[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
Theo em, thì đi du học kiểu gì cũng tốt hơn là ở nhà. Cứ đi xa, thì hiểu biết rộng hơn, không bổ dọc cũng bổ ngang.

Vấn đề ở đây là hiệu quả đầu tư, trong điều kiện không có dư thừa tiền. Tức là nguồn lực khan hiếm, cho con đi học thì thôi mua nhà, dự trữ tuổi già, ốm đau...

Tức là cả nhà chỉ có 3-4 tỷ thôi, và lựa chọn dùng số tiền đó một cách hiệu quả nhất.

Quan điểm của em, với tư cách đã từng đi du học cách đây nhiều năm, và biết rất nhiều em đi du học mới đây, thì nếu nhà nghèo và trung bình, không quá dư dả, thì đừng cho con đi du học tự túc. Một khoản đầu tư rất lãng phí, kém hiệu quả, lợi bất cập hại.

Ông con mà dám ngửa tay nhận tiền của bố mẹ nghèo để đi du học thì chứng tỏ cũng chưa bản lĩnh, chưa biết suy nghĩ, và cũng khó mà có tương lai tốt đẹp được.
 

caotoc77

Xe tải
Biển số
OF-344525
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
261
Động cơ
273,334 Mã lực
Đứa nào hư hỏng học dốt lêu lổng, thì tống đi du học là để cách ly môi trường. Đứa nào chăm chỉ học hành, thì không cần lo cho nó, tự vẫy vùng được hết.

Chốt lại là cứ tống đi được là tốt, gia đình chỉ cần cố mà gồng đừng tuột xích hết tiền đứt gánh. Bao giờ chính con các bác đi du học thì mới thấm được, còn lại cứ nghe nói, thấy bảo v.v... đều vớ vẩn hết.

Tâm sự của một người bố có con đi du học.
Chuẩn cụ ah! F1 nhà e sang tháng 4 này đc 1y... học hành, thi cử cũng khá áp lực (đấy là bạn ý còn hòa nhập nhanh). Chứ mải chơi or ko cân = đc việc học & làm thêm thì phải học lại, kéo dài thời gian học là ko tránh khỏi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thằng bạn em qua học trường top 37 thế giới bên Úc về kể chả khác gì Việt Nam cũng làm luận chấm bài hàng tuần nên các cụ đừng thần thánh hóa du học lên.
1. Các giáo sư giảng bài chiếm khoảng 3/10 kiến thức, làm luận mà chỉ cần ở mức trung bình (điểm C) thì cũng chẳng khác gì Việt Nam.

2. Kiến thức tự học, tự đọc sách, chiếm 7/10, lúc này mới thấy độ chênh lệch giữa các trường đại học, ví dụ : đại học cháu học ở Nhật (thư viện 1,5 triệu đầu sách), đại học cháu học ở Canada (thư viện 08 triệu đầu sách). Còn Harvard hình như 16 triệu đầu sách (đấy là cháu google thế, và ước mơ một lần được ngồi ở thư viện Harvard và đọc sách).
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,268
Động cơ
252,001 Mã lực
Thưa cụ , văn minh và hiện đại ...thì không phải chỗ nào cũng có . Thêm nữa , học qua truyền thông , internet ( nếu như cụ viện vào thời đại 4.0 ) , thì cũng vẫn chưa đủ . Cần phải thực hành , cọ sát, trải nghiệm thực tế nữa thì mới hoàn thiện .
Cái này em không đồng ý với cụ, cụ bị lạc đề sang văn hoá, công nghệ rồi. Lõi của vấn đề em với cụ đang bàn luận là em phản biện cụ cái gọi các giá trị của kỹ năng mềm khi đi du học không phải mua bằng tiền. Ngày thế hệ 7x trở về trước bọn em chỉ du học thủ đô Đông Lào thôi nhưng đa số đã thành người, số thành ngợm cũng đã chết lâu rồi.
 

