[Funland] Thảo luận về "lũ chồng lũ" do thủy điện

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
475
Động cơ
285,817 Mã lực
Nếu đã biết độ dốc cao, thuỷ văn thất thường sao còn làm thuỷ điên, lại còn nhỏ nữa cơ.
Độ dốc cao làm thủy điện mới chuẩn cụ ạ, còn thủy văn thất thường thì người ta cũng tính toán và có phương án đối phó cả rồi.
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Cụ bảo nước trong lưu vực đều chảy về hồ nhưng hồ không thoát kịp thì nó phá đường khác nó đi chứ sao, điển hình là năm 1999 đường thoát ứ thì nó phá đấy.
Tưởng các cụ thích làm văn nên viết thôi, hình ảnh video đưa hết rồi hội nghị cứ im re hà ;))
Cụ đang lừa đảo câu chữ.

nước về hồ thì chỉ có một là ở trong hồ 2 là thoát qua các cửa máy phát hoặc cửa xả. Chẳng có chuyện nước về đến hồ rồi theo chỉ đạo của cụ Bachsima trèo tường ra chỗ khác đâu.

Năm 1999 nước phá là ở trong hồ hay ngoài hồ. Hay cụ cứ hồ nhiều quá thành hồ đồ rồi

Đề nghị cụ đừng ngồi WC nữa, đi ra mà nhìn đi.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Ối giời ơi, đổ cả chậu đi thì khác gì vỡ hết thành đập. Cụ phải ví dụ mở vòi sen thẳng xuống sàn, với mở vòi sen vào chậu hứng. Thẳng xuống sàn thì thì nước xả tới đâu thoát theo ống xả tới đó ngay từ khi mở vòi. Hứng chậu thì mất một thời gian nước trữ đầy chậu, sau đó thì nước tràn qua miệng chậu bằng lượng nước xả từ vòi sen xuống sàn rồi thoát ra ống xả.
Ví dụ thế các bạn ấy không hiểu đâu.
Phải ví dụ là cái nóc nhà nó bị dột ấy. Đầu tiên ngay và luôn là vác cái chậu ra hứng, cái chậu đó là cái hồ thủy điện.
Sau đó dọn dẹp nhà, cái đồ nào đang ở trên sàn thì hốt nó lên bàn, đó là cành báo di dân tránh lũ.
Nếu mưa nhỏ, ngắn, cái chậu đó hứng đủ thì nhà không ướt.
Nếu mưa to, dài, cái chậu đó tràn, thì lúc đó có chậu hay không có chậu nhà vẫn ướt, và nước nó bằng cái nước đang dột từ mái xuống. Được cái kịp dọn đồ rồi.
 

samsungl2400

Xe buýt
Biển số
OF-71406
Ngày cấp bằng
25/8/10
Số km
629
Động cơ
434,258 Mã lực
Hôm T7 vừa rồi, có Chương trình Sự kiện và Bình luận, có bác Tiến sỹ áo đen có đề cập đến vấn đề này:
- Đồng ý rằng, diện tích lòng hồ sẽ thay rừng, tăng lưu lượng tới hồ, nhưng cái đập nó lại điều tiết cho 1 diện tích lớn gấp mấy chục lần cái hồ, nên tổng thể nó điều tiết lũ tốt hơn.
- Rừng chỉ điều tiết lượng mưa có giới hạn. Khi mưa nhiều và lâu, rừng ngấm no nước thì nó chả còn điều tiết gì nữa, trả đủ nước cho lưu vực. Bác tiến sỹ đó cũng dẫn 1 nghiên cứu của hội rừng gì đó, khằng định khả năng điều tiết lũ của rừng không cao như chúng ta nghĩ.
Thank cụ, em cũng chỉ nôm na theo cách hiểu của chú nông dân vậy thôi, chứ sâu hơn một chút là em tịt.
 

