[TT Hữu ích] Thảm sát Sơn Mỹ (Mỹ Lai) 50 năm nhìn lại

Chuột bạch

Xe container
Biển số
OF-26176
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
6,279
Động cơ
845,153 Mã lực
Sao không thấy Nhà nước đưa thảm sát Mỹ Lai vào sách giáo khoa ?
 

onggiadiba

Xe tải
Biển số
OF-351301
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
271
Động cơ
268,680 Mã lực
Xem những bức hình này thật uất ức, con người đúng là loài vật dã man nhất, có thể giết đồng loại không kể trẻ em và phụ nữ.
 

Thích Lò Tôn

Xe tải
Biển số
OF-504434
Ngày cấp bằng
12/4/17
Số km
423
Động cơ
187,880 Mã lực
Sau khi lùng sục từng ngôi nhà trong làng, gặp phải chống cự, lính Mỹ bị thương vong, Trung uý William Calley đã ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền gom dân làng vào một chỗ và bắn chết hết kể cả những ai mà chúng gặp trên đường
hầu hết các cuộc chiến tranh phi nghĩa đều man sợ và man rợ hơn khi những thước phim bức ảnh này được lưu lại. Thực tế ở chiến trường người ta không kiểm soát hết được binh sĩ.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Sĩ quan Mỹ trong vụ thảm sát Mỹ Lai xin lỗi nhân dân VN
Với giọng nói rất nhẹ và đôi khi đứt quãng, Trung uý William L. Calley mà tên tuổi ăn sâu với vụ thảm sát Mỹ Lai đã lên tiếng xin lỗi nhân dân Việt Nam.
"Đó không phải là một ngày để dễ cho qua đi. Không thể không ăn năn hối hận với những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai”, trung uý William L. Calley phát biểu trước các nhà báo ở Câu lạc bộ Kiwanis thuộc tờ báo địa phương Columbus Ledger-Enquirer.
Cuộc nói chuyện với báo giới ngày cuối tuần, 21/8/2009, là dịp vô cùng hiếm hoi mà viên Trung uý này xuất hiện trước báo giới. Lâu nay William L. Calley vẫn từ chối thẳng thừng mọi cuộc hẹn phóng viên liên hệ tới.
“Tôi hối hận với những người Việt Nam đã bị giết hại, với gia đình họ và với những binh lính Mỹ đã dính líu tới vụ việc”, Calley nói.
“Tôi rất xin lỗi", Calley chốt lại buổi nói chuyện ngắn ngủi hiếm hoi với báo giới về vấn đề nhạy cảm nhiều năm qua.
Calley năm nay đã 66 tuổi, là người mà hơn 40 năm trước đã tham gia trực tiếp và chỉ huy binh sỹ Mỹ gây ra vụ thảm sát chấn động lương tri nhân loại.
Vào ngày 16/3/1968 tại khu vực thôn thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt khoảng hơn 500 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Vụ việc đã bị che dấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này.
Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho nước Mỹ, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972.
Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ, tới Nam Việt Nam tháng 12 năm 1967. Trong tháng đầu tiên tại Việt Nam họ không có cuộc chạm trán nào với đối phương. Tính cho đến giữa tháng 3 năm 1968, thương vong của đơn vị này là 5 người chết, 23 người bị thương, trong đó phần lớn binh sĩ thiệt mạng vì mìn và bẫy.
Tình báo Mỹ khi ấy cho rằng trong thời gian diễn ra Sự kiện Tết Mậu Thân (tháng 1 năm 1968), Tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành một số cuộc tấn công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tình báo Mỹ cho rằng sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn 48 đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh này, cụ thể là các thôn Mỹ Lai 1, 2, 3 và 4.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Lục quân Hoa Kỳ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào các làng bị nghi ngờ này.
Vào hôm trước của cuộc tấn công, tại cuộc họp chiến thuật của Đại đội Charlie, đại úy Ernest Medina thông báo cho lính của mình rằng gần như mọi dân làng sẽ ra chợ vào lúc 7 giờ sáng, tất cả những ai còn ở lại đều là quân đối phương hoặc giúp đỡ đối phương. Một số binh sĩ của đại đội Charlie sau này đã khai rằng mệnh lệnh của Medina theo như họ hiểu là giết toàn bộ du kích, lính V iệt Cộ ng và những ai "khả nghi" (bao gồm cả phụ nữ, trẻ em), đốt trụi làng và đầu độc các giếng nước.
Trung đội 1 được chỉ định là đơn vị xung kích của Đại đội Charlie trong cuộc tấn công. Ngoài Charlie, còn có 2 đại đội khác có nhiệm vụ bao vây làng Sơn Mỹ.
Sáng ngày 16 tháng 3, sau một đợt công kích dọn chỗ ngắn bằng pháo và súng máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ bộ vào làng Sơn Mỹ. Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Vi ệt C ộng nào trong làng, thay vào đó chỉ có những người dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quyét của quân đội Mỹ.
Trung đội của thiếu úy William Calley bắt đầu xả súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương", những người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi các loạt đạn bừa bãi này. Sau đó lính Mỹ bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động, người, gia súc, gia cầm... Họ bị giết bằng các loạt súng, bằng lưỡi lê hoặc bằng lựu đạn với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao.


 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ngày 17 tháng 3 năm 1970, Lục quân Hoa Kỳ đã buộc tội 14 sĩ quan, bao gồm cả thiếu tướng Samuel W. Koster, sĩ quan chỉ huy Sư đoàn Americal (Sư đoàn bộ binh số 23), về việc che dấu thông tin liên quan tới sự kiện Mỹ Lai. Phần lớn các lời buộc tội sau đó đã được hủy bỏ. Chỉ huy lữ đoàn Henderson là sĩ quan duy nhất phải ra tòa án binh về tội che dấu thông tin, dù vậy ông này cũng được tuyên bố trắng án ngày 17 tháng 12 năm 1971.
Sau phiên tòa 10 tháng, mặc dù đã tuyên bố mình chỉ tuân theo mệnh lệnh của sĩ quan cấp trên (đại úy Medina), Calley bị tòa tuyên là có tội ngày 10 tháng 9 năm 1971 với các tội danh giết người có chủ ý và ra lệnh cho cấp dưới nổ súng.
Ban đầu Calley bị tuyên án chung thân nhưng chỉ 2 ngày sau tổng thống Nixon đã ra lệnh thả Calley. Sau cùng Calley chỉ phải chịu án 4 tháng rưỡi ngồi tù quân sự tại Fort Leavenworth, Kansas, trong thời gian này anh ta vẫn được bạn gái thăm nuôi không hạn chế.
Phần lớn các binh lính có dính líu tới vụ thảm sát Mỹ Lai khi phiên tòa xảy ra đã giải ngũ, vì vậy họ được miễn truy tố. Trong số 26 người bị buộc tội, chỉ có duy nhất Calley bị kết án.
Ngày nay, thế giới công nhận thảm sát Mỹ Lai là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam.
Nhật Vy (Theo AP, New York Times, Wikipedia)

 

kunaguero

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-543497
Ngày cấp bằng
29/11/17
Số km
279
Động cơ
164,020 Mã lực
Nơi ở
" Em ơi HN phố "
Nhiều thằng lính mẽo sau vụ này ám ảnh lúc trở về bị ghẻ lạnh và hóa điên ngay tại quê nhà.
 