Maxo73

Xe buýt
Biển số
OF-358701
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
894
Động cơ
269,550 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi sống và làm việc xa quê hương. Tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ đuợc cha me cho đi du học . Phần ít thì rất Ok , nhưng số đông thì ko như bố mẹ ở nhà nghĩ . Các bạn học tốt tiếng anh mà sang những nước nói tiếng anh thị còn tốt . Nhưng hãy kiểm tra một cách nghiêm khắc xem vốn tiếng của con mình đã đủ để nghe giảng bài hay chưa ? Vi tiếng là rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất . Đặc biệt là du học một số nước ko dùng tiếng anh là ngôn ngữ chính vi dụ như du học Đức . Bản thân tiếng Đức là một ngôn ngữ khó , bằng B1 của tiếng Đức thi o Việt Nam sang Đức chỉ nhu mới học abc . Vậy nên nhiều e đã không hiểu bài đâm chán nản. Bên cạnh đó là thôi thúc làm thêm cùng bạn bè để có thêm tiền chi tiêu cho thoải mái nên cũng ko có thời gian nhiều cho học hành . Chưa kể đến ko co người bên cạnh là điện tử , bạn bè , giải trí quá đà ... làm cho các em vào thì dễ mà tốt nghiệp thì khó.
Chưa hết , sau khi học xong nhiều e muốn ở lại , nhưng để Tây ho bỏ tiền thuê mình làm đúng nghề thì phải giỏi, được việc , có hiệu quả . Thuế và bảo hiểm ở các nước phát triển rất cao nên các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào rất kỹ. Nếu bạn muốn xin việc để được cấp giấy đinh cư thì phải đúng nghề được đào tạo , nếu ko phải lựa chọn con đuờng khác để định cư. 90% con đường khác là kết hôn. Và như vậy thì ko biết có như mục đích đi du học ban đầu nữa hay không? Con đường gian nan nơi đất bạn là ko ít. Vậy nên hãy thận trọng để lựa chọn tương lai cho con .
cụ ở nước nào đó ạ.
 

quasin3000

Xe tăng
Biển số
OF-1800
Ngày cấp bằng
5/10/06
Số km
1,765
Động cơ
586,788 Mã lực
Tôi sống và làm việc xa quê hương. Tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ đuợc cha me cho đi du học . Phần ít thì rất Ok , nhưng số đông thì ko như bố mẹ ở nhà nghĩ . Các bạn học tốt tiếng anh mà sang những nước nói tiếng anh thị còn tốt . Nhưng hãy kiểm tra một cách nghiêm khắc xem vốn tiếng của con mình đã đủ để nghe giảng bài hay chưa ? Vi tiếng là rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất . Đặc biệt là du học một số nước ko dùng tiếng anh là ngôn ngữ chính vi dụ như du học Đức . Bản thân tiếng Đức là một ngôn ngữ khó , bằng B1 của tiếng Đức thi o Việt Nam sang Đức chỉ nhu mới học abc . Vậy nên nhiều e đã không hiểu bài đâm chán nản. Bên cạnh đó là thôi thúc làm thêm cùng bạn bè để có thêm tiền chi tiêu cho thoải mái nên cũng ko có thời gian nhiều cho học hành . Chưa kể đến ko co người bên cạnh là điện tử , bạn bè , giải trí quá đà ... làm cho các em vào thì dễ mà tốt nghiệp thì khó.
Chưa hết , sau khi học xong nhiều e muốn ở lại , nhưng để Tây ho bỏ tiền thuê mình làm đúng nghề thì phải giỏi, được việc , có hiệu quả . Thuế và bảo hiểm ở các nước phát triển rất cao nên các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào rất kỹ. Nếu bạn muốn xin việc để được cấp giấy đinh cư thì phải đúng nghề được đào tạo , nếu ko phải lựa chọn con đuờng khác để định cư. 90% con đường khác là kết hôn. Và như vậy thì ko biết có như mục đích đi du học ban đầu nữa hay không? Con đường gian nan nơi đất bạn là ko ít. Vậy nên hãy thận trọng để lựa chọn tương lai cho con .
Vì cụ ở xa quê cho nên cái nhìn của cụ là từ những người không sống tại VN.

