[Funland] Thảo luận về "lũ chồng lũ" do thủy điện

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,466
Động cơ
523,681 Mã lực
Về cơ bản người trên 40 tuổi sẽ ko thay đổi ý kiến của mình nên việc nhét ý mình vào đầu người khác là khó hơn lên trời, các cụ tranh luận mất công :)).
Em chỉ nhận xét tý về cái a TS Nguyễn Ngọc Chu này: TS toán mà nói toàn :hàng tr, khoảng 56 tỷ, làm tăng thêm,.... thì em đoán là đề tài TS là: "Toán học trong văn thơ cách mạng VN". TS toán nhà người ta thì nó lập mẹ cái mô phỏng luôn, lưu lượng tưng đây, nước mua tưng kia, xả từng này thì ngập đến bẹn, vd thế. Mà a này cũng thõi nhiều thứ ghê, toàn các vấn đề nóng, như sâu bít =))
Thì bọn Nhật nó đã có cái clip mô phỏng rồi đấy.
Nhưng thay là nước, nó dùng sỏi nhẹ để cho dễ nhìn thì lắm vị ở đây lại cãi chầy cãi cối keeo sỏi khác, nước khác.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Có cái clip của kỹ sư Tây làm về đường xả của đập đây, có cái morning glory spillway khá giống cách xả bồn cầu, mời hội nghị xem để làm văn cho thông, kẻo đưa hình vẽ trang 3 xem ra ... vô dụng:
 

roberdlee

Xe buýt
Biển số
OF-342866
Ngày cấp bằng
14/11/14
Số km
546
Động cơ
278,419 Mã lực
Nói dân trí thấp thì lại tự ái.

Lưu lượng không đổi mà mức nước lại tăng cực nhanh??? Phá vỡ mọi quy tắc vật lý và toán học, chỉ có thể là các bạn khối C 3 môn 9 điểm :))


Lũ nó về từ vùng cao, nó chảy qua cái đập thủy điện xuống dưới vùng thấp. Vẫn là một lũ chứ hai lũ ở đâu mà chồng? Tự chồng lên chính nó à?
Hii, nếu hiểu đơn giản về công thức tính lưu lượng dòng chảy thì Lưu lượng Q = VxA trong đó V là vận tốc dòng nước , A là Diện tích mặt cắt dòng chảy. Với lưu lượng Q không đổi, Vận tốc dòng chảy tăng lên khi và chỉ khi A (tiết diện mặt cắt dòng chảy) giảm đi. Nói nôm na kiểu như cùng 1 lưu lượng nước thì nước chảy trong ống nhỏ có vận tốc lớn hơn nước chảy trong ống lớn.
Nói cách khác, nếu hiểu mực nước tăng cực nhanh là vận tốc dòng chảy lớn với cùng 1 lưu lượng thì nguyên nhân chỉ tới do tiết diện dòng chảy bị thay đổi, thu hẹp. Đây là nguyên nhân chủ yếu, và nguyên nhân này đến từ vùng hạ du.
Trở lại vấn đề này, Thủy điện chặn dòng nước lại, tích trong hồ và xả ra các cửa xả làm quay tuốc bin . Dòng nước này sẽ có vận tốc lớn hơn dòng chảy thông thường khi ko có thủy điện với cùng một lưu lượng.
Trường hợp chưa có thủy điện, lưu lượng dòng chảy giả định là Q(a) được phân bố đều trong năm hoặc trong mùa mưa. Khi có lũ được bổ sung thêm lưu lượng Q'. Lưu lượng Q(a) và Q' cùng được đổ về hạ lưu. Cái này gây ngập lụt như bao năm về trước nhưng do chưa có thủy điện nên diện tích dòng chảy lớn, tốc độ nước chậm nên dồn về hạ lưu chậm.
Trường hợp có thủy điện, lưu lượng dòng chảy Q(a) được giữ lại ở hồ chứa và chỉ xả về hạ lưu một lưu lượng Q(b) <Q(a) vì còn tích nước để phát điện. Lượng nước xả đi nhỏ hơn làm tích lũy lại trong hồ một lượng nước q= Q(a)-Q(b), việc này khiến mực nước ở hạ lưu thấp do lưu lượng về bị giữ lại. Khi có lũ, việc tích nước phát điện đã đáp ứng đủ, thủy điện sẽ xả toàn bộ lưu lượng nước nhận được nhưng với vận tốc lớn hơn (do diện tích mặt cắt bị thu hẹp tại các cửa xả). Vì vậy, nước tới vùng hạ lưu nhanh hơn. Khi đó, ở hạ lưu, những khu vực không thoát nước kịp (mặt cắt dòng chảy nhỏ) sẽ tích tụ lưu lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó gây ngập lụt nhanh hơn.
Em tư duy như vậy.
Nói tóm lại, có hiện tượng đó nhưng nếu viết như bài báo trên thì rất không có lý ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
....
Trở lại vấn đề này, Thủy điện chặn dòng nước lại, tích trong hồ và xả ra các cửa xả làm quay tuốc bin . Dòng nước này sẽ có vận tốc lớn hơn dòng chảy thông thường khi ko có thủy điện với cùng một lưu lượng.
......
Em tư duy như vậy.
....
Turbine thuỷ điện có hiệu suất > 90%, nên không còn mấy năng lượng trong dòng nước đâu cụ.
Còn đường xả của đập có cơ chế tiêu năng.
Nên nước xuống sau đập có tốc độ không khác quá nhiều so với khi không có đập đâu. Thậm chí còn không bằng.
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Các cụ trên lý luận khó hiểu. Em thấy làm cái thí nghiệm này cho dễ hiểu. Các cụ cứ mở vòi hoa sen cho nó xả xuống nhà tắm. Nếu cứ xả đều thì nhà tắm nó ướt nhưng chả bao giờ nó ngập, đọng nước. Nhưng cứ lấy cái chậu thật to hứng chỗ nước đấy cho đầy chậu rồi thử đổ cái chậu ấy ra, chỉ càn đổ nửa chậu hay 2/3 chậu thôi, xem nước nó có ngập ko thì biết 😁. Cái hồ thủy điện nó cũng gần như là cái chậu thôi.
Em tưởng tượng cụ Kacar1102 ngồi trong toa lét mở vòi hoa sen chảy vào trong chậu xong rồi lấy cảm hứng gõ phím "lũ chồng lũ"

