[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,564
Động cơ
445,839 Mã lực
Xin cụ nào có thực tế hãy có ý kiến.
Tôi đọc và ngờ rằng nhiều cụ chỉ nghe nói mà không có thực tế rồi vào phán.
 

quasin3000

Xe tăng
Biển số
OF-1800
Ngày cấp bằng
5/10/06
Số km
1,765
Động cơ
586,788 Mã lực
Đây có lẽ là minh chứng chuẩn nhất của việc

Tóm lại là chẳng có gia đình nào chịu mất tiền một cách vớ vẩn đâu các cụ nhỉ ....
Góp câu chuyện cùng các cụ về hành trình du học Đức của F1 nhà em.
Trước tiên phải khẳng định đi du học là điều kiện tốt để con cháu mình trưởng thành, học được nhiều điều hay cái tốt. Tuy nhiên để thành công dù cho là thành công về mặt trưởng thành tư duy, cách suy nghĩ,lối sống (tích cực) cũng không phải là điều dễ dàng.
Bước 1: Chuẩn bị du học. Để làm bước này thì đương nhiên bố mẹ và cả F1 phải xác định rõ đi đâu, học cái gì (tất nhiên chưa chi tiết), thủ tục thế nào và chuẩn bị tâm thế (cả bố mẹ, con) cho việc đi du học. làm tốt cái này và f1 tham gia hiểu được quá trình chuẩn bị về môi trường bên đó thì cũng đã thành công 50%. Đối với em,do điều kiện công tác nên có qua bên Đức 2-3 lần trước khi F1 du học để hỏi han về mô hình đào tạo, ngành nghề ... Tiếp xúc với các cháu SV đang học bên đó để hiểu về quá trình học. Sau đó em về trao đổi với F1. Khi F1 nhất trí, hạ quyết tâm thì mình tìm hiêu các thủ tục ở VN, cách thức làm hồ sơ ..., đi nghe 2-3 buổi DAAD trình bày,có buổi cho F1 đi. Suốt quá trình chuẩn bị để làm hồ sơ em cũng hay thông báo cho F1 biết các loại giấy tờ,quy trình làm (theo HD thông thường thôi). Cơ bản em tự chuẩn bị chứ ko nhờ đơn vị tư vấn. Trong quá trình đó cho F1 đi học 1 lớp tiếng Đức A1 để làm quen trong mấy tháng hè.
Khi thì ĐH, do xác định trước nên em chọn trường và nghề chỉ là hình thức, miễn là trường đáp ứng yêu cầu bên Đức (A+ gì đó). Và sau khi thì, có điểm là đi học tiếng Đức toàn phần tại trung tâm, chứ ko nhập trường ĐH.
Sau 1 năm, kể từ khi đỗ ĐH, F1 nhà em có B1, và trước khi bay có B2. Đồng thời mọi thủ tục đã OK. Thậm chí trước khi bay F1 nhà em đã đỗ vào STK (khóa dự bị bắt buộc đối với VN) 1 trường bên đó (thi tại VN) nên tinh thần khá thoải mái.

Bước 2: Giai đoạn đầu sang bên kia. F1 nhà em tiếp tục thi 2 trường nữa và đều OK. Trong quá trình đó cũng có nhờ bạn bè giúp đỡ để làm quen cuộc sống ban đầu nhưng chỉ sau hơn 1 tháng, nó đã làm quen và chuyển ra ngoài sống cùng 1 SV quen biết để có điều kiện tự lập, ko quá phụ thuộc gia đình người quen. Thi đỗ STK (thường Toán, tiếng Đức) chỉ là 1 phần, khi vào học mới thấy ko dễ dàng vì ngôn ngữ mình học ở nhà chưa là gì cả. Lúc này đòi hỏi các cháu cần năng động giao tiếp ở mọi chỗ khi có thể để củng cố trình tiếng. Có rất nhiều cháu co cụm lại thời kỳ này. Học trên lớp, sau đó về nhà tụ tập mấy bạn bè Việt để sinh hoạt cho đỡ nhớ nhà, nhưng do ko tự giác nên chủ yếu là game, shoping ... nên kiến thức ko vào mà tiếng lại các ko lên. Thậm chí kiểm tra học kỳ đầu tiên của STK cũng téc. Và cũng có bạn đổi trường, thi lại STK, học thêm tiếng ... Có người vào được nhưng cũng có bạn ngậm ngùi ra về.

