[Funland] Thảo luận về Nước Nga

LMĐ

Xe đạp
Biển số
OF-747185
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
44
Động cơ
56,560 Mã lực
Tuổi
44
Nhớ hồi xưa có bài thơ:
Ông Lê Nin ở nước Nga
mà sao lại đứng vườn hoa nước mình
Ông Lê Nin ở nước mình
Bổng quình một cái ổng toài về Nga
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,760
Động cơ
538,229 Mã lực
Hơi mơ mộng một tý: Tranh thủ khi các ông lớn hàng không phương Tây tuyệt giao công nghệ, Nga và Trung quốc nghĩ ra loại vật liệu và kết cấu gì để cơ cấu càng cất hạ cánh đơn giản, khoẻ và quan trọng nhất là làm giảm vật liệu cần phải có để làm đường băng, giống và tốt hơn loại máy bay TU mà tổng thống Ba Lan bay trước khi gặp nạn (do cố tình).
Hai bố có dự án chung CR929, k biết đến 2030 có bay được k :D
C là China, R là Russia


 

LMĐ

Xe đạp
Biển số
OF-747185
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
44
Động cơ
56,560 Mã lực
Tuổi
44
Hổng biết Trump có thể thành 1 Ronald Reagan thứ hai hông để quính sập anh Khựa
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Hai bố có dự án chung CR929, k biết đến 2030 có bay được k :D
C là China, R là Russia


Nếu vẫn tư duy như Boeing, Airbus, nghĩa là máy bay cho dân thành thị, thương gia bay thật êm và ngồi thật nhiều người thì khó cạnh tranh lắm. Sao không theo triết lý AK, đi từ nhu cầu số đông dân chúng để thiết kế ra máy bay, một kiểu Mi 8 cánh cố định. Nghĩa là một máy bay khỏe để cất hạ cánh ở những sân bay nhỏ, mặt lane không quá kiên cố, động cơ đơn giản, bền, dễ thay thế phụ tùng và không quá phức tạp, chỗ ngồi rộng rãi, thậm chí có thể nằm như xe giường nằm. Tất nhiên là yếu tố êm, ít ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng phải đặt lên trên những yếu tố kia. Không thì lại rung cành cạch, nổ điếc tai như công nông đầu ngang thì ốm.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Trong đoạn trích trên, tôi có nói rằng, sau khi Ukraine ngừng hợp tác, Nga có tạm dừng 1 số dự án ít quan trọng như tàu hộ tống nhỏ lớp Karakurt (Karakurt-class corvette, dự án 22800) để tập trung giải quyết và đã giải quyết xong việc chế tạo động cơ gas tuabin M90FR, M70FR, M75RU cho những tàu quan trọng như tàu khu trục lớp Admiral Gorshkov, etc. thay thế cho tuabin khí từ Ukraine.
Sau khi kiểm tra lại thì hóa ra Nga không hề trì hoãn việc đóng tàu Karakurt mà làm song song cùng lúc với việc chế tạo tuabin khí luôn. Cụ thể là việc chế tạo động cơ được giao cho công ty PJSC ZVEZDA, cũng được nêu ở đoạn trích trên. Tàu Karakurt đã được trang bị động cơ dạng CODAG ( gas - diesel) hay CODAD (diesel-diesel) M-507D1. Đây là 1 nhà máy điện diesel power station nhờ vào 3 diesel generators DGAS-315.
Việc đóng tàu này thì giao cho nhà máy Kerch ở Crimea thực hiện. Tàu bé tí mà Nga cũng vác tên lửa hành trình Kalibr lên

20/7/2020: Đây là cảnh tàu hộ tống lớp Karakurt Tsiklon và Askold (dự án 22800) tại nhà máy đóng tàu Zaliv (Kerch, Crimea).
Họ cũng tiếp tục đóng tàu tên lửa nhỏ "Cyclone" và "Askold" thuộc dự án 22800 này
Tàu tên lửa nhỏ thuộc dự án 22800 do Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz thiết kế. Chiều dài của tàu là 67 m, rộng 11 m, mớn nước 4 m, nhà máy điện chính là diesel - điện. Tối đa tốc độ - 30 hải lý, bay tầm - 2500 dặm, tự chủ - 15 ngày.
RTO được trang bị pháo tự động 76 mm và hệ thống pháo phòng không "Pantsir-M", cũng như tổ hợp tên lửa hành trình tấn công "Kalibr-NK".

View attachment 5575111
Trước đây em dự đoán Nga sẽ phát triển công nghệ truyền động điện cho tầu chiến. Khi đó, Nga tận dụng được động cơ sẵn có công suất thấp tự làm (ko phải nhập khẩu từ U cà và Đức nữa), cũng phù hợp xu hướng chung của ngành đóng tầu thế giới.
Nhưng ko có căn cứ chứng minh Nga đã làm được. Cứ tưởng Nga đang còn nghiên cứu. Dù sao công nghiệp đóng tầu dân dụng của Nga vẫn thua Tây.
Xem bác viết hóa ra Nga bắt đầu có sản phẩm. Tầu 800T Karakurt đã có truyền động điện. Như vậy chỉ cần lắp thêm động cơ Điezel hay turbin khí (khoang động cơ rộng thêm một chút) là có thể đảm bảo công suất.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Trước đây em dự đoán Nga sẽ phát triển công nghệ truyền động điện cho tầu chiến. Khi đó, Nga tận dụng được động cơ sẵn có công suất thấp tự làm (ko phải nhập khẩu từ U cà và Đức nữa), cũng phù hợp xu hướng chung của ngành đóng tầu thế giới.
Nhưng ko có căn cứ chứng minh Nga đã làm được. Cứ tưởng Nga đang còn nghiên cứu. Dù sao công nghiệp đóng tầu dân dụng của Nga vẫn thua Tây.
Xem bác viết hóa ra Nga bắt đầu có sản phẩm. Tầu 800T Karakurt đã có truyền động điện. Như vậy chỉ cần lắp thêm động cơ Điezel hay turbin khí (khoang động cơ rộng thêm một chút) là có thể đảm bảo công suất.
Nga làm cái này rồi bác, nhưng trước đây linh kiện cho bộ truyền động điện dùng cho tàu vẫn có vài cái (ít thôi) phải nhập khẩu từ General Electricity. Khi khủng hoảng từ Ukraine nổ ra, GE không bán nữa, Ukraine cũng không bán tuabin khí cho Nga, làm cho việc chế tạo tàu phá băng lớn nhất thế giới Arktika bị chậm ngày hạ thuỷ từ 2017 đến 2020, vì Nga phải tự mình chế tạo các linh kiện này và tuabin khí (dùng để dự phòng cho động cơ dùng năng lượng hạt nhân của tàu này). Bây giờ mới đúng là thiết bị toàn Nga. Thực ra, trên thế giới, ngoài Nga ra, có lẽ không nưóc nào chế tạo hệ thống mà linh kiện toàn của 1 nước như vậy. À, còn Pháp với máy bay Rafale (không tính vũ khí của nó) cũng là toàn Pháp thật.

