- Biển số
- OF-626585
- Ngày cấp bằng
- 24/3/19
- Số km
- 8,426
- Động cơ
- 310,264 Mã lực
Đọc đầy đủ cả 2 topic trước nữa ấyE oánh dấu mai rảnh e ngồi đọc. Thớt hay quá.
Đọc đầy đủ cả 2 topic trước nữa ấyE oánh dấu mai rảnh e ngồi đọc. Thớt hay quá.
Quá trình thử nghiệm động cơ PD-14 riêng rẽ bằng cách lắp trên máy bay IL-76LL đã xong.
Quá trình thử nghiệm vật liệu, các thành phần khác riêng rẽ bằng cách lắp nó trên MS-21 với động cơ PW1000G cũng đã xong.
Bây giờ đang trong quá trình lắp động cơ PD-14 trên MS-21 để chạy thử. Các thành phần riêng rẽ chạy tốt, bây giờ coi như là test tích hợp xem chúng chạy tốt với nhau không. Nhiều khả năng là sang năm 2021 sẽ có chuyến bay thử MS-21 với PD-14.
Hiện Nga phải tự mình chế tạo các thiết bị onboard trên máy bay cho MS-21 nên quá trình sản xuất ra thị trường sẽ bị delay. Không biết lúc ra rồi thì model này có còn phù hợp với thị trường không? Thị trường máy bay rất khốc liệt và phương tây đang tìm mọi cách cản trở hoặc làm chậm sự ra đời của MS-21, đến khi ra đời được thì có khi hết hot. Dĩ nhiên MS-21 vẫn có thể bán cho thị trường nội địa, CIS và một số nước khác (hoặc bị Mỹ phong tỏa không bán máy bay như Iran, etc. hoặc cho một số nước muốn đa dạng nhà cung cấp như Ấn, TQ, etc.) nhưng khó mà bán được nhiều như hy vọng.
Không biết MS-21 có ra được không, nhưng việc đầu tư phát triển MS-21 đã đem lại cho Nga rất nhiều cái lợi. Nga đã tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm, chế tạo sản phẩm, vật liệu trong một số chuyên ngành hẹp mà trước đây ít đầu tư. Cái này sẽ có vô số lợi
Ví dụ:
- Nhờ chương trình MS-21, một số loại vật liệu sợi carbon đặc thù dùng để chế tạo băng và chất kết dính dùng trên cánh và một số phần trên thân máy bay vốn dĩ trước đây phải nhập khẩu, bây giờ nhờ vụ MS-21 mà Nga đã tự mình chế tạo. Những cái này sẽ dùng được cho vô số các chương trình, dự án, sản phẩm khác, trong ngành hàng không nói riêng, trong nhiều ngành công nghiệp nói chung.
- Nhờ chương trình MS-21, mà nhà máy Hàng không Irkutsk (IAZ) đã được tái thiết toàn bộ, bao gồm việc lắp đặt dây chuyền tự động hiện đại nhất để tổng hợp và lắp ráp, những cái này sẽ dùng cho vô số thứ khác
- Nhờ chương trình MS-21, nhà máy "Aerocomposite" của Nga ở Ulyanovsk đã đầu tư phát triển xây dựng phương pháp truyền chân không không có nồi hấp (VARTM - autoclave vacuum infusion method) để sản xuất các cấu trúc tích hợp lớn ở cấp một (large integral structures of the first level) từ PCM (polymer composite materials)
- Nhờ chương trình MS-21, động cơ PD-14 ra đời. Không cần biết MS-21 có ra thị trường hay không, thì PD-14 giúp ích rất nhiều cho ngành động cơ Nga, vì từ đó Nga chế tạo nhiều thứ khác.
Ví du, động cơ PD-12V sẽ được phát triển dựa trên bộ tạo khí (gas generator) của PD-14. Động cơ PD-12V, một kiểu Turboshaft Engines, sẽ dùng cho trực thăng hạng năng Mi-26, nhằm thay cho động cơ D-136 của Ukraine đang dùng.
