[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
33715 nói:
Em cũng đi làm thêm,
Năm đầu tiên lúc bà xã chưa sang em vẫn đi làm, dán thảm cho sân tenis, quét dọn siêu thị, trường học, bỏ tờ quảng cáo,...
Sau này vào làm cho văn phòng tư vấn thuế, văn phòng luật sư,
Rồi theo ông giáo làm tư vấn cho mấy doanh nghiệp ông ấy quen,...
Best practice!
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,721
Động cơ
481,925 Mã lực
Nơi ở
..
Thực ra mình thấy thế này. Kiến thức khi đi du học ban đầu có thể nói là không nhiều. Ví dụ như là về Toán chẳng hạn, các nước thường là học sau bên mình, nên về khoa học tự nhiên, mình không gặp vấn đề khó lắm.

Vấn đề về tiếng, thực sự thì tiếng chỉ là một phần rất nhỏ thôi, ngôn ngữ không phải là thứ khó học, kể cả như tiếng Nga thì các cụ đầu ngành Việt Nam đều do Liên Xô đào tạo cả. Và các cụ đều rất giỏi. Thế nên, ngôn ngữ không phải là vấn đề gì cho con cái chúng ta cả.

Vấn đề tài chính, theo tôi rất quan trọng. Các cụ nghèo quá, không có khả năng chu cấp tài chính cho con thì đừng nghĩ đến chuyện du học, trừ khi có học bổng. Ở đâu cũng thế thôi, không có tiền khổ lắm.

Vậy có nên cho con cái đi du học không ? Câu trả lời là rất nên. Dù có phải hy sinh cái nhà hay khoản tiền tiết kiệm cũng nên làm, tất nhiên, với điều kiện con cái của các cụ đủ thông minh và kiên trì để đi du học.

Du học là cơ hội lớn cho con cái các cụ sau này, bất kể là làm việc ở Việt Nam hay nước ngoài, đều rất hữu ích.

Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận là nên giáo dục của chúng ta còn chưa tốt, và ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển, họ hơn chúng ta rất nhiều, rất rất nhiều.

Tại sao họ hơn, tôi để ý thì ở cấp tiểu học, học sinh học nhàn, thậm chí không có bài tập. Nhiều khi lớp 4 mà học toán lớp 3 như ở Việt Nam. Nhưng các môn văn thể mỹ, đặc biệt là thể dục thể thao thì rất phát triển, các trò chơi vận động được đưa vào các giờ nghỉ của học sinh, hay các giải đấu thể thao của trường, của liên trường ... tất cả tạo ra động lực to lớn cho học sinh khiến chúng rất thích đi học.

Việc đi học không gượng ép và là niềm vui, khiến trí sáng tạo của trẻ nhỏ được phát huy tốt hơn. Ngoài ra nhà trường còn có các hoạt động ngoại khóa nên trẻ được hòa nhập với xã hội, sống có ý thức với cộng đồng. Không ngạc nhiên khi trẻ con Tây có ý thức hơn trẻ con Việt Nam, rất ý thức và tự giác.

Ở các câp cao hơn thì học càng khó hơn, và có sự phân loại rõ rệt. Những học sinh nào có khả năng học hành sẽ tiếp tục đi lên các nấc thang mới hơn. Cơ sở vật chất của họ tốt hơn mình, mọi thứ đều đầy đủ, quy chuẩn. Bên nước ngoài bói không ra hàng trà đá vỉa hè, không có cửa hàng Game. Không ai bán rượu bia, thuốc lá cho trẻ em hết, nên chúng cũng ngoan hơn (tất nhiên ở sân chơi thi thoảng em nhìn thấy tụi cấp 3 hút bồ đà, nhưng đó chỉ là cá thể, rất ít)

Người Việt Nam thực ra là thông minh, tư chất có thừa để đi học. Rất hãn hữu mới có học sinh không đủ năng lực, tại trường học mà em làm đại diện cho họ, có khoảng 16 sinh viên Việt Nam, các em qua học cấp 1, 2, cấp 3 và tiếng còn chưa sõi nhưng chỉ sau 1-2 năm đã có những bước tiến vượt bậc. Học sinh Việt Nam luôn được đánh giá cao ở tính ham học hỏi, chịu khó và một số em có khả năng thông minh đặc biệt. Đánh giá trong các nước có du học sinh, du học sinh Việt Nam luôn nằm trong top đầu các học sinh, sinh viên có thành tích suất xắc.

Tuy nhiên em cũng cần phải nói thêm rằng, rất nhiều các cụ, các mợ ở đây đều đang suy nghĩ hay "sống" họ cho con, nghĩa là dùng suy nghĩ của mình để áp lên cuộc sống của con, đó là điều hoàn toàn sai lầm.