Lần trước có post về việc Nga đang hoàn thành máy bay động cơ lai (hybrid), hiện nay thì máy bay động cơ lai đầu tiên trên thế giới bắt đầu bay thử nghiệm, đó là máy bay của Pháp.
Công ty Voltaéro, Pháp, đã cho thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay lai điện (hybrid) tên là Cassio 1, có khả năng chở 10 hành khách vào ngày 22/10, cất cánh từ Royan, trước khi bắt đầu chuyến bay vòng quanh nước Pháp. Đây là máy bay 1 động cơ nhiệt và 3 động cơ điện.

Tôi đang hứng với thị trường điện của Nga. Bọn Power Machines, như đã nói, vì bỏ bê làm tuabin khí, chỉ làm tuabin hơi nước, nên khi bị Mỹ cấm thì dẫn đến vụ xung đột Long Phú ở VN. Dĩ nhiên việc mua tubin khí loại công suất lớn GTD-110M của Nga làm, hay tuabin khí công suất lớn của Siemens hay GE do Nga chế tạo là không kịp, nhưng Nga có thể mua tuabin công suất lớn của Siemens thay thế mà. Cái này không bị trừng phạt, đâu nhất định phải dùng đồ của GE. Dù đồ của GE có gì độc đáo, thì cũng có thể mua đồ của Siemens rồi điều chỉnh những cái khác cho phù hợp. Chả hiểu sao cứ nhất định phải là GE cho Long Phú, hay VN đòi hỏi vậy?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
......... Dù đồ của GE có gì độc đáo, thì cũng có thể mua đồ của Siemens rồi điều chỉnh những cái khác cho phù hợp. Chả hiểu sao cứ nhất định phải là GE cho Long Phú, hay VN đòi hỏi vậy?
Kỹ thuật nào cũng giữ lại cái know-how không thể hiện ra bản vẽ, vì thế muốn đổi platform công nghệ không khác gì muốn đại tu nhà từ móng mà phần số liệu cấu tạo địa chất công trình đã bị mất cả.
Cách giải quyết có lẽ chỉ khi thế giới đại đồng, những chi tiết mang tính gốc rễ như vật liệu cấu tạo, địa chất/địa tầng của một vùng đất... đặt ở thư viện công cộng ai cũng truy cập được vì không ai muốn gây hại cho ai mà chỉ xem để mình sử dụng theo hướng tích cực.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Kỹ thuật nào cũng giữ lại cái know-how không thể hiện ra bản vẽ, vì thế muốn đổi platform công nghệ không khác gì muốn đại tu nhà từ móng mà phần số liệu cấu tạo địa chất công trình đã bị mất cả.
Cách giải quyết có lẽ chỉ khi thế giới đại đồng, những chi tiết mang tính gốc rễ như vật liệu cấu tạo, địa chất/địa tầng của một vùng đất... đặt ở thư viện công cộng ai cũng truy cập được vì không ai muốn gây hại cho ai mà chỉ xem để mình sử dụng theo hướng tích cực.
Tôi không tin là chỉ có tuabin công suất lớn của GE mới phù hợp với những yếu tố địa chất/địa tầng của vùng đất đó. Có chăng nó phù hợp với những thứ mà Nga xây cho VN, bây giờ không muốn bỏ đi. Nhưng càng để lâu thì càng tốn kém, càng đội vốn. Chẳng thà bỏ hoặc đại tu đi để cho nó phù hợp với cái mới cho xong
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Tôi không tin là chỉ có tuabin công suất lớn của GE mới phù hợp với những yếu tố địa chất/địa tầng của vùng đất đó. Có chăng nó phù hợp với những thứ mà Nga xây cho VN, bây giờ không muốn bỏ đi. Nhưng càng để lâu thì càng tốn kém, càng đội vốn. Chẳng thà bỏ hoặc đại tu đi để cho nó phù hợp với cái mới cho xong
À, ý là cái buồng đốt với quạt hút của GE thế nào cũng công bố thiếu hoặc không rõ ràng một vài thông số cần hiệu chỉnh để đạt tối ưu hiệu suất ở một số chế độ tới hạn. Không biết thông số này thì phần cứng phần mềm nó lủng củng, dễ gây sai số khi chạy thực tế.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
À, ý là cái buồng đốt với quạt hút của GE thế nào cũng công bố thiếu hoặc không rõ ràng một vài thông số cần hiệu chỉnh để đạt tối ưu hiệu suất ở một số chế độ tới hạn. Không biết thông số này thì phần cứng phần mềm nó lủng củng, dễ gây sai số khi chạy thực tế.
Thì bây giờ coi như làm lại từ đầu với cái tuabin mới rồi còn gì. Rắc rối tôi nghĩ k phải là vấn đề công nghệ, mà là vấn đề tài chính. Ai sẽ là người chịu chi, vì việc này phá vỡ kế hoạch tài chính của cả 2 bên. Điều đó cho thấy Mỹ k phải đối tác tin cậy. Đôi khi VN hay nước nào đó, làm ăn với nưóc X, mà X có dùng 1 linh kiện Mỹ và giả sử X mâu thuẫn với Mỹ vì 1 việc gì đó, là Mỹ trả đũa, khiến VN hay nưóc đó phải hứng chịu. Mỹ đã chơi trò này với cả đồng minh. Ví dụ cái tàu sân bay Pháp có dùng cáp hãm tốc độ của Mỹ khi hạ cánh, lúc cãi nhau về vụ Iraq, Mỹ k bảo trì khiến tàu sân bay Pháp phải nằm chơi vài tháng.
Nói chung cần sự hậu thuẫn chính trị của Mỹ thì cứ mua đồ Mỹ, hoặc sợ bị Mỹ trừng phạt thì mua đồ Mỹ, kiểu VN phải để Mỹ làm mấy cái dự án điện khí để tránh đòn trừng phạt, etc. Mà khi đã để Mỹ làm thì khi nào có cãi nhau gì là Mỹ lại giở chiêu không cấp đồ, k cấp phụ tùng, bảo dưỡng, etc. ngay. Phải chấp nhận thôi, nhưng có lẽ tôi hơi lạc đề rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Thì bây giờ coi như làm lại từ đầu với cái tuabin mới rồi còn gì. Rắc rối tôi nghĩ k phải là vấn đề công nghệ, mà là vấn đề tài chính. Ai sẽ là người chịu chi, vì việc này phá vỡ kế hoạch tài chính của cả 2 bên. Điều đó cho thấy Mỹ k phải đối tác tin cậy. Đôi khi VN hay nước nào đó, làm ăn với nưóc X, mà X có dùng 1 linh kiện Mỹ và giả sử X mâu thuẫn với Mỹ vì 1 việc gì đó, là Mỹ trả đũa, khiến VN hay nưóc đó phải hứng chịu. Mỹ đã chơi trò này với cả đồng minh. Ví dụ cái tàu sân bay Pháp có dùng cáp hãm tốc độ của Mỹ khi hạ cánh, lúc cãi nhau về vụ Iraq, Mỹ k bảo trì khiến tàu sân bay Pháp phải nằm chơi vài tháng.
Nói chung cần sự hậu thuẫn chính trị của Mỹ thì cứ mua đồ Mỹ, hoặc sợ bị Mỹ trừng phạt thì mua đồ Mỹ, kiểu VN phải để Mỹ làm mấy cái dự án điện khí để tránh đòn trừng phạt, etc. Mà khi đã để Mỹ làm thì khi nào có cãi nhau gì là Mỹ lại giở chiêu không cấp đồ, k cấp phụ tùng, bảo dưỡng, etc. ngay. Phải chấp nhận thôi, nhưng có lẽ tôi hơi lạc đề rồi
Thì làm mới từ đầu sẽ dẫn đến tình trạng nhập nhằng về tài chính với dự án cũ. Rất dễ xảy ra.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Nga làm cái này rồi bác, nhưng trước đây linh kiện cho bộ truyền động điện dùng cho tàu vẫn có vài cái (ít thôi) phải nhập khẩu từ General Electricity. Khi khủng hoảng từ Ukraine nổ ra, GE không bán nữa, Ukraine cũng không bán tuabin khí cho Nga, làm cho việc chế tạo tàu phá băng lớn nhất thế giới Arktika bị chậm ngày hạ thuỷ từ 2017 đến 2020, vì Nga phải tự mình chế tạo các linh kiện này và tuabin khí (dùng để dự phòng cho động cơ dùng năng lượng hạt nhân của tàu này). Bây giờ mới đúng là thiết bị toàn Nga. Thực ra, trên thế giới, ngoài Nga ra, có lẽ không nưóc nào chế tạo hệ thống mà linh kiện toàn của 1 nước như vậy. À, còn Pháp với máy bay Rafale (không tính vũ khí của nó) cũng là toàn Pháp thật.