Động cơ PD-8 mà Nga đang lên kế hoạch phát triển cũng sẽ sử dụng bộ tạo khí (gas generator) của PD-14 và sẽ được dùng cho cả SSJ (Super Sukhoi Jet) lẫn máy bay chữa cháy BE-200 của Nga.
Khi test vật liệu composite nội địa dùng cho động cơ PD-35 đang quá trình phát triển, Nga cũng sử dụng con PD-14 để thử,
Như vậy hoàn toàn đúng với quá trình R/D. Đây cũng là cái lợi của việc làm các chương trình/dự án R/D nói chung. Dự án sản xuất thuần thường là để hướng đến một cái rất cụ thể, xong là hết. Còn chương trình/dự án R/D hoặc chương trình/dự án kết hợp R/D với sản xuất kiểu này đem lại vô số lợi ích, vì những cái làm ra không chỉ phục vụ trực tiếp cho sản phảm mục tiêu của chương trình/dự án R/D này, mà còn là cầu nối và/hoặc nền tảng để ra nhiều sản phẩm khác sau này, chưa nói đến chuyện tích lũy kinh nghiệm cho các chuyên gia, ngoài ra còn giúp nhìn ra nhiều thứ mà trước đó không nhìn ra được, giúp đặt ra các vấn đề, mục tiêu cho tương lai.
Tóm lại là lợi trước mắt, lợi lâu dài. Ngoài cái lợi kỹ trị, công nghệ ra, MS-21 cũng giúp cho toàn bộ ngành công nghiệp Nga giảm thiểu hơn nữa sự phụ thuộc vào bên ngoài. Thực tế thì dù không có MS-21 thì độ tự chủ của công nghiệp Nga đã rất cao rồi, bình thường thế là quá đủ, nhưng trong hoàn cảnh chính trị hiện nay, thì còn cần phải tự chủ hơn nữa
Thêm chút video:
Máy bay thủy phi cơ BE-200 của Nga dập lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ ấn tượng phết. Như đã đưa ở topic trước, động cơ PD-8 cho con này đang được chế tạo để thay thế động cơ của Ukraine, sử dụng bộ tạo khí của PD-14 như đã nói ở trên. PD-8 cũng sẽ là động cơ mới của máy bay Super Sukhoi Jet (SSJ), thay thế cho động cơ SaM146 Engine của PowerJet, liên doanh giữa Saturn (Nga) và Safran (Pháp). Tuy nhiên liên doanh này cũng đồng thời đang phát triển 1 version mới của SaM146 Engine để dùng cho cả SSJ lẫn Be-200.
Máy bay này cũng đã dập lửa ở Mỹ, Bồ Đào Nha và nhiều nước khác
Russian Be-200ES amphibious aircraft extinguish fires in Turkey
Quên mất, trong đoạn trích này có lẽ nhầm 1 chút, lò Hanhikivi NPP của Phần Lan, do Nga xây theo kiểu VVER-1200. Tuy công việc xây dựng đang tiến hành, nhưng giấy phép vẫn chưa có, mà phải đợi đến năm 2021 mới nhận được. Mặc dù chưa được cấp phép nhưng lễ khởi công hố móng đã được tổ chức vào ngày 22/1/2016. Nhà thầu chính cho việc xây dựng là công ty Nga "Titan-2" (https://www.titan2.ru/), chịu trách nhiệm cho tất cả các công việc từ hầm lò đến khi khai trương.Thực ra Westinghouse đã cung cấp nhiên liệu cho lò của Nga ở Phần Lan, nhưng sau đó Phần Lan lại xoay sang TVEL. Hóa ra Phần Lan có 1 lò từ thời Liên Xô là Loviisa NPP kiểu VVER-440 và lò Hanhikivi NPP dùng kiểu xịn VVER-1200, thế hệ 3+.
