Nhà mềnh tôn chỉ luôn là đi tắt và đón đầu mờ cụ
Không có gì là cụ "ngược dòng" đâu, ta cùng thấy và phát biểu cái thực tế. Và em cho rằng ai có con đang học phổ thông thì đều thấy rõ những cái đó, và cùng với nó là sự bức xúc.Nếu ngay từ đầu post cụ như thế này thì có lẽ em sẽ không góp ý làm gì vì góp ý chỉ là góp ý nho nhỏ. Nhưng vì post đầu của cụ nó có vài thông tin hơi bị "cường điệu hóa" nên e mới mạo muội đi ngược dòng.
Chuyện giáo dục về sức khỏe, kỹ năng, sáng tạo không phải là không có. Nếu cụ theo sát hơn chương trình của Tiểu học thì cụ sẽ biết là có nhưng không được chú tâm nhiều bằng Toán và Tiếng Việt. Lớp 1 2 3, các bài trong Tự nhiên Xã Hội và Đạo Đức đều lồng ghép đầy đủ, có chăng do đây là hai môn phụ nên không được GV cũng như PHHS (và xa hơn là chính các e HS) không quan tâm, dẫn đến tình trạng là có mà bảo không có. Lớp 4 5 em nhớ còn được học thêm lắp ghép, vẽ, hát, nấu ăn, may vá- cũng toàn là những kĩ năng sống đấy chứ đâu. Tiếc là vì đây toàn là môn phụ nên chắc không được để ý. Đương nhiên nếu đem so với các nước phương Tây thì chương trình này vẫn không đầy đủ bằng nhưng không phải là không có, nói vậy là oan rồi.
Phần in nghiêng em không bàn nhiều vì chung quy cũng quay lại cách dạy của mỗi cô giáo và xa hơn là cái mỗi trường muốn hướng đến. Như bên Tây Tàu gì thì cũng phải tập trung vào cách dạy của cô giáo và họ cũng không chắc ăn được là tất cả đều nhất quán một cung cách. Nếu họ cũng đảm bảo được thì em không nghĩ có chuyện trường bị đánh giá 2/10 có trường thì lại 10/10 đâu. Tức là em nghĩ đây là vấn đề chung rồi, đương nhiên VN mình không thể lấy đó là vấn đề chung mà không sửa đổi. Nhưng cũng không nên "cường điệu hóa" lên hehe.
Theo dõi bài vở của con cái, em mới thấy là hiện em không biết thằng Dục là thằng nào, nó làm cái gì cho cuộc sống, cho xã hội này???
Tất nhiên là em nói về thằng này ở giai đoạn này!
Con trai em đang học lớp 5 (em sinh cháu cũng hơi muộn) thì chương trình học có từ ẩn số, đến phân số, đến tỷ lệ, đến phần trăm, đến hình hộp...trong khi thế hệ 6X 7X thì đến cấp nào mới phải học mấy cái này?
Con gái em năm nay thi đại học, cũng nói rằng hồi con học thì cấp 2 mới đến những thứ như thế. Mà nhìn trang toán của con bé thì em đến vãi linh hồn luôn. Ông em dạy đại học nói rằng cái toán cấp 3 hiện nay của ta thì ở Tây phải là đại học chuyên nghành toán mới phải học...
À thì các vị nhà Dục nói rằng "phải như vậy mới kịp với yêu cầu thời đại" chứ gì?
Xin thưa rằng hiện ở Úc chẳng hạn, trẻ tiểu học 9h sáng vào lớp, 11h học xong, ăn trưa, rồi hoạt động ngoại khóa và vui chơi trong khuôn viên đến 15h chiều là về. Thế con tôi vào lớp từ 8h kém 15 sáng, vùi đầu học hành viết lách đến 16h45 gù lưng cận mắt thì giỏi hơn, khỏe hơn, đất nước phát triển hơn thằng Úc à?
Trong cặp của học sinh tiểu học Úc chỉ có đồ chơi và bữa trưa, nhẹ tênh. Đến lớp bài vở thầy cô phát, hôm nào phát hôm đó, không có bài tập về nhà. Trẻ ta thì phải mang cái cặp cỡ 5-7kg đủ các loại sách vở tương đương giáo sư tây, để làm gì?