Lần trước có post về việc Nga đang hoàn thành máy bay động cơ lai (hybrid), hiện nay thì máy bay động cơ lai đầu tiên trên thế giới bắt đầu bay thử nghiệm, đó là máy bay của Pháp.
Công ty Voltaéro, Pháp, đã cho thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay lai điện (hybrid) tên là Cassio 1, có khả năng chở 10 hành khách vào ngày 22/10, cất cánh từ Royan, trước khi bắt đầu chuyến bay vòng quanh nước Pháp. Đây là máy bay 1 động cơ nhiệt và 3 động cơ điện.

Tôi đang hứng với thị trường điện của Nga. Bọn Power Machines, như đã nói, vì bỏ bê làm tuabin khí, chỉ làm tuabin hơi nước, nên khi bị Mỹ cấm thì dẫn đến vụ xung đột Long Phú ở VN. Dĩ nhiên việc mua tubin khí loại công suất lớn GTD-110M của Nga làm, hay tuabin khí công suất lớn của Siemens hay GE do Nga chế tạo là không kịp, nhưng Nga có thể mua tuabin công suất lớn của Siemens thay thế mà. Cái này không bị trừng phạt, đâu nhất định phải dùng đồ của GE. Dù đồ của GE có gì độc đáo, thì cũng có thể mua đồ của Siemens rồi điều chỉnh những cái khác cho phù hợp. Chả hiểu sao cứ nhất định phải là GE cho Long Phú, hay VN đòi hỏi vậy?
Hợp đồng xây dựng nhà máy điện Long Phú 1 đã ký từ lâu, tổng công suất 1200MW, dùng 2 tổ hợp tua bin hơi máy phát điện truyền thống (mỗi cái 600MW), tiến độ hạng mục dự án đang triển khai tốt. Trong HĐ này thì nhà thầu Nga PM cung cấp tổ hợp Steam Turbine- Máy phát điện có nguồn gốc từ GE. Khi bị cấm vận thì bế tắc. Không có nguồn máy ST và máy phát (2 bộ ST, 2 bộ máy phát) điện khác. Việc thay đổi xuất xứ và phê duyệt máy chính thiết bị chính thì gần như là làm HĐ mới (lại chào thầu, đấu thầu, thương thảo, phê duyệt, cam kết không tăng giá bán...). Hơn nữa chế tạo các tổ hợp ST-máy phát là làm theo đặt hàng, và phải có thời gian (quãng 12-18 tháng).
Tóm lại là tình thế là đành lôi nhau ra tòa án, xem xét điều khoản nào như bất khả kháng, kiện và phải chịu phạt hay không. Và một điểm nữa là HĐ thanh toán bằng đồng USD, cũng liên quan đến cấm vận của Mỹ.
Hiện VN chưa có nhà máy điện nào dùng máy gas turbine của Nga. Để vài năm nữa khi nhà sản xuất Nga chế tạo sản xuất, thử nghiệm và bán ra nước ngoài. Có lẽ VN cũng nên dùng của họ.
Ở VN, trong các nhà máy điện khí, phần lớn theo dạng cấu hình 2-2-1 (2 máy Gas Turbine - 2 Lò thu hồi nhiệt HRSG- 1 máy Steam Turbine), vận hành dạng chu trình hỗn hợp CCGT (Combined Cycle Gas Turbine), rất hiếm khi chạy chu trình đơn (Open Cycle/Single Cycle) vì không kinh tế. Khi chạy chu trình đơn, sẽ có hiệu suất khoảng 33-36%, khi chạy chu trình hỗn hợp, hiệu suất tăng lên đến 55%, 58% thậm chí vài cấu hình tụi GE và MHI còn quảng cáo tăng đến 70%!
VN dùng các máy GT và ST trong nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp như sau:
Máy từ Siemens, VN dùng khá nhiều: máy GT có 10 cái, trong đó 8 máy loại công suất 250MW, 2 máy loại công suất 150MW. Máy ST có 5, loại 1 cái 150MW và 4 cái 250MW. Tất cả đều theo dạng 2-2-1
Máy của GE: 2 GT loại 250MW, 1 ST loại 250MW, cũng 2-2-1.
Máy của Alstom/ABB: Loại GT 36,5MW có 7 máy, Loại GT 180MW có 6 máy. Loại ST 180MW có 3 máy. cấu hình 2-2-1.
Máy của MHI Nhật: có 3 máy GT loại 250MW, số máy ST khá nhiều, quãng gần 10 máy loại 600MW. Sắp tới có thêm 3 máy GT loại 250MW ở Ô môn. Cấu hình 3-3-1, nghĩa là nhà máy có 3 máy GT- 3 lò HRSG- 1 máy ST.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Hợp đồng xây dựng nhà máy điện Long Phú 1 đã ký từ lâu, tổng công suất 1200MW, dùng 2 tổ hợp tua bin hơi máy phát điện truyền thống (mỗi cái 600MW), tiến độ hạng mục dự án đang triển khai tốt. Trong HĐ này thì nhà thầu Nga PM cung cấp tổ hợp Steam Turbine- Máy phát điện có nguồn gốc từ GE. Khi bị cấm vận thì bế tắc. Không có nguồn máy ST và máy phát (2 bộ ST, 2 bộ máy phát) điện khác. Việc thay đổi xuất xứ và phê duyệt máy chính thiết bị chính thì gần như là làm HĐ mới (lại chào thầu, đấu thầu, thương thảo, phê duyệt, cam kết không tăng giá bán...). Hơn nữa chế tạo các tổ hợp ST-máy phát là làm theo đặt hàng, và phải có thời gian (quãng 12-18 tháng).
Tóm lại là tình thế là đành lôi nhau ra tòa án, xem xét điều khoản nào như bất khả kháng, kiện và phải chịu phạt hay không. Và một điểm nữa là HĐ thanh toán bằng đồng USD, cũng liên quan đến cấm vận của Mỹ.
Hiện VN chưa có nhà máy điện nào dùng máy gas turbine của Nga. Để vài năm nữa khi nhà sản xuất Nga chế tạo sản xuất, thử nghiệm và bán ra nước ngoài. Có lẽ VN cũng nên dùng của họ.
Ở VN, trong các nhà máy điện khí, phần lớn theo dạng cấu hình 2-2-1 (2 máy Gas Turbine - 2 Lò thu hồi nhiệt HRSG- 1 máy Steam Turbine), vận hành dạng chu trình hỗn hợp CCGT (Combined Cycle Gas Turbine), rất hiếm khi chạy chu trình đơn (Open Cycle/Single Cycle) vì không kinh tế. Khi chạy chu trình đơn, sẽ có hiệu suất khoảng 33-36%, khi chạy chu trình hỗn hợp, hiệu suất tăng lên đến 55%, 58% thậm chí vài cấu hình tụi GE và MHI còn quảng cáo tăng đến 70%!
VN dùng các máy GT và ST trong nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp như sau:
Máy từ Siemens, VN dùng khá nhiều: máy GT có 10 cái, trong đó 8 máy loại công suất 250MW, 2 máy loại công suất 150MW. Máy ST có 5, loại 1 cái 150MW và 4 cái 250MW. Tất cả đều theo dạng 2-2-1
Máy của GE: 2 GT loại 250MW, 1 ST loại 250MW, cũng 2-2-1.
Máy của Alstom/ABB: Loại GT 36,5MW có 7 máy, Loại GT 180MW có 6 máy. Loại ST 180MW có 3 máy. cấu hình 2-2-1.
Máy của MHI Nhật: có 3 máy GT loại 250MW, số máy ST khá nhiều, quãng gần 10 máy loại 600MW. Sắp tới có thêm 3 máy GT loại 250MW ở Ô môn. Cấu hình 3-3-1, nghĩa là nhà máy có 3 máy GT- 3 lò HRSG- 1 máy ST.
Theo tôi biết, VN chưa từng nhập gas turbine của Nga, mà hình như cả steam turbine của Nga cũng chưa từng nhập thì phải (không tính thời Liên Xô). Cái vụ Long Phú này, theo tôi biết chính VN chủ động chọn steam turbine GE D850 của GE chứ không chọn của Siemens, Alstom hay Nga gì cả. Bây giờ mà chọn lại turbine thì đúng là làm lại từ đầu thật.