VVER-1200 ngoài Nga, Phần Lan, Belarus đã vận hành, còn đang được xây dựng ở Ai Cập (The Al-Dabaa NPP ), Bangladesh (NPP "Rooppur), Thổ Nhĩ Kỳ (NPP "Akkuyu").
Hungary đang muốn nâng cấp nhà máy Paks NPP của họ từ VVER-440 lên VVER-1200. Vụ khủng hoảng Ukraine làm chậm lại và bị cản trở, nhưng hình như cuối cùng cũng không ngăn được, hình như năm ngoái bắt đầu xây rồi, nhưng mới là công trường xây dựng, cơ sở hạ tầng, license để lắp power unit phải đến năm 2021 mới cấp, không rõ Mỹ có cản trở không?
Nga bây giờ đã vận hành VVER-1300 rồi.
Mấy cái lò kiểu BN dùng chất tải nhiệt là kim loại lỏng, neutron nhanh kiểu BN-350, BN-600, BN-800 chả hiểu sao Nga không chào hàng bên ngoài, dùng cái này an toàn hơn nhiều.
Westinghouse bảo rằng sẽ hoàn thành nhiên liệu cho lò VVER-440 và hướng đến VVER-1000, nhưng với lò VVER-1200 thì sao? Không rõ có cùng dạng nhiên liệu không?
TVEL đã thành công trong việc chế tạo nhiên liệu cho lò hạt nhân kiểu phương tây, như vậy nếu muốn thực hiện chiến lược dành lấy vị trí số 1 của Nga về hạt nhân dân sự, Mỹ cũng phải chế được nhiên liệu cho các lò của Nga, chứ chỉ cản trở Nga xây nhà máy thì không đủ.
Ngoài ra, hiệu quả nhiên liệu Mỹ cũng phải gần tương đương với Nga, kém hơn chút không sao, dùng chính trị bù vào, chứ kém nhiều quá thì khó.
Các nước phương tây, cả Mỹ đã chấp nhận nhiên liệu phương tây do Nga sản xuất, chứng tỏ hiệu suất nhiên liệu cho nhà máy phương tây do Nga chế tạo ít nhất cũng phải tương đường với chính họ chế tạo, không thì Nga không có cửa
Ui, toàn đồ Nga, nhưng cái Macca kia là gì vậy? Hạt Macca à? Ở Nga mà cũng có hạt này?Em bận quá trời hồi chiều lượn qua shop nhặt tạm túi kẹo với mấy lon bia, chả kịp check có thuộc hãng nào cụ langtubachkhoa post không
À cái kẹo này kiểu kiểu snicker nhưng đỡ ngọt hơn nhiều
Bài này Sputnik đưa lại bài trên báo Đất Việt. Mà ông Đất Việt cũng hóng được cái ảnh viết thành bài. Mua là chính xác rồi, phi công đi chuyển loại cũng đi rồi.Có bài báo này bọn Nga viết để giải thích lý do VN lựa chọn Yak-130 (dĩ nhiên Nga phải khen đồ của mình rồi ), và các bác chắc cũng đã bàn chán chê chuyện này, nhưng vì Yak-130 có vẻ sắp về VN, nên đưa lại tin, có tính tổng hợp. Động cơ con này hoàn toàn do Nga chế tạo, không có linh kiện Ukraine, nên sau này Vn bảo trì bảo dưỡng không phải lây nhây ở cả 2 nước Nga và Ukraine. Không biết VN mua về rồi, có được và có khả năng độ thêm hàng khác vào không nhỉ? Hi hi
Theo tôi nhớ thì Yakovlev của Nga và Aermacchi của Ý đã hợp tác thiết kế từ đầu thập kỷ 90s nhưng cuối thập kỷ đó thì chia tay, và cùng một mẫu thiết kế ban đầu, Nga phát triển thành thiết kế Yak-130, còn Italy phát triển thành thiết kế M346
Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?
Tại sao Yak-130 được chọn để cập nhật cho phi đội máy bay huấn luyện chiến đấu của Việt Nam - theo tài liệu từ Sputnik.