Bước 3: Bắt đầu học ĐH. Sau 1 năm STK thi đỗ thì sẽ gửi hồ sơ apply ngành,trường mình thích trong toàn bộ nước Đức. Họ nhận thì bắt đầu nhập học. Và đây mới là thử thách vì học nhiều môn hơn, cùng nhiều đối tượng hơn, cung cách giảng dạy cũng khác. Vượt qua được áp lực này thì sẽ OK. Kiến thức ĐH ko khó nhưng họ ko dạy kiểu trình bày như ở ta mà chủ yếu gợi ý, nêu vấn đề, đưa tài liệu đọc. Sau đó thành lập nhóm trao đổi, làm bài ... Có thể có môn khó ko qua, nhưng quan trọng là phải hoàn toàn tự giác, chủ động. Nay F1 nhà em đang sang năm thứ ba (chưa bị chậm time nào) và bắt đầu đi thực tập (được trả lương 1K/tháng). Và chỉ 1 năm nữa là sẽ TN ĐH.

Sơ bộ như vậy, túm lại theo em để du học thành công
1. Chuẩn bị tốt, hiểu về quá trình chuẩn bị, cho F1 tham gia cùng. Rất nhiều bố mẹ nhiều xiền, thuê tư vấn, họ bảo gì mình làm nấy hoặc mình thích gì họ chiều. F1 chỉ chờ có đủ giấy là lên đường. Đo là sai lầm đầu tiên.
2. Khi F1 sang bên kia, có người nhà thì tốt nhưng họ cũng phải biết cách hỗ trợ để các cháu tự vươn lên, ko e ngại. Còn không bản thân các cháu phải chủ động. Nếu có điều kiện qua hay trao đổi qua sky để tư vấn cho F1 thêm nếu cần.
3. Cuối cùng vẫn tùy thuộc vào F1. Năng động là tốt nhưng học ở bên Đức mà mải đi kiếm tiền thì học khó có thể thành công.
Con cụ học trường Đức hay trường quốc tế tại Đức.

Nếu F1 nhà cụ đủ khả năng tốt nghiệp một trường top của Đức thì em không bàn. Hầu hết SV Việt Nam không đủ trình để học trường top, CP nước bạn cũng không muốn đào tạo những ngành chuyên sâu là thế mạnh của họ cho người nước ngoài, trừ khi SV đã tốt nghiệp, có cơ hội sống và làm việc bên đó và nhất là có gia đình thì mới được tuyển sinh. Cũng mất khá nhiều thời gian.

Các cháu đi du học có gia đình ở các thành phố lớn quen rồi, khi sang đấy nhập học ở các trường tỉnh, thường bị sốc. Giai đoạn này dễ bị stress, không khéo ảnh hưởng đến tính cách sau này.

Hội nhập của các cháu khi đi du học về là bài toán khó. Môi trường Đức là môi trương nghiêm khắc, tuân thủ pháp luật. Khi về Việt Nam các cháu không chịu làm việc vì nó trái luật, nếu cháu nào nhạy bén (thường là không giỏi), nó sẽ thay đổi được, cháu nào giỏi thì chỉ còn con đường quay lại và cố gắng xin việc bên đó. Và con đường lập nghiệp phải dựa nhiều vào cộng đồng người Việt.

F1 nhà cụ đã đến giai đoàn nào rồi?
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
Tụi Đức đào tạo bằng tiếng Đức nó mới rẻ bác ạ.
Bù lại, ngoại ngữ của tụi Đức, tôi cho là nhất thế giới, chí ít là khoản English.
Thế nên, tụi nó không có vấn đề gì lắm với cái này.

Tất nhiên, các cháu nhà ta phải cố mà bằng các đồng nghiệp Đức thôi - dù có phải học thêm 1 ngoại ngữ nữa, chính là cái tiếng Đức ấy.

Còn các cháu nào mà Tốt nghiệp thành công (kể cả điểm 4/5), cũng là giỏi rồi bác ạ.
Như thế là thuộc vô nhóm 15% tinh túy trong thị trường lao động ở bển rồi.
Tất nhiên, học càng nhiều càng tốt. Nhưng tự nhiên phải học thêm một thứ tiếng rất khó, mà khả năng là sẽ không dùng đến sau khi học, thì quả là một sự đầu tư đáng xem xét.