Gosu2016

Xe tăng
Biển số
OF-467401
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,785
Động cơ
213,334 Mã lực
Tuổi
39
- Khi chậu tắm chưa đầy: nước lũ 100% thì hồ giữ lại 30% còn 70% vẫn phải xả ra ==> cắt lũ
- Khi chậu tắm đầy nước lũ vẫn tiếp tục về 100% thì hồ xả ra 100% ==> ko còn tác dụng cắt lũ. Ko thằng điên nào lại xả đi 30% trữ lượng nước của hồ cả. Chỉ mấy ông ngồi toa lét mới tưởng tượng ra là đổ chậu nước đi. Đổ nước trong chậu đi thì hết lũ lấy gì mà phát điện.
- Khi hêt tác dụng cắt lũ thì hạ lưu cũng chỉ nhận nguyên 100% nước lũ mà thôi.
Cụ ơi, 70% sức chứa của hồ mà cụ bảo lấy gì mà phát điện thì em cũng ạ cụ?
- Khi có lũ về thì việc xả đáy để giảm cao độ lòng hồ là điều hợp lý (nói như cụ nó sinh ra cái xả đáy làm gì) - hay theo ý cụ là không cần xả đáy khi lũ về cứ để nó chảy tràn qua mặt đập?
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
nhưng với vận tốc lớn hơn (do diện tích mặt cắt bị thu hẹp tại các cửa xả). Vì vậy, nước tới vùng hạ lưu nhanh hơn. Khi đó, ở hạ lưu, những khu vực không thoát nước kịp (mặt cắt dòng chảy nhỏ) sẽ tích tụ lưu lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó gây ngập lụt nhanh hơn.
Em tư duy như vậy.
Nói tóm lại, có hiện tượng đó nhưng nếu viết như bài báo trên thì rất không có lý ạ
Cụ nói gần đúng, chỉ đến đoạn nhưng này thì sai. tôc độ nước tại cửa xả thì cao, nhưng chỉ đi ra 1 đoạn là tốc độ nước chậm lại rất nhiều. vì diện tích mặt cát của cửa xả bé hơn diện tịch mặt cát của đoạn sông phía dưới đến hàng chục lần. Cho nên ngay khi ra đến sông tốc độ nước sẽ giảm đi hàng chục lần. Cho nên không có chuyện như cụ nói đâu

Cụ thí nghiệm nước chảy trong ống sẽ rõ. Nước chảy đều trong ống, nêu cụ bóp một chỗ thì nước chảy qua chỗ bị bóp sẽ rất nhanh, nhưng đoạn sau của ống nước vẫn chảy bình thường thậm chí còn chậm hơn đoạn trên.

Em đánh giá cá nhân là cụ bị ảnh hưởng bởi ấn tượng nước chảy qua cửa xả rồi viết những dòng này
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Cụ ơi, 70% sức chứa của hồ mà cụ bảo lấy gì mà phát điện thì em cũng ạ cụ?
- Khi có lũ về thì việc xả đáy để giảm cao độ lòng hồ là điều hợp lý (nói như cụ nó sinh ra cái xả đáy làm gì) - hay theo ý cụ là không cần xả đáy khi lũ về cứ để nó chảy tràn qua mặt đập?
Có một số đập thiết kế để chỉ xả tràn qua mặt đập mà.
Cụ xem ảnh trong post này nhé:
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,850
Động cơ
1,265,815 Mã lực
Tuổi
49
- Lúc này để an toàn cho đập (chậu nhựa hứng nước) phải "xả đáy". (giả dụ giảm từ 100% về còn 70% sức chứa của hồ chứa) thì "lũ chồng lũ" liệu có hợp lý?
Không cần xả cái 30% này vì bất cứ lý do gì cụ ạ.

Khi trước khi đến mức giới hạn an toàn thì không cần xả thêm, đương nhiên.

Khi đến mức giới hạn an toàn thì xả ra để giữ nguyên mức này là đủ, không cần phải hạ xuống dưới nữa làm gì.

Nhiều thủy điện nhỏ họ không cần xả, để nước tràn tự do qua mặt đập vì cao độ mặt đập đã thiết kế trong mức an toàn rồi.
 

samsungl2400

Xe buýt
Biển số
OF-71406
Ngày cấp bằng
25/8/10
Số km
629
Động cơ
434,258 Mã lực
Cụ nghĩ chuẩn rồi nhưng chưa đủ. Đối với thuỷ điện nhỏ thì cái diện tích mặt hồ quá nhỏ so với diện tích lưu vực (là cái diện tích hứng nước tạo lũ) nên trong tính toán người ta không xét đến việc này
Thank cụ đã mở mang kiến thức!
 

Gosu2016

Xe tăng
Biển số
OF-467401
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,785
Động cơ
213,334 Mã lực
Tuổi
39
Không cần xả cái 30% này vì bất cứ lý do gì cụ ạ.

Khi trước khi đến mức giới hạn an toàn thì không cần xả thêm, đương nhiên.

Khi đến mức giới hạn an toàn thì xả ra để giữ nguyên mức này là đủ, không cần phải hạ xuống dưới nữa làm gì.

