN được sử dụng trên toàn thế giới trong việc xây dựng mạng 3G. Single RAN - công nghệ truy nhập vô tuyến trong mạng thông tin di động - cho phép các nhà khai thác hỗ trợ tất cả các tiêu chuẩn thông tin di động hiện có bằng cách sử dụng các giải pháp phần cứng nhỏ gọn mà không cần lắp đặt cột và antena riêng cho từng băng tần.
Với giải pháp công nghệ này, Huawei đã chiếm vị trí hàng đầu toàn thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông cho mạng di động. Trong bài phát biểu của mình, ông Aiden Wu nhắc nhở về việc tiêu chuẩn Single RAN cho Huawei đã được tạo ra bởi các nhà phát triển Nga.

Ở Nga, các trung tâm R&D của Tập đoàn Huawei hiện tuyển dụng khoảng 900 người. Huawei cho biết trong 5 năm tới, tập đoàn này có kế hoạch thu hút hơn 130.000 chuyên gia kỹ thuật số của Nga và sẽ phân bổ hơn 1 tỷ USD cho hoạt động mua sắm, R&D ở Nga cũng như tạo ra các hệ sinh thái để phát triển chiến lược số hóa.

Như vậy xem ra, ở Nga, các R/D centers của phương Tây, TQ và nước Nga sẽ tranh cướp nhau nguồn chất xám của Nga.
Các công ty công nghệ thông tin của Nga được chính phủ được giảm thuế thu nhập từ 20% xuống còn 3%.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Chuyện này bình thường thôi bác. Khi phương Tây vào bất cứ 1 nước nào, thì chiến lược của họ là phải khống chế nước đó và khai thác tối đa lợi ích có thể. Các mục tiêu hướng tới thường là
- Biến kinh tế nước đó thành 1 nền kinh tế "bưng bê", nghĩa là triệt hạ những ngành có tính chiến lược, những ngành có thể làm nên những cường quốc. Nên thực ra ngành công nghiệp động cơ, hàng không, quốc phòng của Ukraine tồn tại không phải là điều họ mong muốn. Những ngành công nghiệp dược phẩm, giao thông của Hungary ngày xưa cũng chung số phận. Triêt hạ có thể theo nghĩa đen, có thể là nghĩa bóng, nghĩa là nó chỉ tồn tại cái vỏ, còn ruột thì bị thay hết

- Biến kinh tế nước đó thành thị trường vay nợ, khi vay nợ làm kinh tế, dự án thì nước đó sẽ có GDP tăng, vừa lợi cho tuyên truyền, vừa lợi cho chính phưong Tây. Họ mồi tiền cho nước đó mua hàng của họ, kích thích thêm kinh tế họ, đồng thời trói buộc các nưóc kia bằng nợ, trong khi ngăn chặn (công khai hoặc ngấm ngầm, bằng biên pháp chính trị, ngoại giao hoặc kỹ thuật, etc.) không cho hàng hoá nưóc kia có thể thâm nhập thị trường họ. Như thế, sẽ dẫn đến việc họ nắm đầu nước kia bằng chính trị, và phải đem các ngành chiến luợc ra "tư nhân hoá" (thực ra là vào tay của doanh nghiệp nước họ) để trả nợ, phải cắt giảm các quỹ giáo dục, y tế, hưu trí, tăng thuê, tăng giá các dịch vụ công, đi làm gia công, bán tài nguyên thô, etc. để trả nợ. Cái này cũng giúp đạt mục tiêu trên kia. GDP thì tăng, nhưng chất lượng cuộc sống thực chất là giảm với số đông, mà chỉ tạo ra một thiểu số nhỏ giàu lỏi.

- Tìm cách phân hoá chính trị tối đa, tiếng là hô hào DC, đa nguyên, kỳ thực là tìm cách khai thác mâu thuẫn nội bộ, tìm ra cho mình những con cờ chính trị để can thiệp, lũng đoạn chính trị nội bộ. Đồng thời việc các chính trị gia nưóc đó gửi tiền ở ngân hàng phương Tây càng làm cho họ dễ bị khống chế, khác nào gửi trứng cho ác, có thể bị phong toả bất kỳ lúc nào.

Rất ít nước thoát được, chỉ có Ba Lan và Séc, một bên có chủ nghĩa dân tộc, một bên có chủ nghĩa nghi ngờ châu Âu, thì mới đỡ được phần nào. Ba Lan thì dựa vào Mỹ, thổi phồng con ngáo ộp Nga, lấy hình ảnh Nga xấu xa, phất cao ngọn cờ chống Nga để phân hoá EU, chống lại áp lực của Tây Âu, đặc biệt là Đức. Séc thì dùng chiến lược cân bằng quan hệ, theo châu Âu nhưng luôn nghi ngờ, chơi tốt với cả Nga, Mỹ, EU, không để bị khống chế hoàn toàn. Còn lại các nước Đông Âu khác thì đều bị rơi vào số phận ở trên, dù nhìn số liệu kinh tế thì có vẻ rất đẹp, mà thực ra là gần như rỗng ruột
evoque2012
Để cứu được các ngành chiến lược của mình, ví dụ ngành động cơ tuabin khí, và ngành hàng không, thì như đã nói ở nhiều post trước và topic trước, đó là Ukraine không thể dựa vào phương Tây. Cắt đứt với Nga thì phải dựa vào 1 nước khác có đủ thực lực. Hay nhất là dựa vào TQ, nhưng bị Mỹ ngăn chặn, nên bây giờ Ukraine xoay sang hợp tác với Thổ, không rõ có định hợp tác với Ấn không?
Hợp tác với Thổ là hay nhất, vì Thổ hợp tác với Ukraine hay ngược lại thì phương Tây không có cớ gì để ngăn cản cả, dù họ không thích và có thể tìm cách phá hoại ngầm. Vấn đề chỉ là Thổ cũng là nước có tiềm lực không kém gì Ukraine, nên phải cẩn thận kẻo Thổ sẽ tìm cách thó được công nghệ Tuabin khí của Ukraine mà Ukraine có khi chẳng được gì mà chỉ được ít tiền, thậm chí có khi Ukraine còn bị khống chế ngược lại.
Thổ Nhĩ Kỳ là 1 đế chế trong lịch sử, tiềm lực quốc gia đủ lớn, và có tham vọng vươn lên. Công nghệ tuabin khí của Ukraine là của Liên Xô để lại, có thể bù đắp điểm yếu của Thổ. Thổ cũng là nước có truyền thống tận dụng được công nghệ của Liên Xô khi tan rã, ví dụ họ đã có được công nghệ lọc dầu Liên Xô từ Azerbaizan, nên nếu bây giờ mà họ thuổng được công nghệ tuabin khí của Liên Xô từ Ukraine cũng không lạ.
Trước đó, Ukraine cũng đã từng định hợp tác với Ba Lan về ngành này và hàng không, nhưng sau đó nhận ra Ba Lan chỉ muốn thó công nghệ, nên vụ hợp tác này không thành.