Sách giờ lại như là vở, làm bài thẳng vào sách, hết năm thì sách vứt đi. Thế là mỗi năm nhà Dục sẽ bán được bao nhiêu sách mới trong toàn quốc? Thu bao nhiêu tiền từ dân? Tiền đó đi đâu?
Về khoa học giáo dục, trẻ càng nhỏ thì phải học càng ít, vì còn phải để phát triển thể chất, phát triển sức khỏe tâm thần, và phát triển nhân cách. Giờ thì gần 100% thời gian vùi đầu vào học, ít vận động, ít kỹ năng sống, cách biệt với tự nhiên xung quanh...để sau này chúng nó ra cái loại gì đây? Ra cái sản phẩm gì hở ông Dục?
Bố em dân giáo dục, vào nghành từ 1957, công tác hơn 40 năm trong nghành. Hồi còn sống ông đã nói "Thằng Dục giờ nó giết giáo dục rồi, giết trẻ con rồi".
Em nhìn mà thương cho học sinh bây giờ quá, mà chúng nó là tương lai của đất nước này đấy. Không biết cha Dục kia đang vẽ vời cho cái bức tranh tương lai Tổ quốc ra sao, liệu có đẹp tuyệt vời không hở cha Dục, hở các cụ???
Thương và lo cho bọn trẻ, và quá nể tư duy, trình độ, quan điểm của nhà Dục!
Bức xúc lâu rồi, giờ cho em quăng lên quán xả xì choét tí.
Dục ơi là Dục!
Em hoàn toàn không liên quan tới ngành GD và em đang ở nước ngoài nên có muốn liên quan cũng không liên quan được. Em chỉ là một người rất thích tìm hiểu về nền GD của cả trong nước lẫn ngoài nước nên em biết hơn người bình thường một chút thôi. Nếu cụ có đọc qua vài post của em ở một vài topic khác thì cụ sẽ biết là em không leien quan gì tới ngành này.Không có gì là cụ "ngược dòng" đâu, ta cùng thấy và phát biểu cái thực tế. Và em cho rằng ai có con đang học phổ thông thì đều thấy rõ những cái đó, và cùng với nó là sự bức xúc.
Còn cái chỗ "cường điệu", thì em đồ rằng cụ có liên quan đến ngành này, nhưng hình như cụ ở trong Nam thì phải ạ?
Như em biết, học hành ngoài Bắc gớm hơn trong đó nhiều. Chương trình vẫn vậy nhưng sức ép lên học sinh lớn hơn hẳn trong Nam, và phụ huynh cũng bị ảnh hưởng bởi sức ép này.
Hoặc ở các tỉnh có thể nhẹ hơn, chứ ở thành phố thì việc học hành của trẻ là 1 áp lực lớn hơn hẳn.
Cái chỗ nói về "nhất quán" là em nói về chủ trương, thể lệ, quy định của ngành, chứ không phải nói về sự đồng đều giữa các giáo viên với nhau. Năm nay thi khác năm sau thi khác là 1 ví dụ; chương trình nội dung thay đổi xoành xoạch mà vẫn không nên hồn, vẫn liên tục cải tiến là 1 ví dụ khác...trong vô vàn ví dụ.
Em thì hay nói chuyện với các Hiệu trưởng phổ thông, các vị là học trò của bố em ngày trước, cũng được nghe nhiều lần thế này:Giải pháp các cụ ơi? Em đệ của anh dục đây mà chưa biết kiến nghị thế nào. Tạm thời trên bảo sao dưới nghe vậy.
Có 1 điều mà em chưa tìm hiểu, là vì sao ngoài Bắc lại tăng khối lượng hơn trong Nam?Em hoàn toàn không liên quan tới ngành GD và em đang ở nước ngoài nên có muốn liên quan cũng không liên quan được. Em chỉ là một người rất thích tìm hiểu về nền GD của cả trong nước lẫn ngoài nước nên em biết hơn người bình thường một chút thôi. Nếu cụ có đọc qua vài post của em ở một vài topic khác thì cụ sẽ biết là em không leien quan gì tới ngành này.