Gia đình có điều kiện hầu hết chọn con đường du học vì nền giáo dục VN không cho quyền lựa chọn. Những cháu đã học trường quốc tế từ bé, mục tiêu là du học. Nếu muốn học trong nước, các cháu chỉ có các trường top dưới mà thôi. Do cách thi và học khác nhau nên các cháu bị điển kém.

Những gia đình cố gắng cho các cháu đi du học để các cháu có cơ hội kiếm được việc làm, cuộc sống ổn định hơn VN. Vì gia đình suy nghĩ, không muốn các cháu có năng lực nhưng không được trọng dụng.

Những cháu tự thân tìm đường du học là những cháu có quyết tâm tự thân lập nghiệp. Một khi các cháu có quyết tâm, việc sống ở đâu, làm gì, gia đình không thể can thiẹp được, dù rất muốn.

Cụ chỉ mới thấy một dạng học sinh có điều kiện du học mà thôi.
 

anhkhoihn

Xe tăng
Biển số
OF-12222
Ngày cấp bằng
21/12/07
Số km
1,281
Động cơ
542,282 Mã lực
Đứa nào hư hỏng học dốt lêu lổng, thì tống đi du học là để cách ly môi trường. Đứa nào chăm chỉ học hành, thì không cần lo cho nó, tự vẫy vùng được hết.

Chốt lại là cứ tống đi được là tốt, gia đình chỉ cần cố mà gồng đừng tuột xích hết tiền đứt gánh. Bao giờ chính con các bác đi du học thì mới thấm được, còn lại cứ nghe nói, thấy bảo v.v... đều vớ vẩn hết.

Tâm sự của một người bố có con đi du học.
Đây có lẽ là minh chứng chuẩn nhất của việc du học sinh VN chia làm 2 loại :

1. Du học đúng nghĩa do cần được đào tạo bởi nền giáo dục của phương tây

2. Du học để được đi làm .....

Thực tế thì các gia đình cho con đi du học đều biết mục đích là gì. Trong gia đình họ hàng em cũng vậy, 5 đứa cháu ở Úc , Nhật, Đức, đều hiểu gửi con họ sang nước ngoài vì mục đích gì. Những đưa học lực ở nhà bình thường thì sang đấy với mục đích kiếm cái quốc tich để đi làm. Có thể qua con đường hôn thê hay bất cứ con đường nào mà có thế ở lại được. Còn lại những đứa đi học thực sự thì ngay từ ở VN đã học lực xuất sắc rồi, ra nước ngoài đúng là cá gặp nước thôi .....

Tóm lại là chẳng có gia đình nào chịu mất tiền một cách vớ vẩn đâu các cụ nhỉ ....
 
Chỉnh sửa cuối:

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
Vấn đề là nhiều nhà ảo tưởng về du học, cứ nghĩ con sau khi du học thì trinh do, tâm tính, văn hoá sẽ khác. Sẽ thành một ông tây tóc đen.

Không có câu chuyện đó đâu. Đừa nào giỏi thì vẫn giỏi, đứa nào kém thì vẫn kém. Đứa nào có đạo đức thì vẫn có đạo đức, đứa nào thiếu bản lĩnh thì vẫn thiếu bản lĩnh. 4-5 năm ở nước ngoài không thay đổi được bản chất con người. Và cái bằng du học về, nhất là từ các nước hoặc các trường không tên tuổi, gần như không có giá trị gì trên thị trường tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay.

Nếu dư thừa tiền thì đầu tư cho con đi du học không phải nghĩ. Nhưng nếu không dư dả lắm, bán nhà bán cửa, hoặc cả nợ nần, để đầu tư cho con du học, thì em thấy hầu hết đều thất bại.
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,268
Động cơ
252,001 Mã lực
Nhiều bố mẹ chiều con lắm, gia đình cũng không dư giả nhiều nhưng sẵn sàng vay mượn cho con đi du học, mà học đâu ở các trường ất ơ, xa lắc, muốn vào thành phố cũng ngại.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
mà học đâu ở các trường ất ơ, xa lắc, muốn vào thành phố cũng ngại.
Campus xa/gần trung tâm thành phố, không phải tiêu chí để đánh giá trường không tốt/tốt.
Campus tốt trước hết phải đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập của sinh viên.
Sinh viên đi học cần kiến thức chứ không phải đi chơi mà cần gần trung tâm.

Ví dụ campus của Harvard cách trung tâm Boston khoảng 10km.
Campus của Stanford cách trung tâm San Jose khoảng 30km.
Hay như campus UBC (nơi cháu đang ở) cách trung tâm Vancouver khoảng 12km (đi xe bus khoảng 1 tiếng mùa hè, còn mùa đông thì khoảng tiếng rưỡi).
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,268
Động cơ
252,001 Mã lực
Campus xa/gần trung tâm thành phố, không phải tiêu chí để đánh giá trường tốt/không tốt.
Campus tốt trước hết phải đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập của sinh viên.
Sinh viên đi học cần kiến thức chứ không phải đi chơi mà cần gần trung tâm.

Ví dụ campus của Harvard cách trung tâm Boston khoảng 10km.
Campus của Stanford cách trung tâm San Jose khoảng 30km.
Hay như campus UBC (nơi cháu đang ở) cách trung tâm Vancouver khoảng 12km (đi xe bus khoảng 1 tiếng mùa hè, còn mùa đông thì khoảng tiếng rưỡi).
Campus là gì em chịu, cái hội đi tự túc mà cho vào cái campus đó chắc cũng đi về cả lũ. Ất ơ ở đây bao hàm cả chất lượng thấp chứ ko chỉ là xa xôi.
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7,573
Động cơ
-65,515 Mã lực
Tôi sống và làm việc xa quê hương. Tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ đuợc cha me cho đi du học . Phần ít thì rất Ok , nhưng số đông thì ko như bố mẹ ở nhà nghĩ . Các bạn học tốt tiếng anh mà sang những nước nói tiếng anh thị còn tốt . Nhưng hãy kiểm tra một cách nghiêm khắc xem vốn tiếng của con mình đã đủ để nghe giảng bài hay chưa ? Vi tiếng là rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất . Đặc biệt là du học một số nước ko dùng tiếng anh là ngôn ngữ chính vi dụ như du học Đức . Bản thân tiếng Đức là một ngôn ngữ khó , bằng B1 của tiếng Đức thi o Việt Nam sang Đức chỉ nhu mới học abc . Vậy nên nhiều e đã không hiểu bài đâm chán nản. Bên cạnh đó là thôi thúc làm thêm cùng bạn bè để có thêm tiền chi tiêu cho thoải mái nên cũng ko có thời gian nhiều cho học hành . Chưa kể đến ko co người bên cạnh là điện tử , bạn bè , giải trí quá đà ... làm cho các em vào thì dễ mà tốt nghiệp thì khó.
Chưa hết , sau khi học xong nhiều e muốn ở lại , nhưng để Tây ho bỏ tiền thuê mình làm đúng nghề thì phải giỏi, được việc , có hiệu quả . Thuế và bảo hiểm ở các nước phát triển rất cao nên các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào rất kỹ. Nếu bạn muốn xin việc để được cấp giấy đinh cư thì phải đúng nghề được đào tạo , nếu ko phải lựa chọn con đuờng khác để định cư. 90% con đường khác là kết hôn. Và như vậy thì ko biết có như mục đích đi du học ban đầu nữa hay không? Con đường gian nan nơi đất bạn là ko ít. Vậy nên hãy thận trọng để lựa chọn tương lai cho con .
Tôi thì không thấy thế . Ngoại trừ việc phụ huynh phải vay mượn toàn bộ số tiền dồn cho con đi học , thì phải tính đến rủi ro do khả năng của chính các cháu .
Còn nếu như gia đình có điều kiện , thì khi các cháu rời gia đình , ra đi . Nếu không trở thành giáo sư , tiến sĩ , không lấy được bằng tốt nghiệp , thì ( phần đông ) là các cháu đều trưởng thành , khả năng tự lập là rất tốt . Do các cháu được môi trường xã hội tôi luyện , gì chứ , tính kiên nhẫn , sức chịu đựng , khả năng tự giải quyết vấn đề , biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình là hoàn toàn lĩnh hội . Rõ ràng là tiền bạc không mua được những giá trị này . Những giá trị này giúp cháu sống tốt sau này và khả năng đương đầu với các vấn đề gia đình và xã hội rất tốt .
Còn nếu cứ ở Việt Nam học xong 4-5 năm đại học chắc gì đã có được kiến thức tốt , không thành được người tài , mà cũng chẳng trưởng thành , nhiều cháu tới 3 chục tuổi đầu vẫn chỉ là những cậu ấm cô chiêu
2 cụ nói đều đúng vì đề cập đến 2 mặt của việc cho con đi du học!