Thực ra, hay nhất nữa là hợp tác với Belarus, vì Belarus tiềm lực yếu hơn, khó làm gì được Ukraine, và qua Belarus, Ukraine có thể mua được nhiều đồ Nga, như hiện nay họ vẫn mua khí đốt Nga qua châu Âu, mua dầu và các chế phẩm của dầu từ Nga qua Belarus, etc. nhưng Belarus cũng như TQ, là mũi nhọn phương Tây chĩa vào, nên Ukraine khó có thể học được.

Có 1 điều tôi không hiểu sao Ấn Độ không làm giống như TQ, tìm cách mua lại hay hợp tác với MotorSich của Ukraine để có công nghệ tuabin khí này. Hợp tác với TQ phương Tây có thể cản, hợp tác với Ấn thì phương Tây không có cớ để cản. Hay là bên trong phương Tây đã có sự ngầm cản trở chăng, hay chuyện gì khác?
 
Chỉnh sửa cuối:

Lá me xanh

Xe tải
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
485
Động cơ
91,129 Mã lực
Tuổi
36
evoque2012
Để cứu được các ngành chiến lược của mình, ví dụ ngành động cơ tuabin khí, và ngành hàng không, thì như đã nói ở nhiều post trước và topic trước, đó là Ukraine không thể dựa vào phương Tây. Cắt đứt với Nga thì phải dựa vào 1 nước khác có đủ thực lực. Hay nhất là dựa vào TQ, nhưng bị Mỹ ngăn chặn, nên bây giờ Ukraine xoay sang hợp tác với Thổ, không rõ có định hợp tác với Ấn không?
Hợp tác với Thổ là hay nhất, vì Thổ hợp tác với Ukraine hay ngược lại thì phương Tây không có cớ gì để ngăn cản cả, dù họ không thích và có thể tìm cách phá hoại ngầm. Vấn đề chỉ là Thổ cũng là nước có tiềm lực không kém gì Ukraine, nên phải cẩn thận kẻo Thổ sẽ tìm cách thó được công nghệ Tuabin khí của Ukraine mà Ukraine có khi chẳng được gì mà chỉ được ít tiền, thậm chí có khi Ukraine còn bị khống chế ngược lại.
Thổ Nhĩ Kỳ là 1 đế chế trong lịch sử, tiềm lực quốc gia đủ lớn, và có tham vọng vươn lên. Công nghệ tuabin khí của Ukraine là của Liên Xô để lại, có thể bù đắp điểm yếu của Thổ. Thổ cũng là nước có truyền thống tận dụng được công nghệ của Liên Xô khi tan rã, ví dụ họ đã có được công nghệ lọc dầu Liên Xô từ Azerbaizan, nên nếu bây giờ mà họ thuổng được công nghệ tuabin khí của Liên Xô từ Ukraine cũng không lạ.
Trước đó, Ukraine cũng đã từng định hợp tác với Ba Lan về ngành này và hàng không, nhưng sau đó nhận ra Ba Lan chỉ muốn thó công nghệ, nên vụ hợp tác này không thành.

Thực ra, hay nhất nữa là hợp tác với Belarus, vì Belarus tiềm lực yếu hơn, khó làm gì được Ukraine, và qua Belarus, Ukraine có thể mua được nhiều đồ Nga, như hiện nay họ vẫn mua khí đốt Nga qua châu Âu, mua dầu và các chế phẩm của dầu từ Nga qua Belarus, etc. nhưng Belarus cũng như TQ, là mũi nhọn phương Tây chĩa vào, nên Ukraine khó có thể học được.

Có 1 điều tôi không hiểu sao Ấn Độ không làm giống như TQ, tìm cách mua lại hay hợp tác với MotorSich của Ukraine để có công nghệ tuabin khí này. Hợp tác với TQ phương Tây có thể cản, hợp tác với Ấn thì phương Tây không có cớ để cản. Hay là bên trong phương Tây đã có sự ngầm cản trở chăng, hay chuyện gì khác?
Chắc AD cũng bị cản trở thôi cụ, vì Ấn là nước lớn, đông dân ngang với TQ, mà Ấn vẫn theo đường lối trung lập, k phải đàn em của Mỹ như Nhật, Hàn nên Mỹ k khống chế đc nếu để Ấn mạnh lên như TQ sẽ tạo ra 1 kẻ địch mới với Mỹ
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Phục vụ cho chiến lược giành lấy vị trí số 1 trong ngành hạt nhân dân sự đang ở trong tay Nga mà bộ năng lượng Mỹ đã công bố, các thượng nghị sĩ John Barrasso và Martin Heinrik đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật kêu gọi cắt giảm nguồn nhập nguyên liệu uranium của Nga, ít nhất là cho đến năm 2040.
Đảng viên đảng Cộng hòa Barrasso, đại diện cho bang Wyoming, nơi tập trung trữ lượng quặng uranium lớn nhất của Mỹ, cho rằng nhiên liệu hạt nhân giá rẻ của Nga đang "phá hoại" hoạt động sản xuất tài nguyên này của Mỹ. Đồng thời cũng cáo buộc Nga sử dụng uranium như một "vũ khí địa chính trị", gây ra mối đe dọa cho cả năng lượng và an ninh quốc gia của Mỹ.
Dự thảo luật mới quy định giảm một cách có hệ thống khối lượng hạn ngạch cung cấp uranium làm giàu thấp của Nga, dùng để chạy các nhà máy điện hạt nhân Mỹ, từ 595,7 tấn vào năm 2021 xuống còn 267,7 tấn vào năm 2040. Theo thượng nghị sĩ Mỹ, điều đó sẽ tạo cơ hội "hồi sinh và tăng cường sản xuất uranium của Mỹ."

Ngoài ra, các kế hoạch tương tự đã được Bộ Năng lượng Mỹ công bố trước đó. Vì lý do an ninh quốc gia, Mỹ có ý định hạn chế (thậm chí cấm hoàn toàn) việc nhập khẩu uranium của Nga.

Ngoài ra, luật của Mỹ về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga - theo "Đạo luật bảo vệ an ninh Mỹ chống hành động xâm lược của Điện Kremlin năm 2018" cũng bao gồm một điều khoản về hạn chế nhập uranium làm giàu thấp từ Nga để dùng cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ.

Nhìn lại lịch sử của việc cung cấp nhiên liệu hạt nhân Nga vào Mỹ một chút.
Khi Liên Xô tan rã, các nhà máy điện nguyên tử của Nga không thể sử dụng hết các kho dự trữ uranium được làm giàu cao của Liên Xô, dùng cho việc làm đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa. Do đó, thị trường Mỹ với hàng trăm lò hạt nhân phát điện trở nên khá hấp dẫn. Từ đó, một chương trình Nga-Mỹ liên quan đến việc chuyển đổi uranium quân sự được làm giàu cao của Nga thành uranium làm giàu thấp phù hợp để làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ đã được hình thành. Chương trình đã kết thúc từ năm 2013, nhưng việc cung cấp uranium được làm giàu cao cho Hoa Kỳ vẫn được tiếp tục.