Mới đây, trên trang web ấn bản Đất Việt có bài "Hình ảnh đầu tiên của máy bay Yak-130 Việt Nam" đề cập đến việc Nga thực hiện đơn đặt hàng chế tạo máy bay huấn luyện và chiến đấu Yak-130 cho Việt Nam.
View attachment 5609117
Bài báo có ảnh chụp màn hình chương trình thời sự của kênh truyền hình Nga "Rossya-1", cho thấy thân máy bay Yak-130 gần như đã hoàn thiện đứng trên đường lắp ráp của nhà máy sản xuất với các dấu hiệu đặc biệt và quốc kỳ Việt Nam được dán trên đó.
View attachment 5609119
Phóng sự của truyền hình Nga từ nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk được quay vào ngày 12 tháng 8 năm nay. Hôm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, đại tướng Sergei Shoigu, đang có chuyến công tác tới các doanh nghiệp ở Siberia và vùng Viễn Đông Nga. Ông đã đến thăm nhà máy Irkutsk để kiểm tra việc thực hiện đơn đặt hàng quốc phòng nhà nước về sản xuất và hiện đại hóa máy bay Yak-130 và Su-30SM cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, và sự sẵn sàng của công ty trong việc nhận các đơn đặt hàng bổ sung từ Bộ Quốc phòng. Phóng sự về chuyến đi này đã được đưa vào chương trình thời sự buổi tối của kênh truyền hình Rossya - 1. Ống kính máy quay truyền hình đã "chộp" được khoảnh khắc lắp ráp một trong những chiếc Yak-130 xuất khẩu, do quốc kỳ Việt Nam sơn trên thân chiếc máy bay chưa được lắp ráp hoàn chỉnh.
View attachment 5609122
Tác giả bài viết trên tờ Đất Việt nhắc lại việc ký kết hợp đồng với Việt Nam về việc cung cấp máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 với số lượng 12 chiếc - một phi đội - truyền thông Nga đã đưa tin từ tháng 1 năm nay. Như vậy, Việt Nam trở thành khách hàng nước ngoài thứ 6 đối với máy bay loại này, sau Belarus, Algeria, Bangladesh và các nước láng giềng trong khu vực - Lào và Myanmar.
Nhiều khả năng, máy bay huấn luyện chiến đấu Nga sẽ thay thế máy bay L-39 do Tiệp Khắc sản xuất trong Lực lượng Không quân Việt nam. Những máy bay này đã lỗi thời và ngay cả khi được hiện đại hóa sâu, cũng không còn phù hợp cho việc đào tạo phi công của các "tổ hợp hàng không chiến đấu" hiện đại.
Theo quan sát của Đất Việt, thân chiếc máy bay Yak-130 lọt vào ống kính của các phóng viên truyền hình Nga tại nhà máy máy bay Irkutsk, là chiếc máy bay thứ ba trong lô sản xuất theo hợp đồng cho “Việt Nam”* (Căn cứ hình ảnh, khung thân chiếc Yak-130 tại nhà máy chế tạo hàng không Irkutsk được sơn cờ Việt Nam, chiếc phi cơ mang số hiệu nhà máy là 130.12.05-103… Như vậy đây đã là chiếc Yak-130 thứ ba của Việt Nam, hai máy bay trước đó nhiều khả năng đã hoàn thành khung vỏ và đang được lắp cánh cũng như thiết bị điện tử để tiến hành bay thử tại nhà máy trước khi chính thức bàn giao).
View attachment 5609131
Chiếc máy bay mô phỏng nhiều loại khác nhau
Dù gì đi nữa, nhưng việc Việt Nam lựa chọn máy bay Nga là rất xứng đáng. Và không cần phải cố gắng vận động theo lợi ích của ai đó.
Đầu tiên, Yak-130 là phương tiện hoàn toàn do Nga sản xuất, không có bất kỳ "dấu vết" nào từ thời Liên Xô. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 4 năm 1996 và được đưa vào phục vụ năm 2010. Yak - 130 là một phần của tổ hợp huấn luyện đào tạo phi công, cũng bao gồm máy bay động cơ phản lực cánh quạt huấn luyện ban đầu Yak-152 và các hệ thống mô phỏng đặc biệt.
