Tên lửa hạng nặng Angara A5 đã bắt đầu lắp ráp tại bãi phóng Plesetsk để chuẩn bị cho lần phóng kế tiếp. Trước đó nó đã phóng thử 2 lần thành công vào 23/12/2014 và 14/12/2020.
Assembly of the Angara rocket began at Plesetsk to prepare for flight tests
Сборка ракеты "Ангара" началась на Плесецке для подготовки к летным испытаниям
Источник ТАСС в ракетно-космической отрасли ранее сообщал, что железнодорожный состав с ракетой-носителем "Ангара-А5" прибыл в Плесецк перед продолжением летных испытаний
tass.ru
--------------------------------------------------
Nhân tiện đây, cuộc tranh cãi trong nội bộ Nga về việc có nên phát triển tên lửa không gian Yenisei, và cũng là cuộc cạnh tranh ngầm giữa Yenisei và họ tên lửa Angara trong chương trình mặt trăng Nga đã chấm dứt, với quyết định nghiêng về Angara.
Rogozin, người đứng đầu Roscosmos tuyên bố dừng phát triển Yenisei, không thiết kế tên lửa này nữa, và tập trung sử dụng họ tên lửa Angara cho chương trình mặt trăng.
Khi dừng thiết kế Yenisei, lý do được đưa ra, là khoa học và công nghệ sẽ còn phát triển, và nên tạo ra tên lửa siêu nặng (STK) Yenisei dựa trên các kiến thức khoa học công nghệ của tương lai, chứ không nên dùng những tri thức hiện tại, dù chúng vẫn hiệu quả
“
STK là một cơ hội để 'cắt góc', một chủ đề sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho ngành phát triển. Do đó, tôi sẽ không bắt đầu tạo STK trên cơ sở các giải pháp hiện có, ngay cả khi chúng vẫn tốt và vẫn có khả năng cạnh tranh ", Rogozin viết.
Hiện nay tên họ tên lửa Angara, đã có kế hoạch phóng đầy đủ từ bây giờ cho đến năm 2030. Theo kế hoạch từ bây giờ đến năm 2030 thì họ tên lửa Angara này sẽ dùng để đưa các phi thuyền như Lunar-28, Lunar-29 lên mặt trăng, đưa kính viễn vọng không gian Spektr-M, Spektr-UV, phi thuyền có người lái (manned spacecraft Orel), vệ tinh Luch, họ vệ tinh Gonets vào vũ trụ.
Ngoài ra, còn có 1 vụ phóng thương mại cho vệ tinh KOMPSat-6 của Hàn Quốc, và 1 vụ phóng quốc tế cho vệ tinh SPM-1 hay NEM-1
Việc phóng Lunar-28 chắc chắn dùng tên lửa hạng nặng Angara A5 rồi, và dự định dùng biến thể Angara-A5V, một biến thể của "Angara-A5M" (phiên bản hiện đại hoá của Angara A5) với khả năng chuyên chở tăng lên do sử dụng thêm tầng dùng nhiên liệu hydro (hydrogen-based upper stage URM-2V).
Nhưng vấn đề đặt ra là nếu vậy thì tên lửa nào sẽ làm nhiệm vụ đưa tàu kéo (space tug) Zeus (Nuclon space complex) của Nga lên mặt trăng, và các vật thể nặng khác. Họ tên lửa Angara chỉ có Angara-100 là có đủ khả năng tương đương với Yenisei, nhưng hiện giờ mới chỉ chế tạo đến Angara-5. Theo Rogozin, việc này sẽ được thực hiện bởi tên lừa Angara-5V bằng lược đồ phóng nhiều lần (
multi-launch flight schemes based on the use of the Angara-5V space rocket complex).
