[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Con số học bổng 100% thực ra không phản ánh được chính xác vấn đề du học tự túc hay không tự túc.
Ví dụ đi học ở Mỹ, top 100 NU/LAC, dù ít hay nhiều, gia đình vẫn phải bỏ thêm tiền (gọi là contribution), bạn nào gia đình phải bỏ contribution $15k/năm là thuộc loại giỏi, nếu bỏ contribution dưới $10k/năm là rất giỏi.

Còn học bổng 100% (gia đình chỉ phải bỏ contribution tượng trưng $1k/năm) thì đấy là nhân tài triệu người có vài người (các bạn đó sẽ được đăng báo ở Việt Nam ngay khi nhận được kết quả học bổng).

Cho nên du học sinh Mỹ, top 100 NU/LAC, mà gia đình vẫn phải chi khoản tiền 300 triệu/năm thì xin đừng vội cười. Du học sinh các nước khác vẫn phải nhìn bạn đó với ánh mắt kính nể ạ.
Những cái này nghe hơi nồi chõ như em thì không biết được thật. Em có cảm giác ở các nước nói tiếng Anh (Anh, Mỹ, Canada, Úc) có một ngành công nghiệp du học chuyên thịt luộc dân châu Á như dân Việt Nam thì phải, sang đấy học xong về không hơn gì học đại học ở nhà, không biết có phải thế không.
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Thằng bạn em qua học trường top 37 thế giới bên Úc về kể chả khác gì Việt Nam cũng làm luận chấm bài hàng tuần nên các cụ đừng thần thánh hóa du học lên.
Học thế mà toàn A/A+ thì một là thằng bạn cụ nói phét với cụ, hai là cụ bị nó cho ăn mơ. Ở Tây học để pass môn thì cũng chả có gì, èo mẹ GS ngại cho thi lại lắm nên kém tí nhưng có ý thức là pass. Chứ còn summa claude degree có mà học lồi mồm. Cứ bảo dân VN chăm sang đó gặp bọn Tàu, Ấn Iran thì vẫn sấp mặt kể cả độ chăm lẫn thông minh. Sợ nhất là mấy thằng Đức cày cuốc. Nó vừa chăm vừa thông minh vãi tè. Trước em roommate với một thằng kiểu thế, may mà khác ngành chứ không em tự cbn kỷ mất.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Các trường nó vẫn liên kết mượn sách của nhau được mà Cụ. Chưa kể nó số hoá cũng kha khá đầu sách.
Về lý thuyết là như vậy ạ (vào thời gian thấp điểm trong năm), còn thời gian cao điểm (mùa thi), bác phải trải qua thì thực sự mới hiểu, một thư viện đại học lớn, mạnh hơn đại học nhỏ ạ.
 

blackcarens

Xe buýt
Biển số
OF-80933
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
729
Động cơ
422,201 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Hà Lội
Cái món du học này nó phải tuỳ từng hoàn cảnh, từng cá nhân để cân nhắc, không có một công thức chung "one size fit all" được. Nhìn chung thì với một con người cụ thể (cùng năng lực, trình độ, quyết tâm, khả năng độc lập...) thì 5 năm học nước ngoài có thể sẽ thu được nhiều hơn 5 năm học trong nước. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Em chứng kiến thằng bạn em, gia đình có đủ điều kiện, cho con đi du học, cháu cũng quyết tâm lắm, nhưng được 1 năm thì nằng nặc đòi về, giờ học ngoại thương ngon lành. Còn nghe các trung tâm du học mà nói thì du học đúng là thiên đường rồi. Ông bạn em cũng mất gần 200 củ cho vụ du học, giờ coi như chi phí trải nghiệm cho f1.