Nếu ở Việt Nam các cụ cưng chiều con cái mình như những hoàng tử hay công chúa thì khi gửi con ra nước ngoài cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự "chia ly" này. Không hiếm trường hợp con cái đi du học mà bố mẹ phải đi theo để "chăm" con, mà "chăm" nhu vậy bao giờ con cái mới lớn được.

Các em biết tự lập và suy nghĩ chín chắn ra nước ngoài chỉ một thời gian ngắn là thích nghi. Các bạn nhỏ không ai là không thích ở nước ngoài, tại vì nó mới mẻ, hiện đại, văn mình và vì nó cũng hơn Việt Nam mình nữa. Ngoài ra thì trong nước không có tính so bì (vì nhiều khi học hành ở Việt Nam không công bằng) nhưng ra nước ngoài cũng so bì lắm. Mình thua bạn bè trong lớp là mình phải ráng lên. Cái đó cơ bản nó có trong gene của người Việt rồi.

Làm thêm kiếm sống là một việc bình thường ở nước ngoài. Học sinh nước ngoài cũng đi làm thêm phổ biến, xã hội họ muốn những học sinh sinh viên có thể kiếm tiền chính đáng càng sớm càng tốt (tất nhiên theo luật, ví dụ năm nay được làm bao nhiêu giờ chẳng hạn...) mà sinh viên Việt Nam thì ma lanh nên nghĩ đủ trò kiếm tiền. Bảo tay trắng đi như bác Hồ ngày xưa thì khó chứ còn đi học một vài năm rồi tranh thủ đi làm thêm là cũng tạm đủ sống rồi. Tất nhiên phải chăm chỉ và vất vả lắm, vì đi học hay đi làm bên này người ta đều đòi hỏi rất khắt khe, không có chuyện làm qua loa cho xong mà được.

Hãy cố gắng cho con cái được đi du học, các cụ dạy rồi, đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Con cái có điều kiện ra nước ngoài mà học hành thành đạt, thì con đường sự nghiệp sau này cua chúng nó cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Cụ nói toán bọn Tây lông nó sau mình ..... ? Cụ nói theo cảm tính hay là được nghe nói ?. Trương trình của bọn nó hiện đại gấp nhiều lần đấy cụ ạ không như trương trình của Anh Nhạ ( trường thực nghiệm ) hay của sở ....
Em nói luôn là bọn nó về toán học cực nặng hơn như cccm trên này nghĩ. Khi hết lớp 9 bọn nó tách tốp học sinh học chuyên sâu ( chuyên toán, lý, sinh... văn ) và nó bắt đầu chọn ra đối tượng học đại học từ lớp 10.
Đây là chương trình toán lớp 3 bình thường chưa nâng cao bọn nó.








 

Haolo1992

Xe tăng
Biển số
OF-436933
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
1,037
Động cơ
222,793 Mã lực
Tuổi
32
Con em mới hai tuổi, cũng có ý đồ cày cuốc tích kiệm từ giờ rồi nhơn nhớn tí ủi nó sang tây cho nhàn thân.
Mà nghe các cụ kể mịt mờ quá. :(
Có cụ nào định hướng cho con từ khi còn nhỏ chưa ạ? Chia sẻ em kinh nghiệm với. :(
 

fatboy

Xe tăng
Biển số
OF-114
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,118
Động cơ
591,816 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nói toán bọn Tây lông nó sau mình ..... ? Cụ nói theo cảm tính hay là được nghe nói ?. Trương trình của bọn nó hiện đại gấp nhiều lần đấy cụ ạ không như trương trình của Anh Nhạ ( trường thực nghiệm ) hay của sở ....
Em nói luôn là bọn nó về toán học cực nặng hơn như cccm trên này nghĩ. Khi hết lớp 9 bọn nó tách tốp học sinh học chuyên sâu ( chuyên toán, lý, sinh... văn ) và nó bắt đầu chọn ra đối tượng học đại học từ lớp 10.
Đây là chương trình toán lớp 3 bình thường chưa nâng cao bọn nó.