Nhiều thủy điện nhỏ họ không cần xả, để nước tràn tự do qua mặt đập vì cao độ mặt đập đã thiết kế trong mức an toàn rồi.
Vâng, đấy là theo lý thuyết. Vận hành thực tế thì vẫn "xả thêm" - nhiều trường hợp thông báo xả đáy khi lũ về trong đêm đấy cụ?
 

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,194
Động cơ
725,293 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
Hii, nếu hiểu đơn giản về công thức tính lưu lượng dòng chảy thì Lưu lượng Q = VxA trong đó V là vận tốc dòng nước , A là Diện tích mặt cắt dòng chảy. Với lưu lượng Q không đổi, Vận tốc dòng chảy tăng lên khi và chỉ khi A (tiết diện mặt cắt dòng chảy) giảm đi. Nói nôm na kiểu như cùng 1 lưu lượng nước thì nước chảy trong ống nhỏ có vận tốc lớn hơn nước chảy trong ống lớn.
Nói cách khác, nếu hiểu mực nước tăng cực nhanh là vận tốc dòng chảy lớn với cùng 1 lưu lượng thì nguyên nhân chỉ tới do tiết diện dòng chảy bị thay đổi, thu hẹp. Đây là nguyên nhân chủ yếu, và nguyên nhân này đến từ vùng hạ du.
Trở lại vấn đề này, Thủy điện chặn dòng nước lại, tích trong hồ và xả ra các cửa xả làm quay tuốc bin . Dòng nước này sẽ có vận tốc lớn hơn dòng chảy thông thường khi ko có thủy điện với cùng một lưu lượng.
Trường hợp chưa có thủy điện, lưu lượng dòng chảy giả định là Q(a) được phân bố đều trong năm hoặc trong mùa mưa. Khi có lũ được bổ sung thêm lưu lượng Q'. Lưu lượng Q(a) và Q' cùng được đổ về hạ lưu. Cái này gây ngập lụt như bao năm về trước nhưng do chưa có thủy điện nên diện tích dòng chảy lớn, tốc độ nước chậm nên dồn về hạ lưu chậm.
Trường hợp có thủy điện, lưu lượng dòng chảy Q(a) được giữ lại ở hồ chứa và chỉ xả về hạ lưu một lưu lượng Q(b) <Q(a) vì còn tích nước để phát điện. Lượng nước xả đi nhỏ hơn làm tích lũy lại trong hồ một lượng nước q= Q(a)-Q(b), việc này khiến mực nước ở hạ lưu thấp do lưu lượng về bị giữ lại. Khi có lũ, việc tích nước phát điện đã đáp ứng đủ, thủy điện sẽ xả toàn bộ lưu lượng nước nhận được nhưng với vận tốc lớn hơn (do diện tích mặt cắt bị thu hẹp tại các cửa xả). Vì vậy, nước tới vùng hạ lưu nhanh hơn. Khi đó, ở hạ lưu, những khu vực không thoát nước kịp (mặt cắt dòng chảy nhỏ) sẽ tích tụ lưu lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó gây ngập lụt nhanh hơn.
Em tư duy như vậy.
Nói tóm lại, có hiện tượng đó nhưng nếu viết như bài báo trên thì rất không có lý ạ
Cụ viết dài quá nhưng 2 thì thấy có 2 vị trí ko chính xác là vận tốc dòng chảy tại tràn và cửa ra nhà máy thì có lớn hơn tự nhiên nhưng chỉ 1 đoạn ngắn thôi, sau đó nó phụ thuộc hoàn toàn vào địa hình lòng sông phía hạ lưu, to, nhỏ, dốc, thoải... quyết định vận tốc dòng chảy hạ lưu. Lưu lượng của tràn khi lũ nó lớn hơn rất nhiều lưu lượng qua cửa ra nhà máy. Đối với nhà máy thủy điện kiểu đường dẫn thì nhà máy nó cách đập cả 2 đến 3km có nên nước từ nhà máy ra chả đáng bao nhiêu.
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Cụ ơi, 70% sức chứa của hồ mà cụ bảo lấy gì mà phát điện thì em cũng ạ cụ?
- Khi có lũ về thì việc xả đáy để giảm cao độ lòng hồ là điều hợp lý (nói như cụ nó sinh ra cái xả đáy làm gì) - hay theo ý cụ là không cần xả đáy khi lũ về cứ để nó chảy tràn qua mặt đập?
Cụ đang lẫn lộn trong các qui trình xả lũ

- Khi có dự báo lũ: các hồ thủy điện phải tiến hành xả bớt nước trong hồ để chuẩn bị đón lũ. Lúc này hạ lưu sẽ có nước dâng lên mạc dù lũ chưa về. Lượng nước này sẽ rất nhanh thoát ra biển.