Các gia đình khi cho con đi du học đều cân nhắc cả 2 mặt, rủi ro và kết quả rồi mới quyết định, no pain no gain mà!
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
Nước mình cũng có cái tâm lý hy sinh đời bố, củng cố đời con rất là sai lầm.

Cái đầu tiên cần đầu tư chính là cho bản thân, bản thân mình phải khá lên, thì xã hội mới khá lên.

Về sau ông con cũng tâm lý hy sinh đời bố, củng cố đời con như vậy thì ông con làm sao mà khá được.

Tóm lại, đừng đầu tư quá mức cho con cái. Đầu tư vừa phải theo năng lực tài chính của mình là được. Với những nhà không quá khá giả, thì đầu tư cho con học hành tử tế, vào được mấy trường top đầu trong nước như Ngoại Thương, Bách Khoa, Kiến Trúc…. thì cũng không phải là một lựa chọn tồi.

Sau khi con tốt nghiệp trong nước, đi làm một thời gian, đủ sống tốt rồi, thấy thiếu mảng kiến thức nào, thì có thể hỗ trợ thêm ít tiền cho nó học thạc sỹ hoặc tiến sỹ nước ngoài (lúc đó đa phần nó xin được học bổng toàn phần) để bổ sung đúng kiến thức mà nó thấy thiếu và cần. Như vậy, an toàn và hiệu quả hơn việc du học một cách thiếu hướng nghiệp, theo phong trào và chất lượng thấp ngay ở cấp đại học.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,019
Động cơ
159,661 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Du học tại chỗ ? Kiến thức có thể OK , nhưng khả năng tự lập , độc lập trong tư duy , tự quyết , va chạm , rèn luyện , đối đầu với các vấn đề của bản thân và xã hội.....chưa chắc đã có .
Lâu ko thấy cụ viết bài về học tập ở Đức :D
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Đội ngũ đốt tiền bố mẹ chiếm phần lớn.
Các cụ sinh sống ở đâu?

Trong số con cái bạn bè cũng trang lứa và học ĐH e đây phần lớn sinh sống tại HN đang du học tỉ lệ cao và phần lớn các cháu đều thuộc dạng giỏi trong nước rồi và khi sang các nc từ Mỹ, Úc, Anh, Nhật, Can. đều đang rất ổn. Dù sau này có về nc làm việc hay ko thì cũng rất tốt cho các cháu.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em thấy các cháu có quyết tâm rèn luyện để đi du học, có học bổng 100% thì tốt, chứ còn các cháu đi tự túc thì là đi cho bố mẹ, sao khá được.
Con số học bổng 100% thực ra không phản ánh được chính xác vấn đề du học tự túc hay không tự túc.
Ví dụ đi học ở Mỹ, top 100 NU/LAC, dù ít hay nhiều, gia đình vẫn phải bỏ thêm tiền (gọi là contribution), bạn nào gia đình phải bỏ contribution $15k/năm là thuộc loại giỏi, nếu bỏ contribution dưới $10k/năm là rất giỏi.

Còn học bổng 100% (gia đình chỉ phải bỏ contribution tượng trưng $1k/năm) thì đấy là nhân tài triệu người có vài người (các bạn đó sẽ được đăng báo ở Việt Nam ngay khi nhận được kết quả học bổng).

Cho nên du học sinh Mỹ, top 100 NU/LAC, mà gia đình vẫn phải chi khoản tiền 300 triệu/năm thì xin đừng vội cười. Du học sinh các nước khác vẫn phải nhìn bạn đó với ánh mắt kính nể ạ.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,001
Động cơ
479,041 Mã lực
Góp câu chuyện cùng các cụ về hành trình du học Đức của F1 nhà em.
Trước tiên phải khẳng định đi du học là điều kiện tốt để con cháu mình trưởng thành, học được nhiều điều hay cái tốt. Tuy nhiên để thành công dù cho là thành công về mặt trưởng thành tư duy, cách suy nghĩ,lối sống (tích cực) cũng không phải là điều dễ dàng.
Bước 1: Chuẩn bị du học. Để làm bước này thì đương nhiên bố mẹ và cả F1 phải xác định rõ đi đâu, học cái gì (tất nhiên chưa chi tiết), thủ tục thế nào và chuẩn bị tâm thế (cả bố mẹ, con) cho việc đi du học. làm tốt cái này và f1 tham gia hiểu được quá trình chuẩn bị về môi trường bên đó thì cũng đã thành công 50%. Đối với em,do điều kiện công tác nên có qua bên Đức 2-3 lần trước khi F1 du học để hỏi han về mô hình đào tạo, ngành nghề ... Tiếp xúc với các cháu SV đang học bên đó để hiểu về quá trình học. Sau đó em về trao đổi với F1. Khi F1 nhất trí, hạ quyết tâm thì mình tìm hiêu các thủ tục ở VN, cách thức làm hồ sơ ..., đi nghe 2-3 buổi DAAD trình bày,có buổi cho F1 đi. Suốt quá trình chuẩn bị để làm hồ sơ em cũng hay thông báo cho F1 biết các loại giấy tờ,quy trình làm (theo HD thông thường thôi). Cơ bản em tự chuẩn bị chứ ko nhờ đơn vị tư vấn. Trong quá trình đó cho F1 đi học 1 lớp tiếng Đức A1 để làm quen trong mấy tháng hè.
Khi thì ĐH, do xác định trước nên em chọn trường và nghề chỉ là hình thức, miễn là trường đáp ứng yêu cầu bên Đức (A+ gì đó). Và sau khi thì, có điểm là đi học tiếng Đức toàn phần tại trung tâm, chứ ko nhập trường ĐH.
Sau 1 năm, kể từ khi đỗ ĐH, F1 nhà em có B1, và trước khi bay có B2. Đồng thời mọi thủ tục đã OK. Thậm chí trước khi bay F1 nhà em đã đỗ vào STK (khóa dự bị bắt buộc đối với VN) 1 trường bên đó (thi tại VN) nên tinh thần khá thoải mái.