Chương trình lớp 3 mà thế này thì không hề nhẹ. Mà có thể thấy họ dạy những thứ rất hay, hơn hẳn chương trình toán tiểu học của Việt Nam.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,469
Động cơ
388,529 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Con em mới hai tuổi, cũng có ý đồ cày cuốc tích kiệm từ giờ rồi nhơn nhớn tí ủi nó sang tây cho nhàn thân.
Mà nghe các cụ kể mịt mờ quá. :(
Có cụ nào định hướng cho con từ khi còn nhỏ chưa ạ? Chia sẻ em kinh nghiệm với. :(
Thì cứ chuẩn bị dần, tiếng Anh thì bắt buộc phải học dù không đi đâu. Học ngữ pháp cho chắc, nghe nói thì có thể học sau hoặc đồng thời nếu đủ khả năng. Nếu muốn học các ngoại ngữ khác như Nhật hoặc Đức, Pháp thì cứ cho học dần từ năm lớp 6, tuần 1 buổi và hè thì học tăng lên. Tuỳ hoàn cảnh, nếu sắp xếp được thì học ở trung tâm, còn không thì thuê gia sư về nhà dạy thì nó chủ động thời gian khi các con phải học thêm rất nhiều môn ở cấp 2 và cấp 3. Có điều kiện thì cho con học trường quốc tế, trường tư để sau này đi du học luôn, còn không thì cứ đảm bảo cả 2 mục đích là học trong nước và đi du học. Cơ bản là con phải có môi trường học tốt để cháu nó có ý định và quyết tâm đi du học, còn nếu nó mà không muốn thì cũng chẳng ép được... mà cũng chẳng nên ép làm gì, nó không muốn thì nó cũng chẳng học được, có đi cũng phí tiền. Chuẩn bị thì là như thế, còn có thành công hay không thì là chuyện khác... cũng không đơn giản, nhưng cứ phải thử.
 
Chỉnh sửa cuối:

cổ cồn xanh

Xe tăng
Biển số
OF-391301
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
1,644
Động cơ
253,302 Mã lực
Người ta tài giỏi đến mức độ nào trước tiên là do năng lực bản thân. Đầu óc kém hay thiếu quyết tâm thì du học cũng vẫn dốt thôi. Không may là nhiều người cứ nghĩ là tiền là vạn năng, đổ tiền vào cho con đi du học là giải quyết được mọi vấn đề. Một số người khác thì sùng ngoại, khinh quê nhà, cứ cái gì nước ngoài thì tốt, trong nước là vứt đi. Thế nên mới sinh ra một ngành công nghiệp chuyên môn đi doạ bố mẹ là "chỉ có du học mới học được kiến thức tốt, ở nhà là vứt đi!".

Em thấy các cháu có quyết tâm rèn luyện để đi du học, có học bổng 100% thì tốt, chứ còn các cháu đi tự túc thì là đi cho bố mẹ, sao khá được.
Cháu đồng quan điểm cùng cụ. Trước cháu cũng rất muốn cho f đi du học nhưng giờ nghĩ lại thôi. Lý do là lực học ku cậu không tốt lắm, chí hướng cũng không có. Cháu thì lại không dư dả tài chánh. Mặt khác công ty cháu cũng tuyển thử một vài du học sinh nhưng không bắt được phong cách làm việc, tự loại. Còn học ở nhà mà chuyên môn tốt ngoại ngữ khá thì chả bao giờ thất nghiệp, cộng thêm tý kỹ năng mềm nữa thì con đường thành công không khó. Oo
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,230
Động cơ
439,694 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Cụ nói toán bọn Tây lông nó sau mình ..... ? Cụ nói theo cảm tính hay là được nghe nói ?. Trương trình của bọn nó hiện đại gấp nhiều lần đấy cụ ạ không như trương trình của Anh Nhạ ( trường thực nghiệm ) hay của sở ....
Em nói luôn là bọn nó về toán học cực nặng hơn như cccm trên này nghĩ. Khi hết lớp 9 bọn nó tách tốp học sinh học chuyên sâu ( chuyên toán, lý, sinh... văn ) và nó bắt đầu chọn ra đối tượng học đại học từ lớp 10.
Đây là chương trình toán lớp 3 bình thường chưa nâng cao bọn nó.









Cụ ơi em nói thật đấy. Tây lông toán nó không phải là kém đâu nhưng mà nó không học theo kiểu nhồi nhét như mình. Càng lên cao thì học càng nhiều, lúc bé nó bắt trẻ con học ít lắm.

Họ có điều kiện để phát triển tài năng, mình thì lúc bé học nhồi nhét lắm nhưng khi lên các cấp cao hơn cũng ít có điều kiện để nhân tài phát triển. Ví dụ như không có kinh phí để sinh viên, học sinh làm nghiên cứu khoa học. Thì đấy là một thứ mà chúng ta thua họ đó.