- Khi lũ về: nước sẽ tích 1 phần vào hồ và 1 phần xả ra.

- Khi lũ vẫn về và nước hồ đầy nước hồ đạt mức độ cao tối đa cho phép : người ta xả hết lượng nước lũ về hồ để đảm bảo mực nước trong hồ không vượt qua độ cao tối đa cho phép.

- Các hồ thủy điện có nhiều cửa xả ở các cao trình khác nhau. Bởi vì mỗi cửa xả ở một độ cao khác nhau nên tốc độ xả nước ở mỗi cửa xả sẽ khác nhau. Đấy chính là cách thủy điện điều tiết tốc độ xả nước. Khi đã phải mở cửa xả đáy tưc là nước về nhiều quá, đang có nguy cở vượt quá cao trình cho phép bắt buộc phải xả đáy để tốc độ nước xả khỏi hồ bằng tốc độ nước về hồ
 

roberdlee

Xe buýt
Biển số
OF-342866
Ngày cấp bằng
14/11/14
Số km
622
Động cơ
278,419 Mã lực
Cụ nói gần đúng, chỉ đến đoạn nhưng này thì sai. tôc độ nước tại cửa xả thì cao, nhưng chỉ đi ra 1 đoạn là tốc độ nước chậm lại rất nhiều. vì diện tích mặt cát của cửa xả bé hơn diện tịch mặt cát của đoạn sông phía dưới đến hàng chục lần. Cho nên ngay khi ra đến sông tốc độ nước sẽ giảm đi hàng chục lần. Cho nên không có chuyện như cụ nói đâu

Cụ thí nghiệm nước chảy trong ống sẽ rõ. Nước chảy đều trong ống, nêu cụ bóp một chỗ thì nước chảy qua chỗ bị bóp sẽ rất nhanh, nhưng đoạn sau của ống nước vẫn chảy bình thường thậm chí còn chậm hơn đoạn trên.

Em đánh giá cá nhân là cụ bị ảnh hưởng bởi ấn tượng nước chảy qua cửa xả rồi viết những dòng này
E ko ảnh hưởng ấn tượng gì đâu. E có tư duy gì sai các cụ cứ mắng mỏ ạ. Cả điều em vs cụ nói đều quanh cái công thức Q=VxA cả. Nó liên quan đến lưu lượng, vận tốc và diện tích mặt cắt thoát nước . Ra đến sông nó giảm đi hàng chục lần cũng đúng vì diện tích mặt cắt nó tăng lên. Cái e nói là có thể nó sẽ gây ngập lụt cục bộ ở khu vực có dòng chảy hẹp do lưu tốc dòng chảy nhanh thôi.
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Vâng, đấy là theo lý thuyết. Vận hành thực tế thì vẫn "xả thêm" - nhiều trường hợp thông báo xả đáy khi lũ về trong đêm đấy cụ?
Cụ sai rồi, chẳng ai xả thêm cả vì nước trong hồ là tiền, xả ra là mất tiền. Nhất là ở miền Trung, chỉ khi lũ mới có nhiều nước, còn bình thường là không có nước. Xả thêm thì lúc sau lấy nước đâu ra mà chạy máy phát để thu tiền. Cho nên xả thêm chỉ là sản phâm tưởng tượng của 1 số người thôi.

Xả đáy trong đêm là có, nhưng không phải là khi lũ về mà trước khi lũ về. Cái này do thời tiết, ông mưa bão sáng mai đên thì trong đêm phải khẩn cấp xả bớt ra mà đón lũ chứ. Không lẽ cứ để mặc kệ nó
 

roberdlee

Xe buýt
Biển số
OF-342866
Ngày cấp bằng
14/11/14
Số km
622
Động cơ
278,419 Mã lực
Turbine thuỷ điện có hiệu suất > 90%, nên không còn mấy năng lượng trong dòng nước đâu cụ.
Còn đường xả của đập có cơ chế tiêu năng.
Nên nước xuống sau đập có tốc độ không khác quá nhiều so với khi không có đập đâu. Thậm chí còn không bằng.
Vụ này e nghe thấy có lý này, nhưng khi xả qua các cửa xả, lưu tốc dòng nước tăng là đúng đúng ko ạ. Vì e quan sát thấy nó phun phè phè. Cơ chế tiêu năng e nghĩ cũng hợp lý. Có thể vùng ảnh hưởng bởi dòng lưu tốc lớn chỉ lân cận nhà máy (trong cự ly X km nào đó) .
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
cụ đang lập luận theo kiểu tao không cần biết, tại thằng thủy điện nhỏ hết

