[Funland] Thăm chùa Ba Vàng, có gì đấy không vui!

Trạng thái
Thớt đang đóng

innoko

Xe buýt
Biển số
OF-360970
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
574
Động cơ
263,908 Mã lực
Mất phương hướng cụ nhỉ.
 

tica

Xe điện
Biển số
OF-330747
Ngày cấp bằng
11/8/14
Số km
3,822
Động cơ
55,788 Mã lực
Xin chia sẻ nỗi buồn của cụ . Em bây giờ cũng ít đi chùa rồi . Hình như chùa chiền thương mại quá . Em chỉ đi vãn cảnh và thắp hương nhưng ko đi vào mùa lễ hội
Em giống cụ, em hay đi vùa mùa tháng 9-11. Yên tĩnh, cảnh đẹp.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,102
Động cơ
505,489 Mã lực
Chắc vậy, cứ làm như cccm trên này gà mờ k biết gì mợ nhỉ :)), mà mợ mới có chữ kí lạ đời thế, tưởng kd thì phải đặt lợi nhuận lên đầu tiên chớ, hay mới ngộ rồi ;))
Heheee!
Em nói thế để khỏi thèm tiền phát ốm :D
 

SimsSam

Xe container
Biển số
OF-158715
Ngày cấp bằng
29/9/12
Số km
5,855
Động cơ
395,796 Mã lực
đông như lễ hội cướp ấn ấy nhỉ
nhưng liệu đi xong có đc may mắn như đã xin ko các cụ :)
Chỉ có ăn cướp thôi. Thì mới may mắn như đã xin. Ăn cướp may mắn.

Chết mất.
 

life.paradise

Xe hơi
Biển số
OF-393549
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
160
Động cơ
236,480 Mã lực
Nơi ở
Saigon
Thì ra dân mình tin thần thánh quá, tin cũng tốt, nhưng niềm tin có đúng hướng không (thần thánh liệu có giúp người ta giàu có, mạnh khỏe, đỗ đạt... được không? Hay chỉ tự thân vậ
Phần đông người đi chùa đều nhầm lẫn. Trời Phật Bồ Tát không ban phước, giáng hoạ cho chúng sinh. Con người cầu thì cầu dưới góc độ tâm an thôi, còn giàu có, công danh sự nghiệp... do sự cố gắng, sống đạo đức, lao động chăm chỉ... mà có. Nói cách khác là do phước báu và nghiệp lực của bản thân mỗi người. Không lo tu tạo phước lành và giảm nghiệp thì cầu gì cũng vô ích.
Những lễ khai ấn đền Trần, khai lễ chùa Hương... chen chúc nhau, xô đạp để giành lộc. Hầu như đều không có lợi ích nào cả.
 

phutmot

Xe đạp
Biển số
OF-481501
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
44
Động cơ
195,290 Mã lực
Tuổi
52
Em giống cụ, em hay đi vùa mùa tháng 9-11. Yên tĩnh, cảnh đẹp.
Thực ra thì Chùa là nơi để Sư tu học, còn thiện nam tín nữ đến với chùa ngoài việc vãn cảnh cũng nên tham vấn hay chuyện trò với các sư, cũng là một nét đẹp cụ nhỉ.
 

bachkhoak40

Xe container
Biển số
OF-25219
Ngày cấp bằng
4/12/08
Số km
5,811
Động cơ
538,713 Mã lực
Cụ nói chuẩn, xh giờ đỏ đen quá nên mn lao vào tâm linh, ko nghĩ đến tự lực nữa
 

TholauG32

Xe hơi
Biển số
OF-298766
Ngày cấp bằng
16/11/13
Số km
180
Động cơ
310,430 Mã lực
Em đi chùa Ba Vàng thấy rất lạ lẫm. Có thể chùa to và rộng quá không hợp với văn hóa
của mình
 