Thứ hai, Yak-130 là phương tiện hai động cơ, đảm bảo an toàn hoạt động. Hai động cơ phản lực AI-222-25 với tổng lực đẩy 5,032 kgf khi cất cánh hiện được nội địa hóa hoàn toàn do Nga sản xuất, không còn linh kiện của Ukraina. Hơn nữa, theo yêu cầu của khách hàng, các động cơ này có thể được trang bị các vòi phun có véc tơ lực đẩy lệch hướng.
Thứ ba, tốc độ tối đa từ 960 km\h (với tải trọng treo ngoài) đến 1050 km / h (không có tải trọng). Tuy nhiên, là một máy bay cận âm, Yak-130 có thể "mô phỏng các đặc tính ổn định và khả năng điều khiển của các máy bay khác", kể cả "siêu âm". Điều này cho phép đào tạo phi công cho một số phương tiện chiến đấu thuộc thế hệ thứ 4 và thứ 5 (Su-30 của Nga, Su-35, Su-57, MiG-35, F-15 của Mỹ, F-16, F-22, F-35, Rafale và Eurofighter Typhoon), mà không tiêu tốn tài nguyên một cách không cần thiết. Máy bay được trang bị buồng lái "kính" hiện đại, hệ thống điện tử hàng không, cũng như hệ thống cứu hộ đáng tin cậy trong trường hợp khẩn cấp buộc phải rời máy bay. Bên cạnh đó, nó có thể "hoạt động" từ các sân bay được chuẩn bị kém (kể cả đường băng không trải nhựa), do trọng lượng cất cánh nhỏ — 10 290 kg.
Thứ tư, tính kinh tế khi vận hành. Thực tế là trong chuyến bay từ nhà máy ở Irkutsk (Đông Siberia) đến nơi phục vụ (phía Nam Liên bang Nga), Yak-130 đã bay được quãng đường dài 4 561 km, tiêu thụ chưa đến 7,5 tấn nhiên liệu.
Và cuối cùng, Yak-130 có thể nhanh chóng được chuyển đổi thành máy bay tấn công hạng nhẹ, có khả năng mang tải trọng chiến đấu lên đến 3 tấn, thực hiện các cuộc tấn công tên lửa và bom vào các mục tiêu mặt đất, tiêu diệt các mục tiêu trên không tốc độ thấp: UAV, máy bay vận tải, trực thăng. Tổ hợp vũ khí trang bị bao gồm tên lửa không đối không dẫn đường R-73/74, tên lửa không đối đất không điều khiển S-8, S-13, S-25OFM, các loại bom thông thường và hiệu chỉnh lên đến 500 kg.
Tính linh hoạt của Yak-130 khiến nó trở thành một tổ hợp máy bay huấn luyện chiến đấu tiết kiệm chi phí, đặc biệt là đối với các quốc gia có ngân sách quân sự tương đối nhỏ. Theo kênh truyền hình quân sự "Zvezda" của Nga, ước tính giá thành cho một chiếc xuất khẩu vào khoảng 15 triệu USD, với dự trữ 10.000 giờ bay, phạm vi bay (không thùng dầu phụ) lên đến 2000 km, trần bay thực tế lên đến 12,5 km.
Theo nhận định của Đất Việt, "việc mua máy bay huấn luyện Yak-130 tiên tiến có thể được coi là bước đầu tiên của Không quân Việt Nam hướng tới việc đặt hàng các máy bay chiến đấu hiệu quả cao như Su-30SM hay Su-35S và Su-57".
Su-57 phiên bản xuất khẩu trang bị trong Không quân Việt Nam? Hoàn toàn có thể. Và Yak-130 sẽ trở thành "bước đệm" để tiến lên thế hệ máy bay thứ 5 dành cho các phi công trẻ.