Ở đây nhắc nhở chút, uranium tự nhiên không thể làm dùng ngay trong các lò hạt nhân. Hiện nay, chỉ Canada mới có các lò có thể đốt uranium tự nhiên - được gọi là “lò phản ứng CANDU”. Còn ở Hoa Kỳ, tất cả các lò phản ứng đều chạy bằng uranium phải trải qua việc làm giàu thấp . "Quá trình làm giàu" chính sự phân tách các đồng vị thành uranium-235 và uranium-238 ( separation of uranium-235 (235U) from uranium-238 (238U)).

Trong ba mươi năm qua, hoạt động khai thác uranium của Hoa Kỳ gần như đã không còn. Hiện nay, lượng uranium do khai thác trong nước chỉ chiếm chưa đến 10% lượng tiêu thụ của Mỹ. Phần còn lại được nhập từ Liên bang Nga, Kazakhstan, Canada, Úc.

Do khủng hoảng chính trị, Mỹ tìm đủ cách, hoặc đánh thuế, và rồi giới hạn quota của Uranium Nga vào Mỹ, để giảm thị phần của Nga tại Mỹ, và bây giờ lại tiếp tục muốn giảm quota này cho đến năm 2040.

Thách thức của Mỹ:

1) Thách thức về hiệu quả kinh tế đến từ công nghệ:
- Việc làm giàu Uranium hiệu quả nhất được tiến hành trong máy ly tâm khí (Gas centrifuge). Hiện nay có nhiều nơi khai thác nguyên liệu thô uranium nhưng phần lớn các máy ly tâm khí hiệu quả kinh tế nhất đều nằm trên lãnh thổ Nga. Chúng là công nghệ Nga, được sản xuất ở Nga, và các nhà máy đã được lắp đặt ở đây. Hiện Nga chiếm khoảng 30 - 40% tổng thị trường máy ly tâm khí.
Phương pháp làm giàu Uranium này đã được sử dụng thành công trong chương trình hạt nhân của Liên Xô, khiến Liên Xô trở thành nhà cung cấp uranium làm giàu hiệu quả nhất. Hiện nay, đặc biệt là với sự phát triển của máy ly tâm kiểu Zippe (Zippe-type centrifuge), và máy ly tâm khí của Nga đã đạt đến thế hệ 9+, khiến các máy ly tâm khí của Nga đã trở thành một chế độ tách rất kinh tế, sử dụng ít năng lượng hơn đáng kể so với các phương pháp khác và có nhiều lợi thế khác.
(chi tiết sẽ nói ở bài saui)

- Nga có công nghệ lọc uranium dưới lòng đất: Người ta bơm axit vào lớp uranium, sau đó tất cả được hút ra ngoài, không cần dùng đến máy xúc => nhanh và giảm chi phí

Tất cả những việc này khiến cho việc làm giàu Uranium của Nga là hiệu quả nhất về kinh tế. Dùng Uranium của Nga sẽ giúp giảm giá năng lượng, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho cả nền kinh tế, và đời sống người dân dễ chịu hơn

2) Hiện nay, Nga có năng lực tinh chế, làm giàu và sản xuất Uranium còn nhiều hơn nhu cầu của cả thế giới vào lúc này. Còn Mỹ lại không có cơ sở làm giàu uranium của riêng mình. Những công ty đặt trên lãnh thổ Mỹ là của các công ty châu Âu. Mỹ thực ra đã không còn máy ly tâm của riêng mình. Mỹ có thể tự chế tạo các máy ly tâm cần thiết để làm việc này? Có thể, nhưng không thể thực hiện việc này một cách nhanh chóng. Ngoài ra, rất khó để triển khai khai thác uranium tại bất kỳ mỏ mới nào. Chính Canada cũng không thể nâng cao năng lực khai thác vì ở đó tuy có rất nhiều uranium, nhưng nằm ở rất sâu.

3) Về tầm ảnh hưởng và kinh doanh: Rosatom Nga có tầm ảnh hưởng khắp trên thế giới. Bản thân họ là tập đoàn khổng lồ, nhưng họ còn sở hữu nhiều công ty quốc tế, ví dụ họ đã mua lại công ty Uranium One (Uranium-1) của Canada, và công ty này cũng đang nắm quyền khai thác rất nhiều mỏ Uranium ở Úc, Canada, Kazakhstan, Nam Phi và Mỹ.

Như vậy, nếu Mỹ ngăn chặn và giảm nhập Uranium làm giàu từ Nga, thì sẽ phải tăng cường mua của các đối tác khác là Canada, Kazakhstan, Úc. Dĩ nhiên, các nước này sẽ tận dụng cơ hội này, nhưng nếu mà không có Nga thì chính các công ty của những nước này cũng không thể cung cấp cho Mỹ một mức giá đủ hiệu quả kinh tế. Chính bản thân Uranium One và Kazatomprom (của Kazakhstan) cũng đang dùng công nghệ lọc uranium dưới lòng đất của Nga để khai thác. Và Uranium One cũng đang bán Uranium của Kazakhstan, nhưng đó chính là uranium do công ty của Nga sản xuất ở Kazakhstan. Ngoài ra, một nửa lượng uranium của Úc được sản xuất bởi Uranium One, bây giờ đã là 1 công ty con của Rosatom đang hoạt động trong các mỏ của Úc.

Tóm lại, Mỹ có thể từ chối uranium của Nga, nhưng nếu thay bằng các công ty của Úc, Kazakhstan thì có thể một phần lớn lượng Uranium của chính những công ty đó cũng được sản xuất bởi Nga. Chưa kể, chính Rosatom cũng có thể tạo ra một số liên doanh với Úc hoặc Canada, vì những nước này cần Nga nếu muốn cung cấp Uranium một cách hiệu quả kinh tế. Thậm chí không chừng trong tương lai, chính Uranium của các công ty châu Âu cũng có thể được sản xuất bởi Nga.

Một giải pháp khác: đó là Mỹ chấp nhận việc chi trả gấp đôi để dùng Uranium được làm giàu một cách kém hiệu quả bởi các công ty chắc chắn không dính đến Nga một chút nào? Nhưng điều đó, như đã nói ở trên, sẽ phải đánh đổi bằng cả vấn đề về kinh tế vĩ mô.

Đây cũng chính là lý do Mỹ đưa ra thời hạn dài đến năm 2040 để giảm đi khoảng hơn 1 nửa quota lượng nhiên liệu Uranium của Nga vào Mỹ
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,410
Động cơ
288,407 Mã lực
Vậy theo cụ vấn đề này không nghiêm túc ạ? Chẳng nhẽ người dân Nga không bàn bạc thảo luận gì về quyết định này của chính phủ Nga? Các cụ đang sống ở Nga, nếu có quyền đi bầu cử, chẳng nhẽ cũng không muốn tìm hiểu xem đa số người dân Nga có cái nhìn như thế nào về vấn đề này?