À chúc cụ chủ sớm được vào chợ. Em thấy thớt của cụ còn có ý nghĩa hơn khối thớt nhảm trong quán cafe này.
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
Góp câu chuyện cùng các cụ về hành trình du học Đức của F1 nhà em.
Trước tiên phải khẳng định đi du học là điều kiện tốt để con cháu mình trưởng thành, học được nhiều điều hay cái tốt. Tuy nhiên để thành công dù cho là thành công về mặt trưởng thành tư duy, cách suy nghĩ,lối sống (tích cực) cũng không phải là điều dễ dàng.
Bước 1: Chuẩn bị du học. Để làm bước này thì đương nhiên bố mẹ và cả F1 phải xác định rõ đi đâu, học cái gì (tất nhiên chưa chi tiết), thủ tục thế nào và chuẩn bị tâm thế (cả bố mẹ, con) cho việc đi du học. làm tốt cái này và f1 tham gia hiểu được quá trình chuẩn bị về môi trường bên đó thì cũng đã thành công 50%. Đối với em,do điều kiện công tác nên có qua bên Đức 2-3 lần trước khi F1 du học để hỏi han về mô hình đào tạo, ngành nghề ... Tiếp xúc với các cháu SV đang học bên đó để hiểu về quá trình học. Sau đó em về trao đổi với F1. Khi F1 nhất trí, hạ quyết tâm thì mình tìm hiêu các thủ tục ở VN, cách thức làm hồ sơ ..., đi nghe 2-3 buổi DAAD trình bày,có buổi cho F1 đi. Suốt quá trình chuẩn bị để làm hồ sơ em cũng hay thông báo cho F1 biết các loại giấy tờ,quy trình làm (theo HD thông thường thôi). Cơ bản em tự chuẩn bị chứ ko nhờ đơn vị tư vấn. Trong quá trình đó cho F1 đi học 1 lớp tiếng Đức A1 để làm quen trong mấy tháng hè.
Khi thì ĐH, do xác định trước nên em chọn trường và nghề chỉ là hình thức, miễn là trường đáp ứng yêu cầu bên Đức (A+ gì đó). Và sau khi thì, có điểm là đi học tiếng Đức toàn phần tại trung tâm, chứ ko nhập trường ĐH.
Sau 1 năm, kể từ khi đỗ ĐH, F1 nhà em có B1, và trước khi bay có B2. Đồng thời mọi thủ tục đã OK. Thậm chí trước khi bay F1 nhà em đã đỗ vào STK (khóa dự bị bắt buộc đối với VN) 1 trường bên đó (thi tại VN) nên tinh thần khá thoải mái.

Bước 2: Giai đoạn đầu sang bên kia. F1 nhà em tiếp tục thi 2 trường nữa và đều OK. Trong quá trình đó cũng có nhờ bạn bè giúp đỡ để làm quen cuộc sống ban đầu nhưng chỉ sau hơn 1 tháng, nó đã làm quen và chuyển ra ngoài sống cùng 1 SV quen biết để có điều kiện tự lập, ko quá phụ thuộc gia đình người quen. Thi đỗ STK (thường Toán, tiếng Đức) chỉ là 1 phần, khi vào học mới thấy ko dễ dàng vì ngôn ngữ mình học ở nhà chưa là gì cả. Lúc này đòi hỏi các cháu cần năng động giao tiếp ở mọi chỗ khi có thể để củng cố trình tiếng. Có rất nhiều cháu co cụm lại thời kỳ này. Học trên lớp, sau đó về nhà tụ tập mấy bạn bè Việt để sinh hoạt cho đỡ nhớ nhà, nhưng do ko tự giác nên chủ yếu là game, shoping ... nên kiến thức ko vào mà tiếng lại các ko lên. Thậm chí kiểm tra học kỳ đầu tiên của STK cũng téc. Và cũng có bạn đổi trường, thi lại STK, học thêm tiếng ... Có người vào được nhưng cũng có bạn ngậm ngùi ra về.

Bước 3: Bắt đầu học ĐH. Sau 1 năm STK thi đỗ thì sẽ gửi hồ sơ apply ngành,trường mình thích trong toàn bộ nước Đức. Họ nhận thì bắt đầu nhập học. Và đây mới là thử thách vì học nhiều môn hơn, cùng nhiều đối tượng hơn, cung cách giảng dạy cũng khác. Vượt qua được áp lực này thì sẽ OK. Kiến thức ĐH ko khó nhưng họ ko dạy kiểu trình bày như ở ta mà chủ yếu gợi ý, nêu vấn đề, đưa tài liệu đọc. Sau đó thành lập nhóm trao đổi, làm bài ... Có thể có môn khó ko qua, nhưng quan trọng là phải hoàn toàn tự giác, chủ động. Nay F1 nhà em đang sang năm thứ ba (chưa bị chậm time nào) và bắt đầu đi thực tập (được trả lương 1K/tháng). Và chỉ 1 năm nữa là sẽ TN ĐH.