Sau khi LX sụp đổ, thì Nga chỉ còn chế tạo gas turbine công suất vừa và nhỏ. Bây giờ thì lại đua nhau nhảy vào chế tạo gas turbine công suất lớn, cũng vì cái chương trình hiện đại hoá ngành điện 41GW của chính phủ Nga cả. =))
 
Chỉnh sửa cuối:

Dtht.laixe

Xe buýt
Biển số
OF-707858
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
915
Động cơ
96,996 Mã lực
Tuổi
53
Bay thử máy bay dân dụng thì Phi công có đc trang bị dù như MB quân sự ko nhể???
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Sau khi LX sụp đổ, thì Nga chỉ còn chế tạo gas turbine công suất vừa và nhỏ. Bây giờ thì lại đua nhau nhảy vào chế tạo gas turbine công suất lớn, cũng vì cái chương trình hiện đại hoá ngành điện 41GW của chính phủ Nga cả. Tôi không rõ tại sao Nga lại để nguồn lực phân tán vậy, để cho đến 3 hãng khác nhau chế tạo loại tuabin khí công suất lớn này, một thứ rất tốn kém, trong khi Mỹ cũng chỉ có GE, Pháp cũng chỉ có Alstom Grid (đã bán cho GE), Đức cũng chỉ có Siemens, Nhật và Italy tôi quên tên những cũng chỉ là 1 hãng duy nhất. Nếu Saturn UEC đã chế tạo thành công GTD-110M rồi thì cứ tập trung cho họ đi, sao phải để cả Power Machines và GazProm Energoholding làm nữa?
Tôi có thể hiểu chính quyền Nga không muốn độc quyền và tạo sự cạnh tranh, nhưng chính Siemens và GE cũng đã nội địa hoá sản xuất và chuyển giao công nghệ làm tuabin khí công suất lớn cho Nga, như vậy cũng là cạnh tranh rồi đó thôi. Hoặc cũng lắm thì để Saturn và Power Machines làm thôi, ông GazProm nhảy vào làm gì? Thay vào đó nên đầu tư tiền và làm anchor customer thì hay hơn, đỡ phân tán nguồn lực.
Nói chung, đầu tôi vẫn là kiểu format của phương Tây, nên vẫn chưa hiểu hết logic của Nga. Tôi tin họ có lý do, nhưng tôi chưa hiểu
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Hai bố có dự án chung CR929, k biết đến 2030 có bay được k :D
C là China, R là Russia


