[Funland] Thăm chùa Ba Vàng, có gì đấy không vui!

Trạng thái
Thớt đang đóng

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,026
Động cơ
875,032 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Ngoài ko thấy ban Mẫu.
Có thêm gian thờ anh hùng LS dưới nhà Tổ.
Thì ở đây có một loạt tranh tường ( Ấn Độ ) khá khác biệt với các chùa cổ VN.
Đa số điển tích em không hiểu. ( kể có người thuyết minh thì OK )
 

xezace

Xe tăng
Biển số
OF-206600
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
1,884
Động cơ
348,640 Mã lực
Vấn đề bây giờ không biết đâu còn niềm tin nữa. Duy tâm đã thắng duy vật rồi:D
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
9,556
Động cơ
497,198 Mã lực
Cụ thớt nói chí phải. Em đến chùa Ba Vàng từ cái thời nó còn bé tẹo teo như cái am. Nhưng từ khi xây hoành tráng thì em ko đến nữa vì gặp sư thầy cảm giác mục đích chính là quyên tiền (còn quyên để làm gì thì em ko bàn)
Đất nước này rồi sẽ đi đến đâu nếu các "doanh nhân" nhận ra rằng đầu tư vài (chục) tỷ xây chùa thì có lãi hơn xây dựng nhà máy??? Em nhấn mạnh là họ chỉ đầu tư vài chục tỷ thôi, còn lại sau đó là tiền thập phương, mỡ nó rán nó :'(
Dân thì hết lòng tin vào hiện thực, quay ra tin vào thánh thần :'(
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Thầy Thái Minh lí giải vì sao không để dịch vụ phát triển trên chùa Ba Vàng


Thầy Thích Trúc Thái Minh đã có những chia sẻ hết sức thẳng thắn về lí do vì sao trên chùa Ba Vàng không có những hàng quán như ở nhiều nơi khác.
Vài năm trở lại đây, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) được rất nhiều người biết đến, trở thành nơi thanh tu, thăm quan nổi tiếng và chiêm bái của du khách thập phương. Theo ước tính của nhà chùa, từ Tết đến nay, chùa Ba Vàng đã đón mấy trăm nghìn lượt du khách, Phật tử đến chiêm bái, lễ Phật.



Toàn cảnh chùa Ba Vàng nhìn từ trên cao.

Một điểm đến đang được rất nhiều người yêu thích, thành kính, tuy nhiên, từ khi xây dựng lại đến nay, du khách đến Ba Vàng có thể dễ dàng nhận thấy là trên chùa không hề có những dịch vụ mang tính kinh doanh, kể cả gửi xe, nước uống, vệ sinh cũng đều miễn phí.

Đây là điều khiến không ít người băn khoăn. Có ý kiến cho rằng, chùa Ba Vàng đang rất “nổi tiếng”, cùng với Yên Tử, Ba Vàng làm rạng rỡ thêm cho Uông Bí nói riêng và Quảng Ninh nói chung, thu hút nhiều du khách, nhưng tại sao nhà chùa không để cho những hộ dân quanh vùng được tham gia mở các quầy hàng trên chùa bán đồ ăn thức uống, hàng lưu niệm,…để tăng thêm thu nhập?

Chia sẻ với phóng viên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) về điều này, Thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng cho rằng hiện nay có một số nơi thờ tự linh thiêng nhưng bị thương mại hóa.

“Quan điểm của Thầy cùng với lãnh đạo TP Uông Bí và cả Yên Tử là sẽ cố gắng không để chùa thành nơi xô bồ, chùa phải là chùa, chợ phải là chợ. Không ít nơi bây giờ đem cả hàng quán vào để buôn bán, kinh doanh, cho nên xảy ra tình trạng ăn uống, rượu chè, nhậu nhẹt, cờ bạc bê tha; bên cạnh đó là chuyện tranh giành, chặt chém du khách, hàng thật hàng giả, hỗn loạn cửa chùa, rất phản cảm. Có những khu vực trước đây còn bán cả thịt thú rừng treo lủng lẳng trong khi đó là cửa Phật từ bi, như thế không được”, Thầy Thích Trúc Thái Minh bày tỏ.



Thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng. Ảnh Viết Cường

Cũng theo Thầy trụ trì chùa Ba Vàng: “Thầy xuất phát từ dòng Thiền Trúc Lâm, Hòa thượng, Bổn sư của Thầy rất nghiêm khắc chuyện này. Chùa phải giữ cảnh thanh tịnh nên Thầy quyết tâm xây dựng chùa Ba Vàng thành Phật cảnh thanh tịnh. Đến đây, du khách được hưởng không khí trong lành, không có hàng quán buôn bán để cho ai đến Ba Vàng là đến với tâm, với thiện, với Phật, đến để khấn nguyện, cầu phước lành bình an”.

Thầy Thích Trúc Thái Minh cho biết thêm, toàn bộ dịch vụ khác như ăn uống, ngủ nghỉ, nhà chùa đưa ra ngoài khu vực của chùa, và theo Thầy đó chính là nhà chùa đang tạo điều kiện cho thành phố, cho dân làm việc.

“Dọc đường xuống hết đất chùa, dân có thể dựng quán ăn thoải mái. Từ khi chùa Ba Vàng được đông đảo du khách đến thì xung quanh dịch vụ cũng rất phát triển, nhiều nhà hàng mọc lên, nhiều quán có hôm khách đông quá còn không có chỗ mà ngồi”, Thầy Minh kể.

Thầy Minh chia sẻ thẳng thắn: “Nếu Thầy là người tham, Thầy ôm hết lên trên đây Thầy bán lốt. Khu này có thể dựng được cả trăm lốt. Ai muốn một lốt, Thầy bán 50, 100 triệu một mùa hội Xuân người ta cũng sẵn sàng ngay. Nhưng Thầy không tham, thật sự các Thầy đi tu nên không tham cái ấy. Thầy tham nữa, Thầy thu tiền trông xe một ngày cũng có cả trăm triệu đồng; nhà vệ sinh Thầy cũng không thu phí, nước uống tinh khiết nhà chùa để cho khách uống miễn phí dọc đường. Thế rồi khi du khách đói, Thầy có lộc Phật để biếu, hoa quả, bánh kẹo, xôi oản, kể cả làm cơm cho Phật tử ăn miễn phí. Còn ai lên chùa tùy tâm công đức, đó là tự tâm họ phát ra, như thế họ mới có phúc. Còn kinh doanh là việc mua bán trả tiền, như thế không đem lại phúc đâu, tâm của Thầy là mỗi người đến chùa đều sinh ra phúc báu”.

Cuối cùng, Thầy Thích Trúc Thái Minh nhấn mạnh lại quan điểm của nhà chùa là đưa hết dịch vụ ra ngoài đất chùa, để thành phố quản lý, ghánh đỡ cho chùa phần dịch vụ. “Đó là chùa đang tạo điều kiện cho người dân, cho thành phố đó”, Thầy Minh nói.

