- Biển số
- OF-626585
- Ngày cấp bằng
- 24/3/19
- Số km
- 8,426
- Động cơ
- 310,264 Mã lực
Ở cuối đoạn trích trên có cái video về thủy phi cơ BE-200 của Nga dập lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Con BE-200 này được nhiều nước đặt mua, kể cả Mỹ nữa, đồng thời cũng hay đi dập lửa ở nhiều nước, ở Bồ, ở Mỹ, ở Thổ. Không rõ là dập lửa thuê hay là có thỏa thuận cứu trợ gì, các bác có biết không?Quá trình thử nghiệm động cơ PD-14 riêng rẽ bằng cách lắp trên máy bay IL-76LL đã xong.
Quá trình thử nghiệm vật liệu, các thành phần khác riêng rẽ bằng cách lắp nó trên MS-21 với động cơ PW1000G cũng đã xong.
Bây giờ đang trong quá trình lắp động cơ PD-14 trên MS-21 để chạy thử. Các thành phần riêng rẽ chạy tốt, bây giờ coi như là test tích hợp xem chúng chạy tốt với nhau không. Nhiều khả năng là sang năm 2021 sẽ có chuyến bay thử MS-21 với PD-14.
Hiện Nga phải tự mình chế tạo các thiết bị onboard trên máy bay cho MS-21 nên quá trình sản xuất ra thị trường sẽ bị delay. Không biết lúc ra rồi thì model này có còn phù hợp với thị trường không? Thị trường máy bay rất khốc liệt và phương tây đang tìm mọi cách cản trở hoặc làm chậm sự ra đời của MS-21, đến khi ra đời được thì có khi hết hot. Dĩ nhiên MS-21 vẫn có thể bán cho thị trường nội địa, CIS và một số nước khác (hoặc bị Mỹ phong tỏa không bán máy bay như Iran, etc. hoặc cho một số nước muốn đa dạng nhà cung cấp như Ấn, TQ, etc.) nhưng khó mà bán được nhiều như hy vọng.
Không biết MS-21 có ra được không, nhưng việc đầu tư phát triển MS-21 đã đem lại cho Nga rất nhiều cái lợi. Nga đã tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm, chế tạo sản phẩm, vật liệu trong một số chuyên ngành hẹp mà trước đây ít đầu tư. Cái này sẽ có vô số lợi
Ví dụ:
- Nhờ chương trình MS-21, một số loại vật liệu sợi carbon đặc thù dùng để chế tạo băng và chất kết dính dùng trên cánh và một số phần trên thân máy bay vốn dĩ trước đây phải nhập khẩu, bây giờ nhờ vụ MS-21 mà Nga đã tự mình chế tạo. Những cái này sẽ dùng được cho vô số các chương trình, dự án, sản phẩm khác, trong ngành hàng không nói riêng, trong nhiều ngành công nghiệp nói chung.
- Nhờ chương trình MS-21, mà nhà máy Hàng không Irkutsk (IAZ) đã được tái thiết toàn bộ, bao gồm việc lắp đặt dây chuyền tự động hiện đại nhất để tổng hợp và lắp ráp, những cái này sẽ dùng cho vô số thứ khác
- Nhờ chương trình MS-21, nhà máy "Aerocomposite" của Nga ở Ulyanovsk đã đầu tư phát triển xây dựng phương pháp truyền chân không không có nồi hấp (VARTM - autoclave vacuum infusion method) để sản xuất các cấu trúc tích hợp lớn ở cấp một (large integral structures of the first level) từ PCM (polymer composite materials)
- Nhờ chương trình MS-21, động cơ PD-14 ra đời. Không cần biết MS-21 có ra thị trường hay không, thì PD-14 giúp ích rất nhiều cho ngành động cơ Nga, vì từ đó Nga chế tạo nhiều thứ khác.
Ví du, động cơ PD-12V sẽ được phát triển dựa trên bộ tạo khí (gas generator) của PD-14. Động cơ PD-12V, một kiểu Turboshaft Engines, sẽ dùng cho trực thăng hạng năng Mi-26, nhằm thay cho động cơ D-136 của Ukraine đang dùng.
Động cơ PD-8 mà Nga đang lên kế hoạch phát triển cũng sẽ sử dụng bộ tạo khí (gas generator) của PD-14 và sẽ được dùng cho cả SSJ (Super Sukhoi Jet) lẫn máy bay chữa cháy BE-200 của Nga.
Khi test vật liệu composite nội địa dùng cho động cơ PD-35 đang quá trình phát triển, Nga cũng sử dụng con PD-14 để thử,
Như vậy hoàn toàn đúng với quá trình R/D. Đây cũng là cái lợi của việc làm các chương trình/dự án R/D nói chung. Dự án sản xuất thuần thường là để hướng đến một cái rất cụ thể, xong là hết. Còn chương trình/dự án R/D hoặc chương trình/dự án kết hợp R/D với sản xuất kiểu này đem lại vô số lợi ích, vì những cái làm ra không chỉ phục vụ trực tiếp cho sản phảm mục tiêu của chương trình/dự án R/D này, mà còn là cầu nối và/hoặc nền tảng để ra nhiều sản phẩm khác sau này, chưa nói đến chuyện tích lũy kinh nghiệm cho các chuyên gia, ngoài ra còn giúp nhìn ra nhiều thứ mà trước đó không nhìn ra được, giúp đặt ra các vấn đề, mục tiêu cho tương lai.