Sơ bộ như vậy, túm lại theo em để du học thành công
1. Chuẩn bị tốt, hiểu về quá trình chuẩn bị, cho F1 tham gia cùng. Rất nhiều bố mẹ nhiều xiền, thuê tư vấn, họ bảo gì mình làm nấy hoặc mình thích gì họ chiều. F1 chỉ chờ có đủ giấy là lên đường. Đo là sai lầm đầu tiên.
2. Khi F1 sang bên kia, có người nhà thì tốt nhưng họ cũng phải biết cách hỗ trợ để các cháu tự vươn lên, ko e ngại. Còn không bản thân các cháu phải chủ động. Nếu có điều kiện qua hay trao đổi qua sky để tư vấn cho F1 thêm nếu cần.
3. Cuối cùng vẫn tùy thuộc vào F1. Năng động là tốt nhưng học ở bên Đức mà mải đi kiếm tiền thì học khó có thể thành công.
Cứ nhóc nào đi học được ở Đức thì theo em đều là đứa khá cả và gia đình có định hướng mạnh. Và du học ở Đức luôn là một khoản đầu tư tốt, với điều kiện lấy được bằng đại học mang về.

Nhược điểm du học Đức chính là tiếng Đức. Học rất khó và hiệu quả rất ít nếu ở ngoài nước Đức.

Nhóc nhà cụ lực học cấp có thuộc nhóm học khá giỏi không ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Những cái này nghe hơi nồi chõ như em thì không biết được thật. Em có cảm giác ở các nước nói tiếng Anh (Anh, Mỹ, Canada, Úc) có một ngành công nghiệp du học chuyên thịt luộc dân châu Á như dân Việt Nam thì phải, sang đấy học xong về không hơn gì học đại học ở nhà, không biết có phải thế không.
Ngành Kỹ thuật thì hơn nhiều đội ở nhà nếu cùng năm. Vì bên đó dạy background tốt hơn, có cái nhìn tổng quan về vấn đề hơn. Có điều nếu về VN phải thích nghi được theo tác phong làm việc ở VN (nếu làm cho Tây thì không cần) nếu không dễ tự cbn kỷ rồi lại thành loser du học. Nhưng đa số dân Kỹ thuật học trường tốt thì đều kiếm được việc ở lại. Chú nào về trừ lí do gia đình thì đa số là có vấn đề. Đội phải về éo có lựa chọn phần lớn là học kinh tế, KHXH loại này thì Tây nó thịt cbn luộc tiền học phí rồi đá về thôi. Ông bác em cứ bảo mày xem có trường nào tốt kiếm cho em bác chi hết. Em toàn cười bảo ông ấy, làm KT ở VN ra nước ngoài học làm éo gì, học trong nuớc rồi dùng cái tiền định chi cho du học để nó tự doanh. Đóng ngu phí là tự ngộ đạo ngay thôi mà.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,723
Động cơ
481,940 Mã lực
Nơi ở
..
Chủ đề rất hay... em xẽ theo dõi
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
Ngành Kỹ thuật thì hơn nhiều đội ở nhà nếu cùng năm. Vì bên đó dạy background tốt hơn, có cái nhìn tổng quan về vấn đề hơn. Có điều nếu về VN phải thích nghi được theo tác phong làm việc ở VN (nếu làm cho Tây thì không cần) nếu không dễ tự cbn kỷ rồi lại thành loser du học. Nhưng đa số dân Kỹ thuật học trường tốt thì đều kiếm được việc ở lại. Chú nào về trừ lí do gia đình thì đa số là có vấn đề. Đội phải về éo có lựa chọn phần lớn là học kinh tế, KHXH loại này thì Tây nó thịt cbn luộc tiền học phí rồi đá về thôi. Ông bác em cứ bảo mày xem có trường nào tốt kiếm cho em bác chi hết. Em toàn cười bảo ông ấy, làm KT ở VN ra nước ngoài học làm éo gì, học trong nuớc rồi dùng cái tiền định chi cho du học để nó tự doanh. Đóng ngu phí là tự ngộ đạo ngay thôi mà.
Cụ có kinh nghiệm gì về học CS ở nước ngoài thì chia sẻ cho mọi người với.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Học thế mà toàn A/A+ thì một là thằng bạn cụ nói phét với cụ, hai là cụ bị nó cho ăn mơ. Ở Tây học để pass môn thì cũng chả có gì, èo mẹ GS ngại cho thi lại lắm nên kém tí nhưng có ý thức là pass. Chứ còn summa claude degree có mà học lồi mồm. Cứ bảo dân VN chăm sang đó gặp bọn Tàu, Ấn Iran thì vẫn sấp mặt kể cả độ chăm lẫn thông minh. Sợ nhất là mấy thằng Đức cày cuốc. Nó vừa chăm vừa thông minh vãi tè. Trước em roommate với một thằng kiểu thế, may mà khác ngành chứ không em tự cbn kỷ mất.
Quái vật thì đâu chả có hả cụ? Thời học sinh, sinh viên của em, lớp nào em học cũng có 1-2 quái vật. Cụ cứ tưởng tượng nó chơi còn nhiều hơn mình, thế mà mình thì thi lại xoành xoạch, còn nó thì lúc nào cũng 9 đến 10, môn nào cũng thế. Bách Khoa Hà Nội chứ không phải trường vớ vẩn nào đâu cụ nhé. Học cùng nhiều quái vật quá nên em chai rồi, không thấy lạ nữa.
 