Em vẫn giữ nguyên quan điểm là trong post #1 cụ đã "cường điệu" một số vấn đề. Vì như cụ cũng thừa nhận với em một số thông tin em góp ý cụ biết, nhưng vì sao post #1 cụ vẫn nói về vấn đề đó thì em không lý giải được.
Đúng là ngoài Bắc có vẻ các trường cũng như PHHS luôn đặt việc học lên hàng đầu. Vô hình chung chính họ tạo nên một sức ép vô cùng lớn lên các em HS. Ngoài miền Nam bọn em, điển hình là SG, học sinh học tiểu học khá nhẹ nhàng, có nâng cao thì cũng chỉ nâng cao chút đỉnh chứ không nâng cao như ngoài HN. Em nhìn nhiều bài Toán các cụ post lên đây mà em hoảng, mấy đứa cháu + e họ em đâu phải học căng như vậy. Thế nên lại quay về vấn đề thật ra là do anh Dục tạo sức ép hay do chính nhà trường và PHHS? Vì trong cùng một nước, cùng một chương trình học, cùng là hai TP lớn mà sức ép lên HS đã hoàn toàn khác nhau rồi?
Em hiểu nhầm "nhất quán" của cụ, em rất đồng ý. Em cũng mong anh Dục cuối cùng sẽ cải cách một lần "once and for all". Em rất mong là C3 các em HS sẽ được tự chọn môn, nhưng em muốn C3 của mình sẽ giống C3 của UK chứ không phải của Mỹ. Còn lại chương trình Tiểu học và C2 đối với em là ổn, cố gắng cân bằng nhận thức của PHHS cũng như GV về độ quan trọng của tất cả các môn học là được.
Nếu cụ là 1 phần của thằng Dục thì hãy lên tiếng đi, đừng quá sợ hãi cho cái niêu cơm.Giải pháp các cụ ơi? Em đệ của anh dục đây mà chưa biết kiến nghị thế nào. Tạm thời trên bảo sao dưới nghe vậy.
Em thì cho là cái bệnh thành tích và cái áp lực PH nó lớn ngang bằng nhau cụ ạ. Những câu cụ hỏi em cũng không biết, nếu có cụ nào trên này biết thì giải thích hộ em. Nhưng theo như em thấy thì PH miền Bắc coi nặng việc học + áp lực con cái học hành nặng hơn PH miền Nam, đương nhiên cái nhận định này là nhận định của riêng mình em thôi. Em không thể tuyên bố cho chung toàn miền Bắc hay toàn miền Nam được, nhưng dựa trên những người em từng gặp cũng như những bàn luận trên các forum về chuyện trường lớp (WTT, lamchame, OF) thì em đưa ra nhận định như thế. Nếu đúng như vậy thì cái vấn đề này đã giải thích 1 phần câu hỏi ngay đầu của cụ.Có 1 điều mà em chưa tìm hiểu, là vì sao ngoài Bắc lại tăng khối lượng hơn trong Nam?
Chương trình vẫn thế nhưng bài tập rất nhiều cùng với kiến thức nâng cao rất nhiều...
Hay là áp lực thành tích lớn hơn? Trường này phải hơn trường kia? Tỷ lệ học sinh giỏi là tiêu chí đánh giá giáo viên giỏi? Phần trăm giáo viên giỏi liên quan đến đánh giá chất lượng trường? Tỷ lệ trường danh hiệu cao mới dẫn đến Phòng giáo dục tốt? Nhiều phòng tốt mới có Sở tốt?...
Nếu như vậy thì trăm sự dồn vào đầu học sinh, dẫn đến 50 cháu thì 49 giỏi, 1 tiên tiến? Những danh hiệu này là thực hay giả? Và ai phải trả giá cho cả một hệ thống đánh giá thành tích đó?
Tất nhiên cái đó em chưa tìm hiểu, nhưng cái bệnh thành tích từ trường lớp thì nó lớn hơn là áp lực xuất phát từ mong muốn của phụ huynh nhiều lần.