Cụ nên đi ra ngoài và xem hồ thủy điện xả lũ như thế nào. Đừng ngồi trong toa lét tưởng tượng.

Nước sông suối đều chảy vào trong hồ rồi mới chảy ra ngoài , cho nên cái tưởng tượng vòi sen chảy ra nhà tắm của cụ là sai bét.

Hàng ngày nước sông suối chảy vào hồ rồi được thủy điện cho chạy qua máy phát để phát điện. Lượng nước về nhiều thì họ phải mở thêm các cửa xả, không qua máy phát nữa để tránh nước trong hồ đầy quá có thể vỡ đập thôi. Và lúc đấy gọi là xả lũ cụ nhé.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Về cơ bản người trên 40 tuổi sẽ ko thay đổi ý kiến của mình nên việc nhét ý mình vào đầu người khác là khó hơn lên trời, các cụ tranh luận mất công :)).
Em chỉ nhận xét tý về cái a TS Nguyễn Ngọc Chu này: TS toán mà nói toàn :hàng tr, khoảng 56 tỷ, làm tăng thêm,.... thì em đoán là đề tài TS là: "Toán học trong văn thơ cách mạng VN". TS toán nhà người ta thì nó lập mẹ cái mô phỏng luôn, lưu lượng tưng đây, nước mua tưng kia, xả từng này thì ngập đến bẹn, vd thế. Mà a này cũng thõi nhiều thứ ghê, toàn các vấn đề nóng, như sâu bít =))
Nếu lập mẹ cái mô phỏng rồi thì tất nhiên sẽ không phát biểu hồ đồ như thế nữa, mà như vậy thì lại chả có chuyện để nói. Đằng này cứ thích chém gió như Khá Bảnh Dũng Trọc cơ nên mới thành ra câu chuyện tiến sỹ toán nói chuyện bằng hình dung và tưởng tượng ;))

