- Biển số
- OF-110560
- Ngày cấp bằng
- 27/8/11
- Số km
- 171
- Động cơ
- 392,200 Mã lực
Em không hiểu lắm do những từ ngữ xử dụng trong ô tô , vì khi rời vn thì em còn chưa biết supap là cái chi chi . Cu thông cảm cho em, nhưng Theo em thấy thì cụ nhầm với máy dầu rồi cụ ạ . Bởi vì xăng không có độ nhớt .Theo em hiểu thì với động cơ phun xăng trực tiếp khi nạp dòng nhiên liệu dạng bụi (các hạt cực nhỏ mịn) và dòng khí được trộn trong dòng xoắy, áp suất càng cao thì hỗn hợp này độ nhớt càng tăng dẫn đến phân bó không đều trong buồng cháy. Trong khi đó người ta muốn điểm bắt đầu đánh lửa ( bugi) nên có mật độ nhiên liệu nhỏ nhất (giai đoạn cháy phụ để mồi) phần còn lại thì nhiều để tận dụng được tối đa năng lượng sinh trong giai đoạn cháy chính. Doa khoảng thời gian này cực ngắn và được thiết kế đồng bộ với chu kỳ pitton và supap hút xả. Nên nếu giữ nguyên chu kỳ pitton và suppap đòng xả thì chỉ tăng thêm được chút ít áp suất nữa, trong cái dải an toàn được thiết ké thì tạo được công suất lớn hơn thực tế nhưng vẫn nằm trong phạm vi công suất lý thuyết tối đa. Tăng quá thì dẫn đến thời gian cháy nổ dài hơn bình thường, dẫn đến hỗn hợp còn đang cháy đã bị xả ra (cháy ngoài) tạo áp suất và lực tác động khác hướng ở điểm không được tính đến làm phá hỏng supap, do hiện tượng gõ. Em hiểu thế có đúng không ạ?
Hiện nay thì có 2 loại máy phun xăng , 1 loại thông thường là xăng và oxy được đưa vào intake manifold tạo thành hỗn hợp truớc khi đưa vào buồng dốt, 2 là xăng được đưa thẳng vào trong buồng đốt sau khi oxy được đưa vào và nén 1 phần , công nghệ này có tên là direct injection . Ý cụ đang nói đến công nghệ nay phải không ạ?
@gemnguyen nếu cụ muốn tim hiểu cho vui thì được , mấy món này không được thiết thực cho lắm cụ ạ , để em làm 1 bài hầu cụ
Chỉnh sửa cuối: