Con trai em đang học lớp 5 (em sinh cháu cũng hơi muộn) thì chương trình học có từ ẩn số, đến phân số, đến tỷ lệ, đến phần trăm, đến hình hộp...trong khi thế hệ 6X 7X thì đến cấp nào mới phải học mấy cái này?
Con gái em năm nay thi đại học, cũng nói rằng hồi con học thì cấp 2 mới đến những thứ như thế. Mà nhìn trang toán của con bé thì em đến vãi linh hồn luôn. Ông em dạy đại học nói rằng cái toán cấp 3 hiện nay của ta thì ở Tây phải là đại học chuyên nghành toán mới phải học...
Đoạn này thì chắc con gái lớn của cụ chắc xa quá nên quên mất. Anh Dục cải cách sách lần đầu là cho lứa hsinh sinh năm 1996. Sách nó đã như thế, chương trình nó như thế từ hồi năm 2002 (là khi lứa 1996 bắt đầu vào lớp 1), mỗi năm chỉ thay đổi chút ít nhưng chương trình Toán vẫn đủ các thứ cụ nêu. Lớp 5 mang tiếng học phân số, tỷ lệ, phần trăm, hình hộp nhưng trong sách nó là những thứ rất rất cơ bản chỉ cần áp dụng công thức là ra. Nếu có nặng hơn thì chính xác là do trường của con cụ nhồi thêm chứ trong SG bọn e học bình thường lắm.
Em không biết ông nào dạy ĐH chứ Toán của Mỹ khi vào cấp 3 có nhiều level để chọn, level dễ nhất của nó thì đúng là như Toán C2 mình nhưng ít đứa nào chọn vì chọn vậy các trường ĐH nó đánh giá thấp, thành ra cái level tụi nó chọn cũng ngang ngửa Toán c3 mình. Em học ALevel của UK thì level 1, 2, 3 (gọi tên là C1, C2, C3) còn dễ dễ nhưng lên C4 cũng na ná chương trình mình. Chưa kể là em không học Further Maths. Lên ĐH thì Toán nó lại dợt lại một lần nữa nên nhiều ng nhầm tưởng là chương trình C3 mình = chương trình Đh của Tây thôi. Cái bất cập mà em không ưng ý của GDVN hiện h chỉ là việc không được chọn môn khi lên C3.
Xin thưa rằng hiện ở Úc chẳng hạn, trẻ tiểu học 9h sáng vào lớp, 11h học xong, ăn trưa, rồi hoạt động ngoại khóa và vui chơi trong khuôn viên đến 15h chiều là về. Thế con tôi vào lớp từ 8h kém 15 sáng, vùi đầu học hành viết lách đến 16h45 gù lưng cận mắt thì giỏi hơn, khỏe hơn, đất nước phát triển hơn thằng Úc à?
Cụ có bao giờ hỏi con cụ xem cháu nó nghỉ trưa mất mấy tiếng không? Hồi đầy e cũng hay thắc mắc chuyện này nhưng tới khi có hai đứa em họ học Quốc tế thì đã hiểu. Bọn học QT cũng như học ở nước ngoài, nó không có cái giờ Ngủ trưa, h nghỉ trưa ăn trưa của bọn nó từ 45p đến 1 tiếng thôi xong vào học chiều tiếp. Còn như hsinh bán trú trong SG bọn e thì giờ ăn ngủ trưa nó đã gần 2 tiếng rưỡi rồi (từ 11h đến 1h30). Chưa kể ra chơi của hsinh trường công cũng dài hơn một tí: trường công thường ra chơi 30p đến 45p, nếu học bán trú thì sáng 1 lần chiều 1 lần vị chi mất thêm gần 1 tiếng nữa, trường Quốc tế thì tùy trường như đa phần ra chơi 20p. Đấy, tính kĩ ra thì đâu lại vào đấy, thời gian học na ná nhau. Nhưng nếu các trường đổi thành k nghỉ trưa như nước ngoài e hoàn toàn đồng ý, vì ngủ trưa xong con ng bị mụ mẫm đi rất nhiều. Không cho ngủ trưa cho học được liền mạch là tốt.
Trong cặp của học sinh tiểu học Úc chỉ có đồ chơi và bữa trưa, nhẹ tênh. Đến lớp bài vở thầy cô phát, hôm nào phát hôm đó, không có bài tập về nhà. Trẻ ta thì phải mang cái cặp cỡ 5-7kg đủ các loại sách vở tương đương giáo sư tây, để làm gì?
Sách giờ lại như là vở, làm bài thẳng vào sách, hết năm thì sách vứt đi. Thế là mỗi năm nhà Dục sẽ bán được bao nhiêu sách mới trong toàn quốc? Thu bao nhiêu tiền từ dân? Tiền đó đi đâu?
Cái này thì tùy trường nên e sẽ không bàn nhiều nhưng trường công của cháu e nó cũng được bỏ sách vở vào hộc bàn, không phải đem về nên mỗi bữa đi học đúng là cũng chỉ đem đồ chơi và bài tập phải làm hôm trước. Sách cụ có thể không vứt mà, nhà e anh em họ đông nên rất hay xài lại sách nếu đứa trước đó xài sách giữ gìn, nhìn chung thì sách chỉ khác nhưung điểm rất nhỏ không tới mức phải mua mới. Không hiểu sao phụ huynh cứ bu đi mua thôi?