Trường hợp có thủy điện, lưu lượng dòng chảy Q(a) được giữ lại ở hồ chứa và chỉ xả về hạ lưu một lưu lượng Q(b) <Q(a) vì còn tích nước để phát điện. Lượng nước xả đi nhỏ hơn làm tích lũy lại trong hồ một lượng nước q= Q(a)-Q(b), việc này khiến mực nước ở hạ lưu thấp do lưu lượng về bị giữ lại. Khi có lũ, việc tích nước phát điện đã đáp ứng đủ, thủy điện sẽ xả toàn bộ lưu lượng nước nhận được nhưng với vận tốc lớn hơn (do diện tích mặt cắt bị thu hẹp tại các cửa xả). Vì vậy, nước tới vùng hạ lưu nhanh hơn. Khi đó, ở hạ lưu, những khu vực không thoát nước kịp (mặt cắt dòng chảy nhỏ) sẽ tích tụ lưu lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó gây ngập lụt nhanh hơn.
Em tư duy như vậy.
Nói tóm lại, có hiện tượng đó nhưng nếu viết như bài báo trên thì rất không có lý ạ
Em nghĩ chỗ này cụ sai.

Vận tốc chảy lớn hơn nhưng diện tích mặt cắt dòng chảy nhỏ hơn thì lưu lượng dòng chảy vẫn thế. Lưu lượng không đổi thì không ảnh hưởng gì đến tốc độ nước dâng lên ở hạ lưu cả.

Chúng ta dễ bị cái dòng nước phun ra ầm ầm ở cửa xả đập tác động đến suy nghĩ và cho rằng nước chảy nhanh và mạnh hơn khi không có đập. Trên thực tế thì chỉ cần quan tâm duy nhất đến thông số là lưu lượng dòng chảy Xm3/giây.

Ví dụ trong đời sống là cái dòng phun vòi hoa sen thì bắn ra vừa nhanh vừa mạnh, nhưng không gây ngập nhà tắm như là đổ từ từ một thùng nước to.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,465
Động cơ
209,333 Mã lực
Nhà cháu thì thiển cận thế này: khi có 1 thủy điện thì có 1 diện tích rừng bị mất để làm hồ chứa nước. Nếu xó một trận mưa mà phạm vi bằng dt hồ chứ thì: nếu còn rừng thì lượng nước mưa sẽ thấm xuống coi như triệt tiêu, nếu là hồ thì nó sẽ giữ nguyên lại lượng nước đó và đổ xuống dưới hạ lưu, tăng lượng nước đổ về hạ lưu.
Hôm T7 vừa rồi, có Chương trình Sự kiện và Bình luận, có bác Tiến sỹ áo đen có đề cập đến vấn đề này:
- Đồng ý rằng, diện tích lòng hồ sẽ thay rừng, tăng lưu lượng tới hồ, nhưng cái đập nó lại điều tiết cho 1 diện tích lớn gấp mấy chục lần cái hồ, nên tổng thể nó điều tiết lũ tốt hơn.
- Rừng chỉ điều tiết lượng mưa có giới hạn. Khi mưa nhiều và lâu, rừng ngấm no nước thì nó chả còn điều tiết gì nữa, trả đủ nước cho lưu vực. Bác tiến sỹ đó cũng dẫn 1 nghiên cứu của hội rừng gì đó, khằng định khả năng điều tiết lũ của rừng không cao như chúng ta nghĩ.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Nếu lập mẹ cái mô phỏng rồi thì tất nhiên sẽ không phát biểu hồ đồ như thế nữa, mà như vậy thì lại chả có chuyện để nói. Đằng này cứ thích chém gió như Khá Bảnh Dũng Trọc cơ nên mới thành ra câu chuyện tiến sỹ toán nói chuyện bằng hình dung và tưởng tượng ;))
Có phải cụ đang nói lão Tờ Sờ Toán nào đó lên FB chửi người, chửi đời, chửi tất phải không?
--------------
À, Tờ Sờ khác :D:D
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
......Nước sông suối đều chảy vào trong hồ rồi mới chảy ra ngoài , cho nên cái tưởng tượng vòi sen chảy ra nhà tắm của cụ là sai bét.