Em cũng không hiểu vấn đề nào thì mới được coi là nghiêm túc để có thể thảo luận về nước Nga?
Nga là 1 siêu cường, mạnh đủ mọi thứ (và cả yếu cũng lắm thứ). Nga có thể diệt cả Thế Giới này trong vòng 1 nốt nhạt .

Do đó chẳng cần phải khóc mướn hay cố binh vực cho Nga . Chưa có 1 nước nào ăn hiếp được Nga (vì thế tại sao Nga có đất rộng nhất TG, đố ai đến chia miếng đất nào, Nga lấy của nhà Thanh, Nhật Bản, lấy lại Crimea, v.v.)

Nhưng tìm hiểu về Nga tại sao mạnh, tại sao có nhiều thứ quá hay, tại sao có nhiều thứ còn quá dở (bị cấm trong thớt này) ... cũng đáng, nhưng đừng ... "quá đáng" :)

Lĩnh vực kỹ thuật chuyên biệt, vũ khí, hàng không, không gian, Vật Lý hạt, Vật Lý Vũ Trụ, ... đúng là Nga quá đặc biệt, khó ai có thể có được .

Rất tiếc Nga không đủ nhân lực (vì chưa tới 150 triệu dân) để dàn trãi đầy đủ mọi mảng về sản xuất .
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Phục vụ cho chiến lược giành lấy vị trí số 1 trong ngành hạt nhân dân sự đang ở trong tay Nga mà bộ năng lượng Mỹ đã công bố, các thượng nghị sĩ John Barrasso và Martin Heinrik đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật kêu gọi cắt giảm nguồn nhập nguyên liệu uranium của Nga, ít nhất là cho đến năm 2040.
Đảng viên đảng Cộng hòa Barrasso, đại diện cho bang Wyoming, nơi tập trung trữ lượng quặng uranium lớn nhất của Mỹ, cho rằng nhiên liệu hạt nhân giá rẻ của Nga đang "phá hoại" hoạt động sản xuất tài nguyên này của Mỹ. Đồng thời cũng cáo buộc Nga sử dụng uranium như một "vũ khí địa chính trị", gây ra mối đe dọa cho cả năng lượng và an ninh quốc gia của Mỹ.
Dự thảo luật mới quy định giảm một cách có hệ thống khối lượng hạn ngạch cung cấp uranium làm giàu thấp của Nga, dùng để chạy các nhà máy điện hạt nhân Mỹ, từ 595,7 tấn vào năm 2021 xuống còn 267,7 tấn vào năm 2040. Theo thượng nghị sĩ Mỹ, điều đó sẽ tạo cơ hội "hồi sinh và tăng cường sản xuất uranium của Mỹ."

Ngoài ra, các kế hoạch tương tự đã được Bộ Năng lượng Mỹ công bố trước đó. Vì lý do an ninh quốc gia, Mỹ có ý định hạn chế (thậm chí cấm hoàn toàn) việc nhập khẩu uranium của Nga.

Ngoài ra, luật của Mỹ về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga - theo "Đạo luật bảo vệ an ninh Mỹ chống hành động xâm lược của Điện Kremlin năm 2018" cũng bao gồm một điều khoản về hạn chế nhập uranium làm giàu thấp từ Nga để dùng cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ.

Nhìn lại lịch sử của việc cung cấp nhiên liệu hạt nhân Nga vào Mỹ một chút.
Khi Liên Xô tan rã, các nhà máy điện nguyên tử của Nga không thể sử dụng hết các kho dự trữ uranium được làm giàu cao của Liên Xô, dùng cho việc làm đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa. Do đó, thị trường Mỹ với hàng trăm lò hạt nhân phát điện trở nên khá hấp dẫn. Từ đó, một chương trình Nga-Mỹ liên quan đến việc chuyển đổi uranium quân sự được làm giàu cao của Nga thành uranium làm giàu thấp phù hợp để làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ đã được hình thành. Chương trình đã kết thúc từ năm 2013, nhưng việc cung cấp uranium được làm giàu cao cho Hoa Kỳ vẫn được tiếp tục.

Ở đây nhắc nhở chút, uranium tự nhiên không thể làm dùng ngay trong các lò hạt nhân. Hiện nay, chỉ Canada mới có các lò có thể đốt uranium tự nhiên - được gọi là “lò phản ứng CANDU”. Còn ở Hoa Kỳ, tất cả các lò phản ứng đều chạy bằng uranium phải trải qua việc làm giàu thấp . "Quá trình làm giàu" chính sự phân tách các đồng vị thành uranium-235 và uranium-238 ( separation of uranium-235 (235U) from uranium-238 (238U)).

Trong ba mươi năm qua, hoạt động khai thác uranium của Hoa Kỳ gần như đã không còn. Hiện nay, lượng uranium do khai thác trong nước chỉ chiếm chưa đến 10% lượng tiêu thụ của Mỹ. Phần còn lại được nhập từ Liên bang Nga, Kazakhstan, Canada, Úc.

Do khủng hoảng chính trị, Mỹ tìm đủ cách, hoặc đánh thuế, và rồi giới hạn quota của Uranium Nga vào Mỹ, để giảm thị phần của Nga tại Mỹ, và bây giờ lại tiếp tục muốn giảm quota này cho đến năm 2040.

Thách thức của Mỹ:

1) Thách thức về hiệu quả kinh tế đến từ công nghệ:
- Việc làm giàu Uranium hiệu quả nhất được tiến hành trong máy ly tâm khí (Gas centrifuge). Hiện nay có nhiều nơi khai thác nguyên liệu thô uranium nhưng phần lớn các máy ly tâm khí hiệu quả kinh tế nhất đều nằm trên lãnh thổ Nga. Chúng là công nghệ Nga, được sản xuất ở Nga, và các nhà máy đã được lắp đặt ở đây. Hiện Nga chiếm khoảng 30 - 40% tổng thị trường máy ly tâm khí.
Phương pháp làm giàu Uranium này đã được sử dụng thành công trong chương trình hạt nhân của Liên Xô, khiến Liên Xô trở thành nhà cung cấp uranium làm giàu hiệu quả nhất. Hiện nay, đặc biệt là với sự phát triển của máy ly tâm kiểu Zippe (Zippe-type centrifuge), và máy ly tâm khí của Nga đã đạt đến thế hệ 9+, khiến các máy ly tâm khí của Nga đã trở thành một chế độ tách rất kinh tế, sử dụng ít năng lượng hơn đáng kể so với các phương pháp khác và có nhiều lợi thế khác.
(chi tiết sẽ nói ở bài saui)

- Nga có công nghệ lọc uranium dưới lòng đất: Người ta bơm axit vào lớp uranium, sau đó tất cả được hút ra ngoài, không cần dùng đến máy xúc => nhanh và giảm chi phí

Tất cả những việc này khiến cho việc làm giàu Uranium của Nga là hiệu quả nhất về kinh tế. Dùng Uranium của Nga sẽ giúp giảm giá năng lượng, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho cả nền kinh tế, và đời sống người dân dễ chịu hơn

2) Hiện nay, Nga có năng lực tinh chế, làm giàu và sản xuất Uranium còn nhiều hơn nhu cầu của cả thế giới vào lúc này. Còn Mỹ lại không có cơ sở làm giàu uranium của riêng mình. Những công ty đặt trên lãnh thổ Mỹ là của các công ty châu Âu. Mỹ thực ra đã không còn máy ly tâm của riêng mình. Mỹ có thể tự chế tạo các máy ly tâm cần thiết để làm việc này? Có thể, nhưng không thể thực hiện việc này một cách nhanh chóng. Ngoài ra, rất khó để triển khai khai thác uranium tại bất kỳ mỏ mới nào. Chính Canada cũng không thể nâng cao năng lực khai thác vì ở đó tuy có rất nhiều uranium, nhưng nằm ở rất sâu.