Như cụ Lãng tử bk đã viết. Nga bị phương Tây cấm vận, nghỉ chơi, ko cung cấp thiết bị cho dòng máy bay dân dụng Nga phát triển.
Mục đích bóp chết công nghiệp máy bay dân dụng Nga. Ko cho trở lại thời kỳ huy hoàng LX.
Nga quay sang hợp tác với TQ phát triển máy bay mới. Một hướng đi thực tế và hợp lý.
Nga mạnh về thiết kế tổng thể máy bay, máy bay có khí động học tốt, an toàn. Động cơ cũng sắp hoàn thiện.
Nhưng Nga ko đủ tiền để tự nghiên cứu, sản xuất các thiết bị, nội thất tiện nghi, hiện đại trong máy bay dân dụng (vấn đề quan trọng để khách hàng thoải mái)
TQ có đủ tiền, cũng như thị trường TQ quá to để phương Tây không thể cấm vận cung cấp thiết bị cho máy bay TQ phát triển.
Về giá thành đồ nội thất, thiết bị trên máy bay cũng chiếm tỉ lệ rất lớn.
Nói chung Nga làm tổng thể, động cơ. TQ lo nội thất, thiết bị tiện nghi. Giá trị 50-50
Nếu hợp tác thành công. Máy bay liên doanh Nga TQ có chất lượng ko kém Boing, Airbus. Về thị trường TQ, Nga cũng chiếm 1/3 thế giới rồi. Đủ ăn.
Nga ko phải chi quá nhiều tiền tự làm từ A-Z máy bay. Đặc biệt đồ nội thất, tiện nghi Nga đấu ko lại phương Tây. Có cố làm thì cũng chỉ copy, ăn cắp. Muôn đời theo đuôi. Việc ấy để TQ lo, một thời gian sau có khi TQ tự mình phát minh ra cái mới ấy chứ.
TQ giải quyết được công nghệ lõi chế tạo máy bay từ Nga (phương Tây ko bao giờ bán công nghệ xịn nhất cho TQ làm máy bay nội địa)
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Thêm một tin nữa, không rõ các bạn có biết tin kỹ hơn không?
Từ 20 năm nay, Hàn Quốc đang sử dụng phi đội 54 chiếc trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 của Nga để tìm kiếm cứu nạng trong chiến tranh, cấp cứu dân sự, cứu hỏa cả dân sự và quân sự, và các nhiệm vụ khác
Hồi tháng 10 năm ngoái 2019, báo chí có đưa tin, Nga có đề xuất với Hàn Quốc một gói nâng cấp phi đội trực thăng Kamov KA-32 của Hàn, với động cơ, avionics mới và các thứ khác.

Cụ thể là phía Nga đề xuất với Hàn như sau:
- Động cơ mới Klimov VK-2500PS-02 engine, thay cho động cơ cũ Klimov-TV3-117s
- Buồng lái mới (glass cockpit)
- Hệ thống cứu hỏa firefighting system) mới
Phía Nga nói rằng việc nâng cấp sẽ kinh tế hơn mua mới. Việc nâng cấp này sẽ hợp tác với hãng Hàn Quốc là RH Focus.

Không rõ hồi đáp của phía Hàn Quốc thế nào? Các bạn có tin gì không?

Nhưng có 1 số điều cần lưu ý:
- Trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 hiện đang được sử dụng tại trên 30 nước thế giới (Cái hình màu vàng phía dưới là trực thăng Kamov được sử dụng ở Bồ Đào Nha (Portugal Civil Protection), còn hình kia là Ka-32 được dùng ở Hàn Quốc). Nó chủ yếu dùng để cứu nạn, cứu hỏa, và cấu hình của nó cho phép dùng cho hơn 100 kịch bản khác nhau.
Do tính đa năng này, một chiếc Kamov KA-32 có thể làm được rất nhiều việc, nên số lượng sản xuất ra nó bên ngoài Nga không nhiều, hình như chỉ có 240 hay 250 chiếc gì đó.
Bản thân Nga cũng chỉ có 37 chiếc. Chi phí chế tạo trực thăng này rất rẻ

- Động cơ cũ Klimov-TV3-117s là của Nga làm, nhưng có dùng components (linh kiện) của Ukraine. Còn động cơ mới Nga đề xuất là Klimov VK-2500 hoàn toàn của Nga, kể cả linh kiện.
Như vậy nếu thay động cơ mới thì Ukraine chẳng kiếm được xu nào từ việc bảo hành bảo trì mấy cái linh kiện của mình từ Hàn Quốc, bởi vì Hàn là nước có phi đội trực thăng Kamov KA-32 lớn nhất thế giới

Ka-32 của Bồ Đào Nha
View attachment 5545576


Ka-32 của Hàn Quốc
View attachment 5545575

_________________________________________________

Nhân câu chuyện về nâng cấp này, hãy nhìn lại lịch sử quá trình nội địa hóa động cơ trực thăng của Nga một chút, và lịch sử của việc hình thành động cơ trực thăng nội địa VK-2500. Có thể thấy việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ, không để bị lệ thuộc vào Ukraine đã được bắt đầu từ rất lâu, không phải đợi đến khi có khủng hoảng Ukraine mới tiến hành.

- Khi Liên Xô tan rã, Nga có các nhà máy chế tạo trực thăng, và Nga cũng là nơi phát triển, phát minh ra công nghệ, thiết kế trực thăng. Trái lại Ukraine lại thừa hưởng được nhà máy sản xuất động cơ cho trực thăng.


- Các động cơ cho ngành công nghiệp máy bay trực thăng dân dụng ở Nga được cung cấp theo hợp đồng dài hạn giữa Nga và Ukraine. Mỗi khi Nga chế ra được cái trực thăng nào, và ký được hợp đồng bán trực thăng nào, thì Ukraine cũng được lợi với tư cách nhà cung cấp động cơ.

- Vào đầu những năm 2000, Nga đã cố gắng mua nhà máy chế tạo động cơ của Ukraine, nhưng bị từ chối. Sau đó, Nga quyết định thành lập công ty sản xuất động cơ trực thăng hoàn toàn độc lập của riêng mình trên cơ sở Công ty cổ phần Klimov .
(Chú ý là công ty Klimov đã ra đời từ năm 1914, và đã chế tạo động cơ từ lâu, chủ yếu là động cơ trục chân vịt, hộp số (gearbox), cho các loại phương tiện khác nhau)

- Khởi đầu, quá trình nội địa hóa động cơ trực thăng của Nga bắt đầu bằng việc lắp ráp động cơ sử dụng các linh kiện của Ukraine
. Năm 2009, khoảng 100 động cơ đã được lắp ráp tại Klimov JSC sử dụng linh kiện của Ukraine, năm 2010 - 198 chiếc, năm 2011 - hơn 260 chiếc.

- Năm 2011, một nhà máy động cơ máy bay mới được thành lập tại St.Petersburg, tên là khu phức hợp thiết kế và sản xuất Petersburg Motors design and production complex Petersburg Motors)

- Năm 2014, giai đoạn đầu tiên của nhà máy mới này được đưa vào vận hành, chính thức việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ trực thăng của Nga, cả linh kiện cũng là của Nga.

Trong sự hợp tác toàn diện của việc nội địa hóa động cơ này, còn có sự tham gia của công ty SPC Gas Turbine Engineering "Salyut" , Xí nghiệp Chế tạo Máy Moscow được đặt theo tên của VV Chernyshev (Chernyshev Moscow Machine-Building Enterprise) và công ty PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association - Hiệp hội Công nghiệp Động cơ Ufa, tôi đã post về công ty này)

Quá trình phát triển của động cơ VK-2500, hoàn toàn của Nga, đây là 1 bước tiến hóa lớn từ động cơ TV3-117s (được gọi là high power derivative of the TV3-117VMA engine, also for hot and high). Động cơ này dự định lắp đặt trên các máy bay trực thăng hạng trung mới và hiện đại hóa của các công ty Mil và Kamov, cụ thể là trên trực thăng Ka-50, Ka-52 và Mi-28.