Mấy cái cụ chỉ bên này trẻ con cũng học, mà cái đó em nghĩ nó bình thường chứ không khó. Ý em là học sinh ở Việt Nam lớp 4 học đến phép cộng trừ phân số, dấu hiệu chia hết cho 2,3 5 .... rồi nhưng lớp 4 bên nước ngoài mới học đến phép nhân trong phạm vi mười thôi. Ta có vẻ theo lý thuyết còn tụi Tây nó theo toán tư duy (dạng như cụ gửi là toán tư duy đấy)
 

PDN

Xe máy
Biển số
OF-387522
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
78
Động cơ
240,080 Mã lực
Tuổi
35
Du học thì căn bản vẫn phải là học được chứ có du mà học không ăn thua thì cũng lãng phí thôi mà
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Nhiều bạn hiểu sai về Toán Tây :)

Nền Toán học trên TG này đều từ Tây mà ra :) Trung Quốc không có đóng góp lớn nào cả .

Lịch sử của Toán Tây (không phải TG) bắt nguồn từ nên văn minh Ai Cập nơi có con sông lớn hàng năm xóa hế bờ ruộng khi lũ lụt .

Sau đó Hy Lạp phát triển tiếp và rồi đến La Mã ...

Các kiểu Toán Học như a + b = c cho đến các định lý, bổ đề, .... đều do Tây nó đưa ra 1 quy chuẩn và cả Thế Giới này phải theo .

Chính vì Tây nó áp Toán Tây ra cả TG thì học sinh Tây phải .... giỏi Toán Tây :)

Dĩ nhiên VN mình cũng có nhiều nhà Toán Học giỏi, nhưng cái giỏi của họ đều là ... hệ Tây :) Trung Quốc cũng vậy .

Các bạn hỏi tại sao PT Tây thấy Toán nó nhẹ ???

Tây nó giỏi Toán và thấy rằng người giỏi Toán chỉ chiếm 3% dân số . Vậy thì họ không muốn tốn nguồn lực dạy nhiều Toán cho 97% còn lại đó . Tức là không cào bằng ở hệ PT (không phải hệ chuyên hay lớp chọn).

Cái dỡ của GD VN là dạy tích phân cho 100% hoc. sinh lớp 12 mà môn đó không cần thiết cho 70% học sinh (vì các em có nhiều nghành nghề khác nhau) => nguồn lực 70% là lãng phí .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Chuyện làm thêm cho sinh viên du học là nên và ưu tiên theo thứ tự:

- làm đúng nghành (không được chọn kế)
- làm tại trường (không được chọn kế)
- làm văn phòng (không được chọn kế)
- làm thiện nguyện (không được chọn kế)
- làm tình nguyện (không được chọn kế)
- v.v.
- làm chạy bàn (cuối cùng)


Nhưng làm ít giờ thôi, để giao tiếp và hiểu thêm XH xung quanh .

Sinh viên Việt thì không nên chạy bàn ở quán có trên 40% khách Việt :) Chỉ nên chạy bàn ở quán trên 60% khách khác Á Châu để học hỏi .


Ngoài ra phải tham gia thêm các CLB theo sở thích (thể thao, nghệ thuật, games, biểu diễn, v.v.)
 

Phamqtuan2004

Xe máy
Biển số
OF-608274
Ngày cấp bằng
8/1/19
Số km
58
Động cơ
121,880 Mã lực
Tuổi
41
Cháu chưa hiểu rõ ý của bác.

A. Học đại học trong nước + du học sau đại học. (Kiến thức thu thập được sẽ hữu ích hơn). Học đại học nước ngoài.
B. Học đại học trong nước + du học sau đại học. (Kiến thức thu thập được sẽ hữu ích hơn). Học đại học nước ngoài + học sau đại học nước ngoài.

Điều bác muốn nói là A hay B ạ ?
Học đại học trong nước, sau khi ý thức rõ mình muốn gì thì đi du học chẳng muộn. Lúc đó có ý thức về nghề nghiệp rồi khi đi học sẽ chọn được ngành nghề phù hợp hơn để nâng cao kiến thức lẫn tay nghề. Vì lứa lứa tuổi vào đại học ở nước ta rất nhiều bạn chưa có ý thức nghề nghiệp rõ ràng. Nếu lúc đó mà bỏ cả đống tiền của ra để du học, nếu đúng ngành thích thì ko sao, nếu ngồi nhầm chỗ thì tốn khối tiền. Còn ngành học ở bậc đại học và sau đại học thì có thể là cùng ngành nhưng cũng có thể khác ngành, ví dụ đại học học IT, nhưng sau đại học có thể học Kinh tế chẳng hạn.
 