3) Về tầm ảnh hưởng và kinh doanh: Rosatom Nga có tầm ảnh hưởng khắp trên thế giới. Bản thân họ là tập đoàn khổng lồ, nhưng họ còn sở hữu nhiều công ty quốc tế, ví dụ họ đã mua lại công ty Uranium One (Uranium-1) của Canada, và công ty này cũng đang nắm quyền khai thác rất nhiều mỏ Uranium ở Úc, Canada, Kazakhstan, Nam Phi và Mỹ.

Như vậy, nếu Mỹ ngăn chặn và giảm nhập Uranium làm giàu từ Nga, thì sẽ phải tăng cường mua của các đối tác khác là Canada, Kazakhstan, Úc. Dĩ nhiên, các nước này sẽ tận dụng cơ hội này, nhưng nếu mà không có Nga thì chính các công ty của những nước này cũng không thể cung cấp cho Mỹ một mức giá đủ hiệu quả kinh tế. Chính bản thân Uranium One và Kazatomprom (của Kazakhstan) cũng đang dùng công nghệ lọc uranium dưới lòng đất của Nga để khai thác. Và Uranium One cũng đang bán Uranium của Kazakhstan, nhưng đó chính là uranium do công ty của Nga sản xuất ở Kazakhstan. Ngoài ra, một nửa lượng uranium của Úc được sản xuất bởi Uranium One, bây giờ đã là 1 công ty con của Rosatom đang hoạt động trong các mỏ của Úc.

Tóm lại, Mỹ có thể từ chối uranium của Nga, nhưng nếu thay bằng các công ty của Úc, Kazakhstan thì có thể một phần lớn lượng Uranium của chính những công ty đó cũng được sản xuất bởi Nga. Chưa kể, chính Rosatom cũng có thể tạo ra một số liên doanh với Úc hoặc Canada, vì những nước này cần Nga nếu muốn cung cấp Uranium một cách hiệu quả kinh tế. Thậm chí không chừng trong tương lai, chính Uranium của các công ty châu Âu cũng có thể được sản xuất bởi Nga.

Một giải pháp khác: đó là Mỹ chấp nhận việc chi trả gấp đôi để dùng Uranium được làm giàu một cách kém hiệu quả bởi các công ty chắc chắn không dính đến Nga một chút nào? Nhưng điều đó, như đã nói ở trên, sẽ phải đánh đổi bằng cả vấn đề về kinh tế vĩ mô.

Đây cũng chính là lý do Mỹ đưa ra thời hạn dài đến năm 2040 để giảm đi khoảng hơn 1 nửa quota lượng nhiên liệu Uranium của Nga vào Mỹ
Để bổ sung cho đoạn trích trên, giới thiêu chút về máy ly tâm khí (gas centrifuge). Tôi sẽ nói ít về kỹ thuật, mà nhấn mạnh vào ý nghĩa xã hội, kinh tế, chính trị của nó

1) Giới thiệu và vai trò
Máy ly tâm khí, một thiết bị để tách các chất khí có trọng lượng phân tử khác nhau. Trong ngành hạt nhân, các máy ly tâm khí để tách đồng vị, là một phương pháp hiện đại làm giàu uranium (chính là sự phân tách các đồng vị thành uranium-235 và uranium-238 - separation of uranium-235 (235U) from uranium-238 (238U))
Nhiên liệu Uranium làm giàu cao dùng để làm đầu đạn cho vũ khí hạt nhân, làm giàu thấp dùng cho nhà máy điện nguyên tử, vì vậy nên nước nào sở hữu công nghệ này có quyền lực chính trị rất cao. Bất kỳ một nước nào muốn xây và đã xây nhà máy điện hạt nhân đều cẩn phải có sự ủng hộ của ít nhất 1 cường quốc nắm trong tây công nghệ chế tạo nhiên liệu hạt nhân này, và nước đó phải đủ sự tự chủ chính trị để cung cấp nhiên liệu cho đối tác. Vấn đề chính trị của Iran từ xưa đến nay chính là phương tây muốn kiểm soát việc làm giàu Uranium của nước này (bây giờ thì Mỹ còn muốn loại bỏ nó cùng với việc khống chế về tên lửa đạn đạo)

Công nghệ ly tâm khí là phương pháp tách đồng vị uranium kinh tế nhất hiện nay, sử dụng ít năng lượng hơn đáng kể so với các phương pháp khác, và có nhiều ưu điểm khác. Công nghệ khuếch tán khí đắt hơn và việc sử dụng nó ngày càng giảm. WNA ước tính rằng ngày càng có nhiều máy ly tâm khí được sử dụng trên khắp thế giới

1602017313932.png


2) Hiện tại có 3 công ty làm giàu uranium lớn trên thế giới (uranium enrichment firms).
- TVEL là một công ty của Nga (một bộ phận của Rosatom State Corporation, việc bán hàng trên thị trường thế giới được thực hiện thông qua TENEX). Sử dụng công nghệ máy ly tâm khí Liên Xô - Nga. Công ty này đã được tôi nhắc đến ở những post trước

- URENCO là một công ty liên doanh (Anh-Hà Lan-Đức) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh. Sử dụng công nghệ ly tâm khí dựa trên bằng sáng chế Zippe .

- Areva - Areva của Pháp đã mua 50% cổ phần của URENCO , đầu tư hơn 3 tỷ euro trong những năm gần đây vào nhà máy Georges Besse II mới. Nhà máy mới đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2011, công suất hơn 1,5 triệu SWU / năm, năm 2016 bắt đầu đi vào hoạt động với công suất sản xuất đầy đủ là 7,5 triệu SWU / năm.