Khanhdo9584

Xe buýt
Biển số
OF-477064
Ngày cấp bằng
14/12/16
Số km
543
Động cơ
201,581 Mã lực
Vụ thảm sát Cây đa Dù
Sáng mùng 4 tháng Giêng năm Mậu Thân (12/2/1968), người dân các làng Phong Nhất, Phong Nhị ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo và súng máy. Sau đó, lính Hàn Quốc xuất hiện và áp giải rất nhiều phụ nữ, người già, trẻ em đến cây đa Dù ven quốc lộ 1A. Tất cả những người này sau đó đã bị hành quyết một cách dã man.
Theo các báo của của Mỹ, từ 70 – 80 người dân không có vũ khí đã thiệt mạng. Đơn vị gây ra tội ác chiến tranh này là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 2 của Hàn Quốc.




Hình ảnh vụ thảm sát Cây đa Dù trên mạng Hàn Quốc.

Mâu thuẫn giữa Mỹ và Hàn Quốc đã xảy ra trong việc điều tra về vụ thảm sát. Phía Hàn Quốc đã ngụy biện rằng thủ phạm của vụ thảm sát là những “binh sĩ Vi ệt Cộ ng mặc đồng phục lính Hàn Quốc”.
Tuy vậy, Đại tá Robert Morehead Cook, tổng thanh tra của Lục quân Hoa Kỳ đã bác bỏ luận điệu này và khẳng định chính các binh sĩ Hàn Quốc đã tiến hành vụ thảm sát.
 

Khanhdo9584

Xe buýt
Biển số
OF-477064
Ngày cấp bằng
14/12/16
Số km
543
Động cơ
201,581 Mã lực
Một cựu thượng nghị sĩ Mỹ thú nhận về vụ thảm sát ở Việt Nam
Hơn 20 dân thường, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và người già, đã bị giết hại, khi cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, lúc đó là một trung uý 25 tuổi, chỉ huy một cuộc càn quét ở Thạnh Phong, đồng bằng sông Cửu Long. Sau chiến dịch, ông đã được trao tặng Ngôi sao Đồng.

Ông Bob Kerrey.


Thảm kịch diễn ra vào một đêm không trăng. Theo lời ông Ambrose, một đồng đội khác của ông Kerrey, khi đó trời tối và họ không thể thấy gì “ngoài chuyển động và các bóng đen”. Bốn người khác, trong đội SEALs xưa kia, từ chối bình luận về sự kiện trên. Một trong số họ, Rick Knepper, phát biểu với tạp chí New York Times: “Kể về thời kỳ của tôi ở Việt Nam là một điều rất khó khăn. Xin hãy để tôi yên”.

Ông Kerry từng được coi là có khả năng làm ứng cử viên tổ ng th ống của Đả ng D ân chủ năm 2004. Ông đã tranh cử vị trí ứng cử viên tổng thống Đả ng D ân chủ năm 1992, qua hai nhiệm kỳ ở Thượng nghị sĩ, sau một nhiệm kỳ làm Thống đốc bang Nebraska. Hiện ông là Hiệu trưởng Đại học New School ở New York.

“Tôi đã giữ riêng chuyện này trong 32 năm”, ông nói với tờ The Wall Street Journal. “Tôi cảm thấy tốt nhất là nên giữ kín ký ức này. Lương tâm của tôi cho biết tôi sẽ học được điều gì đó. Tôi đi thực hiện nhiệm vụ, làm xong, tôi cảm thấy xấu hổ đến mức muốn chết. Chuyện này đang giết dần giết mòn tôi. Tôi mệt mỏi khi người ta miêu tả tôi là anh hùng và phải giấu giếm mọi chuyện trong lòng”.

Ông Kerry còn nhận Huân chương Danh dự, trong một chiến dịch khác. Lời thú nhận của ông đã được đăng tải trên hầu hết các hãng tin và tờ báo lớn của Mỹ.


Bob kerrey nhân vật chủ chốt trong cuộc thảm sát kinh hoàng tại Thạnh Phong
 
Biển số
OF-379412
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
733
Động cơ
75,435 Mã lực
Lời nhân chứng lịch sử vụ Mỹ Lai

"Mỹ không bắn nó thăm chứ Mỹ bắn nó có về xin lỗi đâu?" - bà Lê một trong số những người sống sót.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top