[TT Hữu ích] Thảm sát Sơn Mỹ (Mỹ Lai) 50 năm nhìn lại

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Vụ thảm sát Sơn Mỹ hôm 16-3-1968

Vụ thảm sát Sơn Mỹ bị bóc trần trước dư luận thế giới do công của phóng viên ảnh quân đội Hoa Kỳ Ronald L. Haeberle và truyền thông Mỹ
Sáng 16-3-1968, những trực thăng UH-1 chở Đại đội C (Charlie) tới làng Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi để tấn công Tiểu đoàn 48 Quân Giải phóng, theo họ, đang ẩn náu ở làng này

 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Vụ thảm sát Sơn Mỹ nhìn từ trên cao



Làng Sơn Mỹ trong bản đồ hành quân của lính Mỹ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Sau khi lùng sục từng ngôi nhà trong làng, gặp phải chống cự, lính Mỹ bị thương vong, Trung uý William Calley đã ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền gom dân làng vào một chỗ và bắn chết hết kể cả những ai mà chúng gặp trên đường
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Ronald L. Haeberle, phóng viên quân đội Mỹ kể:

Sáng 16.3.1968 ông nhận lệnh hành quân theo một đơn vị, xuất phát từ núi Chóp Vung huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Hành trang một phóng viên chiến trường của ông lúc ấy là hai chiếc máy ảnh. Một chiếc do quân đội Mỹ cấp, hiệu Leica, chiếc máy hiệu Nikon F còn lại là của riêng ông. Toàn bộ những bức ảnh rùng rợn nhất được công bố trên Tạp chí Life năm 1969 là từ chiếc máy ảnh hiệu Nikon này. Mấy cuộn phim ông chụp từ chiếc máy của quân đội Mỹ cấp, Ron đã giao lại cho viên chỉ huy. 18 kiểu ảnh màu trong máy Nikon, ông giữ làm của riêng cho mình. Để công bố toàn bộ những bức ảnh đẫm máu ấy trên một tạp chí khá uy tín như Life lúc bấy giờ là cả một sự đắn đo cân nhắc ghê gớm với Ron.
“Tôi biết, khi mình công bố những bức ảnh ấy là đồng nghĩa với sự phản bội chính cái nơi mà mình phục vụ - đó là quân đội Mỹ. Nhưng biết làm sao được, vì đó là sự thật ghê rợn không thể che giấu được”, Ronald nhớ lại lúc ông đưa ra quyết định hệ trọng cho đời mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Lời một người quen Ronald L. Haeberle:
Có những câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu tôi kể từ khi tôi làm bạn với Ron và biết qua về lai lịch của những bức ảnh này. Đó là, nếu như Ron giấu nhẹm những bức ảnh ấy, hoặc viên chỉ huy của ông tịch thu chiếc máy ảnh cùng 18 bức ảnh màu “rùng rợn” kia thì liệu sự kiện Mỹ Lai có phơi bày ra ánh sáng không? Chắc chắn là không! Tôi phải khẳng định điều đó vì trong cuộc chiến chống Mỹ, đã xảy ra không dưới 5 cuộc thảm sát như Sơn Mỹ do người Mỹ và lính Đại Hàn thực hiện trên đất Quảng Ngãi quê tôi, số người chết nhiều hơn ở Sơn Mỹ nhưng những vụ như thế mãi mãi chìm khuất vào góc tối của cuộc chiến tranh. Vì vậy, phải nói một lời cảm ơn Ron vì không có ông và cả sự dũng cảm của một nhà báo có lương tri thì sự kiện Mỹ Lai cũng chìm khuất như bao tên làng khác bị bom đạn cày xới trong cuộc chiến đó thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
18 bức ảnh ấy là những kỷ vật vô giá. Nhưng để có được những bức ảnh ấy cần phải có một sự dũng cảm. Năm 2011, Ronald về Sơn Mỹ cùng Trần Văn Đức - cậu bé sống sót trong vụ thảm sát. Sự dũng cảm một lần nữa đã đánh thức người đàn ông ấy: ông đề nghị với Bảo tàng Sơn Mỹ nên công nhận đứa trẻ trong tấm hình chính là “cậu bé” đã theo ông đây, dù ông thừa biết, Đức hay một cậu bé nào khác trong tấm hình ấy thì bản chất của vụ thảm sát cũng không thay đổi. Nhưng sự thật thì cần phải trả lại đúng vị trí của nó. Đề nghị đó của ông đã không được sự hợp tác của cơ quan chức năng. Nghĩa cử cuối cùng mà Ron muốn an ủi Đức, đó là ông đã trao chiếc máy ảnh Nikon F đã theo ông suốt 43 năm qua cho Đức. Chính chiếc máy ảnh này đã ghi lại cảnh mẹ của Đức bị bắn chết trên cánh đồng và Đức đã “che đạn cho em” như trong bức ảnh.
Lúc trao kỷ vật vô giá ấy cho Đức, tôi biết lòng ông Ron có thể đã vợi đi đôi chút. Còn tôi thì cứ lẩn thẩn nghĩ: lẽ ra chiếc máy ảnh ấy phải nằm trong Bảo tàng Sơn Mỹ thì mới đúng vị trí của nó. Nhưng biết làm sao được khi không có tiếng nói chung của đôi bên!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Trực thăng chở Ronald L. Haeberle bay lòng vòng trên làng Sơn Mỹ, phía dưới là cảnh lính Mỹ đang tàn sát dân làng
Khi trực thăng đáp xuống, cảnh tượng đầu tiên làm Ronald L. Haeberle choáng váng là xác người nằm chất đống trên con đường vào làng






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực

Xác 3 thường dân Việt Nam nằm giữa một con đường làng sau khi trúng đạn. Lính Mỹ dùng súng, lưỡi lê hoặc lựu đạn để giết chết dân thường. Thiếu úy William Calley ra lệnh cho binh sĩ xả súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương". Những dân thường đầu tiên bị giết hoặc bị thương bởi các loạt đạn không ngừng. Ảnh: Ronald L. Haeberle
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Ko thể xem thêm! Thật tởm lợm cho cái gọi là văn minh Mỹ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực






Phụ nữ và trẻ em bị dồn vào một chỗ trước khi lính Mỹ xả súng. Ảnh: Ronald L. Haeberle
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Nhìn mấy cái ảnh mà rùng mình, dã man quá. :(
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực




Lính Mỹ đốt phá nhà dân. Ảnh: Ronald L. Haeberle
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,940
Động cơ
1,253,710 Mã lực
Em ở Qn. Em đến chứng tích Sm năm học lớp 6 1985. Hồi đấy 'chứng tích' nhiều hơn bây giờ và làm một đứa trẻ con như em sởn gai ốc .
Cá nhân em thấy không nên bỏ dòng chữ 'đời đời không quên tội ác của giặc mỹ ' ở khu chứng tích này vì 'giặc mỹ' khác với 'người Mỹ'.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,301
Động cơ
1,194,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tội ác chiến tranh. Quá dã man, tàn bạo và ghê rợn :(.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực

Nhà bị đốt, và xác người chết. Ảnh: Ronald L. Haeberle
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực





16-3-1968 – xác chết bị ném xuống giếng. Hình Haeberle đang chụp hình phản xạ trên mặt nước. Ảnh: Ronald L. Haeberle (LIFE)
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,621
Động cơ
1,027,663 Mã lực
Mong chiến tranh đừng bao giờ quay lại, trong chiến tranh cả 2 bên đều dễ là thú chứ ko còn là con người nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực



Xác người chết. Ảnh: Ronald L. Haeberle
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top