View attachment 5609137
Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?
Tại sao Yak-130 được chọn để cập nhật cho phi đội máy bay huấn luyện chiến đấu của Việt Nam - theo tài liệu từ Sputnik.vn.sputniknews.com
Sao lại đỡ ngọt hơn hả bác? Nga cho ít đường vào kẹo? Hay không cho đường vào, mà chỉ cho chất tạo ngọt?Em bận quá trời hồi chiều lượn qua shop nhặt tạm túi kẹo với mấy lon bia, chả kịp check có thuộc hãng nào cụ langtubachkhoa post không
À cái kẹo này kiểu kiểu snicker nhưng đỡ ngọt hơn nhiều
Baodatviet đưa lại chứ bác. Thực ra tôi quan tâm tin, vì gần đây nói nó sắp về VN, nên đưa lại thôi. Phi công mình đi đâu? Sang Nga tập à?Bài này Sputnik đưa lại bài trên báo Đất Việt. Mà ông Đất Việt cũng hóng được cái ảnh viết thành bài. Mua là chính xác rồi, phi công đi chuyển loại cũng đi rồi.
Sputnik đưa lại, cụ đọc kỹ trong bài cũng nhắc. Phi công đi học ở Nga ạ.Baodatviet đưa lại chứ bác. Thực ra tôi quan tâm tin, vì gần đây nói nó sắp về VN, nên đưa lại thôi. Phi công mình đi đâu? Sang Nga tập à?
Báo đất việt này cũng hay chơi trò khích bác. Lúc thì đưa tin khen Nga, lúc đưa tin chửi Nga, để cho dân tình tha hồ chửi nhau câu bàiSputnik đưa lại, cụ đọc kỹ trong bài cũng nhắc. Phi công đi học ở Nga ạ.
Shop em hay mua không hẳn là chuyên, vẫn bán xen hàng khác nhưng có khá nhiều, em hay ăn cái pate gan ngỗng cũng ngon mà hnay hết k mua đc, còn 1 shop ở Trung Kính nhiều đồ hơn và chuyên hơn nhưng lười k ra còn vụ ít ngọt hơn thì em ăn thấy vậy thôi chứ chưa nhòm chi tiết xem các thành phần khác gì nhau. Máy lọc nước em dùng Aosmith rồiSao lại đỡ ngọt hơn hả bác? Nga cho ít đường vào kẹo? Hay không cho đường vào, mà chỉ cho chất tạo ngọt?
Tôi đang e rằng mấy hãng kem và bia tôi up lên chưa bán ở VN. Chỉ có mấy cái bia của bác ktqsminh và kem của bác Putinka_Vodka là bán ở VN thôi. Mà bác mua đồ Nga ở hàng nào vậy?Ở VN có hàng chuyên bán đồ Nga à?
Ngoài ra, tôi nghe vợ nói ở VN nhà nào cũng dùng máy lọc nước, không ngờ hãng Barrier của Nga cũng bán ở VN, nhưng chắc sẽ đắt hơnđồ của TQ, Hàn, Nhật. Nhà bác có xài k?
Cái Macca kia được đọc là mát xaUi, toàn đồ Nga, nhưng cái Macca kia là gì vậy? Hạt Macca à? Ở Nga mà cũng có hạt này?
Hừm, như vậy cả đồ gia dụng Mỹ cũng vào thị trường VN, vậy nghĩa là chẳng phải chí có Hàn, TQ, Nhật làm mưa làm gióShop em hay mua không hẳn là chuyên, vẫn bán xen hàng khác nhưng có khá nhiều, em hay ăn cái pate gan ngỗng cũng ngon mà hnay hết k mua đc, còn 1 shop ở Trung Kính nhiều đồ hơn và chuyên hơn nhưng lười k ra còn vụ ít ngọt hơn thì em ăn thấy vậy thôi chứ chưa nhòm chi tiết xem các thành phần khác gì nhau. Máy lọc nước em dùng Aosmith rồi