VIẾT CƯỜNG
 

Dibo dibo

Xe đạp
Biển số
OF-489925
Ngày cấp bằng
20/2/17
Số km
31
Động cơ
190,400 Mã lực
Tuổi
61
Chùa Ba Vàng này có một cái cây dưới gốc có phiến đá ghi cây do bà chủ tịch quốc hội trồng lưu niệm. Chắc chùa mới nổi mà mời được bà về thì cũng phải có quan hệ thế nào chứ. Bà
ấy dân Nam, biết đến các chùa lớn nổi tiếng lâu đời của đất bắc, chứ sao biết đến chùa Ba Vàng. Đấy là em suy luận thế, vì ngay nhiều người phật tử bắc cũng chưa biết đến chùa này.
Chùa không chỉ quy mô to lớn , mà cũng khá đẹp, bạt núi, mở đất dựng chùa, làm đường ô tô lên tận chính điện. Hai bên chính điện làm đường lên núi thăm gian Tổ, đường có mái chồng nhau khá đẹp,
Chính điện to, có lẽ to nhất trong các chùa em biết, nhưng em có cảm giác sáng quá, sàn lát toàn gỗ tự nhiên.
Có lẽ, do sáng quá, không giống các chùa cũ, nên trên kia có cụ cảm giác chùa không linh thiêng chăng.
Tòa chính điện xây hai tầng, tầng trên thờ Phật, tầng dưới toàn bộ dùng làm hội trường. Hình như kiểu kiến trúc này cũng mới du nhập từ miền Nam. Vì em nhớ các chùa cổ miền bắc không làm chính điện hai tầng như vậy.
Chùa Ba Vàng thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử rất nổi tiếng trong Miền Nam nên bà chủ tịch biết đến cũng không lạ lắm.
Các chùa thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Miền Nam nên từ kiến trúc, kinh kệ, nghi lễ đều theo khuynh hướng Miền Nam. Cụ có điều kiện đi các thiền viện sẽ thấy rõ.
Về vụ ghế cụ thấy sốc chứ thật ra trong lễ giáo thì chúng ta không được ngồi ghế của các bậc tu hành. Vào chùa phải bỏ giày dép, nón mũ, ăn mặc phản cảm bị mời ra. Miền Bắc chúng ta xuê xoa chứ Miền Nam nghiêm khắc hơn nhiều.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Ca mổ cháu Lê Trung Tuấn đã thành công

Cả chùa Ba Vàng, gồm tứ chúng đồng tu gần 200 người đã chứng kiến một bệnh nhân kỳ lạ: Lê Trung Tuấn nhà ở Bến Sung – Như Thanh – Thanh Hóa. Kể từ tối ngày 1 tháng 2 năm Quý Tỵ(2013) đến nay đã gần 05 tháng.

Ai cũng còn nhớ như in khi kết thúc buổi lễ, Thầy trụ trì cho Tuấn rảy nước Cam Lộ và Thầy còn chỉ bảo cho Tuấn niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát - "Tuấn đã nhoẻn nụ cười”. Tuy nụ cười rất kín đáo vì khố u che lấp cả mũi miệng, nhưng đã bộc lộ niềm vui sướng và tràn đầy niềm tin vào Phật Pháp.

Mặc dù qua các bệnh viện đã kết luận một khối u não ác tính, sự sống chỉ còn tính từng giờ. Bố con Tuấn chỉ còn biết nương tựa vào Từ Bi của cửa Phật vì thế đã xin Thầy trụ trì được tu tập theo Phật pháp và được các Phật tử Hạ Long lo cho mọi tiện nghi sinh hoạt. Mặc dù phải mang khối u trên mặt nặng nề, nhưng Tuấn là người có chí quyết tâm đã đặt niềm tin tuyệt đối vào Phật Pháp. Ngoài những giờ phút ngồi thiền, Tuấn dành nhiều thời gian để lễ Phật và niệm Phật. Cho nên từ lúc Tuấn nói không thành lời, nhưng dần dần tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát mỗi ngày một dõng dạc! Khối u bầm tím và mọng nước trên mặt Tuấn mỗi ngày một rắn lại và thu nhỏ dần, ăn uống và hít thở trở lên dễ dàng. Ai ai cũng mừng và động viên Tuấn ‘tu là chuyển nghiệp cháu ạ!’, từ nghiệp dữ chuyển thành nghiệp lành. Tuấn càng vui vẻ phấn chấn hai tay chắp lại A Di Đà Phật. Qua sự tu tập và gia đình biết trả nghiệp bằng cách làm phúc lên sức khỏe Tuấn mỗi ngày một tốt. Thầy trụ trì đã khuyên bố của Tuấn lên kiểm tra sức khỏe của Tuấn qua y học hiện đại. Khi tuấn trở lại bệnh viện làm các bác sĩ rất đỗi ngạc nhiên "không ngờ Tuấn vẫn còn sống mà lại còn khỏe ra.”