bachnhat1.8

Xe buýt
Biển số
OF-377214
Ngày cấp bằng
11/8/15
Số km
599
Động cơ
251,137 Mã lực
Nơi ở
Hai Phong city
Sáng thứ 7 vừa rồi, em thăm chùa Ba Vàng đất Quảng.
Phải nói là em thán phục công sức, tiền của bỏ ra xây dựng, chỉ trong vòng ba bốn năm, một ngôi chùa hùng vĩ được dựng nên trên núi.
Chi phí xây dựng chắc vài trăm đến ngàn tỷ.
Có một vài suy nghĩ không vui xin chia sẻ cùng các cụ:
1 - Chuyện cái ghế trống:
Tại chính điện, bên trái, có một bàn dài để ghi phiếu công đức. Có hai cô sư trẻ ghi phiếu ngồi 2 ghế một đầu, đầu kia có hai ghế trống. Vài người xúm đến. Thấy các cô bận, một người hỏi, tôi tự ghi có được không, một cô trả lời được. Người kia nhặt một phiếu trắng trong tập phiếu để sẵn trên bàn để tự ghi. Chùa này có cái hay là mọi người công đức không đưa tiền trực tiếp mà tự bỏ tiền vào hòm công đức, nếu muốn ghi phiếu công đức (ví dụ có người ở nhà không đi được nhờ mình công đức hộ, thì lấy phiếu về cho họ, hoặc mình muốn lấy phiếu về đặt lên bàn thờ, một cách báo cáo tổ tiên) thì ra bàn này bảo các cô sư ghi, khai thế nào ghi thế ấy, ai dám lừa dối Phật.
Lại nói người kia đứng ghi không thuận tiện, liền ngồi xuống cái ghế trống để ghi, chắc cho chữ đẹp hơn. Ngay lập tức một cô sư lên tiếng: mời bác đứng lên, đây không phải chỗ bác ngồi. Em nhìn cô, cô còn rất trẻ, nhìn người kia, thì ra một bác già. Bác ấy đứng lên và không ghi nữa, lặng lẽ bỏ đi, ra hòm công đức bỏ tiền.
Em tưởng như vào công sở nhà nước xin một ân huệ nào đấy. Ngày xưa thôi. Chứ giờ đây cũng ít cảnh như thế, các nhân viên nhà nước cũng lịch sự hơn, thấy người già là mời ngồi tử tế.
Cô sư trẻ chắc không có tấm lòng của người tu hành.
2 - Chuyện thứ hai: người đi lễ sao mà đông thế?
Một ngôi chùa mới được biết đến rộng rãi 5 năm nay, mà bãi đỗ xe rộng thênh thang chật kín, hàng trăm xe, chủ yếu là xe to 4-50 ghế, người cứ nườm nượp chen vai thích cánh. Đâu phải chỉ chùa này, cả nước có hàng ngàn chùa đền phủ lớn, người dân đi hội trong làng, rồi đi lễ đi hội trong vùng, trong nước, đầu năm đi vay, đi xin, cuối năm đi trả, đi lễ tạ...
Thì ra dân mình tin thần thánh quá, tin cũng tốt, nhưng niềm tin có đúng hướng không (thần thánh liệu có giúp người ta giàu có, mạnh khỏe, đỗ đạt... được không? Hay chỉ tự thân vận động mới có kết quả? )
Vậy mà bỏ ra bao nhiêu thời gian cho lễ hội, bao nhiêu tiền của cho tín ngưỡng.
Tháng Giêng sắp qua. Nhiều lễ hội còn kéo sang tháng hai, có lễ hội trải dài vài tháng.

Em cũng tin vào Phật, vào thánh, cũng đi lễ theo phong tục, theo gia đình, tham gia cùng trào lưu đi lễ của cả dân tộc.

Nhưng em bắt đầu nghĩ, phong tục này có lẽ nên dần dần giảm đi,
Đất nước muốn phát triển, niềm tin vào từ bi hỷ xả, vào chân thiện mỹ của Đức Phật là cần thiết, nhưng cách làm như hiện nay sợ rằng không phù hợp?
Phú quý sinh lễ nghĩa thôi, chứ nghèo rớt k có cái đổ vào mồm thì chẳng có ai đi, xã hội phát triển thì nhu cầu giải trí tăng cao, theo em chẳng phải ngu dốt gì hết
 