Nó gọi là nhỏ vì nó ko to như thằng thủy điện Hòa Bình thôi. Chứ nó chẳng nhỏ đâu
Thế sao còn làm nhiều? Muốn chứng minh không tại thì đưa hồ sơ tác động môi trường ra, sao em gúc chưa ra hầy.
 

hp220606

Xe tải
Biển số
OF-507816
Ngày cấp bằng
3/5/17
Số km
391
Động cơ
429,216 Mã lực
1 trong các chức năng của thủy điện là điều tiết lũ. Nhưng thực tế ở VN, THỦY ĐIỆN có thể coi là tác nhân gây lũ những lý do sau:
1. Tích nước và xả lũ không theo đúng quy trình
2. Rất nhiều CĐT công trình thủy điện lợi dụng làm thủy điện để thu lời bất chính từ việc phá rừng đặc dụng
 

Gosu2016

Xe tăng
Biển số
OF-467401
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,785
Động cơ
213,334 Mã lực
Tuổi
39
Cụ sai rồi, chẳng ai xả thêm cả vì nước trong hồ là tiền, xả ra là mất tiền. Nhất là ở miền Trung, chỉ khi lũ mới có nhiều nước, còn bình thường là không có nước. Xả thêm thì lúc sau lấy nước đâu ra mà chạy máy phát để thu tiền. Cho nên xả thêm chỉ là sản phâm tưởng tượng của 1 số người thôi.

Xả đáy trong đêm là có, nhưng không phải là khi lũ về mà trước khi lũ về. Cái này do thời tiết, ông mưa bão sáng mai đên thì trong đêm phải khẩn cấp xả bớt ra mà đón lũ chứ. Không lẽ cứ để mặc kệ nó
Cảm ơn cụ đã giải thích. Tuy nhiên, khi lũ về và mà lòng hồ lúc này mực nước vượt mức an toàn, vẫn phải tăng lưu lượng xả đáy để đảm bảo an toàn đúng không ạ?
Thứ nữa, xả bớt chứ em có bảo xả hết đâu mà cụ bảo vứt tiền đi. (em có đưa ra là xả 30% - ví dụ).
 

chetnhieulan

Xe tải
Biển số
OF-306167
Ngày cấp bằng
25/1/14
Số km
235
Động cơ
303,688 Mã lực
Những cụ sống ở khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ thì sẽ biết, còn những cụ khác có thể google số liệu thì biết. Cái gì nó cũng có mặt trái, nên khi làm ng ta đã lưạ chọn mặt hiệu quả để làm, tác dụng cắt lũ của thủy điện là ko thể chối cãi. Thiên tai bão lũ xay ra khăc nghiệt như hiện nay nó là tổng hòa của nhiều yếu tố, chứ ko phải do thủy điện. Các cụ tham khảo thêm nội dung phía dưới.
  • Điển hình nổi bật nhất là tác dụng cắt giảm lũ của các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng cho với khu vực Đồng bằng Bắc bộ và thủ đô Hà Nội. Trước khi chưa có hồ Hòa Bình tham gia điều tiết lũ, mực nước lũ cao nhất trong mùa lũ hàng năm thường xuyên ở mức trên báo động III. Các vùng ven bãi thường phải chịu cảnh ngập lụt từ 2 đến 3 tháng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội cũng như sản xuất của nông dân. Các khu vực bãi ven sông gần như không thể trồng trọt hoặc canh tác được từ tháng 6 đến tháng 9. Từ khi hồ Hòa Bình hoàn thành đi vào vận hành (năm 1994), cùng với hồ TĐ Thác Bà tham gia điều tiết cắt giảm lũ, mực nước lũ tại Hà Nội đã giảm rất nhiều so với trước đó:
  • Từ năm 1994 đến 2004, chỉ có 01 năm (2002) mực nước lũ tại Hà Nội vượt báo động III 0,5m, còn lại đều ở mức dưới báo động 3 (11,5m);
  • Từ năm 2005 đến 2009, đều ở mức dưới báo động II;
  • Từ năm 2010 đến nay, khi các hồ Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang và Huội Quảng - Bản Chát đi vào vận hành, mực nước lũ tại Hà Nội luôn thấp hơn mức báo động I.
  • Các vùng bãi bán ngập ven sông Hồng và các sông khác trong hệ thống không còn phải chịu cảnh ngập lụt hàng năm, nhân dân đã có thể canh tác trồng trọt được trong những tháng mùa lũ.
  • Tại các lưu vực khác trong toàn quốc, các hồ chứa thủy điện đều đóng vai trò quan trọng trong việc cắt giảm đỉnh lũ, làm chậm quá trình lũ qua đó góp phần chống lũ hiệu quả cho vùng hạ du.
 

