Thớt hay , bổ béo , kính anh 1 ly
Em đi đền ông Hoàng Mười mà thấy choáng thật sự, xếp khắp sân là ngựa rồi ai đi cũng sắm một mâm lễ. Số tiền bỏ ra có lẽ là không tưởng!bắt chiếc nhau thoi. mà rõ ràng cái cánh mà hay cúng kiếng nó cũng khá giả thật
đâm ra ông, bà nào đang còn lận đận cũng cố mà theo đuôi. biết đâu đấy.
xem các đền hóa những ông ngựa mới hãi. dăm ba cái tệp tiền vàng so thì bằng muỗi
Thấy thỏ vận cả đông, tây, kim, cổ, tây, tầu, phật giáo, ... vào bài bốc phét của mình nhà em cũng xin góp vui:Từ xa xưa, theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, người ta đốt vàng mã để cho người thân đã chết có tiền tiêu, có đồ dùng. Đây là theo quan niệm của người Trung Quốc, không phải của Đạo Phật, vì rõ ràng ở Ấn Độ – xuất xứ Đạo Phật không hề có tục lệ đốt vàng.
Nhà Hạ (2205 tr. TL), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v… để chôn theo người chết. Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người ta còn đặt ra tục “Tuẫn táng”; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn sẽ phải đem chôn sống để tiếp tục hầu hạ các ngài đó dưới âm.
Đến thời nhà Hán, tục lệ ” Tuẫn Táng” chôn người sống theo với người chết, mới được bỏ. Năm 105 sau công nguyên ông Vương Dũ lấy giấy chế ra vàng bạc, quần áo v.v… để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.
Phần lớn dân chúng TQ hồi đó đã tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp. Bị phá sản, Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, mới cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống.
Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.
Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và thành thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ.
Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng. Đó là câu chuyện được chép từ sách cổ Trực Ngôn Cảnh Giáo.
-Con người khi chết sẽ đi về đâu
Theo quan niệm của nhà Phật thì có mười cảnh giới gồm bốn cảnh giới Thánh và sáu cảnh giới phàm. Trong đó 4 cảnh giới Thánh (Phật, Bồ Tát, Duyên giác và Thanh Văn) rất ít vong linh được quán vào 4 cảnh giới này mà chủ yếu là 6 cảnh giới phàm ( hay còn gọi là lục đạo luân hồi): Cõi trời, cõi người, cõi atula, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục.
Trong đó hai cảnh giới đầu là cõi trời, cõi người là cảnh giới hạnh phúc, bốn cảnh giới sau là cảnh giới ác đạo là cảnh giới khổ đau. Tùy theo sự tu tâm, tích đức hay gây ác nghiệp khi sống mà sau khi chết, vong linh được quán vào một trong sáu cảnh giới luân hồi nói trên.
Khi vong linh được quán vào bốn cảnh giới ác đạo ( Atula, súc sinh, ngạ quả, địa ngục), nếu cố gắng tu tập phật pháp thì sẽ vượt dần từng cảnh giới thì sẽ được luân hồi về cõi người.
Ví dụ, một người trên cõi trần làm nhiều điều ác khi chết bị quán vào cõi địa ngục. Tại cõi địa ngục vong linh đó tu tập phật pháp thì vượt dần lên cõi ngạ quỷ, rồi cõi atula, rồi cõi súc sinh rồi trở về cõi người. Khi vong linh vượt về cõi người thì sẽ đầu thai về làm người. Vì vậy, người trần cần phải làm sao cho người âm có điều kiện tĩnh tâm để tu tập vượt cõi giới.
-Quan điểm của Phật giáo về đốt vàng mã
Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Theo quan niệm phật giáo, nếu chúng ta dâng vàng, nhà lầu, xe hơi, ti vi…. thì chỉ làm cho các vong linh luyến tiếc cõi trần mà không còn tĩnh tâm để tu tập vượt cảnh giới. Họ càng chìm sâu vào khổ đau trong cảnh giới ác đạo.
Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà… thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu”.
Các nhà tu hành đều cho rằng: Người dương biết làm phúc, thì người âm dễ siêu thoát. Chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.
Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Tuy vậy, chúng ta cố gắng nên hạn chế là tốt nhất.