Bước 2: Giai đoạn đầu sang bên kia. F1 nhà em tiếp tục thi 2 trường nữa và đều OK. Trong quá trình đó cũng có nhờ bạn bè giúp đỡ để làm quen cuộc sống ban đầu nhưng chỉ sau hơn 1 tháng, nó đã làm quen và chuyển ra ngoài sống cùng 1 SV quen biết để có điều kiện tự lập, ko quá phụ thuộc gia đình người quen. Thi đỗ STK (thường Toán, tiếng Đức) chỉ là 1 phần, khi vào học mới thấy ko dễ dàng vì ngôn ngữ mình học ở nhà chưa là gì cả. Lúc này đòi hỏi các cháu cần năng động giao tiếp ở mọi chỗ khi có thể để củng cố trình tiếng. Có rất nhiều cháu co cụm lại thời kỳ này. Học trên lớp, sau đó về nhà tụ tập mấy bạn bè Việt để sinh hoạt cho đỡ nhớ nhà, nhưng do ko tự giác nên chủ yếu là game, shoping ... nên kiến thức ko vào mà tiếng lại các ko lên. Thậm chí kiểm tra học kỳ đầu tiên của STK cũng téc. Và cũng có bạn đổi trường, thi lại STK, học thêm tiếng ... Có người vào được nhưng cũng có bạn ngậm ngùi ra về.

Bước 3: Bắt đầu học ĐH. Sau 1 năm STK thi đỗ thì sẽ gửi hồ sơ apply ngành,trường mình thích trong toàn bộ nước Đức. Họ nhận thì bắt đầu nhập học. Và đây mới là thử thách vì học nhiều môn hơn, cùng nhiều đối tượng hơn, cung cách giảng dạy cũng khác. Vượt qua được áp lực này thì sẽ OK. Kiến thức ĐH ko khó nhưng họ ko dạy kiểu trình bày như ở ta mà chủ yếu gợi ý, nêu vấn đề, đưa tài liệu đọc. Sau đó thành lập nhóm trao đổi, làm bài ... Có thể có môn khó ko qua, nhưng quan trọng là phải hoàn toàn tự giác, chủ động. Nay F1 nhà em đang sang năm thứ ba (chưa bị chậm time nào) và bắt đầu đi thực tập (được trả lương 1K/tháng). Và chỉ 1 năm nữa là sẽ TN ĐH.

Sơ bộ như vậy, túm lại theo em để du học thành công
1. Chuẩn bị tốt, hiểu về quá trình chuẩn bị, cho F1 tham gia cùng. Rất nhiều bố mẹ nhiều xiền, thuê tư vấn, họ bảo gì mình làm nấy hoặc mình thích gì họ chiều. F1 chỉ chờ có đủ giấy là lên đường. Đo là sai lầm đầu tiên.
2. Khi F1 sang bên kia, có người nhà thì tốt nhưng họ cũng phải biết cách hỗ trợ để các cháu tự vươn lên, ko e ngại. Còn không bản thân các cháu phải chủ động. Nếu có điều kiện qua hay trao đổi qua sky để tư vấn cho F1 thêm nếu cần.
3. Cuối cùng vẫn tùy thuộc vào F1. Năng động là tốt nhưng học ở bên Đức mà mải đi kiếm tiền thì học khó có thể thành công.
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Tôi thì không thấy thế . Ngoại trừ việc phụ huynh phải vay mượn toàn bộ số tiền dồn cho con đi học , thì phải tính đến rủi ro do khả năng của chính các cháu .
Còn nếu như gia đình có điều kiện , thì khi các cháu rời gia đình , ra đi . Nếu không trở thành giáo sư , tiến sĩ , không lấy được bằng tốt nghiệp , thì ( phần đông ) là các cháu đều trưởng thành , khả năng tự lập là rất tốt . Do các cháu được môi trường xã hội tôi luyện , gì chứ , tính kiên nhẫn , sức chịu đựng , khả năng tự giải quyết vấn đề , biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình là hoàn toàn lĩnh hội . Rõ ràng là tiền bạc không mua được những giá trị này . Những giá trị này giúp cháu sống tốt sau này và khả năng đương đầu với các vấn đề gia đình và xã hội rất tốt .
Còn nếu cứ ở Việt Nam học xong 4-5 năm đại học chắc gì đã có được kiến thức tốt , không thành được người tài , mà cũng chẳng trưởng thành , nhiều cháu tới 3 chục tuổi đầu vẫn chỉ là những cậu ấm cô chiêu
Cái đậm đậm thì lại chỉ đúng với các cháu có khả năng, trình độ mà như thớt nói là phần nhỏ. Còn những trường hợp k đủ trình độ tiếng để theo, chán nản, sợ hãi việc học, hoặc tiêu tiền bố mẹ đàn đúm, hoặc chỉ mải làm thuê kiếm tiền, hoặc nặng hơn là sa ngã.. thế thì có trách nhiệm với bản thân và gia đình ở chỗ nào nhỉ?