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
Học đại học trong nước, sau khi ý thức rõ mình muốn gì thì đi du học chẳng muộn. Lúc đó có ý thức về nghề nghiệp rồi khi đi học sẽ chọn được ngành nghề phù hợp hơn để nâng cao kiến thức lẫn tay nghề. Vì lứa lứa tuổi vào đại học ở nước ta rất nhiều bạn chưa có ý thức nghề nghiệp rõ ràng. Nếu lúc đó mà bỏ cả đống tiền của ra để du học, nếu đúng ngành thích thì ko sao, nếu ngồi nhầm chỗ thì tốn khối tiền. Còn ngành học ở bậc đại học và sau đại học thì có thể là cùng ngành nhưng cũng có thể khác ngành, ví dụ đại học học IT, nhưng sau đại học có thể học Kinh tế chẳng hạn.
Đây cũng là y kiến của các bạn sinh viên đã học và đang làm việc tại nước ngoài đấy bác ợ
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,604
Động cơ
174,726 Mã lực
Tôi sống và làm việc xa quê hương. Tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ đuợc cha me cho đi du học . Phần ít thì rất Ok , nhưng số đông thì ko như bố mẹ ở nhà nghĩ . Các bạn học tốt tiếng anh mà sang những nước nói tiếng anh thị còn tốt . Nhưng hãy kiểm tra một cách nghiêm khắc xem vốn tiếng của con mình đã đủ để nghe giảng bài hay chưa ? Vi tiếng là rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất . Đặc biệt là du học một số nước ko dùng tiếng anh là ngôn ngữ chính vi dụ như du học Đức . Bản thân tiếng Đức là một ngôn ngữ khó , bằng B1 của tiếng Đức thi o Việt Nam sang Đức chỉ nhu mới học abc . Vậy nên nhiều e đã không hiểu bài đâm chán nản. Bên cạnh đó là thôi thúc làm thêm cùng bạn bè để có thêm tiền chi tiêu cho thoải mái nên cũng ko có thời gian nhiều cho học hành . Chưa kể đến ko co người bên cạnh là điện tử , bạn bè , giải trí quá đà ... làm cho các em vào thì dễ mà tốt nghiệp thì khó.
Chưa hết , sau khi học xong nhiều e muốn ở lại , nhưng để Tây ho bỏ tiền thuê mình làm đúng nghề thì phải giỏi, được việc , có hiệu quả . Thuế và bảo hiểm ở các nước phát triển rất cao nên các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào rất kỹ. Nếu bạn muốn xin việc để được cấp giấy đinh cư thì phải đúng nghề được đào tạo , nếu ko phải lựa chọn con đuờng khác để định cư. 90% con đường khác là kết hôn. Và như vậy thì ko biết có như mục đích đi du học ban đầu nữa hay không? Con đường gian nan nơi đất bạn là ko ít. Vậy nên hãy thận trọng để lựa chọn tương lai cho con .
Em hay bảo đưa cháu em,có thực tài mới nên du học,mà đã du học là phải đi luôn chứ về là vất đi.Nhiều người con cái học bình thường,cũng có bán nhà đầu tư cho con đi,cuối cùng học hàng không ra sao,tay trắng trở về,nhà thì mất rồi.Bước đầu tư ấy em thấy là một sai lầm rất lớn luôn.
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,604
Động cơ
174,726 Mã lực
Các cụ cho hỏi là đi du học Nhật kiểu bỏ tiền đi, chỉ cần tốt nghiệp pt thì qua đó học cái gì rồi làm cái gì nhỉ? Nghe ông nhà hàng xóm cứ khoe mãi thằng con giờ tháng gửi tiền về đều đặn. Mà nhớ ko nhầm thì ông ấy tốn hơn 200 củ làm thủ tục cho nó đi. Sau này nó về Việt Nam ông ấy còn tự tin là nó sẽ có tiền có bằng cấp làm quản lý abc này nọ..
Có hơi ảo tưởng ko cc?
200 ấy là phí môi giới đưa người sang NB thôi cụ,đầu Vn vặt 1 ít,đầu NB vặt 1 ít.
Tu nghiệp là hình thức trá hình thôi,sang đấy lao động là chính,với mức lương đủ sống,tằn tiện gửi về.Nôm na như kiểu sinh viên làm thêm bên mình.
Bố mẹ bên này nhiều người thiếu kiến thức lắm,tưởng đi nước ngoài dạng này mà oai,em chỉ nể những đứa giỏi kiểu được trao học bổng thôi.
 
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
Em hay bảo đưa cháu em,có thực tài mới nên du học,mà đã du học là phải đi luôn chứ về là vất đi.Nhiều người con cái học bình thường,cũng có bán nhà đầu tư cho con đi,cuối cùng học hàng không ra sao,tay trắng trở về,nhà thì mất rồi.Bước đầu tư ấy em thấy là một sai lầm rất lớn luôn.
Về như Phạm Nhật Vượng thì cũng nên về mà cụ . Ai cũng chê đất nước : nghèo , hèn , thối nát , lắm abc nhưng nếu ko có người có tài có đức về mà chung tay xây dựng thì cũng chỉ là cuộc di dân thôi mà .
Một người làm thì khó , một ngày làm thì khó , nhưng nhiều người và nhiều năm tháng thì cũng nên mà .
Tại chúng ta chưa dám đồng lòng chỉ thẳng vào thói xấu thôi , chúng ta có học đôi khi lai thua chi gì mà làm mưa làm gió trên sân bay Nội Bài năm ngày trước , chi ấy đi buôn thôi mà dám làm để rồi tôi thấy đôi ngũ hải quan Nội Bài thay đổi hẳn đấy . Rồi mấy anh tài xế ko chữ cũng làm bao CSGT choáng đó , họ ko nhiều chữ để viết nhưng họ làm theo bản năng .
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Học đại học trong nước, sau khi ý thức rõ mình muốn gì thì đi du học chẳng muộn. Lúc đó có ý thức về nghề nghiệp rồi khi đi học sẽ chọn được ngành nghề phù hợp hơn để nâng cao kiến thức lẫn tay nghề. Vì lứa lứa tuổi vào đại học ở nước ta rất nhiều bạn chưa có ý thức nghề nghiệp rõ ràng. Nếu lúc đó mà bỏ cả đống tiền của ra để du học, nếu đúng ngành thích thì ko sao, nếu ngồi nhầm chỗ thì tốn khối tiền. Còn ngành học ở bậc đại học và sau đại học thì có thể là cùng ngành nhưng cũng có thể khác ngành, ví dụ đại học học IT, nhưng sau đại học có thể học Kinh tế chẳng hạn.
Cháu xin phép diễn tả lại ý của bác nhé.

1. Học đại học nước ngoài (chọn đúng ngành nghề, có ý thức nghề nghiệp). Học sau đại học nước ngoài để nâng cáo kiến thức, tay nghề.
2. Học đại học trong nước (chọn đúng ngành nghề, có ý thức nghề nghiệp). Học sau đại học nước ngoài để nâng cáo kiến thức, tay nghề.
3. Học đại học trong nước (chưa có ý thức nghề nghiệp rõ ràng). Thiệt hại ít tiền.
4. Học đại học nước ngoài (chưa có ý thức nghề nghiệp rõ ràng). Thiệt hại nhiều tiền.

Và bác cho rằng 2. là phương án tốt nhất.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bác diễn tả như thế này khó thuyết phục người nghe. Cần phải có số liệu mạnh và ấn tượng.

Về như Phạm Nhật Vượng thì cũng nên về mà cụ . Ai cũng chê đất nước : nghèo , hèn , thối nát , lắm abc nhưng nếu ko có người có tài có đức về mà chung tay xây dựng thì cũng chỉ là cuộc di dân thôi mà .
Một người làm thì khó , một ngày làm thì khó , nhưng nhiều người và nhiều năm tháng thì cũng nên mà .
Tại chúng ta chưa dám đồng lòng chỉ thẳng vào thói xấu thôi , chúng ta có học đôi khi lai thua chi gì mà làm mưa làm gió trên sân bay Nội Bài năm ngày trước , chi ấy đi buôn thôi mà dám làm để rồi tôi thấy đôi ngũ hải quan Nội Bài thay đổi hẳn đấy . Rồi mấy anh tài xế ko chữ cũng làm bao CSGT choáng đó , họ ko nhiều chữ để viết nhưng họ làm theo bản năng .
Mỗi năm nước Mỹ cấp Visa làm việc H-1B cho khoảng 65.000 trường hợp. Mới nghe thì con số rất nhiều phải không ạ ? Sinh viên du học Việt Nam, ai cũng muốn là một trong số 65.000 người đó.

37% visa H-1B được cấp cho 20 công ty hàng đầu của Mỹ.
63% visa H-1B được cấp cho 40.000 công ty khác của Mỹ đủ tiêu chuẩn xin visa H-1B.

Nói cách khác là mỗi một trong số 40.000 công ty, mỗi năm trung bình chỉ được cấp MỘT visa H-1B. Dù sinh viên Việt Nam có tìm việc ở công ty nào, thì vẫn phải cạnh tranh vị trí số MỘT đó. Trừ khi đủ giỏi để tìm được việc làm trong các công ty trong bảng dưới đây. Đó là lý do vì sao hầu hết sinh viên du học Mỹ phải trở về nước sau khi học xong, bỏ dở Giấc Mơ Mỹ.