-Ích lợi của việc đốt vàng mã
Một trong những lợi ích to lớn của việc đốt vàng mã đem lại là báo hiếu. Tâm người hóa vàng sẽ cảm thấy an lạc vì đã làm được điều gì đó để báo hiếu ông bà cha mẹ, tổ tiên những người đã mất và hơn cả là dân tộc là chúng sanh. Do phong tục này đã ngấm và da thịt mỗi người con đất Việt nên tới những ngày giỗ, ngày lễ mà không làm sẽ có cảm giác day dứt như mình chưa làm tròn bổn phận của người con, cháu. Vậy việc hóa vàng mã để tâm mình an lạc, thoải mái, không muộn phiền là điều chúng ta vẫn nên làm.
Việc làm cúng gia tiên như làm cơm, khấn, cúng, hóa vàng mã tiền âm phủ không chỉ mang ý nghĩa báo hiếu với tổ tiên, ông bà cha mẹ mà còn mang ý nghĩa với người đang sống. Như một cách thầm giáo dục con cháu sống hòa thuận, sống có tâm có hiếu, sống tích cực luôn hướng tới những thiện trong cuộc sống. Đây là điều xuyên suốt trong tư tưởng đạo Phật cũng như văn hóa dân tộc.
Thỏ cho rằng nên giữ việc đốt vàng mã như một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và ý nghĩa giáo dục với con cháu. Nhưng nếu chúng ta cho rằng đốt vàng mã cho tổ tiên càng nhiều thì càng tốt lại là một sai lầm. Cái gì cũng có chừng mực. Tín ngưỡng có nghĩa là tín nhưng phải có ngưỡng là vậy.
Hôm nay, Lào Cai có vụ hóa vàng cháy 2 xe ô tô, may không ai bị thiệt mạng rồi trong nhữn buổi cúng kiếng tại các đền, nhìn đống mã mà phát sợ.
Thôi thì nhàn đàm bốc phét, ý kiến của các bác về tục lệ này ra sao?
Từ xa xưa, theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, người ta đốt vàng mã để cho người thân đã chết có tiền tiêu, có đồ dùng. Đây là theo quan niệm của người Trung Quốc, không phải của Đạo Phật, vì rõ ràng ở Ấn Độ – xuất xứ Đạo Phật không hề có tục lệ đốt vàng.
Nhà Hạ (2205 tr. TL), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v… để chôn theo người chết. Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người ta còn đặt ra tục “Tuẫn táng”; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn sẽ phải đem chôn sống để tiếp tục hầu hạ các ngài đó dưới âm.
Đến thời nhà Hán, tục lệ ” Tuẫn Táng” chôn người sống theo với người chết, mới được bỏ. Năm 105 sau công nguyên ông Vương Dũ lấy giấy chế ra vàng bạc, quần áo v.v… để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.
Phần lớn dân chúng TQ hồi đó đã tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp. Bị phá sản, Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, mới cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống.
Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.
Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và thành thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ.
Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng. Đó là câu chuyện được chép từ sách cổ Trực Ngôn Cảnh Giáo.
-Con người khi chết sẽ đi về đâu
Theo quan niệm của nhà Phật thì có mười cảnh giới gồm bốn cảnh giới Thánh và sáu cảnh giới phàm. Trong đó 4 cảnh giới Thánh (Phật, Bồ Tát, Duyên giác và Thanh Văn) rất ít vong linh được quán vào 4 cảnh giới này mà chủ yếu là 6 cảnh giới phàm ( hay còn gọi là lục đạo luân hồi): Cõi trời, cõi người, cõi atula, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục.
Trong đó hai cảnh giới đầu là cõi trời, cõi người là cảnh giới hạnh phúc, bốn cảnh giới sau là cảnh giới ác đạo là cảnh giới khổ đau. Tùy theo sự tu tâm, tích đức hay gây ác nghiệp khi sống mà sau khi chết, vong linh được quán vào một trong sáu cảnh giới luân hồi nói trên.
Khi vong linh được quán vào bốn cảnh giới ác đạo ( Atula, súc sinh, ngạ quả, địa ngục), nếu cố gắng tu tập phật pháp thì sẽ vượt dần từng cảnh giới thì sẽ được luân hồi về cõi người.
Ví dụ, một người trên cõi trần làm nhiều điều ác khi chết bị quán vào cõi địa ngục. Tại cõi địa ngục vong linh đó tu tập phật pháp thì vượt dần lên cõi ngạ quỷ, rồi cõi atula, rồi cõi súc sinh rồi trở về cõi người. Khi vong linh vượt về cõi người thì sẽ đầu thai về làm người. Vì vậy, người trần cần phải làm sao cho người âm có điều kiện tĩnh tâm để tu tập vượt cõi giới.