Về hiệu quả bằng tiền, thì đầu tư tài chính cho học ở Đức có hiệu quả rất tốt, do chi phí học ở Đức rất thấp.

Nhưng đầu tư công sức và trí lực thì hơi cao, và rủi ro thì lớn, do em biết nhiều cháu du học ở Đức nhưng không thể có bằng tốt nghiệp mang về; khác với học ở Úc chẳng hạn, gần 100% có bằng mang về.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Tôi thì không thấy thế . Ngoại trừ việc phụ huynh phải vay mượn toàn bộ số tiền dồn cho con đi học , thì phải tính đến rủi ro do khả năng của chính các cháu .
Còn nếu như gia đình có điều kiện , thì khi các cháu rời gia đình , ra đi . Nếu không trở thành giáo sư , tiến sĩ , không lấy được bằng tốt nghiệp , thì ( phần đông ) là các cháu đều trưởng thành , khả năng tự lập là rất tốt . Do các cháu được môi trường xã hội tôi luyện , gì chứ , tính kiên nhẫn , sức chịu đựng , khả năng tự giải quyết vấn đề , biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình là hoàn toàn lĩnh hội . Rõ ràng là tiền bạc không mua được những giá trị này . Những giá trị này giúp cháu sống tốt sau này và khả năng đương đầu với các vấn đề gia đình và xã hội rất tốt .
Còn nếu cứ ở Việt Nam học xong 4-5 năm đại học chắc gì đã có được kiến thức tốt , không thành được người tài , mà cũng chẳng trưởng thành , nhiều cháu tới 3 chục tuổi đầu vẫn chỉ là những cậu ấm cô chiêu
Chả hỉu các cụ thần thánh việc du học tác động lên bản lĩnh con người ra sao, chứ e tiếp xúc thiếu gì với các em du học. E thấy các vấn đề bản lĩnh, tự lập, giải quyết vấn đề này nọ chả hơn gì các em học trong nước, mặt bằng chung là thế.
 

VW Golf01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451884
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
1,642
Động cơ
223,745 Mã lực
Tuổi
25
Tất nhiên, học càng nhiều càng tốt. Nhưng tự nhiên phải học thêm một thứ tiếng rất khó, mà khả năng là sẽ không dùng đến sau khi học, thì quả là một sự đầu tư đáng xem xét.

Về hiệu quả bằng tiền, thì đầu tư tài chính cho học ở Đức có hiệu quả rất tốt, do chi phí học ở Đức rất thấp.

Nhưng đầu tư công sức và trí lực thì hơi cao, và rủi ro thì lớn, do em biết nhiều cháu du học ở Đức nhưng không thể có bằng tốt nghiệp mang về; khác với học ở Úc chẳng hạn, gần 100% có bằng mang về.
Khó đánh giá bác ạ.
Vì nó phụ thuộc vào khả năng từng cháu và túi tiền từng gia đình.
Nhà tôi cũng có 2 đứa em học ở UK về, học từ cấp 3 luôn (6-7 năm bên đó).
Kết quả là, cả 2 cháu tiếng Anh đều ấp úng, dù giỏi hơn tôi nhiều lần.
Bằng xịn kèm dấu đỏ, đã đành.

Bù lại, nếu cháu nào tốt nghiệp thành công ở Đức, thì chắc chắn nó làm được việc và cũng được làm việc ở Đức - và các cháu cũng hay làm vậy.
Còn khoản đầu tư cho ngôn ngữ, chỉ 2 năm ở nhà thôi bác, ngôn ngữ gì chả vậy.
Sang bên kia, dù là Australia hay Germany, ai cũng cần 1 năm dự bị để làm quen với Ngôn ngữ giảng dạy tại đó cả.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Xin cụ nào có thực tế hãy có ý kiến.
Tôi đọc và ngờ rằng nhiều cụ chỉ nghe nói mà không có thực tế rồi vào phán.
Khi bàn luận thì rất cần những ý kiến đa chiều. Bản thân cháu rất thích nghe các ý kiến của các cô chú, các bác, ở Việt Nam về du học sinh chúng cháu.
 