Cá nhân em quan sát thấy 1 số cháu du học sinh sau khi tốt nghiệp nước ngoài về làm chỗ em: chuyên môn tạm chưa bàn tới nhưng 1 văn bản tiếng Anh viết còn không ra hồn, thái độ đối xử với mọi người không ổn, hay do phong cách Tây nó thế nhỉ (đại từ xưng hô chỉ có I và You) ~X(
Em có ông anh làm Giám đốc chi nhánh một hãng của Đức ở Việt Nam. Ổng học cấp 3 xong đi lái xe rồi học tại chức kinh tế và tiếng anh, rồi bươn chải bán hàng cho mấy hãng nước ngoài. Kinh nghiệm nhiều nên phỏng vấn đâu trúng đó, toàn các công ty Tây. Còn đội ngũ du học về thì hãng chỉ thuê làm nhân viên cho ổng thôi. Mà bảo khả năng thích ứng kém, lại tự hào mác du học nên mãi cứ làng nhàng không bưt được như mấy anh em trong nước năng động.
 
Chỉnh sửa cuối:

A.B.C.D

Xe hơi
Biển số
OF-578827
Ngày cấp bằng
12/7/18
Số km
122
Động cơ
140,264 Mã lực
Công ty em là FDI, tuyển dụng các cháu tốt nghiệp cả trong nước và nước ngoài. Thời gian đầu (1-3 năm), các cháu trong nước hơn hẳn, linh hoạt, nhanh nhẹn hơn các cháu tốt nghệp nước ngoài như gà công nghiệp, chỉ hơn mỗi tiếng Anh.
Nhưng lâu hơn thì các cháu tốt nghiệp nước ngoài nắm vấn đề vững vàng, có căn bản, có tầm nhìn.. hơn các cháu trong nước (khi đấy ổn định rồi, lo yêu đương, xây dựng gia đình..) nên thường được được chọn làm hạt nhân để phát triển.
Nên theo em, đi du học và không đi du học thì nên so sánh dựa trên tố chất 1 đứa trẻ, chứ còn so sánh 2 con người khác nhau thì rất là khập khiễng.

Hôm nọ, em đi Grab của 1 cậu, nói TA như gió, kể chuyện là học cấp 3 và cao đẳng bên Sing.. em không hỏi, nhưng đoán cuộc đời cậu nhiều sóng gió. Nếu không du học thì chắc gì đã chạy được Grab?
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
1. Các giáo sư giảng bài chiếm khoảng 3/10 kiến thức, làm luận mà chỉ cần ở mức trung bình (điểm C) thì cũng chẳng khác gì Việt Nam.

2. Kiến thức tự học, tự đọc sách, chiếm 7/10, lúc này mới thấy độ chênh lệch giữa các trường đại học, ví dụ : đại học cháu học ở Nhật (thư viện 1,5 triệu đầu sách), đại học cháu học ở Canada (thư viện 08 triệu đầu sách). Còn Harvard hình như 16 triệu đầu sách (đấy là cháu google thế, và ước mơ một lần được ngồi ở thư viện Harvard và đọc sách).
Các trường nó vẫn liên kết mượn sách của nhau được mà Cụ. Chưa kể nó số hoá cũng kha khá đầu sách.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top