-Quan điểm của Phật giáo về đốt vàng mã
Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Theo quan niệm phật giáo, nếu chúng ta dâng vàng, nhà lầu, xe hơi, ti vi…. thì chỉ làm cho các vong linh luyến tiếc cõi trần mà không còn tĩnh tâm để tu tập vượt cảnh giới. Họ càng chìm sâu vào khổ đau trong cảnh giới ác đạo.
Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà… thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu”.
Các nhà tu hành đều cho rằng: Người dương biết làm phúc, thì người âm dễ siêu thoát. Chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.
Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Tuy vậy, chúng ta cố gắng nên hạn chế là tốt nhất.
-Ích lợi của việc đốt vàng mã
Một trong những lợi ích to lớn của việc đốt vàng mã đem lại là báo hiếu. Tâm người hóa vàng sẽ cảm thấy an lạc vì đã làm được điều gì đó để báo hiếu ông bà cha mẹ, tổ tiên những người đã mất và hơn cả là dân tộc là chúng sanh. Do phong tục này đã ngấm và da thịt mỗi người con đất Việt nên tới những ngày giỗ, ngày lễ mà không làm sẽ có cảm giác day dứt như mình chưa làm tròn bổn phận của người con, cháu. Vậy việc hóa vàng mã để tâm mình an lạc, thoải mái, không muộn phiền là điều chúng ta vẫn nên làm.
Việc làm cúng gia tiên như làm cơm, khấn, cúng, hóa vàng mã tiền âm phủ không chỉ mang ý nghĩa báo hiếu với tổ tiên, ông bà cha mẹ mà còn mang ý nghĩa với người đang sống. Như một cách thầm giáo dục con cháu sống hòa thuận, sống có tâm có hiếu, sống tích cực luôn hướng tới những thiện trong cuộc sống. Đây là điều xuyên suốt trong tư tưởng đạo Phật cũng như văn hóa dân tộc.
Thỏ cho rằng nên giữ việc đốt vàng mã như một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và ý nghĩa giáo dục với con cháu. Nhưng nếu chúng ta cho rằng đốt vàng mã cho tổ tiên càng nhiều thì càng tốt lại là một sai lầm. Cái gì cũng có chừng mực. Tín ngưỡng có nghĩa là tín nhưng phải có ngưỡng là vậy.
Hôm nay, Lào Cai có vụ hóa vàng cháy 2 xe ô tô, may không ai bị thiệt mạng rồi trong nhữn buổi cúng kiếng tại các đền, nhìn đống mã mà phát sợ.
Thôi thì nhàn đàm bốc phét, ý kiến của các bác về tục lệ này ra sao?
Cụ và em cùng hệ tư tưởng ạ. Em thấy lúc người chết đi thì người thân mất bao công cầu cúng cho người thân siêu thoát (chưa nói đến đầu thai) nhưng đến hẹn lại lên, tết nhất, rằm tháng 7 (và một số ngày theo từng địa phương) lại đốt mã vàng gửi người âm, nó mâu thuẫn vô cùng.Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của cụ.
Tuy nhiên em xin bổ sung, quan điểm của PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY (PGNT) là không thừa nhận cõi âm. PGNT cho rằng ngay sau khi cơ thể vật lý dừng hoạt động (chết) con người đó lập tức tái sinh vào một mầm sống khác, mầm sống đó là gì, tùy thuộc vào nghiệp của người đó ở kiếp này và các kiếp trước đó cộng lại, không có bất cứ một yếu tố nào can thiệp được vào quá trình tái sinh này.
Minh họa cho quan điểm này, có thể quan sát quá trình biến đổi của một số sinh vật đơn giản, có vòng đời ngắn, mà chúng ta có thể quan sát được. Con tằm (hoặc một số loại sâu), biến thành con nhộng, con nhộng biến thành con ngài (con bướm), con ngài đẻ ra trứng, trứng nở ra con tằm (sâu). 4 hình thức sống là Ngài, Nhộng, tằm, trứng có hình dạng, nơi sống và cách thức sống hoàn toàn khác nhau, có thể gọi là các kiếp khác nhau. Như vậy, sự sống của loài sinh vật này là vòng tròn, không có điểm bắt đầu và không có điểm kế thúc, chỉ chuyển đổi về hình thái sống (kiếp con tằm/sâu, kiếp nhộng, kiếp ngài /bướm, và Trứng).