Tóm lại là lợi trước mắt, lợi lâu dài. Ngoài cái lợi kỹ trị, công nghệ ra, MS-21 cũng giúp cho toàn bộ ngành công nghiệp Nga giảm thiểu hơn nữa sự phụ thuộc vào bên ngoài. Thực tế thì dù không có MS-21 thì độ tự chủ của công nghiệp Nga đã rất cao rồi, bình thường thế là quá đủ, nhưng trong hoàn cảnh chính trị hiện nay, thì còn cần phải tự chủ hơn nữa
Thêm chút video:
Máy bay thủy phi cơ BE-200 của Nga dập lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ ấn tượng phết. Như đã đưa ở topic trước, động cơ PD-8 cho con này đang được chế tạo để thay thế động cơ của Ukraine, sử dụng bộ tạo khí của PD-14 như đã nói ở trên. PD-8 cũng sẽ là động cơ mới của máy bay Super Sukhoi Jet (SSJ), thay thế cho động cơ SaM146 Engine của PowerJet, liên doanh giữa Saturn (Nga) và Safran (Pháp). Tuy nhiên liên doanh này cũng đồng thời đang phát triển 1 version mới của SaM146 Engine để dùng cho cả SSJ lẫn Be-200.
Máy bay này cũng đã dập lửa ở Mỹ, Bồ Đào Nha và nhiều nước khác
Russian Be-200ES amphibious aircraft extinguish fires in Turkey
Trong số 10 chiếc mà Mỹ đặt mua, 2 chiếc đầu sẽ trang bị động cơ D-436 TP của Ukraine, 8 con còn lại sẽ trang bị động cơ SaM146 của PowerJet, một joint-venture của Saturn (Nga) và Safran (Pháp), cũng chính là động cơ của Super Sukhoi Jet (SSJ).
Hợp đồng được ký với Mỹ năm 2018, nhưng quá trình thương lượng sớm hơn nhưng chắc chắn sau khủng hoảng Ukraine. Sao Mỹ không lấy cả 10 cái đều là SaM146, lại để 2 cái là D-436 của Ukraine, chắc vừa là để thích nghi làm quen, vì động cơ D-436 là cấu hình truyền thống, vừa là để cho Ukraine có chút cháo cầm hơi chăng?
Hiện nay Nga đang chế con động cơ PD-8 để dùng cả cho SSJ lẫn con thủy phi cơ BE-200 này. PD-8 sẽ tái sử dụng bộ tạo khí (gas generator) của PD-14 của MS-21 như tôi đã nói. Con PD-8 này sẽ dùng cho nhiều máy bay khác nữa, và sẽ cạnh tranh với version mới của SaM146 ở trên, do Nga-Pháp chế tạo
Đây là tin về vụ ký hợp đồng với Mỹ 10/9/2018
Người đứng đầu Bộ Công Thương Nga, Denis Manturov, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với AiF, cho biết trong Gidroaviasalon-2018, một số lượng giao dịch kỷ lục đã được ký kết, lên tới hơn 100 tỷ rúp.
Bộ trưởng lưu ý rằng hợp đồng cung cấp 15 máy bay đổ bộ Be-200 cho Hoa Kỳ và Chile có thể được gọi là một thành công lớn. Ông cho biết tại Hoa Kỳ, 10 máy bay sẽ đến.
Manturov nói rằng việc xây dựng các hợp đồng đã bắt đầu từ 3 năm trước, những chuyến giao hàng đầu tiên sẽ ở cấu hình truyền thống và ở giai đoạn thứ hai, nó được lên kế hoạch lắp đặt các động cơ phù hợp với điều kiện hoạt động trên biển, những động cơ hiện được sử dụng trên Superjets - 100.
Trả lời câu hỏi tại sao Mỹ mua máy bay của Nga, bất chấp các biện pháp hạn chế đối với Liên bang Nga, người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh, người Mỹ có chính sách rất thực dụng, phù hợp với họ thì không áp đặt trừng phạt. Tương tự, theo Manturov, liên quan đến động cơ tên lửa RD-180 mà Nga cung cấp cho chương trình vũ trụ của Mỹ.
“Nhìn chung, các doanh nghiệp Nga cung cấp cho Hoa Kỳ khá nhiều loại sản phẩm. Trong nửa đầu năm, thật kỳ lạ, thương mại của chúng tôi với Mỹ đã tăng 11,3%. Rất nhiều cho các lệnh trừng phạt! Tóm lại, trừng phạt là trừng phạt, và kinh tế là kinh tế”, Bộ trưởng tổng kết.
Đây là tổng kết về vụ dập lửa của Be-200 ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa rồi
Máy bay đổ bộ Be-200ES của Nga đã bay hơn 200 lần trong ba tháng để dập tắt các đám cháy rừng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ ngày 16 tháng 6, các thủy thủ đoàn đã tham gia dập tắt các đám cháy lớn tại các cơ sở và địa điểm chiến lược, phức tạp. Tổng thời gian bay khoảng 450 giờ.
Hai chiếc máy bay do Tổ hợp Khoa học và Kỹ thuật Hàng không Taganrog (TANTK) sản xuất mang tên GM Beriev của Tập đoàn Nhà nước Rostec đang làm nhiệm vụ ở khu vực lân cận Antalya, Izmir và Bodrum. Be-200ES đã tham gia dập lửa tại một nhà máy sản xuất pháo hoa gần thành phố Sakarya. Phi hành đoàn mất chưa đầy hai giờ để khoanh vùng và loại bỏ hoàn toàn ngọn lửa. Một đám cháy lớn khác ở eo biển Dardanelles đã được dập tắt trong vòng chưa đầy một ngày, do đó ngăn chặn sự gián đoạn vận chuyển. Máy bay đổ bộ đã thả hơn 300 tấn nước vào đám cháy. Các chuyến bay được thực hiện với sự tham gia của các phi công quan sát từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay đổ bộ vẫn làm nhiệm vụ cho đến ngày 15 tháng 10.