- USEC là một công ty chế biến khoáng sản của Mỹ. Tiến hành phát triển công nghệ máy ly tâm và vào giữa những năm 80, việc xây dựng nhà máy 1500 máy ly tâm không thành công, gần như ngay lập tức bị đóng cửa. Năm 2013, cô khởi động một dòng máy ly tâm mới, đã nhận được giấy phép, nhưng không thể bắt đầu xây dựng một cơ sở sản xuất chính thức.
-----------------------------------------------------
3) Công nghệ máy ly tâm khí ở Nga
Quá trình làm giàu uranium ở Nga được thực hiện tại 4 tổ hợp làm giàu lớn:

- Nhà máy điện hóa Ural (UEKhK) ở Novouralsk ;
- Nhà máy điện hóa (ECP) ở Zelenogorsk ;
- Tổ hợp hóa chất Siberi (SCC) ở Seversk ;
- Nhà máy Hóa chất Điện phân Angarsk (AECC) ở Angarsk , Vùng Irkutsk.

Tất cả bốn nhà máy đều sử dụng máy ly tâm hiệu quả cao với các dịch vụ làm giàu có giá khoảng 20 đô la cho mỗi SWU , so với 70 đô la cho mỗi SWU ở Mỹ .

Vào thời gian đầu, tổ hợp làm giàu chính của Liên Xô và Nga là một máy ly tâm tới hạn ngắn, đơn giản và đáng tin cậy, thích nghi tốt cho sản xuất hàng loạt, nhưng có năng suất thấp hơn máy ly tâm siêu tới hạn .

Nhưng mọi thứ dần thay đổi, Ngày 22 tháng 8 năm 1960, người ta quyết định xây dựng một cơ sở sản xuất lớn ở Novouralsk với các máy ly tâm thế hệ thứ 2 và thứ 3, được đưa vào hoạt động từ năm 1962-1964.

Vào những năm 1960 - 1970. nghiên cứu và phát triển máy ly tâm thế hệ thứ hai, thứ ba và thứ tư và các thử nghiệm trên bàn của máy ly tâm thế hệ thứ năm đã được thực hiện. Công việc bao gồm việc tối ưu hóa hình dạng của máy ly tâm và tăng tốc độ quay.

Năm 1971-1975. máy ly tâm của thế hệ thứ năm xuất hiện, và vào khoảng năm 1984 - thế hệ thứ sáu] .

Sự bác bỏ hoàn toàn công nghệ khuếch tán khí đã xảy ra ở Liên Xô vào cuối những năm 1980 - đầu những năm 1990

Năm 1997-1998, Minatom bắt đầu hiện đại hóa UEKhK và ECP, trong đó các máy thuộc thế hệ thứ năm được thay thế bằng máy của thế hệ thứ bảy, trong khi năng lực sản xuất của tổ hợp làm giàu tăng 25%, lý do vì các máy thuộc thế hệ thứ năm đã đạt đến tuổi thọ sử dụng tối đa (25 năm),

Năm 1998, người ta bắt đầu nghiên cứu máy ly tâm thế hệ thứ tám ở Nga, năng suất của máy này vượt quá 1/3 năng suất của máy thế hệ thứ năm. Máy ly tâm thế hệ 8 trở thành kiểu máy ly tâm dưới tới hạn cuối cùng khi tiềm năng nâng cấp thiết kế và vật liệu đã cạn kiệt .

Năm 2012, Nga cho ra đời máy ly tâm khí thế hệ 9 và năm 2017 là thế hệ 9+

Tỷ lệ hỏng hóc của các máy ly tâm của Nga hiện vào khoảng 0,1% mỗi năm. Năng suất của máy ly tâm thế hệ 9 cao hơn 14 lần so với thế hệ 1, và chi phí EEP thấp hơn 10 lần.

4) Máy ly tâm khí ở Mỹ

Dự án Manhattan

Triển vọng sử dụng máy ly tâm khí để làm giàu uranium đã được xem xét trong khuôn khổ Dự án Manhattan. Những chiếc máy đầu tiên được chế tạo bởi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Westinghouse và được thử nghiệm bởi Standard Oil Development (Bayway, New Jersey ). Chiếc máy cuối cùng được thử nghiệm từ tháng 8 năm 1943... Vào tháng 12 năm 1943, vào ngày thử nghiệm thứ 99, một vụ rò rỉ đã xảy ra, dẫn đến tai nạn. Sau ba tuần, giám đốc dự án làm giàu Harold Urey đã từ bỏ chương trình ly tâm để chuyển sang sử dụng công nghệ khuếch tán khí đơn giản hơn nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn

Những năm sau chiến tranh
Vào tháng 12 năm 1951, Ủy ban phân tách đồng vị thuộc Bộ phận nghiên cứu của Ủy ban năng lượng nguyên tử (CAE ) đã phản đối dự án máy ly tâm, vì tin rằng chúng không thể cạnh tranh với các nhà máy khuếch tán khí. Nhưng vào tháng 9 năm 1954, CAE quyết định tiếp tục hoạt động, với hy vọng cuối cùng sẽ tiếp cận được công nghệ sản xuất sẵn của Đức

Vào mùa hè năm 1956, một nhà khoa học người Áo hồi hương từ Liên Xô, Gernot Zippe, người đã làm việc lâu năm với tư cách là người đứng đầu nhóm phát triển bộ phận cơ khí của máy ly tâm Liên Xô, đã thu hút sự chú ý của bộ phận tình báo Hải quân Mỹ. Năm 1957, Zippe đến thăm Hoa Kỳ theo hợp đồng với Đại học Virginia, nơi ông tạo ra một bản sao của cỗ máy Liên Xô, hoạt động mà không có ổ trục và bôi trơn bằng dầu, vốn là vấn đề chính trong chương trình của Mỹ

Sau đó, Công việc bắt đầu vào ngày 1 tháng 11 năm 1960, bao gồm việc xây dựng một thác nước kiểu Xô Viết, phát triển lý thuyết máy ly tâm và nghiên cứu các vật liệu mới. Những chiếc máy đầu tiên ra đời có rôto làm bằng nhôm với đường kính 7,6 cm, sau đó những vật liệu bền hơn được sử dụng - nhôm được ép thành sợi thủy tinh và vật liệu tổng hợp

Tuy vậy, đến năm 1985, Hoa Kỳ loại bỏ chương trình phát triển máy ly tâm khí, không bao giờ đưa vấn đề này vào hoạt động thương mại. Kể từ thời điểm đó, người ta ưu tiên sử dụng các công nghệ làm giàu đầy hứa hẹn, chủ yếu là công nghệ laze

Giai đoạn 1995–2016

Năm 1993, tập đoàn nhà nước USEC (US Enrichment Company, American Enrichment Company, AOK) được thành lập tại Mỹ với 2 nhà máy khuếch tán khí của Mỹ - ở Pikton (Ohio) và Paducah (Kentucky).

Năm 1995, Bộ Năng lượng Mỹ nhận ra sự vô ích hơn nữa của công nghệ khuếch tán khí và cố gắng hồi sinh một nhà máy ly tâm ở Pikton đã không hoạt động trong nhiều năm. Người ta ước tính rằng sẽ mất 4-5 năm để hoàn thành các máy ly tâm và 400 triệu đô la kinh phí. Công việc khởi động nhà máy được giao cho AOK.