- Một phiên bản của động cơ VK-2500, đã được phát triển tại Công ty cổ phần Klimov vào năm 1999-2001. Năm 2001, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với động cơ trục chân vịt VK-2500 đã được thực hiện.

- Năm 2012, các thử nghiệm của động cơ này đã được hoàn thành

- Năm 2014, Klimov đã lắp ráp 10 động cơ đầu tiên hoàn toàn từ các linh kiện của Nga. Năm 2015 - 30 cái. Năm 2016 - 60 cái. Năm 2017 - 100 cái

Động cơ VK-2500 này dùng cho các trực thăng vận tải hạng trung. Đông cơ này có thể hoạt động hiệu quả trong các vùng khí nóng và loãng như trên núi cao hay những nơi có thời tiết và nhiệt độ cực nóng.

VK-2500 được trang bị hệ thống tuốc bin nén khí mới giúp nó có thể tăng áp lực khí cùng công suất lên so với loại động cơ cũ. Klimov cũng phát triển hệ thống điều khiển điện tử để tối ưu hóa hiệu suất của động cơ cũng như trực thăng mà nó được trang bị.

Vào đầu năm 2020, phiên bản mới Klimov VK-2500PS-03 engine đã được trang bị thêm hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số điện tử dạng FADEC (Full-authority digital engine control), tên là BARK-6V-7S được phát triển cũng bởi hãng Klimov này (JSC "ODK-Klimov")


Trước đó, vào cuối năm 2018, động cơ VK-2500PS-03 mới này, dĩ nhiên cũng được chế tạo từ các linh kiện Nga (Russian components and parts) đã được gắn trên trực thăng Mi-171A2 và bay thử khắp nơi ở khu vực Đông Nam Á, cho thấy nó hoạt động tốt trong điều kiện độ cao lớn trong điều kiện mưa và nóng vùng nhiệt đới (high altitude, heat and tropical rain conditions).
Hiện giấy chứng nhận cho version mới này đã nhận được tại Ấn Độ, Colombia cho phép nó được vận hành với tư cách động cơ hàng không dân sự ở những nước này. Các giấy chứng nhận tương tự cũng đã được cấp cho động cơ này ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Peru, Brazil, Mexico.


Bài post trên tôi có post việc dòng động cơ VK-2500 hoàn toàn do hãng Klimov Nga chế tạo dùng cho trực thăng hạng trung (dạng phổ biến nhất), và biến thế mới nhất, phiên bản mới Klimov VK-2500PS-03 engine đã được trang bị thêm hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số điện tử dạng FADEC (Full-authority digital engine control), tên là BARK-6V-7S được phát triển cũng bởi hãng Klimov này (JSC "ODK-Klimov"). Biến thể này dùng cho các trực thăng Ka-50, 52, Mi-171A2.

Tôi cũng đưa tin là cuộc bay thử nghiệm cấp Nhà nước về một biến thể khác của động cơ VK-2500 là VK-2500P cho máy bay trực thăng Mi-28NM hiện đại hóa, đã và đang diễn ra.
Hôm này thì cuộc thử nghiệm đã xong, biến thể mới VK-2500P đã vượt qua cuộc thử nghiệm cấp nhà nước (state trials) và cũng sử dụng hệ thống FADEC (Full-authority digital engine control) tiên tiến nhất (Tôi nghĩ nó cũng sử dụng cái BARK-6V-7S của Klimov, giống như biến thể VK-2500PS-03)

1603448203506.png


Động cơ VK-2500P cho máy bay trực thăng Mi-28NM của Nga đã vượt qua các thử nghiệm cấp nhà nước

Động cơ VK-2500P tiên tiến được phát triển cho trực thăng chiến đấu Mil Mi-28NM mới nhất của Nga đã vượt qua thành công các cuộc thử nghiệm. Giấy chứng nhận đã được trao bởi đại diện Bộ Quốc phòng Nga.

"Việc sử dụng động cơ này trên hầu hết các máy bay trực thăng Mil và Kamov sẽ mang lại cho chúng những phẩm chất hoàn toàn khác so với những chiếc hiện nay, động cơ sử dụng hệ thống FADEC tiên tiến nhất (hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số toàn quyền)", Giám đốc điều hành UEC-Klimov Alexander Vatagin cho biết tại buổi lễ.

Ông nói với các phóng viên: "Quá trình thử nghiệm kéo dài 12 tháng. Chúng tôi hy vọng động cơ sẽ được ứng dụng không chỉ trên máy bay trực thăng Mi-28NM mà còn trên các tàu cánh quạt khác".

Văn phòng báo chí của công ty cho biết, động cơ đã vượt qua một loạt thử nghiệm thành công để tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do Bộ Quốc phòng Nga quy định và có thể được sử dụng làm động cơ cho các máy bay trực thăng mới nhất của Nga.