Nguồn : http://fortune.com/2017/08/03/companies-h1b-visa-holders
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tôi sống và làm việc xa quê hương. Tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ đuợc cha me cho đi du học . Phần ít thì rất Ok , nhưng số đông thì ko như bố mẹ ở nhà nghĩ . Các bạn học tốt tiếng anh mà sang những nước nói tiếng anh thị còn tốt . Nhưng hãy kiểm tra một cách nghiêm khắc xem vốn tiếng của con mình đã đủ để nghe giảng bài hay chưa ? Vi tiếng là rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất . Đặc biệt là du học một số nước ko dùng tiếng anh là ngôn ngữ chính vi dụ như du học Đức . Bản thân tiếng Đức là một ngôn ngữ khó , bằng B1 của tiếng Đức thi o Việt Nam sang Đức chỉ nhu mới học abc . Vậy nên nhiều e đã không hiểu bài đâm chán nản. Bên cạnh đó là thôi thúc làm thêm cùng bạn bè để có thêm tiền chi tiêu cho thoải mái nên cũng ko có thời gian nhiều cho học hành . Chưa kể đến ko co người bên cạnh là điện tử , bạn bè , giải trí quá đà ... làm cho các em vào thì dễ mà tốt nghiệp thì khó.
Chưa hết , sau khi học xong nhiều e muốn ở lại , nhưng để Tây ho bỏ tiền thuê mình làm đúng nghề thì phải giỏi, được việc , có hiệu quả . Thuế và bảo hiểm ở các nước phát triển rất cao nên các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào rất kỹ. Nếu bạn muốn xin việc để được cấp giấy đinh cư thì phải đúng nghề được đào tạo , nếu ko phải lựa chọn con đuờng khác để định cư. 90% con đường khác là kết hôn. Và như vậy thì ko biết có như mục đích đi du học ban đầu nữa hay không? Con đường gian nan nơi đất bạn là ko ít. Vậy nên hãy thận trọng để lựa chọn tương lai cho con .
Bổ sung thêm giúp bác một ít số liệu.

1. Học sinh Việt Nam sang Đức, phải thi Aufnahmetest (trừ học chuyên Đức ở Việt Nam thì qua, còn lại là rụng hết). Sau khi trượt Aufnahmetest, phải đi học lớp tiếng Đức bổ túc, sau đó thi lại Aufnahmetest.
2. Nếu đỗ Aufnahmetest, học một năm dự bị đại học (Studienkolleg).
3. Sau khi học Studienkolleg, phải thi Festellungsprüfung. Nếu trượt thì về Việt Nam.
4. Nếu đỗ thì vào đại học Đức (lúc này mới được coi chính thức là du học sinh Đức).

Khoảng một nửa số học sinh Việt Nam sang Đức sẽ không bước vào nổi cánh cửa đại học Đức.
Vào được đại học Đức rồi, cũng chưa nên mừng vội, vì 32% học sinh Đông Á (trong đó có Việt Nam) sẽ bỏ học vì không theo nổi (số liệu chính thức của DAAD : https://www.daad.de/medien/der-daad/analysen-studien/eng_blickpunkt-studienerfolg_und_studienabbruch_bei_bildungausländern.pdf

Tóm lại :

1/2 số học sinh Việt Nam sẽ trượt đại học Đức.
1/3 số học sinh vào được đại học Đức sẽ bỏ học giữa chừng.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nên cho F1 du học khi :

1. Du học Mỹ, SAT 1500+, IELTS 8.0, GPA > 9.0, đỗ vào top100 NU/LAC, học phí phải trả < 300 triệu/năm >>> Nên đi du học.
2. Du học Canada, SAT 1500+, IELTS 8.0, GPA > 9.0, đỗ vào top50 NU/LAC, học phí phải trả < 200 triệu/năm >>> Nên đi du học.
3. Du học Đức, TestDaF4, GPA > 9.0, có khả năng đỗ vào top50 TU/FU, miễn học phí >>> Nên đi du học.
4. Du học Nhật, N1, GPA > 9.0, đỗ vào top50 NU/LAC, miễn học phí >>> Nên đi du học.