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, GS. BS Nguyễn Thanh Liêm giám đốc bệnh viện đã quyết định làm thủ tục phẫu thuật. Mặc dù trước dây các bác sĩ tại các bệnh viện đã hội chẩn " Nếu đụng dao kéo vào khối u, Tuấn có thể tử vong trên bàn mổ.” Nên các bệnh viện đều khuyên gia đình Tuấn cho cháu về nhà. Nhưng hôm nay 9 giờ 30 phút ngày 23 tháng 7 năm 2013 Tuấn đã được phẫu thuật tách khối u trong 9 giờ liên tục do bác sĩ chuyên gia u bướu "khủng” thế giới McKay McKinnon – người được mệnh danh là " bàn tay vàng” . Ca mổ đã thành công mỹ mãn, chỉ còn chờ ngày Tuấn xuất viện. Chắc chắn một ngày gần đây Tuấn sẽ trở về chùa với khuôn mặt khôi ngô tuấn tú và nụ cười vô cùng rạn dỡ để lễ tạ Tam Bảo, lễ tạ Thầy Trụ Trì đã cải tử hoàn sinh mà dân gian thường ca tụng:

Dù xây chín ngọn phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người.

Với Đại nguyện Từ Bi của Thầy Trụ Trì, không những cứu cho một người mà Thầy đã cứu cho nhiều người bệnh hiểm nghèo được thoát chết như cháu Tuấn. Nhưng mỗi sự bất hạnh tuy có khác nhau nhưng đều do nhân quả chi phối muốn cho quả đẹp phải biết gieo nhân lành, "Tu để chuyển nghiệp”.




Bức ảnh cháu ngồi ở Chánh điện làm lễ



Thầy trụ trì khai thị cho các oan gia






















Khối u đã teo nhỏ hơn trước rất nhiều



Các bác sĩ kiểm tra trước khi vào mổ





Khối u đã được cắt bỏ
 

cường quýt

Xe điện
Biển số
OF-412203
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
3,176
Động cơ
244,030 Mã lực
Phật ở tại tâm , giờ cứ đua nhau đi chùa mới xây nên gặp cảnh này là bt thôi buôn thần bán thánh cả . E chỉ đi chùa cổ thanh vắng thì vào đông là next cho nhanh
cụ giống em vãi :)) chứ e chùa cho thoải mái đầu óc mà phải chen lấn thế này thì thanh tịnh chỗ nào đâu ạ :)
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,967
Động cơ
541,958 Mã lực
Sáng thứ 7 vừa rồi, em thăm chùa Ba Vàng đất Quảng.
Phải nói là em thán phục công sức, tiền của bỏ ra xây dựng, chỉ trong vòng ba bốn năm, một ngôi chùa hùng vĩ được dựng nên trên núi.
Chi phí xây dựng chắc vài trăm đến ngàn tỷ.
Có một vài suy nghĩ không vui xin chia sẻ cùng các cụ:
1 - Chuyện cái ghế trống:
Tại chính điện, bên trái, có một bàn dài để ghi phiếu công đức. Có hai cô sư trẻ ghi phiếu ngồi 2 ghế một đầu, đầu kia có hai ghế trống. Vài người xúm đến. Thấy các cô bận, một người hỏi, tôi tự ghi có được không, một cô trả lời được. Người kia nhặt một phiếu trắng trong tập phiếu để sẵn trên bàn để tự ghi. Chùa này có cái hay là mọi người công đức không đưa tiền trực tiếp mà tự bỏ tiền vào hòm công đức, nếu muốn ghi phiếu công đức (ví dụ có người ở nhà không đi được nhờ mình công đức hộ, thì lấy phiếu về cho họ, hoặc mình muốn lấy phiếu về đặt lên bàn thờ, một cách báo cáo tổ tiên) thì ra bàn này bảo các cô sư ghi, khai thế nào ghi thế ấy, ai dám lừa dối Phật.
Lại nói người kia đứng ghi không thuận tiện, liền ngồi xuống cái ghế trống để ghi, chắc cho chữ đẹp hơn. Ngay lập tức một cô sư lên tiếng: mời bác đứng lên, đây không phải chỗ bác ngồi. Em nhìn cô, cô còn rất trẻ, nhìn người kia, thì ra một bác già. Bác ấy đứng lên và không ghi nữa, lặng lẽ bỏ đi, ra hòm công đức bỏ tiền.
Em tưởng như vào công sở nhà nước xin một ân huệ nào đấy. Ngày xưa thôi. Chứ giờ đây cũng ít cảnh như thế, các nhân viên nhà nước cũng lịch sự hơn, thấy người già là mời ngồi tử tế.
Cô sư trẻ chắc không có tấm lòng của người tu hành.
2 - Chuyện thứ hai: người đi lễ sao mà đông thế?
Một ngôi chùa mới được biết đến rộng rãi 5 năm nay, mà bãi đỗ xe rộng thênh thang chật kín, hàng trăm xe, chủ yếu là xe to 4-50 ghế, người cứ nườm nượp chen vai thích cánh. Đâu phải chỉ chùa này, cả nước có hàng ngàn chùa đền phủ lớn, người dân đi hội trong làng, rồi đi lễ đi hội trong vùng, trong nước, đầu năm đi vay, đi xin, cuối năm đi trả, đi lễ tạ...
Thì ra dân mình tin thần thánh quá, tin cũng tốt, nhưng niềm tin có đúng hướng không (thần thánh liệu có giúp người ta giàu có, mạnh khỏe, đỗ đạt... được không? Hay chỉ tự thân vận động mới có kết quả? )
Vậy mà bỏ ra bao nhiêu thời gian cho lễ hội, bao nhiêu tiền của cho tín ngưỡng.
Tháng Giêng sắp qua. Nhiều lễ hội còn kéo sang tháng hai, có lễ hội trải dài vài tháng.

Em cũng tin vào Phật, vào thánh, cũng đi lễ theo phong tục, theo gia đình, tham gia cùng trào lưu đi lễ của cả dân tộc.

Nhưng em bắt đầu nghĩ, phong tục này có lẽ nên dần dần giảm đi,
Đất nước muốn phát triển, niềm tin vào từ bi hỷ xả, vào chân thiện mỹ của Đức Phật là cần thiết, nhưng cách làm như hiện nay sợ rằng không phù hợp?
Em cũng vừa đi về. Em đi lễ kiểu hành hương thôi, coi như một cuộc đi chơi, vào chùa thắp hương vái các Ngài một cái là xong, phần chả biết khấn, phần chả xin gì. Em sợ nhất là chỗ đông người mà hôm vừa rồi đi LS đông quá.
 

vodka1402

Xe máy
Biển số
OF-486052
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
90
Động cơ
192,540 Mã lực
Tuổi
32
Ai có thời gian thì đi hành hương, coi như đi du lịch cho đầu óc thoải mái, biết đây biết đó. Còn em thì chưa đi cái chùa nào, 1 phần vì không có thời gian, 1phần thì em chỉ nghĩ, mùng 1 hay ngày rằm, mua cân hoa quả, bó hương ra ngay chỗ đình hay quán chỗ nhà mình hành lễ, cầu sức khỏe, may mắn. Em nghĩ tại tâm mình hết thôi.
 

Da bắt nắng

Xe container
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
5,314
Động cơ
443,042 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng có cùng suy nghĩ như cụ. Đi chùa cái tâm phải thảnh thơi. Em đi mà nhìn thấy các gương mặt hám tín là em thấy nản lắm.
Năm nay thanh niên công ty em tổ chức đi du xuân, em cũng ý kiến là kiếm chỗ nào thoáng, trong lành cho anh chị em giao lưu, hát hò, quậy phá. Chứ mọi năm gọi là đi du xuân mà chen chúc vất vả quá.
 