Năm 1996, AOK được tư nhân hóa, đây là thông lệ đầu tiên trên thế giới tư nhân hóa một doanh nghiệp làm giàu uranium
. Vào tháng 7 năm 1998, 100 triệu cổ phiếu AOK được giao dịch trên Thị trường Chứng khoán New York với giá 1,9 tỷ USD.

Vào tháng 9 năm 2009, ủy ban của DOE cho biết rằng 40 máy ly tâm đã được lắp đặt tại nhà máy, nhưng vẫn chưa thể lắp ráp một tầng từ chúng. Đến tháng 5 năm 2010, 24 máy ly tâm đã được lắp ráp thành một tầng

Vào ngày 11 tháng 6 năm 2011, AOK đã thử chạy thử một dòng thác gồm 50 máy ly tâm. Kết quả là, một tai nạn đã xảy ra - do đoản mạch trên bốn máy ly tâm, các ổ trục từ phía trên của rôto bị tắt, kết quả là các rôto tiếp xúc với kết cấu đỡ và bị sập hoàn toàn. Ngoài ra, nước làm mát ổ trục của các máy ly tâm còn lại bị tắt, ổ trục bắt đầu quá nóng, rô to bắt đầu quay chậm lại, hai trong số chúng đi qua vùng cộng hưởng, trải qua những nhịp đập mạnh và cũng bị sập. Sự suy giảm áp suất không dẫn đến việc phát ra bức xạ, vì không có uranium florua bên trong các rôto. Trong năm giờ, các nhân viên không thể kiểm soát được tình hình.

Sau vụ tai nạn này vào ngày 19 tháng 11 năm 2011, Bộ Năng lượng đã từ chối gia hạn giấy phép của AOC để vận hành một thác thí điểm. Ngoài ra, công ty đã bị từ chối bảo lãnh chính phủ cho khoản vay trị giá 2 tỷ đô la, đã bị chặn vào ngày 29 tháng 11 năm 2011 bởi Ủy ban Ngân sách Quốc hội, và sau đó phân bổ một khoản chiếm đoạt 44 triệu đô la.

Vào ngày 18 tháng 6 năm 2012, AOC đã ký một thỏa thuận với Bộ Năng lượng để tạm thời chuyển giao quyền kiểm soát công nghệ Máy ly tâm của Mỹ cho một công ty con của AC Presentation, có ban giám đốc bao gồm các nhân viên DOE. AOK đã nhận được tài trợ trị giá 280 triệu đô la và cam kết lắp ráp một dòng trình diễn gồm 120 máy ly tâm AC-100 vào tháng 2 năm 2013 và tiến hành thử nghiệm trong vòng 10 tháng.

Vào ngày 16 tháng 12 năm 2013, khi biết rõ rằng không thể khởi động dòng thác đúng thời hạn, AOK tuyên bố phá sản. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2014, thủ tục phá sản kết thúc, công ty được đổi tên thành “Centrum”. Vào ngày 26 tháng 12 năm 2014, các công ty dưới sự giám sát của Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge (ONL) đã cung cấp một cơ hội khác để khởi động dòng trình diễn, cung cấp tài trợ 97,2 triệu đô la cho đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2015. Vào ngày 1 tháng 10 năm 2015, ONL tuyên bố rằng thác nước chưa sẵn sàng hoạt động. Vào ngày 23 tháng 2 năm 2016, Centrum bắt đầu sa thải công nhân và chuẩn bị cho công trường tẩy độc.

Kể từ năm 2013, sau khi đóng cửa nhà máy khuếch tán khí Paducah, Mỹ không có cơ sở làm giàu uranium của riêng mình. Nhà máy làm giàu duy nhất ở Mỹ thuộc về URENCO Hoa Kỳ, một bộ phận của công ty Châu Âu URENCO, và cũng có Areva Hoa Kỳ, một bộ phận của Areva Pháp, và chỉ sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Không có cơ sở sản xuất uranium cấp độ vũ khí nào ở Mỹ.

5) Công nghệ máy ly tâm khí ở các nước khác

Pakistan

Công nghệ này đã được nhập lậu vào Pakistan bởi cựu nhân viên URENCO gốc Pakistan, Abdul Qadir Khan.

Ấn Độ
Chi tiết về các hoạt động làm giàu uranium của Ấn Độ được giữ bí mật, thậm chí còn hơn các hoạt động hạt nhân khác. Ấn Độ có hai cơ sở làm giàu uranium ly tâm. Mối quan tâm đến việc làm giàu uranium đã được thể hiện trở lại vào đầu những năm 70. Nhưng phải đến năm 1986, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ, Raja Ramanna, mới công bố rằng uranium đã được làm giàu thành công.

Trung Quốc
Từ năm 2009, TENEX (đại diện bán hàng của TVEL Nga) đã bắt đầu cung cấp máy ly tâm thế hệ thứ bảy-8 cho Công ty Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc

Iran

6) Kết luận
Hiện TEVEL JSC của Nga đứng đầu thế giới về công suất và hiệu quả làm giàu Uranium. Phương pháp ly tâm khí vẫn thống trị, phương pháp khuếch tán khí đã loại bỏ dần. Nga đã nhận ra sự kém hiệu quả của phương pháp khuếch tán khí nên đã loại bỏ sớm (cuối 80s, đầu 90). Mỹ đến năm 1995 mới bắt đầu nhận ra sự kém hiệu quả của công nghệ khuếch tán khí và phải mất nhiều năm sau mới loại bỏ hết.
Hiện Mỹ có lẽ đang tìm hiểu cách dùng công nghệ laser để làm giàu Uranium
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,931
Động cơ
324,872 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Nga là 1 siêu cường, mạnh đủ mọi thứ (và cả yếu cũng lắm thứ). Nga có thể diệt cả Thế Giới này trong vòng 1 nốt nhạt .

Do đó chẳng cần phải khóc mướn hay cố binh vực cho Nga . Chưa có 1 nước nào ăn hiếp được Nga (vì thế tại sao Nga có đất rộng nhất TG, đố ai đến chia miếng đất nào, Nga lấy của nhà Thanh, Nhật Bản, lấy lại Crimea, v.v.)

Nhưng tìm hiểu về Nga tại sao mạnh, tại sao có nhiều thứ quá hay, tại sao có nhiều thứ còn quá dở (bị cấm trong thớt này) ... cũng đáng, nhưng đừng ... "quá đáng" :)

Lĩnh vực kỹ thuật chuyên biệt, vũ khí, hàng không, không gian, Vật Lý hạt, Vật Lý Vũ Trụ, ... đúng là Nga quá đặc biệt, khó ai có thể có được .

Rất tiếc Nga không đủ nhân lực (vì chưa tới 150 triệu dân) để dàn trãi đầy đủ mọi mảng về sản xuất .
Về vấn đề Trung Quốc đại diện 26 quốc gia lên án Mỹ và EU trong vấn đề nhân quyền là liên quan tới đại dịch Covid-19. Một cụ OF đã đưa nguồn tiếng Anh và em đăng lại nội dung ở dưới để mọi người rõ hơn về thông tin này.

