Nhân viết bài này, làm tôi nhớ đến một chuyện. Chắc các bác cũng thấy công ty MCST này phát triển và thiết kế nhiều loại chip, gần nhất là chip Elbrus-8S và Elbrus-8SV. Đối thủ của họ, một công ty Nga khác là Baikal Electronics cũng đã đưa ra dòng chip Baikal-M của mình. Cả hai loại chip này đều được đúc bằng tiến trình 28 nm tại TSMC, và đã làm xong lô đầu tiên. Rostec đã giới thiệu siêu máy tính và 1 số server chạy chip Elbrus-8S này rồi
1) Chấp nhận xây nhà máy gia công chip tiến trình 28 nm hay không?
Trong đoạn trích trên, tôi đã post lên công ty JSC Mikron ở trên. Tiến trình của công ty này là 65 nm. Hồi năm 2015, công ty này đã đưa ra đề nghị với Bộ thương mại và công nghiệp Nga để xây dựng nhà máy có tiến trình 28 nm.
Hồi đó nội bộ Nga còn đang tranh luận, vì chi phí để xây dựng một nhà máy như vậy vô cùng tốn kém, mà dung lượng thị trường Nga liệu có đủ lớn để tiêu thụ hết các sản phẩm được làm từ 28nm không? Chắc các bác cũng biết rằng không phải chip nào cũng nhất thiết phải làm từ 28nm. Các con chip mà Mikron đúc để dùng trên thẻ thanh toán Mir cho hệ thống thanh toán quốc gia Nga, hay chip trên hộ chiếu điện tử của Lào, Mikron đều đúc dùng tiến trình 65nm cả. Các chip trong các ngành công nghiệp của Nga cũng phần lớn làm ra từ tiến trình 90 và 65 nm, và vẫn chạy tốt, vẫn sẽ đáp ứng được nhiệm vụ trong nhiều năm nữa.
Cách đây 2 năm, Mikron cũng đã chế tạo chip là một microcontroller chuyên dụng để bảo vệ dữ liệu truyền đi, trao đổi trong Internet vạn vật, Internet of things bằng tiến trình 65 nm này. Cùng thời điểm đó, hãng Ruselecronics cũng đưa ra microcircuit cho Internet of things, được phát triển bởi JSC NIIMA Progress
View attachment 5501994
View attachment 5501995
View attachment 5501996
Nỗi lo của việc đầu tư lớn mà không thu hồi được khiến việc này chưa quyết được.
Thế nhưng với việc chip Elbrus 8S, Elbrus 8SV, rồi Baikal-M ra đời, và Nga lại đang có ý định sử dụng rộng rãi nó cho các dự án lớn của nhà nước, thì nhu cầu này có vẻ đủ đảm bảo đầu ra. Việc giảm kích thước tiến trình sẽ giúp giảm kích thước mạch, và tiêu ít năng lượng hơn.
Ngoài ra, trên thế giới, nhu cầu về 28nm vẫn có khá nhiều, nên cuối cùng chính phủ Nga đã chấp thuận đề xuất này của Mikron. Tin hồi trước tôi đọc là vậy.
Dự kiến sẽ xây nhà máy đó ở Zelenograd. Thời điểm chính xác thì hồi tôi đọc chưa công bố, bây giờ không rõ công bố không, vì những tin dạng này, chính phủ Nga hay giấu kín, và bây giờ đại dịch xảy ra, thì ít ai dự kiến trước, các công trình của cả thế giới đều bị chậm tiến độ. Bác nào ở Nga, biết tiếng Nga, không chừng tìm được nhiều hơn đấy.