ComradeX

Xe máy
Biển số
OF-165330
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
72
Động cơ
347,520 Mã lực
Du học thì tùy, có người nọ người kia.
Cái đầu tiên cần tính là con mình sẽ đạt được cái gì, và cái đó có phù hợp với nhữnhàng rủi ro khi đầu tư ko thôi.

Vd: Nhà nào nhà giàu, có cơ sở sẵn cho con tiếp quản thì con chỉ sang đó học 1 ngành hẹp để hiểu được, điểm và bằng ko quan trọng, và giành thời gian nhiều để ngao du này nọ...
Còn muốn con học giỏi để kiếm việc bên đó thì là quá trình gian khổ nặng nề, phải chuẩn bị từ nhiều năm và dễ vỡ mộng... cái này gần đây thấy nhiều.

Du học không phải là lên núi tu luyện với thần thánh gì... nhưng mà học trong nước bây giờ quá chán.. các trường phải chủ động thu chi, đội tuyển sinh phải đi cả vùng xa để lùa học sinh, và như vậy chương trình và thi cử phải làm mềm đi nhiều để giữ gà trong chuồng ko nó bỏ mất.
Dạy học kiểu này em thà cho con học cái nghề 12-18 tháng rồi đi làm, sau này thích thì học tiếp, chứ ko thì quá phí thời gian.
Vậy nên du học nó là một lựa chọn để đỡ phải chịu những tệ hại do giáo dục Vn hiện nay.

Nhiều bác ở đây hay lấy trường BKHN ra làm vd là ngày xưa chỉ thế cũng ngon;
Xin thưa là ngày nay tiêu chuẩn làm việc nó khác nhiều rồi, xã hội cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều, ko thể áp ngày xưa được đâu.
Mà trường BK nó cũng thay đổi nhiều rồi, dạy mỗi khóa hơn 6000, Bk tốt nghiệp ra bây giờ thất nghiệp cả đống, chuyện mà ngày xưa ko có.
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Khi bàn luận thì rất cần những ý kiến đa chiều. Bản thân cháu rất thích nghe các ý kiến của các cô chú, các bác, ở Việt Nam về du học sinh chúng cháu.
Để bác trả lời cho với các cô chú bác ở VN chỉ cần cháu bước xuống sân bay với cái bằng du học, cháu đã loser bậc 1 (30%). Nếu cháu nộp đơn vào cơ quan nhà nước coi như cháu loser bậc 2 (+40%). Còn nếu cháu làm bất cứ đâu mà lương cháu không hơn các bạn trong nước hơn kém nhau 1-2 năm khoảng 30% thì 30% này sẽ cộng vào để cho cháu đạt chuẩn loser tột đỉnh. Bác chót loser bậc 1 đi theo tiếng gọi của trái tim đen tối nhưng may vẫn lãng tử quay đầu kịp.
 

phamconghung

Xe tăng
Biển số
OF-311070
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
1,439
Động cơ
-47,797 Mã lực
Cháu em du học Anh về, làm leader training team của một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia ở sg lương 1k, đội du học về, thi tuyển vào công ty em thu nhập khoảng 2k-2.5k
Head of Training Division bên cụ thu nhập bao nhiêu để em nhòm ngó với.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,266
Động cơ
897,126 Mã lực
Để bác trả lời cho với các cô chú bác ở VN chỉ cần cháu bước xuống sân bay với cái bằng du học, cháu đã loser bậc 1 (30%). Nếu cháu nộp đơn vào cơ quan nhà nước coi như cháu loser bậc 2 (+40%). Còn nếu cháu làm bất cứ đâu mà lương cháu không hơn các bạn trong nước hơn kém nhau 1-2 năm khoảng 30% thì 30% này sẽ cộng vào để cho cháu đạt chuẩn loser tột đỉnh. Bác chót loser bậc 1 đi theo tiếng gọi của trái tim đen tối nhưng may vẫn lãng tử quay đầu kịp.
Theo như xếp hạng của bác thì tôi thuộc loại loser tột đỉnh.
Sau 10 ăn bám nước Đức trở về nước.
Đúng là hồi đó ông thầy luôn chửi "Tại sao chúng mày cứ sồn sồn đòi về nước?"
...
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Theo như xếp hạng của bác thì tôi thuộc loại loser tột đỉnh.
Sau 10 ăn bám nước Đức trở về nước.
Đúng là hồi đó ông thầy luôn chửi "Tại sao chúng mày cứ sồn sồn đòi về nước?"
...
Cụ vượt quá mức loser từ khi cụ tự làm cho cụ. Có nghĩa là nếu chịu được mức loser >30% và <=100% bạn sẽ có cơ hội đá ngoại hạng. Nhưng muốn đá ngoại hạng, phải xem sức chịu đựng của bạn đã. Em thì éo chịu được thôi em out khỏi bảng loser nhưng cũng không đủ trình đá ngoại hạng như cụ. Em join bảng culi.
 