(Tôi chưa rõ lắm kỹ thuật phóng nhiều lần? Các bác như
A98 Hà Tam ... có biết k? Với kỹ thuật này, thì có phải là người ta không nhất định phải chế tạo tên lửa hạng quá nặng, mà có thể dùng tên lửa nhẹ hơn để đưa một vật thể nặng vào không gian? Và nếu vậy thật thì rất có lợi, vì dù sao cũng không thể chế tạo tên lửa hạng nặng vô tận được)
Vào ngày 10 tháng 12 năm 2020, Roscosmos và KB Arsenal đã ký hợp đồng phát triển một dự án sơ bộ về việc tạo ra một khu phức hợp không gian với mô-đun vận tải và năng lượng (TEM) dựa trên một nhà máy điện hạt nhân. Vào năm 2030, ít nhất hai vụ phóng - "Angara-A5V" và "Angara-A5", tổ hợp vũ trụ hạt nhân "Nuclon" (Zeus) sẽ được phóng lên quỹ đạo 900 km.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho biết, đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ngay cả khi sử dụng tên lửa trong phiên bản có bộ tăng áp hydro. Trong trường hợp này, sẽ cần thực hiện 4 lần phóng, mỗi lần cách nhau không quá ba ngày. Một lựa chọn như vậy sẽ yêu cầu sự hiện diện của các bệ phóng tại vũ trụ Vostochny cho hai tàu sân bay cùng một lúc, trong khi ở đó người ta quyết định chỉ chế tạo một tổ hợp, điều này khiến cho kế hoạch phóng bốn lần khó có thể thực hiện được. Ngoài ra, thiết kế của "Angara" không quy định việc rút tên lửa khỏi bệ phóng trong trường hợp hỏng một trong các động cơ. Một tai nạn ở giai đoạn đầu tiên sẽ không chỉ dẫn đến việc hủy bỏ toàn bộ chuyến thám hiểm có người lái, mà còn dẫn đến việc đóng băng tất cả các vụ phóng tên lửa hạng nặng từ Vostochny trong quá trình sửa chữa.
Ngoài ra, việc chế tạo biến thể Angara-5V với việc sử dụng thêm tầng dùng nhiên liệu hydro, cũng gây ra một số ý kiến lo lắng. Lý do là vì khi Liên Xô tan rã thập kỷ 90s, không rõ Nga còn giữ lại được những tài liệu về động cơ tên lửa hydrogen không, hay nó lại ra đi cùng với các chuyên gia Nga rồi (qua đời, ra nước ngoài, etc.). Tuy vậy, hồi đầu những năm 2000, Nga đã phát triển động cơ tên lửa hydrogen RD-0146, cụ thể là KBKhA (Chemical Automation Design Bureau - Cục Thiết kế Tự động Hóa chất) của Nga đã phát triển động cơ này.
Ở vol 4 và vol 5 động cơ tên lửa RD-0146 này cũng đã được giới thiệu. Đây là loại động cơ không cần dùng đến bộ tạo khí (gas generator) và
biến thể RD-0146D sẽ được dùng cho KVTK - tầng trên (upper stage) của động cơ tên lửa Angara-5.
KVTK sẽ là tầng trên chạy bằng hydro đầu tiên được sử dụng trên phương tiện phóng của Nga, mặc dù trước đó Nga, cụ thể là KB KhimMash đã sản xuất tầng trên chạy bằng hydro (KVD-1) cho GSLV của Ấn Độ.
Hiện Khrunichev State Research and Production Space Center của Nga đang phát triển tầng trên KVTK của động cơ tên lửa Angara-5 dựa trên RD-0146D này, dự định đến năm 2027 sẽ thử nghiệm, đó sẽ là biến thế Angara-A5V. Như vậy, việc Nga phát triển RD-0146 hồi đầu những năm 2000 là nằm trong chiến lược tổng thể của họ. RD-0146 này còn có ý định dùng làm tầng trên cho tên lửa Proton-M nữa
Russia has suspended development of a super-heavy rocket to fly to the Moon
Россия приостановила разработку сверхтяжелой ракеты для полета на Луну
Россия прекратила техническое проектирование сверхтяжелой ракеты для полетов на Луну, однако не исключено, что работы могут возобновить после уточнения программы. Об этом сообщил гендиректор ...
www.rbc.ru
RAS recommended to postpone the creation of a lunar rocket after Rogozin's report
РАН рекомендовала отложить создание лунной ракеты после доклада Рогозина
Ранее глава «Роскосмоса» заявил, что к созданию этой ракеты нужно подступать «исключительно на основе новейшего научно-технического задела»
www.rbc.ru