Quan điểm này khá tương đồng với các quan điểm khoa học hiện đại đã được chứng minh về sự vận động của vật chất (không tự sinh ra, không mất đi, chỉ chuyển từ dạng này, sang dạng khác), ví dụ nước chuyển dạng hơi nước, bay lên không trung, ngưng tụ, lại rơi xuống mặt đất, hoặc tờ giấy khi đốt đi, không nhìn thấy nó nữa, nhưng thực chất nó không mất, mà một phần nó chuyển sang dạng nhiệt do phản ứng cháy, một phần nó chuyển sang dạng tro bụi.
Thực tế tại VN, khi có chết, người thân đều mong muốn, làm mọi cách và tin rằng người chết sẽ đầu thai/tái sinh tại một cảnh giới tốt (ít nhất là không muốn, không tin người thân của mình đang ở cõi âm), vậy thì còn đốt vàng mã gửi cho người thân ở cõi âm làm gì? Họ có ở đó đâu? Mình đã làm mọi cách và được câc thầy nói họ siêu thoát về cảnh giới khác rồi mà? Đâu có ở cõi âm?
Nếu gửi vàng mã, có nghĩa là thừa nhận người thân chưa đầu thai/tái sinh/ siêu thoát, vẫn đang ở cõi âm, vẫn đang bị đọa ở địa ngục... Vậy thì mọi việc cúng bái, cầu xin, mời thầy lập đàn tế cho người thân tái sinh/đầu thai/siêu thoát... Đều vô dụng?
Đây là một mâu thuẫn tồn tại trong đời sống tâm linh người Việt, cần phải được loại bỏ.
Nhà em bỏ đốt vàng mã mấy năm nay rồiTheo em nghề bán vàng mã 100 năm sau cũng không chết đói hay thất nghiệp.
Đợt này Cụ tranh thủ xin thêm 2 nàng hầu xem sao, hồi bé em vẫn thấy họ đốt gửi cho người nhàTrước khi e chưa có ô tô,e bảo vợ em : anh chết cấm đốt ô tô vàng mã.sống ko mua cho ô tô chết mua cho cái xe giấy để làm gì,thế là có ô tô bằng sắt luôn
Cụ và em cùng hệ tư tưởng ạ. Em thấy lúc người chết đi thì người thân mất bao công cầu cúng cho người thân siêu thoát (chưa nói đến đầu thai) nhưng đến hẹn lại lên, tết nhất, rằm tháng 7 (và một số ngày theo từng địa phương) lại đốt mã vàng gửi người âm, nó mâu thuẫn vô cùng.
Suy cho cùng cũng chỉ là vì ko hiểu rõ, ko biết sâu, thấy ngta đốt nhà mình ko đốt thì sợ, làm theo thành tục lệ…
Theo em ngày Tết hay ngày rằm cứ thắp hương cúng kiếng hoa quả, nếu có điều kiện cả nhà quây quần ăn bữa cơm với nhau, cho con cháu nhớ về ông bà tổ tiên…Chứ đốt bao nhiêu vàng mã vừa tốn kém lại nguy cơ cháy nổ, mệt mỏi…(em ngồi đốt hơn tiếng mới hết đống vàng mã mẹ chồng giao)
Dưới ý mua ô tô phải có qđ phân phối, còn hầu gái thì cấm mua bán/tuyển dụng cụ nhé Tưởng có tiền AP có VM mà ngon à...Khổ trăm bềEm có 1 thắc mắc là sao phải đốt cả tiền, vàng mã kèm theo các đồ vật dụng cụ... trong khi đó nếu về lý thuyết mà đốt xong ở thế giới bên kia nhận được thì chỉ cần vài thỏi vàng hay đơn giản cái thẻ ngân hàng có tiền là xong, ở dưới đó các cụ muốn dùng gì thì mua.Nhanh và Gọn nhẹ, cần gì phức tạp các thứ làm bằng giấy khác ạ?
Rắc rối vậy sao ạ? Thế thì em chịu thua rồi. Em thấy đốt 1 đống tiền vàng, xong lại vẫn có tivi, tủ lạnh, xe máy....Dưới ý mua ô tô phải có qđ phân phối, còn hầu gái thì cấm mua bán/tuyển dụng cụ nhé Tưởng có tiền AP có VM mà ngon à...Khổ trăm bề
Tiền vàng là để dự trữ chờ thay đổi chính sách XH hoặc phòng khi thay đổi cđ dưới ý thôi, cơ bản giờ đang cần vật dụng/hàng tiêu dùng/ thực phẩm/bia rượu ...các kiểuRắc rối vậy sao ạ? Thế thì em chịu thua rồi. Em thấy đốt 1 đống tiền vàng, xong lại vẫn có tivi, tủ lạnh, xe máy....