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin


Vì cụ ở xa quê cho nên cái nhìn của cụ là từ những người không sống tại VN.

Gia đình có điều kiện hầu hết chọn con đường du học vì nền giáo dục VN không cho quyền lựa chọn. Những cháu đã học trường quốc tế từ bé, mục tiêu là du học. Nếu muốn học trong nước, các cháu chỉ có các trường top dưới mà thôi. Do cách thi và học khác nhau nên các cháu bị điển kém.

Những gia đình cố gắng cho các cháu đi du học để các cháu có cơ hội kiếm được việc làm, cuộc sống ổn định hơn VN. Vì gia đình suy nghĩ, không muốn các cháu có năng lực nhưng không được trọng dụng.

Những cháu tự thân tìm đường du học là những cháu có quyết tâm tự thân lập nghiệp. Một khi các cháu có quyết tâm, việc sống ở đâu, làm gì, gia đình không thể can thiẹp được, dù rất muốn.

Cụ chỉ mới thấy một dạng học sinh có điều kiện du học mà thôi.
Thì mình cũng nói là số đạt là 30% đi theo đúng mục tiêu ban đầu chính là con số tự lực đấy cụ
 
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
Lắm nhà cho con du học cho hào nhoáng, có tiền nên bắc chước và chạy đua. du học chỉ dành cho những đứa trẻ mong muốn học hỏi sự phát triển của nước khác, tự lập; hòa nhập sẵn sàng trưởng thành mọi góc độ;
Cụ nói quá chuẩn
 

anhkhoihn

Xe tăng
Biển số
OF-12222
Ngày cấp bằng
21/12/07
Số km
1,286
Động cơ
541,929 Mã lực
Con cụ học trường Đức hay trường

F1 nhà cụ đã đến giai đoàn nào rồi?
F1 nhà em học năm thứ 2 trường quốc tế Đức. Cháu nói học nhiều chứ không khó, có may mắn là F1 nhà em học cấp 3 ở bên đấy nên hòa nhập rất tốt .......
 
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
Em biết có trường hợp tốt nghiệp 12 trường đoàn thị điểm sang đức tính gần 3 năm ... vẫn chỉ học tiếng Đức(:| .... không biết bao giờ mới được học chính thức ... may mà nhà nó nhiều tiền $-)
Tiếng Đức nó khó như con người Đức vậy , nên nếu ko học được thì ko học các môn khác được cụ ah
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,111
Động cơ
480,364 Mã lực
Con cụ học trường Đức hay trường quốc tế tại Đức.

Nếu F1 nhà cụ đủ khả năng tốt nghiệp một trường top của Đức thì em không bàn. Hầu hết SV Việt Nam không đủ trình để học trường top, CP nước bạn cũng không muốn đào tạo những ngành chuyên sâu là thế mạnh của họ cho người nước ngoài, trừ khi SV đã tốt nghiệp, có cơ hội sống và làm việc bên đó và nhất là có gia đình thì mới được tuyển sinh. Cũng mất khá nhiều thời gian.

Các cháu đi du học có gia đình ở các thành phố lớn quen rồi, khi sang đấy nhập học ở các trường tỉnh, thường bị sốc. Giai đoạn này dễ bị stress, không khéo ảnh hưởng đến tính cách sau này.