Có thể đánh giá sơ bộ trình độ F1 theo các bước :

1. Điểm số trung bình lớp 10, 11, 12, các môn học ở THPT > 9.0 (nếu < 9.0 nên học trong nước, nếu > 9.0 chuyển sang bước 2.)
2. Thi IELTS/hoặc TestDaF4/hoặc N1 (nếu IELTS < 8.0/hoặc trượt TestDaF4/hoặc trượt N1 nên học trong nước, nếu đạt chuyển sang bước 3.)
3. Thi SAT (nếu điểm < 1500 nên học trong nước, nếu SAT > 1500 chuyển sang bước 4.) Nếu du học Đức, Nhật thì bỏ qua bước 3. chuyển luôn đến bước 4.
4. Gia đình có khả năng chi trả > 300 triệu/năm, chuyển sang bước 5.
5. F1 có thực sự mong muốn du học (thể hiện ở khả năng tự tìm ngành học, tự tìm trường đại học nước ngoài để đăng ký, có khả năng tự xử lý các vấn đề thực tế xã hội ở mức độ khó). Nếu thực sự mong muốn, chuyển sang bước 6.
6. Du học.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,469
Động cơ
388,529 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Nên cho F1 du học khi :

1. Du học Mỹ, SAT 1500+, IELTS 8.0, GPA > 9.0, đỗ vào top100 NU/LAC, học phí phải trả < 300 triệu/năm >>> Nên đi du học.
2. Du học Canada, SAT 1500+, IELTS 8.0, GPA > 9.0, đỗ vào top50 NU/LAC, học phí phải trả < 200 triệu/năm >>> Nên đi du học.
3. Du học Đức, TestDaF4, GPA > 9.0, có khả năng đỗ vào top50 TU/FU, miễn học phí >>> Nên đi du học.
4. Du học Nhật, N1, GPA > 9.0, đỗ vào top50 NU/LAC, miễn học phí >>> Nên đi du học.

Có thể đánh giá sơ bộ trình độ F1 theo các bước :

1. Điểm số trung bình lớp 10, 11, 12, các môn học ở THPT > 9.0 (nếu < 9.0 nên học trong nước, nếu > 9.0 chuyển sang bước 2.)
2. Thi IELTS/hoặc TestDaF4/hoặc N1 (nếu IELTS < 8.0/hoặc trượt TestDaF4/hoặc trượt N1 nên học trong nước, nếu đạt chuyển sang bước 3.)
3. Thi SAT (nếu điểm < 1500 nên học trong nước, nếu SAT > 1500 chuyển sang bước 4.) Nếu du học Đức, Nhật thì bỏ qua bước 3. chuyển luôn đến bước 4.
4. Gia đình có khả năng chi trả > 300 triệu/năm, chuyển sang bước 5.
5. F1 có thực sự mong muốn du học (thể hiện ở khả năng tự tìm ngành học, tự tìm trường đại học nước ngoài để đăng ký, có khả năng tự xử lý các vấn đề thực tế xã hội ở độ khó). Nếu thực sự mong muốn, chuyển sang bước 6.
6. Du học.
Tiêu chuẩn cháu đưa ra không sai nhưng quá an toàn, nếu đạt được tiêu chí như cháu đề ra thì sẽ không có mấy ai đi du học được.
Thực tế đi du học nước ngoài phổ biến có hai đối tượng:
- Gia đình có điều kiện cho F1 học trường quốc tế hoặc các hệ học quốc tế thì kết quả học thế nào thì F1 vẫn cứ xuất ngoại. Thành công hay không thì phải chờ vào tương lai, nhưng với họ không quan trọng vì họ coi du học cũng đơn giản như học trong nước.
- Học các trường công: môt số cháu có ý định du học sớm thì tập chung vào ngoại ngữ và một số môn nhất định. Về ngoại ngữ mà đạt IELTS 8.0, TestdaF4 hoặc N1 trong luc học phổ thông là cực khó, kể các sinh viên tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ ra trường cũng chưa chắc đạt được 3 cái cháu liệt kê. Cho nên ngoại ngữ yêu cầu cao như cháu với GPA>9.0 thì rất hiếm khi tốt nghiệp lớp 12. Nói chung học cùng lúc hướng tới cả 2 mục đích là thi Đại học trong nước và đi du học là một việc không đơn giản, nên tiêu chuẩn cháu đưa ra cần hạ xuống... nếu không thì ở nhà hết. Cái môn ngoại ngữ chỉ nên ở IELTS 6.5, Testdaf3, Nhật N2 và GPA>8.0 thì hợp lý hơn. Nếu đi các nước nói tiếng Anh thì còn đơn giản, còn đi các nước khác thì đa số các cháu đều vẫn phải học tiếng Anh và thế là phải học 2 ngoại ngữ song song như nhau... cũng mệt mỏi đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top