pham minh

Xe container
Biển số
OF-84932
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,878
Động cơ
440,553 Mã lực
Nơi ở
690 lạc long quân
Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp các e vất vả ko dám nói cũng có , các e hư hỏng gia đình ko biết cũng có . Tự lập cũng có nhưng sống buông thả cũng nhiều . Và số quay về Việt Nam cũng ít , ở lại làm nuôi
thân cũng có mà ăn trợ cấp cũng nhiều .
Nhưng du học để chữ nhiều hơn thì chỉ được 30% thôi .
Cơ quan em các gd có đk một chút vay mượn cho đi du học cũng nhiều
Kết quả đa phần các chau đi du mà ko học nên bên đó cũng ko có việc làm phải về vn và vẫn làm chân long tong ăn bám bố mẹ
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Ngành Kỹ thuật thì hơn nhiều đội ở nhà nếu cùng năm. Vì bên đó dạy background tốt hơn, có cái nhìn tổng quan về vấn đề hơn. Có điều nếu về VN phải thích nghi được theo tác phong làm việc ở VN (nếu làm cho Tây thì không cần) nếu không dễ tự cbn kỷ rồi lại thành loser du học. Nhưng đa số dân Kỹ thuật học trường tốt thì đều kiếm được việc ở lại. Chú nào về trừ lí do gia đình thì đa số là có vấn đề. Đội phải về éo có lựa chọn phần lớn là học kinh tế, KHXH loại này thì Tây nó thịt cbn luộc tiền học phí rồi đá về thôi. Ông bác em cứ bảo mày xem có trường nào tốt kiếm cho em bác chi hết. Em toàn cười bảo ông ấy, làm KT ở VN ra nước ngoài học làm éo gì, học trong nuớc rồi dùng cái tiền định chi cho du học để nó tự doanh. Đóng ngu phí là tự ngộ đạo ngay thôi mà.
Em làm phần mềm, phỏng vấn rất nhiều, nhưng chưa tuyển em nào đi du học đại học về cả. Các em đấy đã kém lại hay đòi lương cao.Đúng là ngành phần mềm thì chỉ cần làm được là có việc và không về, còn bọn về là bọn vô vọng.
 

Suny39

Xe buýt
Biển số
OF-471285
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
740
Động cơ
205,117 Mã lực
Vất vả , tại sao phải than ? Vất vả thì phải chịu đựng , than vãn thì chỉ làm người khác mệt thêm ( theo ) . Các cháu ra đi đã trên 18 tuổi , hãy để các cháu tự giải quyết vấn đề của
các cháu . Phụ huynh chỉ nên định hướng chứ can thiệp chưa chắc đã là hay .
Mà thôi , hãy để các cụ ( rất đông ) trong này , có con , em du học . Các cụ ấy kết luận là chuẩn nhất về con , cháu các cụ ấy .
Chúc chủ thớt nhanh đủ bài để vào chợ ship hàng .
Đồng ý với quan điểm của cụ. Cuộc sống ở đâu mà chả vất vả phải cố gắng mà vượt qua hiện tại chứ kêu ca thì mãi không "nhớn" người được.
 

Bùi Liêm

Xe tải
Biển số
OF-535203
Ngày cấp bằng
2/10/17
Số km
323
Động cơ
170,865 Mã lực
Học thế mà toàn A/A+ thì một là thằng bạn cụ nói phét với cụ, hai là cụ bị nó cho ăn mơ. Ở Tây học để pass môn thì cũng chả có gì, èo mẹ GS ngại cho thi lại lắm nên kém tí nhưng có ý thức là pass. Chứ còn summa claude degree có mà học lồi mồm. Cứ bảo dân VN chăm sang đó gặp bọn Tàu, Ấn Iran thì vẫn sấp mặt kể cả độ chăm lẫn thông minh. Sợ nhất là mấy thằng Đức cày cuốc. Nó vừa chăm vừa thông minh vãi tè. Trước em roommate với một thằng kiểu thế, may mà khác ngành chứ không em tự cbn kỷ mất.
Vẫn làm cả ngày cả đêm để kịp deadline học sm nhưng chủ yêu là ý thức học là chính chứ k phải do đào tạo cao siêu cả. Mấy thằng học qua môn thì về cũng khá gì hơn học trong nước?
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Cụ có kinh nghiệm gì về học CS ở nước ngoài thì chia sẻ cho mọi người với.
Practice, practice and practice sang CS la code, code and code. Code tốt rồi thích vẽ hưu vượn đều được tất. Dân SW cứ phải code làm nền tảng rồi nâng cấp dần lên architecture tiếp đến là system. Muốn code tốt phải có tư duy thuật toán nhất là logic. Thời này dân CS cũng phải đá tí embedded, gpu, network ... vào mới chuyển lên system được.
 
Chỉnh sửa cuối:

KUBIKA

Xe tải
Biển số
OF-40036
Ngày cấp bằng
6/7/09
Số km
494
Động cơ
478,278 Mã lực
Một vấn đề không thấy cụ nào nói đến đó là các cháu du học bị một áp lực vô hình là sự "kỳ vọng".

Đi du học về là phải giỏi hơn thằng trong nước hoặc phải làm cviec ngon hơn thành ra các cháu đi về cũng bị áp lực.
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Vẫn làm cả ngày cả đêm để kịp deadline học sm nhưng chủ yêu là ý thức học là chính chứ k phải do đào tạo cao siêu cả. Mấy thằng học qua môn thì về cũng khá gì hơn học trong nước?
Chả cao siêu gì đâu nhưng trình GV Tây nó là thầy của GV Việt nên nếu tố chất như nhau trò Việt yếu hơn cũng dễ hiểu. Giáo trình DHVN giờ cũng cọp của Tây đề mục nội dung nó cũng tớ toé loe ra luôn nhưng trình độ Gv không theo kịp, lại còn cày ngoài làm chính trong khi cơ sở vật chất càng thua nên giờ sang môi trường thứ 3 thì tỉ lệ dân Việt đứt cao hơn cũng dễ hiểu.
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Em làm phần mềm, phỏng vấn rất nhiều, nhưng chưa tuyển em nào đi du học đại học về cả. Các em đấy đã kém lại hay đòi lương cao.Đúng là ngành phần mềm thì chỉ cần làm được là có việc và không về, còn bọn về là bọn vô vọng.
Cụ trả như thằng Vin nó trả là có ngay thôi mà. Kém đá đít nó ra cửa thôi. Giờ SW thì lắm job nhưng cũng nhiều candidate nên tuyển khó phết. Chúng nó cũng luyện mấy cái kiểu code cracking với topcode nhiều phết nên đôi khi vẫn vớ phải mấy cao thủ luyện gà chứ vào làm éo có tư duy gì cả.
 

VW Golf01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451884
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
1,642
Động cơ
223,745 Mã lực
Tuổi
24
Cứ nhóc nào đi học được ở Đức thì theo em đều là đứa khá cả và gia đình có định hướng mạnh. Và du học ở Đức luôn là một khoản đầu tư tốt, với điều kiện lấy được bằng đại học mang về.

Nhược điểm du học Đức chính là tiếng Đức. Học rất khó và hiệu quả rất ít nếu ở ngoài nước Đức.

Nhóc nhà cụ lực học cấp có thuộc nhóm học khá giỏi không ạ?
Tụi Đức đào tạo bằng tiếng Đức nó mới rẻ bác ạ.
Bù lại, ngoại ngữ của tụi Đức, tôi cho là nhất thế giới, chí ít là khoản English.
Thế nên, tụi nó không có vấn đề gì lắm với cái này.

Tất nhiên, các cháu nhà ta phải cố mà bằng các đồng nghiệp Đức thôi - dù có phải học thêm 1 ngoại ngữ nữa, chính là cái tiếng Đức ấy.

Còn các cháu nào mà Tốt nghiệp thành công (kể cả điểm 4/5), cũng là giỏi rồi bác ạ.
Như thế là thuộc vô nhóm 15% tinh túy trong thị trường lao động ở bển rồi.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,723
Động cơ
481,940 Mã lực
Nơi ở
..
Trước đây e có dự một lớp học trình độ A1 tiếng Đức tại Berlin. Trong lớp 3/4 là sinh viên các nước . Mà khi sang là họ phải đạt B1-2 mới đươc sang học , sang đến nơi cho học lai A1 hết mà chả biết gì . Vào lớp đứa thì ngủ , đứa thì nhắn tin, ... nhìn chúng mà xót tiền cho bố mẹ chúng quá , cứ ở quê nhà mà hy vọng .
Em biết có trường hợp tốt nghiệp 12 trường đoàn thị điểm sang đức tính gần 3 năm ... vẫn chỉ học tiếng Đức(:| .... không biết bao giờ mới được học chính thức ... may mà nhà nó nhiều tiền $-)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top