Động cơ VK-2500 được lắp trên trực thăng Mi-8/17, Mi-24/35 và Ka-50/52 và cả trên các máy bay dân dụng Ka-32. Sửa đổi VK-2500P đã được phát triển cho Mi-28NM, phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu Mi-28N 'Thợ săn đêm'.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Sau khi LX sụp đổ, thì Nga chỉ còn chế tạo gas turbine công suất vừa và nhỏ. Bây giờ thì lại đua nhau nhảy vào chế tạo gas turbine công suất lớn, cũng vì cái chương trình hiện đại hoá ngành điện 41GW của chính phủ Nga cả. Tôi không rõ tại sao Nga lại để nguồn lực phân tán vậy, để cho đến 3 hãng khác nhau chế tạo loại tuabin khí công suất lớn này, một thứ rất tốn kém, trong khi Mỹ cũng chỉ có GE, Pháp cũng chỉ có Alstom Grid (đã bán cho GE), Đức cũng chỉ có Siemens, Nhật và Italy tôi quên tên những cũng chỉ là 1 hãng duy nhất. Nếu Saturn UEC đã chế tạo thành công GTD-110M rồi thì cứ tập trung cho họ đi, sao phải để cả Power Machines và GazProm Energoholding làm nữa?
Tôi có thể hiểu chính quyền Nga không muốn độc quyền và tạo sự cạnh tranh, nhưng chính Siemens và GE cũng đã nội địa hoá sản xuất và chuyển giao công nghệ làm tuabin khí công suất lớn cho Nga, như vậy cũng là cạnh tranh rồi đó thôi. Hoặc cũng lắm thì để Saturn và Power Machines làm thôi, ông GazProm nhảy vào làm gì? Thay vào đó nên đầu tư tiền và làm anchor customer thì hay hơn, đỡ phân tán nguồn lực.
Nói chung, đầu tôi vẫn là kiểu format của phương Tây, nên vẫn chưa hiểu hết logic của Nga. Tôi tin họ có lý do, nhưng tôi chưa hiểu
Các hãng Nga cạnh tranh làm dòng gas turbine công suất lớn, đó là điều tốt. Đọc loạt bài viết của cụ về quyết tâm làm GT của Nga, chắc chắn họ làm được. Vì bản thân Nga, họ có đủ thứ nghiên cứu bài bản, có công nghệ lõi, có kinh nghiệm làm các dòng nhỏ và trung bình, có truyền thống và tay nghề cao, bây giờ thì lại thêm hình thức chuyển giao công nghệ (hiểu thẳng là mua đứt bí quyết dây truyền sản xuất cho nhanh chứ chuyển giao gì nhỉ?) từ Siemens và GE là 2 trong nhiều hãng làm GT của thế giới. GE Mỹ, Siemens Đức, Alstom Pháp (mua ABB làm mảng nguồn GT của Thụy sĩ), MHI Nhật và vài hãng làm dòng GT công suất nhỏ/trung bình như Kawasaki, Hitachi, IHI, rồi Ansaldo của Italy (mua bản quyền làm GT từ Siemens).
Riêng Alstom của Pháp ban đầu cũng là 1 công ty làm mảng GT trên cơ sở liên doanh với GE (có tên đúng là GEC Alsthome?) cũng chỉ sản xuất máy GT 36,5MW mua bản quyền 6FA của GE (các năm 1990-2000, VN mua khá nhiều dòng máy 36,5MW này cho lắp ở Thủ Đức, Bà rịa và Cần thơ), sau này ông lớn Alstom mua đứt ABB, và Alstoem lại bị GE mua đứt, giờ GE nhả Alstom ra rồi thì phải.
Phân loại dòng công suất lớn,các gam máy của các hãng GE, Siemens, MHI hay Alstom có gần như chung loạt công suất: 150MW-180MW, 250-290MW (tùy theo điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn, hay nhiên liệu đốt).
Còn các hãng Nga, dường như làm theo mức công suất ở dải công suất hơi khác: hiện giờ mới là 110MW (hay giao động + 5-20%, theo điều kiện thời tiết hay nhiên liệu đốt), còn dòng máy có dải công suất lớn từ 250-300MW có lẽ là mục tiêu các hãng Nga cũng phải nhắm tới sau này. Tham số đạt được vận hành chạy 8000h giờ, đó là tiêu chuẩn vận hành gần như cho tất cả các máy GT, để đến kỳ trung tu sau 8000h (coi là 1 năm).
Thực ra khi hãng Nga đã có dòng máy 110MW, thì việc họ thiết kế theo dạng "rate scale" cũng không quá khó khăn, và tôi tin là Nga làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Như cụ Lãng tử bk đã viết. Nga bị phương Tây cấm vận, nghỉ chơi, ko cung cấp thiết bị cho dòng máy bay dân dụng Nga phát triển.
Mục đích bóp chết công nghiệp máy bay dân dụng Nga. Ko cho trở lại thời kỳ huy hoàng LX.
Nga quay sang hợp tác với TQ phát triển máy bay mới. Một hướng đi thực tế và hợp lý.
Nga mạnh về thiết kế tổng thể máy bay, máy bay có khí động học tốt, an toàn. Động cơ cũng sắp hoàn thiện.
Nhưng Nga ko đủ tiền để tự nghiên cứu, sản xuất các thiết bị, nội thất tiện nghi, hiện đại trong máy bay dân dụng (vấn đề quan trọng để khách hàng thoải mái)
TQ có đủ tiền, cũng như thị trường TQ quá to để phương Tây không thể cấm vận cung cấp thiết bị cho máy bay TQ phát triển.
Về giá thành đồ nội thất, thiết bị trên máy bay cũng chiếm tỉ lệ rất lớn.
Nói chung Nga làm tổng thể, động cơ. TQ lo nội thất, thiết bị tiện nghi. Giá trị 50-50
Nếu hợp tác thành công. Máy bay liên doanh Nga TQ có chất lượng ko kém Boing, Airbus. Về thị trường TQ, Nga cũng chiếm 1/3 thế giới rồi. Đủ ăn.
Nga ko phải chi quá nhiều tiền tự làm từ A-Z máy bay. Đặc biệt đồ nội thất, tiện nghi Nga đấu ko lại phương Tây. Có cố làm thì cũng chỉ copy, ăn cắp. Muôn đời theo đuôi. Việc ấy để TQ lo, một thời gian sau có khi TQ tự mình phát minh ra cái mới ấy chứ.
TQ giải quyết được công nghệ lõi chế tạo máy bay từ Nga (phương Tây ko bao giờ bán công nghệ xịn nhất cho TQ làm máy bay nội địa)
Chiến lược thì là đúng, nhưng có thành đuợc không thì không rõ. Hiện đang mâu thuẫn nhau, TQ thì muốn tính năng phải thế này, Nga phải thế kia. Mâu thuẫn này khá nghiêm trọng, Phap đã từng chia tay dự án EuroFighter (gồm Anh, Đức, TBN, Italy) để tự chế tạo máy bay Rafale của mình. Hơn nữa, TQ khi làm thì hay muốn ăn cắp công nghệ của Nga để tự làm, vì thế bọn Tây nó đang nghi rằng việc hợp tác này khó có thể lâu bền.
Nói chung, TQ với cái tâm thế hợp tác theo kiểu vơ hết vào mình như thế thì rất khó lâu dài. Bài viết của tôi cũng đã đưa, Ấn Độ đòi Nga phải chuyển giao hết công nghệ làm Su-57, nên việc hợp tác chế tạo không thành. Ấn độ nghĩ là Mỹ sẽ chuyển giao công nghệ máy bay cho mình chăng, nhờ vào mấy quan hệ chính trị tốt đẹp hơn? May ra nó bán linh kiện cho để lắp ráp là giỏi.