Hàng ngày nước sông suối chảy vào hồ rồi được thủy điện cho chạy qua máy phát để phát điện. Lượng nước về nhiều thì họ phải mở thêm các cửa xả, không qua máy phát nữa để tránh nước trong hồ đầy quá có thể vỡ đập thôi. Và lúc đấy gọi là xả lũ cụ nhé.
Câu “nước sông suối đều chảy vào trong hồ rồi mới chảy ra ngoài” chỉ đúng ở chế độ nước chảy theo thiết kế cho lưu vực đã biết của hồ thôi. Khi lượng nước lớn như khi lũ lụt thì việc hồ đã tích nước sẽ làm giảm chênh áp giữa thượng nguồn của lưu vực và hạ lưu của lưu vực (chính là cái hồ), tốc độ thoát nước của lưu vực cấp cho hồ sẽ giảm, dẫn đến sẽ sinh ra những dòng chảy mới cả ngầm lẫn bề mặt theo thế địa hình chảy về phía cửa sông không qua đập. Thế là lũ chồng lũ đúng nghĩa thôi.
Ví dụ kinh điển là năm 1999 lũ lên không thoát kịp theo các cửa sông đã có thì phá thêm hai cửa nữa, cũng ở miền Trung.
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Các anh ý đánh lận con đen bằng khái niệm thủy điện ko tạo ra lũ. Vâng. Nhưng khi các anh ý phá hủy từng vạt rừng thì việc phòng lũ bị ảnh hưởng và lũ được tạo ra. Còn việc thằng chặt với các anh thủy điện em ko bàn nữa vì khi có thông qua dự án là "thằng chặt trộm" nó cũng hồn nhiên chặt và chặt quá chỉ tiêu. Còn sao nó biết còn đội làm thì ko thì em cũng chỉ
Việc chặt phá rừng là trách nhiệm của kiểm lâm, sao lại đổ tại thủy điện. Cái thói rất xấu của người VN là đổ lỗi cho thằng dễ bắt nạt

Khúc ruột miền trung độ dốc cao, lúc nước thì rất nhiều sau đó lại cạn trơ đáy, mùa hè thì gió lào ngột ngạt. Nếu có hệ thống các hồ thủy lợi để tích trữ nước lúc có mưa lũ và cung cấp nước khi hạn hán, đồng thời điều hòa khi hậu, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển


 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Hôm T7 vừa rồi, có Chương trình Sự kiện và Bình luận, có bác Tiến sỹ áo đen có đề cập đến vấn đề này:
- Đồng ý rằng, diện tích lòng hồ sẽ thay rừng, tăng lưu lượng tới hồ, nhưng cái đập nó lại điều tiết cho 1 diện tích lớn gấp mấy chục lần cái hồ, nên tổng thể nó điều tiết lũ tốt hơn.
- Rừng chỉ điều tiết lượng mưa có giới hạn. Khi mưa nhiều và lâu, rừng ngấm no nước thì nó chả còn điều tiết gì nữa, trả đủ nước cho lưu vực. Bác tiến sỹ đó cũng dẫn 1 nghiên cứu của hội rừng gì đó, khằng định khả năng điều tiết lũ của rừng không cao như chúng ta nghĩ.
Đang nói thuỷ điện nhỏ nhiều ông không có hồ chứa. Nếu tiến sĩ nói phổ cập thì cũng đừng tổng quát quá.
Rừng điều tiết việc xói mòn phá huỷ địa mạo của đất do mưa lũ chứ rừng nào chứa nước, chứa bằng lá à? Nước giữ ở lớp đất đá dưới chân rừng chứ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Việc chặt phá rừng là trách nhiệm của kiểm lâm, sao lại đổ tại thủy điện. Cái thói rất xấu của người VN là đổ lỗi cho thằng dễ bắt nạt

Khúc ruột miền trung độ dốc cao, lúc nước thì rất nhiều sau đó lại cạn trơ đáy, mùa hè thì gió lào ngột ngạt. Nếu có hệ thống các hồ thủy lợi để tích trữ nước lúc có mưa lũ và cung cấp nước khi hạn hán, đồng thời điều hòa khi hậu, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển


Nếu đã biết độ dốc cao, thuỷ văn thất thường sao còn làm thuỷ điên, lại còn nhỏ nữa cơ.
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Câu “nước sông suối đều chảy vào trong hồ rồi mới chảy ra ngoài” chỉ đúng ở chế độ nước chảy theo thiết kế cho lưu vực đã biết của hồ thôi. Khi lượng nước lớn như khi lũ lụt thì việc hồ đã tích nước sẽ làm giảm chênh áp giữa thượng nguồn của lưu vực và hạ lưu của lưu vực (chính là cái hồ), tốc độ thoát nước của lưu vực cấp cho hồ sẽ giảm, dẫn đến sẽ sinh ra những dòng chảy mới cả ngầm lẫn bề mặt theo thế địa hình chảy về phía cửa sông không qua đập. Thế là lũ chồng lũ đúng nghĩa thôi.
Ví dụ kinh điển là năm 1999 lũ lên không thoát kịp theo các cửa sông đã có thì phá thêm hai cửa nữa, cũng ở miền Trung.
Em thấy lời văn của cụ rối rắm lòng vòng quá, chẳng hiểu nổi cụ đang nó cái gì. Tốc độ thoát của lưu vực cấp, rồi nước chảy không qua đập vân vân và mây mây.