phutmot

Xe đạp
Biển số
OF-481501
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
44
Động cơ
195,290 Mã lực
Tuổi
52
Em đi chùa Ba Vàng thấy rất lạ lẫm. Có thể chùa to và rộng quá không hợp với văn hóa
của mình
Chùa là nơi mọi chúng đều có thể đến vãn cảnh hay để trở về nương tựa, thế mới thấy cái Tâm của Phật thật rộng lớn, cứ hỉ xả cụ ơi.
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
9,401
Động cơ
-60,658 Mã lực
Sáng thứ 7 vừa rồi, em thăm chùa Ba Vàng đất Quảng.
Phải nói là em thán phục công sức, tiền của bỏ ra xây dựng, chỉ trong vòng ba bốn năm, một ngôi chùa hùng vĩ được dựng nên trên núi.
Chi phí xây dựng chắc vài trăm đến ngàn tỷ.
Có một vài suy nghĩ không vui xin chia sẻ cùng các cụ:
1 - Chuyện cái ghế trống:
Tại chính điện, bên trái, có một bàn dài để ghi phiếu công đức. Có hai cô sư trẻ ghi phiếu ngồi 2 ghế một đầu, đầu kia có hai ghế trống. Vài người xúm đến. Thấy các cô bận, một người hỏi, tôi tự ghi có được không, một cô trả lời được. Người kia nhặt một phiếu trắng trong tập phiếu để sẵn trên bàn để tự ghi. Chùa này có cái hay là mọi người công đức không đưa tiền trực tiếp mà tự bỏ tiền vào hòm công đức, nếu muốn ghi phiếu công đức (ví dụ có người ở nhà không đi được nhờ mình công đức hộ, thì lấy phiếu về cho họ, hoặc mình muốn lấy phiếu về đặt lên bàn thờ, một cách báo cáo tổ tiên) thì ra bàn này bảo các cô sư ghi, khai thế nào ghi thế ấy, ai dám lừa dối Phật.
Lại nói người kia đứng ghi không thuận tiện, liền ngồi xuống cái ghế trống để ghi, chắc cho chữ đẹp hơn. Ngay lập tức một cô sư lên tiếng: mời bác đứng lên, đây không phải chỗ bác ngồi. Em nhìn cô, cô còn rất trẻ, nhìn người kia, thì ra một bác già. Bác ấy đứng lên và không ghi nữa, lặng lẽ bỏ đi, ra hòm công đức bỏ tiền.
Em tưởng như vào công sở nhà nước xin một ân huệ nào đấy. Ngày xưa thôi. Chứ giờ đây cũng ít cảnh như thế, các nhân viên nhà nước cũng lịch sự hơn, thấy người già là mời ngồi tử tế.
Cô sư trẻ chắc không có tấm lòng của người tu hành.
2 - Chuyện thứ hai: người đi lễ sao mà đông thế?
Một ngôi chùa mới được biết đến rộng rãi 5 năm nay, mà bãi đỗ xe rộng thênh thang chật kín, hàng trăm xe, chủ yếu là xe to 4-50 ghế, người cứ nườm nượp chen vai thích cánh. Đâu phải chỉ chùa này, cả nước có hàng ngàn chùa đền phủ lớn, người dân đi hội trong làng, rồi đi lễ đi hội trong vùng, trong nước, đầu năm đi vay, đi xin, cuối năm đi trả, đi lễ tạ...
Thì ra dân mình tin thần thánh quá, tin cũng tốt, nhưng niềm tin có đúng hướng không (thần thánh liệu có giúp người ta giàu có, mạnh khỏe, đỗ đạt... được không? Hay chỉ tự thân vận động mới có kết quả? )
Vậy mà bỏ ra bao nhiêu thời gian cho lễ hội, bao nhiêu tiền của cho tín ngưỡng.
Tháng Giêng sắp qua. Nhiều lễ hội còn kéo sang tháng hai, có lễ hội trải dài vài tháng.

Em cũng tin vào Phật, vào thánh, cũng đi lễ theo phong tục, theo gia đình, tham gia cùng trào lưu đi lễ của cả dân tộc.