2) Đặc điểm nhà máy gia công chip
Vậy vấn đề xây nhà máy phức tạp thế nào. Có một nghịch lý, như là giám đốc của hãng Baikal Electronics đã nói, đó là ngành công nghiệp không gian là khó nhất thế giới ở góc độ chuyên môn khoa học và công nghệ, nhưng Nga lại có thể tự mình chế tạo tên lửa không gian hoàn toàn trong nước. Nhưng ngành công nghiệp gia công chip này, thế giới đã xây dựng một hệ thống dây chuyền phức tap dính dáng đến nhiều nước khác nhau, như quang khắc của Hà Lan (ASML), chất cản quang hay nói chung là vật liệu của Nikko (Nhật) hay Air Liquide (Pháp), hay Mỹ, rồi các hóa chất khác, etc. mỗi nước góp một ít để thành nên 1 nhà máy đúc chip, và quá trình này đã diễn ra nhiều năm. Và cái dây chuyền này đắt đỏ khủng khiếp, mỗi lần lên đời là 1 lần đốt tiền kinh dị. Trong khi lợi nhuận lại rơi phần lớn vào những nhà thiết kế, phát triển chip (như MCST ở trên, hay Intel, AMD, etc.). Vì thế nên thế giới có ít nhà máy đúc chip, và số ít nhà máy này sẽ phục vụ cho hầu hết các nhà phát triển, thiết kế chip trên thế giới.
Nếu bây giờ Nga muốn một mình làm tất cả, thì dĩ nhiên sẽ phải chấp nhận chậm hơn, và tốn thời gian hơn. Và có vẻ Nga chấp nhận điều này, chấp nhận sẽ tiến bộ chậm hơn, kiêu như khi các hãng hàng đầu thế giới dùng chip 28nm thì Nga dùng chip 90nm, khi các hãng đó dùng chip 14 nm thì Nga dùng 65 nm, và khi họ dùng 7nm thì Nga dùng 28nm, etc. vì mục tiêu của Nga không phải là kinh doanh chip hay định tranh hùng với thế giới về ngành này, mà chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu của mình.
3) Nga sẽ tự xây nhà máy đúc chip hay đi mua?
Vào năm 2015, Mikron đã tính toán 1,5 tỷ USD để xây được nhà máy 28 nm này. Yêu cầu đặt ra:
Mikron sẽ tự mình phát triển nhà máy này, không mua linh kiện, công nghệ hay licence từ bên ngoài. Lý do:
- Sẽ có nguy cơ bị Mỹ ngăn cấm, gây áp lực cho các nước khác không bán cho Nga, vì dây chuyền chỉ cần dính đến Mỹ một ít là Mỹ sẽ ngăn cản.
Lưu ý là nguy cơ này có từ trước khi xảy ra khủng hoảng Ukraine, vì dạng công nghệ đó Mỹ luôn tìm cách ngăn cấm bán cho 1 số nước.
- Việc mua tuy giúp rút ngắn thời gian, nhưng sẽ tốn tiền nhiều hơn gấp bội, ước tính khoảng 7 tỷ USD. Hoàn toàn không hiệu quả về kinh tế.
Vào năm 2012, lúc đó Mikron đã có tiến trình 180nm và 90nm mà họ mua từ công ty Pháp ST Microelectronics. Việc bỏ tiền mua để xây dựng lên tiến trình 65nm thực sự là không hiệu quả về kinh tế,
vì thế Mikron đã tự mình phát triển nhà máy lên công nghệ 65 nm, những thứ phải mua từ bên ngoài là cực ít. Việc này tốn nhiều thời gian hơn đi mua, nhưng tiết kiệm tiền và đảm bảo tính tự chủ. Để làm việc này, Mikron đã thực hiện 4 dự án R/D, trong khuôn khổ hợp đồng ký với Bộ công nghiệp và Thương Mại Nga để phát triển tiến trình 65nm, nhà nước Nga đã chi 350 triệu rup, còn Mikron tự bỏ ra 650 triệu rup, và việc này hoàn thành vào tháng 12/2013, và từ đó đến nay Mikron vẫn dùng tiến trình 65nm này. Cùng thời gian đó, họ cũng đã ký hợp đồng với Bộ công nghiệp và thương Mại Nga để nghiên cứu công nghệ khắc thạch bản (lithography ) ở mức 45nm, sau khi đã hoàn thành mức 65 nm này, và nhận được 3 triệu rup.
Việc tự mình phát triển lên 65 nm thay vì đi mua giúp Mikron tiết kiệm được 3 tỷ rup, nhưng chấp nhận chậm chân hơn vài năm.
Hiện nay, Mikron nói đã sẵn sàng để phát triển lên tiến trình 28 nm mà không cần phải mua các linh kiện và licence gì từ bên ngoài, nhưng vấn đề tiền đầu tư vẫn đang được đàm phán giữa Mikron và chính phủ Nga.