Tại Liên hợp quốc (LHQ) - Trung Quốc và 25 quốc gia khác hôm thứ Hai đã kêu gọi Hoa Kỳ và các nước phương Tây dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh trừng phạt để đảm bảo phản ứng hiệu quả với đại dịch COVID-19.

Phát biểu thay mặt cho 26 quốc gia tại cuộc họp của ủy ban nhân quyền của Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Zhang Jun của Trung Quốc tại LHQ cho biết “các biện pháp cưỡng chế đơn phương” vi phạm Hiến chương LHQ, chủ nghĩa đa phương và cản trở nhân quyền bằng cách cản trở “phúc lợi của dân số ở các nước bị ảnh hưởng ” và làm xói mòn quyền được chăm sóc sức khỏe.

“Đoàn kết toàn cầu và hợp tác quốc tế là vũ khí mạnh mẽ nhất trong việc chiến đấu và vượt qua COVID-19”, tuyên bố chung cho biết. “Chúng tôi nắm bắt cơ hội này để kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn và ngay lập tức các biện pháp cưỡng chế đơn phương, nhằm đảm bảo phản ứng đầy đủ và hiệu quả của tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế đối với đại dịch COVID-19.”

Trong số các quốc gia ủng hộ tuyên bố này, có hơn nửa là các quốc gia đang đối mặt với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu hoặc các quốc gia phương Tây khác bao gồm: Cuba, Triều Tiên, Iran, Nga, Syria và Venezuela.

Tuyên bố lưu ý rằng ngay cả Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và người phụ trách nhân quyền của Liên hợp quốc Michelle Bachelet đều kêu gọi từ bỏ các biện pháp trừng phạt làm suy yếu năng lực của một quốc gia để ứng phó với đại dịch.

Hiện vẫn chưa có phản hồi, thạm trí là email từ Phái bộ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc.

Đại sứ của Đức tại LHQ, ông Christoph Heusgen, khi tham gia giải quyết vấn đề trừng phạt tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an về Syria vào tháng 5, nói rằng các lệnh trừng phạt của EU “không ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng viện trợ nhân đạo hoặc hàng hóa y tế để hạn chế ảnh hưởng của COVID-19”, trích dẫn hướng dẫn cụ thể của EU về đảm bảo viện trợ đến với người dân Syria.

26 quốc gia cũng nhằm vào “sự phân biệt chủng tộc kinh niên và sâu xa, sự tàn bạo của cảnh sát và bất bình đẳng xã hội”.

Họ trích dẫn vụ cảnh sát bắn chết hai người Mỹ da đen, George Floyd, người đã chết dưới tay một cảnh sát da trắng ở Minneapolis vào tháng Năm, và Jacob Blake, bị một cảnh sát da trắng bắn vào tháng Tám và bị liệt từ thắt lưng trở xuống.

“Tỷ lệ tử vong do COVID-19 của người thiểu số, đặc biệt là người gốc Phi, ở một số quốc gia cao không tương xứng”, tuyên bố chung của 26 nước này cho biết.

Link: https://abcnews.go.com/US/wireStory/26-countries-urge-western-sanctions-lifting-tackle-virus-73444389
 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
9,309
Động cơ
936,552 Mã lực
Đổi tên thớt này là thớt ca ngợi Nga đi thì hợp hơn.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,931
Động cơ
324,872 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Đổi tên thớt này là thớt ca ngợi Nga đi thì hợp hơn.
Em cũng đề nghị đổi tên thread rồi, nhưng các cụ ấy chưa đồng ý.

Thật ra thì đất nước nào cũng có mặt này mặt nọ, như bên Séc những người làm chính trị gia thường nói xấu nhau, hoặc hay bị người dân phê phán như cơm bữa. Nhưng như vậy cũng có cái hay là nhiều khi dân tình bức xúc quá thì cũng nên cho họ chửi bới để giải toả tâm lý ;))
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,297 Mã lực
Với một nước XHCN như VN thì nền tảng khí tài quân sự phụ thuộc rất lớn vào Nga. Vũ khí hạng nặng, kỹ sư quân sự phần nhiều do Nga cung cấp và đào tạo. Trước đây tôi có một thời gian ngắn học tập ở Nga nên cảm nhận khá rõ. Tuy nhiên, Nga hiện nay trong ngưỡng của CM 5.0 thì khá lạc hậu về AI, Machine Learning, NLP hay BIG DATA so với phương Tây. Điều này làm Nga mặc dù có thể đối đầu với phương Tây nhưng vẫn bị xem là chậm hơn một bước.
Em chả hiểu cụ nói cái gì: ")). Tên đúng của nó là công nghiệp 4.0 hay là cách mạng nghiệp 4.0, dựa trên nền tảng tự động hóa cao độ bằng cách kết hợp máy móc với máy móc trên qui mô lớn, tương tác với nhau thông qua internet vạn vật để sản xuất ra sản phẩm mà không cần sự can thiệp của con người. Xét về định nghĩa này thì trên thế giới chưa nước nào dám vỗ ngực bảo rằng : nước tao đã bước cả 2 chân vào công nghiệp 4.0. Giỏi lắm thì cũng chỉ dám bi bô là áp dụng công nghệp 4.0 vào một số lĩnh vực mà thôi.

Còn cách mạng công nghiệp 5.0 thì chưa ai dám định nghĩa, mới chỉ có Nhật đưa ra định nghĩa về xã hội 5.0
 

Kasparov

Xe tăng
Biển số
OF-449746
Ngày cấp bằng
31/8/16
Số km
1,003
Động cơ
215,889 Mã lực
Tuổi
40
Em cũng đề nghị đổi tên thread rồi, nhưng các cụ ấy chưa đồng ý.

Thật ra thì đất nước nào cũng có mặt này mặt nọ, như bên Séc những người làm chính trị gia thường nói xấu nhau, hoặc hay bị người dân phê phán như cơm bữa. Nhưng như vậy cũng có cái hay là nhiều khi dân tình bức xúc quá thì cũng nên cho họ chửi bới để giải toả tâm lý ;))
TQ chém gió tại LHQ là quyền của TQ, vì nó cũng là 1 trong 5 thành viên thường trực, có quyền phủ quyết bất kỳ vấn đề gì giống hệt Mỹ, Nga, Anh, Pháp.

Thằng nào thích hùa theo thì hùa, ko thích thì khoanh tay im lặng. Chả mất cộng lông nào của Mỹ đế cả!

Qua miệng lưỡi xuyên tạc của cụ thì thành Nga để cho TQ lộng ngôn tại LHQ => Nga đã trở thành chư hầu của TQ.

Một sự suy diễn ấu trĩ và vớ vẩn.

Đã vậy còn show link, cố cãi chày cãi cối...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top