Hội nhập của các cháu khi đi du học về là bài toán khó. Môi trường Đức là môi trương nghiêm khắc, tuân thủ pháp luật. Khi về Việt Nam các cháu không chịu làm việc vì nó trái luật, nếu cháu nào nhạy bén (thường là không giỏi), nó sẽ thay đổi được, cháu nào giỏi thì chỉ còn con đường quay lại và cố gắng xin việc bên đó. Và con đường lập nghiệp phải dựa nhiều vào cộng đồng người Việt.

F1 nhà cụ đã đến giai đoàn nào rồi?
F1 nhà em học trường Kỹ thuật Stuttgart, trường Đức 100%. Sang đó dù có học trường QT bằng tiếng Eng thì tiếng Đức ko thể coi là ngại ngữ được.
Cháu nhà em học đến năm thứ ba rồi, tầm này sang năm sẽ TN.
 

berryfun

Xe điện
Biển số
OF-33626
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,985
Động cơ
399,376 Mã lực
Nơi ở
The heavens
Tôi sống và làm việc xa quê hương. Tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ đuợc cha me cho đi du học . Phần ít thì rất Ok , nhưng số đông thì ko như bố mẹ ở nhà nghĩ . Các bạn học tốt tiếng anh mà sang những nước nói tiếng anh thị còn tốt . Nhưng hãy kiểm tra một cách nghiêm khắc xem vốn tiếng của con mình đã đủ để nghe giảng bài hay chưa ? Vi tiếng là rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất . Đặc biệt là du học một số nước ko dùng tiếng anh là ngôn ngữ chính vi dụ như du học Đức . Bản thân tiếng Đức là một ngôn ngữ khó , bằng B1 của tiếng Đức thi o Việt Nam sang Đức chỉ nhu mới học abc . Vậy nên nhiều e đã không hiểu bài đâm chán nản. Bên cạnh đó là thôi thúc làm thêm cùng bạn bè để có thêm tiền chi tiêu cho thoải mái nên cũng ko có thời gian nhiều cho học hành . Chưa kể đến ko co người bên cạnh là điện tử , bạn bè , giải trí quá đà ... làm cho các em vào thì dễ mà tốt nghiệp thì khó.
Chưa hết , sau khi học xong nhiều e muốn ở lại , nhưng để Tây ho bỏ tiền thuê mình làm đúng nghề thì phải giỏi, được việc , có hiệu quả . Thuế và bảo hiểm ở các nước phát triển rất cao nên các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào rất kỹ. Nếu bạn muốn xin việc để được cấp giấy đinh cư thì phải đúng nghề được đào tạo , nếu ko phải lựa chọn con đuờng khác để định cư. 90% con đường khác là kết hôn. Và như vậy thì ko biết có như mục đích đi du học ban đầu nữa hay không? Con đường gian nan nơi đất bạn là ko ít. Vậy nên hãy thận trọng để lựa chọn tương lai cho con .
Tôi thì không thấy thế . Ngoại trừ việc phụ huynh phải vay mượn toàn bộ số tiền dồn cho con đi học , thì phải tính đến rủi ro do khả năng của chính các cháu .
Còn nếu như gia đình có điều kiện , thì khi các cháu rời gia đình , ra đi . Nếu không trở thành giáo sư , tiến sĩ , không lấy được bằng tốt nghiệp , thì ( phần đông ) là các cháu đều trưởng thành , khả năng tự lập là rất tốt . Do các cháu được môi trường xã hội tôi luyện , gì chứ , tính kiên nhẫn , sức chịu đựng , khả năng tự giải quyết vấn đề , biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình là hoàn toàn lĩnh hội . Rõ ràng là tiền bạc không mua được những giá trị này . Những giá trị này giúp cháu sống tốt sau này và khả năng đương đầu với các vấn đề gia đình và xã hội rất tốt .
Còn nếu cứ ở Việt Nam học xong 4-5 năm đại học chắc gì đã có được kiến thức tốt , không thành được người tài , mà cũng chẳng trưởng thành , nhiều cháu tới 3 chục tuổi đầu vẫn chỉ là những cậu ấm cô chiêu
Cả 2 cụ đều có lý lẽ của mình, "đi một ngày đàng học một sàng khôn". 18 năm trước cháu học tiếng đức. Đến giờ phải thừa nhận tiếng đức là một ngôn ngữ khó. Có thể do cháu dốt tiếng đức, động từ tiếng anh chia ok và tiếng anh đối với cháu đơn giản, nhưng chia tiếng đức với cháu thật là vật vã.