Mấy cái anh trọc phú nhà giàu mới nổi này, hay có tư duy nghĩ rằng, tôi có tiền thì tôi được quyền có hết, rằng chỉ cần chính trị tốt, tiền tốt là cái gì cũng có hết, kể cả bí quyết công nghệ ấy. Bây giờ bị chiến tranh với Mỹ, cho một bài học, không phải cứ có tiền là muốn gì cũng được. Có bao nhiêu tiền cũng không mua đuợc công nghệ cốt lõi từ bất kể nước nào (từ, Mỹ, phương Tây nói chung, Nga, Nhật). Và không phải cứ giá trị vốn hoá trên thị trường lớn là to là mạnh. Những công ty mà Mỹ dựa vào để đánh TQ có giá trị vốn hoá bé bằng con muỗi so với giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ USD của Tencent, Alibaba, Amazon, Facebook, Apple, etc. nhưng không có những hãng đó thì không có ngành vi điện tử của Mỹ luôn, chứ đừng nói mấy cái hãng kia.
Ở góc nhìn vĩ mô, chiến lược, thì Mỹ có thể không có những hãng hàng trăm, hàng nghìn tỷ USD như Apple, Facebook, etc. kia; chứ không thể không có những hãng giá trị vốn hoá có vài tỷ hay vài chục tỷ USD như Ansys, Cadences, Synopsys, Boeing, GE, etc. được

Tóm lại dự án máy bay thân rộng tầm xa giữa Nga và TQ có thành hay không chưa rõ. Thị trường này cũng khốc liệt như thị trưòng tuabin khí công suất lớn vậy. Thế giới cũng chỉ có 3 nước có khả năng làm máy bay dạng này là Mỹ, Nga, EU. Nga vẫn đang trong quá trình hoàn thành biến thể IL-96-400M của mình. Bốn động cơ PS-90A1 cho nó đã sẵn sàng. Sau khi khi ra đời PD-35 thì chỉ cần 2 động cơ. Mấy cái đồ onboard thì vừa chế tạo nội địa, vừa đi mua của TQ, Nhật, Hàn, Đài cũng OK, nhưng không vào được thị trường TQ là đáng tiếc lớn. Phải bán đuợc khoảng 100 chiếc máy bay mới thu hồi vốn và có lãi đưọc. Cũng may 1 cái mà bọn Nga làm ra thưòng dùng cho nhiều thứ, nên cũng đỡ về chi phí hơn. Ví dụ PD-35 cũng dùng đuợc cho các dòng máy bay chở hàng (hiện máy bay chở hàng IL-96-400T vẫn phải dùng 4 cái động có PS-90A) và hạng nặng khác của Nga, cả trong quân sự và dân sự, bộ sinh khí gas generator của động cơ PD-14 cũng đưọc dùng để chế tạo nhiều động cơ khác, etc.

PS: hình như máy bay chở hàng hạng nặng của phương Tây cũng phải dùng 4 động cơ như IL-96-400T thì phải? Mà con IL-96-400T ngoại trừ Nga ra thì hình như chỉ có Cuba dùng, còn lại chắc nó toàn đi chở hàng thuê kiếm tiền. Nga cũng hay cho máy bay chở hàng di chở thuê kiếm tiền lắm
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Các hãng Nga cạnh tranh làm dòng gas turbine công suất lớn, đó là điều tốt. Đọc loạt bài viết của cụ về quyết tâm làm GT của Nga, chắc chắn họ làm được. Vì bản thân Nga, họ có đủ thứ nghiên cứu bài bản, có công nghệ lõi, có kinh nghiệm làm các dòng nhỏ và trung bình, có truyền thống và tay nghề cao, bây giờ thì lại thêm hình thức chuyển giao công nghệ (hiểu thẳng là mua đứt bí quyết dây truyền sản xuất cho nhanh chứ chuyển giao gì nhỉ?) từ Siemens và GE là 2 trong nhiều hãng làm GT của thế giới. GE Mỹ, Siemens Đức, Alstom Pháp (mua ABB làm mảng nguồn GT của Thụy sĩ), MHI Nhật và vài hãng làm dòng GT công suất nhỏ/trung bình như Kawasaki, Hitachi, IHI, rồi Ansaldo của Italy (mua bản quyền làm GT từ Siemens).
Riêng Alstom của Pháp ban đầu cũng là 1 công ty làm mảng GT trên cơ sở liên doanh với GE (có tên đúng là GEC Alsthome?) cũng chỉ sản xuất máy GT 36,5MW mua bản quyền 6FA của GE (các năm 1990-2000, VN mua khá nhiều dòng máy 36,5MW này cho lắp ở Thủ Đức, Bà rịa và Cần thơ), sau này ông lớn Alstom mua đứt ABB, và Alstoem lại bị GE mua đứt, giờ GE nhả Alstom ra rồi thì phải.
Phân loại dòng công suất lớn,các gam máy của các hãng GE, Siemens, MHI hay Alstom có gần như chung loạt công suất: 150MW-180MW, 250-290MW (tùy theo điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn, hay nhiên liệu đốt).
Còn các hãng Nga, dường như làm theo mức công suất ở dải công suất hơi khác: hiện giờ mới là 110MW (hay giao động + 5-20%, theo điều kiện thời tiết hay nhiên liệu đốt), còn dòng máy có dải công suất lớn từ 250-300MW có lẽ là mục tiêu các hãng Nga cũng phải nhắm tới sau này. Tham số đạt được vận hành chạy 8000h giờ, đó là tiêu chuẩn vận hành gần như cho tất cả các máy GT, để đến kỳ trung tu sau 8000h (coi là 1 năm).
Thực ra khi hãng Nga đã có dòng máy 110MW, thì việc họ thiết kế theo dạng "rate scale" cũng không quá khó khăn, và tôi tin là Nga làm được.
Thì họ đã làm được rồi đấy thôi, hãng UEC-Saturn đã làm xong cái tuabin công suất lớn GT-110M đó, mà chả cần bí quyết hay công nghệ gì từ GE hay Siemens cả. Vấn đề là ở chỗ, "làm được" phải hiểu theo nghĩa là làm ra đuợc về mặt công nghệ, và đưa ra đuợc thị trưòng. Tôi có post rồi đó, hãng InterRAO rút vốn và không làm anchor customer nữa, vì thấy làm dự án nội địa hoá tuabin của GE, đuợc chuyển giao công nghệ thì có nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế hơn.

Thế nên làm ra được sản phẩm về mặt công nghệ, không có nghĩa là sẽ kinh doanh đưọc thành công. Bài học này đã xảy ra rất nhiều, ở mọi lĩnh vực. Nhiều khi không làm vì thấy không có triển vọng thị trường chứ chẳng phải không làm được vì công nghệ. Hiện Power Machines đang quyết tâm làm tuabin khí công suất lớn 170MW và dùng công nghệ in 3D làm cánh (đây là lần đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này theo tôi biết), còn UEC-Saturn thì đã làm xong rồi và đang loay hoay tìm cách kinh doanh nó. Còn GazProm Energoholding thì vừa mua REP Holding cũng của Nga, nhiều khả năng cũng sẽ tham gia.

Trước tiên là cứ phải đảm bảo nhu cầu nội địa, còn xuất khẩu thì còn phải chờ thời gian. Tôi vẫn nghĩ chỉ nên 1 hoặc 2 hãng Nga làm tuabin công suất lớn thôi, nhiều hãng quá làm phân mảnh nguồn lực quốc gia. Phương Tây cũng chỉ mỗi nước có 1 hãng
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top