Gosu2016

Xe tăng
Biển số
OF-467401
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,785
Động cơ
213,334 Mã lực
Tuổi
39
Cụ sai rồi, chẳng ai xả thêm cả vì nước trong hồ là tiền, xả ra là mất tiền. Nhất là ở miền Trung, chỉ khi lũ mới có nhiều nước, còn bình thường là không có nước. Xả thêm thì lúc sau lấy nước đâu ra mà chạy máy phát để thu tiền. Cho nên xả thêm chỉ là sản phâm tưởng tượng của 1 số người thôi.

Xả đáy trong đêm là có, nhưng không phải là khi lũ về mà trước khi lũ về. Cái này do thời tiết, ông mưa bão sáng mai đên thì trong đêm phải khẩn cấp xả bớt ra mà đón lũ chứ. Không lẽ cứ để mặc kệ nó
Cảm ơn cụ đã giải thích. Tuy nhiên, khi lũ về và mà lòng hồ lúc này mực nước vượt mức an toàn, vẫn phải tăng lưu lượng xả đáy để đảm bảo an toàn đúng không ạ?
Thứ nữa, xả bớt chứ em có bảo xả hết đâu mà cụ bảo vứt tiền đi. (em có đưa ra là xả 30% - ví dụ).
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
E ko ảnh hưởng ấn tượng gì đâu. E có tư duy gì sai các cụ cứ mắng mỏ ạ. Cả điều em vs cụ nói đều quanh cái công thức Q=VxA cả. Nó liên quan đến lưu lượng, vận tốc và diện tích mặt cắt thoát nước . Ra đến sông nó giảm đi hàng chục lần cũng đúng vì diện tích mặt cắt nó tăng lên. Cái e nói là có thể nó sẽ gây ngập lụt cục bộ ở khu vực có dòng chảy hẹp do lưu tốc dòng chảy nhanh thôi.
Cái này mình đã nói ở trên. Dòng dông càng về hạ lưu thì càng phải rộng ra để giảm tốc độ dòng chảy và thoát nước tốt. Nhưng Việt Nam mình thì chuyện lấn sông ở hạ lưu để làm nhà làm vườn thì như cơm bữa, thậm chí chống lại chính quyền để lấn chiếm đất lòng sông cũng rất bình thường. Cho nên lúc bão lũ thì đổ tại thủy điện là rất bậy bạ
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,656
Động cơ
1,035,882 Mã lực
Việc chặt phá rừng là trách nhiệm của kiểm lâm, sao lại đổ tại thủy điện. Cái thói rất xấu của người VN là đổ lỗi cho thằng dễ bắt nạt

Khúc ruột miền trung độ dốc cao, lúc nước thì rất nhiều sau đó lại cạn trơ đáy, mùa hè thì gió lào ngột ngạt. Nếu có hệ thống các hồ thủy lợi để tích trữ nước lúc có mưa lũ và cung cấp nước khi hạn hán, đồng thời điều hòa khi hậu, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển


Trách nhiệm thì phải thuộc về cả thằng chặt và thằng có nhiệm vụ kiểm soát mà ko làm cụ nhé. Về thủy điện nhỏ thì việc chặt trong phạm vi lòng hồ là trách nhiệm của thằng duyệt dự án khi phần đánh giá tác động và lợi hại bị ma số mà ko biết. Còn nữa, khi thằng chủ thủy điện chặt gỗ lòng hồ và "lỡ tay" chặt ngoài phạm vi dự án thì là trách nhiệm của cả kiểm lâm lẫn thằng chủ thủy điện.
Mọi người nói đến thủy điện nhỏ với lợi ích ko bù được cho phần hại chứ ko phải thủy điện nói chung cụ nhé. Nên cụ đừng đánh võng sang thủy điện rồi lại đẩy sang các thủy điện có giá trị kết hợp giữa phân lũ, phát điện và thủy lợi nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top