Cụ DE giừ ỏ thành phố nào ở Đức vậy ?
 
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
Con cụ học trường Đức hay trường quốc tế tại Đức.

Nếu F1 nhà cụ đủ khả năng tốt nghiệp một trường top của Đức thì em không bàn. Hầu hết SV Việt Nam không đủ trình để học trường top, CP nước bạn cũng không muốn đào tạo những ngành chuyên sâu là thế mạnh của họ cho người nước ngoài, trừ khi SV đã tốt nghiệp, có cơ hội sống và làm việc bên đó và nhất là có gia đình thì mới được tuyển sinh. Cũng mất khá nhiều thời gian.


Các cháu đi du học có gia đình ở các thành phố lớn quen rồi, khi sang đấy nhập học ở các trường tỉnh, thường bị sốc. Giai đoạn này dễ bị stress, không khéo ảnh hưởng đến tính cách sau này.

Hội nhập của các cháu khi đi du học về là bài toán khó. Môi trường Đức là môi trương nghiêm khắc, tuân thủ pháp luật. Khi về Việt Nam các cháu không chịu làm việc vì nó trái luật, nếu cháu nào nhạy bén (thường là không giỏi), nó sẽ thay đổi được, cháu nào giỏi thì chỉ còn con đường quay lại và cố gắng xin việc bên đó. Và con đường lập nghiệp phải dựa nhiều vào cộng đồng người Việt.

F1 nhà cụ đã đến giai đoàn nào rồi?
Vi ly do cụ phân tích nên các e tìm moi cách được ở lại . Cái thẻ định cư cấp cho ly do ở lại để làm đúng ngành học thi khó và rất nhiều e đã phải kết hôn để ở lại . Có trường hợp làm dịch vụ kết hôn phải kẻ chẳng ra gi , mặc dù chỉ là giả mà no hành cho suốt , hỏng cả một đời .
 
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
Cả 2 cụ đều có lý lẽ của mình, "đi một ngày đàng học một sàng khôn". 18 năm trước cháu học tiếng đức. Đến giờ phải thừa nhận tiếng đức là một ngôn ngữ khó. Có thể do cháu dốt tiếng đức, động từ tiếng anh chia ok và tiếng anh đối với cháu đơn giản, nhưng chia tiếng đức với cháu thật là vật vã.

Cụ DE giừ ỏ thành phố nào ở Đức vậy ?
Khó chứ ko dễ như tiếng Anh , nhưng nó rất logic .Tìm hiểu ra quy luật của nó thì sẽ Ok hơn.
Mình ở Berlin thôi .
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,111
Động cơ
480,364 Mã lực
Cứ nhóc nào đi học được ở Đức thì theo em đều là đứa khá cả và gia đình có định hướng mạnh. Và du học ở Đức luôn là một khoản đầu tư tốt, với điều kiện lấy được bằng đại học mang về.

Nhược điểm du học Đức chính là tiếng Đức. Học rất khó và hiệu quả rất ít nếu ở ngoài nước Đức.

Nhóc nhà cụ lực học cấp có thuộc nhóm học khá giỏi không ạ?
Em chứng kiến trong nhóm F1 em đi cũng nhiều cháu khá giỏi nhưng nay có đứa về, có đứa chuyển sang học điều dưỡng, có đứa bị học lại. Chuyện khá giởi ở VN chỉ là tương đối, quan trọng là cách thức tư duy và tính chủ động, độc lập của bọn trẻ.

Nhóc nhà em học ở nhà cũng bình thường, nhưng khi nó cố gắng thì khó thua ai. Cấp 2, đang học lớp thường ở GV, chuyển vào lớp A1, chuyên toán nó cũng đứng top giữa. Sang bên kia học chuyên phụ đạo mấy đứa bạn cùng lớp, có cả người Đức gốc Việt môn Toán. Nhưng cái đó cũng ko quan trọng bằng cách nó làm cái gì cũng có suy nghĩ, cân nhắc và cố gắng giải quyết bằng được.
Lớp nó vào ĐH ban đầu 70 bạn. Nay bước sang năm thứ ba thấy còn đâu 1/2
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top