Nhưng em bắt đầu nghĩ, phong tục này có lẽ nên dần dần giảm đi,
Đất nước muốn phát triển, niềm tin vào từ bi hỷ xả, vào chân thiện mỹ của Đức Phật là cần thiết, nhưng cách làm như hiện nay sợ rằng không phù hợp?
Thế có ai hỏi cô bé ấy xem cái ghế đấy để cho ai ngồi ko cụ?
 

goldmonkey

Xe lăn
Biển số
OF-74355
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
11,964
Động cơ
500,276 Mã lực
Bạn em theo đạo thiên chúa, trước dứt khoát ko vào đền chùa miếu mạo nào dù chỉ là tham quan, vãn cảnh.
Thế nào mà mấy năm nay nghe ai xui mách tự dưng đi chùa như điên. Tháng đầu năm, ngày nào cũng chen chân xoạc cẳng khắp đền chùa đến bơ phờ phát ốm, vào tận trong cung cấm, đi hầu đồng, hầu phủ và mời cả thầy cúng về cheng cheng suốt cả ngày mặc dù nó vẫn là con chiên. :-?? Hỏi nó là mày bỏ Đạo theo Lương à? Thì nó bảo ko bỏ gì, em thành tâm lễ hết. :))
Thế mới thấy cái phong trào đôi khi có sức mạnh ghê gớm, nhất là dính tí đến tâm linh ...
Sen thử hỏi bạn, Chúa với Bồ Tát có lấy được nhau không? ;))
 

phutmot

Xe đạp
Biển số
OF-481501
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
44
Động cơ
195,290 Mã lực
Tuổi
52
Sen thử hỏi bạn, Chúa với Bồ Tát có lấy được nhau không? ;))
Cụ hỏi thế để em trả lời hộ Seduxen nhé: Chúa, Phật, Bồ Tát là những ai ?
Cụ gặp họ chưa mà hỏi thế? Nếu gặp rồi thì cụ gặp Họ ở đâu ?
Làm thế nào để gặp được họ ?

:D
 

Mộc Thảo

Xe đạp
Biển số
OF-471065
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
32
Động cơ
199,780 Mã lực
Em cũng đi chùa này 1 lần rồi, nói chung là đẹp nhưng mà thấy giống kinh doanh hơn là nơi tâm linh
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Những chùa quá mới như Bái Đính, chùa Vàng .... em chưa đi (và cũng ko có ý định chủ động đi), Sự mới mẻ và đông đúc mết hết ý nghĩa vãn cảnh chùa, chiền đầu xuân
 

Sweethome

Xe điện
Biển số
OF-322704
Ngày cấp bằng
7/6/14
Số km
2,764
Động cơ
307,333 Mã lực
1 ... Có hai cô sư trẻ ghi phiếu ngồi 2 ghế một đầu, đầu kia có hai ghế trống. ...
Cô sư trẻ chắc không có tấm lòng của người tu hành.
2 - Chuyện thứ hai: người đi lễ sao mà đông thế?
1. Họ chưa chắc đã là nhà tu hành đâu. Chỉ ăn mặc cho giống nhà tu hành thôi. Cứ xem kỹ cách hành xử của nhà tu hành và người ăn vận giống nhà tu hành thì biết. Đơn giản nhất là đi đứng, cách ngồi, mắt nhìn và nói năng. Chả có nhà tu hành nào ngồi vắt chân lên đùi đợi ghi công đức cả. (18 vị La Hán không ít vị ngồi ngửa bàn chân ra cũng không có ai gác chân chữ ngũ)
2. Giờ xây chùa, kiểu như Bái Đính, Ba Vàng và một số không nhỏ các thiền viện đang mỗi ngày ĐƯỢC DỰNG LÊN TRÊN ĐẤT BẮC, là một kiểu Kinh doanh đích thực chứ chả phải chỉ phục vụ tôn giáo tín ngưỡng. Người phục vụ ở các nơi này, nhìn kỹ khắc biết họ tu được đến đâu, tu như thế nào.
Một câu không đúng cũng không sai, nhà cháu đã từng hỏi một sư ở thiền viện mới ở Vĩnh Phúc:
- Các sư tu ở đây có giúp gì cho bà con xung quanh không
- Các sư tu tập bận lắm, không có thời gian
Và hình ảnh chụp bằng mồm: một chú tiểu, một cái ghế nhựa, một cái túi nilon đen, một phút để gom tiền trong Chuông gia trì (cái chuông để ngửa trong Đại Hùng Bảo Điện ấy), nhanh lắm
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Phú quý sinh lễ nghĩa thôi, chứ nghèo rớt k có cái đổ vào mồm thì chẳng có ai đi, xã hội phát triển thì nhu cầu giải trí tăng cao, theo em chẳng phải ngu dốt gì hết
Đã phú đã quý chưa hở cụ,
Nhìn xung quanh, mình hơn được ai và thua ai?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top