Vụ năm 1999 thì cụ nên xem lại em đã viết ở bài đầu tiên. Cửa sông mà các cụ cứ bám vào xây nhà xây rì sọt chặn mịa nó lối thoát của nước thì nó phải phá chỗ khác ra chứ. Hay lại đổ tại thằng thủy điện
 

Gosu2016

Xe tăng
Biển số
OF-467401
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,222
Động cơ
213,334 Mã lực
Tuổi
38
Tranh luận để mở mang thêm mà các cụ cứ mạt sát nhau cũng như 3 môn 9 điểm là sao?
Cụ nào có kiến thức thì thường điềm đạm, mạt sát nhau thì cũng cá mè một lứa cả thôi.
Nhân có cụ nào hình tượng thủy điện giống việc hứng nước trong chậu tắm, nhờ các cụ giải thích luôn:
- Khi chậu tắm đầy (hồ chứa full) + lũ về lúc này lưu lượng nước xả ra bằng lưu lượng lũ (vòi sen). --> ok
- Lúc này để an toàn cho đập (chậu nhựa hứng nước) phải "xả đáy". (giả dụ giảm từ 100% về còn 70% sức chứa của hồ chứa) thì "lũ chồng lũ" liệu có hợp lý?
- Khi phía hạ lưu (sàn nhà tắm) đang "no nước" việc thêm 30% này cũng là tác nhân không nhỏ phải không ạ?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Em thấy lời văn của cụ rối rắm lòng vòng quá, chẳng hiểu nổi cụ đang nó cái gì. Tốc độ thoát của lưu vực cấp, rồi nước chảy không qua đập vân vân và mây mây.

Vụ năm 1999 thì cụ nên xem lại em đã viết ở bài đầu tiên. Cửa sông mà các cụ cứ bám vào xây nhà xây rì sọt chặn mịa nó lối thoát của nước thì nó phải phá chỗ khác ra chứ. Hay lại đổ tại thằng thủy điện
Cụ bảo nước trong lưu vực đều chảy về hồ nhưng hồ không thoát kịp thì nó phá đường khác nó đi chứ sao, điển hình là năm 1999 đường thoát ứ thì nó phá đấy.
Tưởng các cụ thích làm văn nên viết thôi, hình ảnh video đưa hết rồi hội nghị cứ im re hà ;))
 

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Nếu đã biết độ dốc cao, thuỷ văn thất thường sao còn làm thuỷ điên, lại còn nhỏ nữa cơ.
cụ đang lập luận theo kiểu tao không cần biết, tại thằng thủy điện nhỏ hết

Nó gọi là nhỏ vì nó ko to như thằng thủy điện Hòa Bình thôi. Chứ nó chẳng nhỏ đâu
 
Chỉnh sửa cuối:

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Tranh luận để mở mang thêm mà các cụ cứ mạt sát nhau cũng như 3 môn 9 điểm là sao?
Cụ nào có kiến thức thì thường điềm đạm, mạt sát nhau thì cũng cá mè một lứa cả thôi.
Nhân có cụ nào hình tượng thủy điện giống việc hứng nước trong chậu tắm, nhờ các cụ giải thích luôn:
- Khi chậu tắm đầy (hồ chứa full) + lũ về lúc này lưu lượng nước xả ra bằng lưu lượng lũ (vòi sen). --> ok
- Lúc này để an toàn cho đập (chậu nhựa hứng nước) phải "xả đáy". (giả dụ giảm từ 100% về còn 70% sức chứa của hồ chứa) thì "lũ chồng lũ" liệu có hợp lý?
- Khi phía hạ lưu (sàn nhà tắm) đang "no nước" việc thêm 30% này cũng là tác nhân không nhỏ phải không ạ?
- Khi chậu tắm chưa đầy: nước lũ 100% thì hồ giữ lại 30% còn 70% vẫn phải xả ra ==> cắt lũ
- Khi chậu tắm đầy nước lũ vẫn tiếp tục về 100% thì hồ xả ra 100% ==> ko còn tác dụng cắt lũ. Ko thằng điên nào lại xả đi 30% trữ lượng nước của hồ cả. Chỉ mấy ông ngồi toa lét mới tưởng tượng ra là đổ chậu nước đi. Đổ nước trong chậu đi thì khi hết lũ lấy gì mà phát điện.
- Khi hêt tác dụng cắt lũ thì hạ lưu cũng chỉ nhận nguyên 100% nước lũ mà thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
474
Động cơ
285,620 Mã lực
Câu “nước sông suối đều chảy vào trong hồ rồi mới chảy ra ngoài” chỉ đúng ở chế độ nước chảy theo thiết kế cho lưu vực đã biết của hồ thôi. Khi lượng nước lớn như khi lũ lụt thì việc hồ đã tích nước sẽ làm giảm chênh áp giữa thượng nguồn của lưu vực và hạ lưu của lưu vực (chính là cái hồ), tốc độ thoát nước của lưu vực cấp cho hồ sẽ giảm, dẫn đến sẽ sinh ra những dòng chảy mới cả ngầm lẫn bề mặt theo thế địa hình chảy về phía cửa sông không qua đập. Thế là lũ chồng lũ đúng nghĩa thôi.
Ví dụ kinh điển là năm 1999 lũ lên không thoát kịp theo các cửa sông đã có thì phá thêm hai cửa nữa, cũng ở miền Trung.
Chỗ màu đỏ là có nhưng không đáng kể và việc này làm giảm lũ cho hạ lưu cụ ạ. Chỗ màu xanh: dòng chảy này sinh ra ở đâu cụ?
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,436
Động cơ
82,796 Mã lực
Hii, nếu hiểu đơn giản về công thức tính lưu lượng dòng chảy thì Lưu lượng Q = VxA trong đó V là vận tốc dòng nước , A là Diện tích mặt cắt dòng chảy. Với lưu lượng Q không đổi, Vận tốc dòng chảy tăng lên khi và chỉ khi A (tiết diện mặt cắt dòng chảy) giảm đi. Nói nôm na kiểu như cùng 1 lưu lượng nước thì nước chảy trong ống nhỏ có vận tốc lớn hơn nước chảy trong ống lớn.
Nói cách khác, nếu hiểu mực nước tăng cực nhanh là vận tốc dòng chảy lớn với cùng 1 lưu lượng thì nguyên nhân chỉ tới do tiết diện dòng chảy bị thay đổi, thu hẹp. Đây là nguyên nhân chủ yếu, và nguyên nhân này đến từ vùng hạ du.
Trở lại vấn đề này, Thủy điện chặn dòng nước lại, tích trong hồ và xả ra các cửa xả làm quay tuốc bin . Dòng nước này sẽ có vận tốc lớn hơn dòng chảy thông thường khi ko có thủy điện với cùng một lưu lượng.
Trường hợp chưa có thủy điện, lưu lượng dòng chảy giả định là Q(a) được phân bố đều trong năm hoặc trong mùa mưa. Khi có lũ được bổ sung thêm lưu lượng Q'. Lưu lượng Q(a) và Q' cùng được đổ về hạ lưu. Cái này gây ngập lụt như bao năm về trước nhưng do chưa có thủy điện nên diện tích dòng chảy lớn, tốc độ nước chậm nên dồn về hạ lưu chậm.
Trường hợp có thủy điện, lưu lượng dòng chảy Q(a) được giữ lại ở hồ chứa và chỉ xả về hạ lưu một lưu lượng Q(b) <Q(a) vì còn tích nước để phát điện. Lượng nước xả đi nhỏ hơn làm tích lũy lại trong hồ một lượng nước q= Q(a)-Q(b), việc này khiến mực nước ở hạ lưu thấp do lưu lượng về bị giữ lại. Khi có lũ, việc tích nước phát điện đã đáp ứng đủ, thủy điện sẽ xả toàn bộ lưu lượng nước nhận được nhưng với vận tốc lớn hơn (do diện tích mặt cắt bị thu hẹp tại các cửa xả). Vì vậy, nước tới vùng hạ lưu nhanh hơn. Khi đó, ở hạ lưu, những khu vực không thoát nước kịp (mặt cắt dòng chảy nhỏ) sẽ tích tụ lưu lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó gây ngập lụt nhanh hơn.
Em tư duy như vậy.
Nói tóm lại, có hiện tượng đó nhưng nếu viết như bài báo trên thì rất không có lý ạ
1 điểm ngồi xuống!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top