demen2003

Xe tăng
Biển số
OF-49699
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
1,311
Động cơ
468,562 Mã lực
Cụ thớt nói chí phải. Em đến chùa Ba Vàng từ cái thời nó còn bé tẹo teo như cái am. Nhưng từ khi xây hoành tráng thì em ko đến nữa vì gặp sư thầy cảm giác mục đích chính là quyên tiền (còn quyên để làm gì thì em ko bàn)
Đất nước này rồi sẽ đi đến đâu nếu các "doanh nhân" nhận ra rằng đầu tư vài (chục) tỷ xây chùa thì có lãi hơn xây dựng nhà máy??? Em nhấn mạnh là họ chỉ đầu tư vài chục tỷ thôi, còn lại sau đó là tiền thập phương, mỡ nó rán nó :'(
Dân thì hết lòng tin vào hiện thực, quay ra tin vào thánh thần :'(
3 loại nhà siêu lợi nhuận cụ ơi: Nhà chùa, Nhà thương, Nhà trường, giờ các đai gia lớn chỉ tập trung vào 3 loại này thôi siêu lợi nhuận. Nền kinh tế đi lên, dân giờ có của ăn của để lại thiếu các địa điểm đi chơi du xuân không tìm đến các siêu chùa thì biết đi đâu( thế mới hình thành du lịch tâm linh)? Ở VN ta có 3 khoản người dân chi tiền khỏi suy nghĩ đó là: tiền đi lễ, tiền chi chữa bệnh và tiền chi cho học hành. Cụ cứ ngẫm có đúng ko?
 

Khất Thực

Xe container
Biển số
OF-51344
Ngày cấp bằng
21/11/09
Số km
8,402
Động cơ
-98,554 Mã lực
Nơi ở
Cái Bang
Em đi lễ quanh nhà thôi, còn đi xa thì chủ yếu là tham quan, chọn chỗ nào yên tĩnh, ít người cho khỏe.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Phạm Nhân Thoát Án Tử Hình Nhờ Niệm Phật
18/7/2014
728 Cảm nhận

Một tử tù biệt giam, bị xích chân, còng tay chờ ngày thi hành án vẫn ngày ngày tụng kinh niệm Phật. Sức mạnh của niềm tin và niềm hi vọng vào sự khoan hồng của pháp luật đã mang đến một phép màu.

Cuốn kinh Phật trong phòng biệt giam

Phạm Xuân Cường (SN 1985, HKTT tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) là tử tù mang tội giết người, phải nằm biệt giam ở Trại Tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh từ năm 2009. Bên cạnh phạm nhân đặc biệt này lúc nào cũng đặt một cuốn kinh Phật đã được đọc đi đọc lại đến thuộc làu. Trong buồng giam lạnh lẽo, Cường vẫn không nguôi hi vọng lá đơn xin tha tội chết của mình sẽ nhận được sự khoan hồng của Chủ tịch nước và cầu mong vào sự màu nhiệm.

Đại đức Thích Trúc Thái thỉnh chuông trên chùa Ba Vàng

Tháng 1/2011, sau phán quyết của tòa phúc thẩm, tử tù Phạm Xuân Cường đã hơn một năm biệt giam. Dịp giáp Tết âm lịch, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (thuộc phường Quang Trung, Tp Uông Bí) đến nói chuyện, thăm và tặng quà Tết cho một số phạm nhân tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại đức đặc biệt chú ý đến một phạm nhân còn rất trẻ, khuôn mặt khá sáng sủa nhưng lại bị còng cả hai chân và khóa cả hai tay.

Khi thấy Đại đức, phạm nhân đã với tay lấy từ chỗ nằm ra một cuốn kinh Phật và xin được nhà sư chỉ dạy cách tụng niệm. Phạm nhân nói đây là cuốn kinh do em gái mang vào dặn dò ngày ngày tụng kinh niệm Phật và anh ta đã làm theo, nhưng nhiều chỗ đọc vẫn không hiểu nên xin Đại đức chỉ dạy. Phạm nhân đó chính là tử tù Phạm Xuân Cường. Ngay hôm đó Cường đã được Đại đức cảm kích cho quy y tam bảo và chỉ dẫn cách tụng niệm kinh Phật.

Khi nhà sư chuẩn bị rời đi, bất giác, Phạm Xuân Cường òa khóc, phạm nhân còn hỏi với theo xin biết danh tính, nơi nhà sư trụ trì rồi nói: "Thầy ơi! Hoàn cảnh gia đình con tan nát hết rồi. Con ân hận lắm! Con còn một đứa em gái. Nó bơ vơ giữa đời. Thầy làm ơn, làm phúc cứu giúp em con...”, và nhà sư nhận lời.

Một tuần sau, trong số rất đông du khách và Phật tử đến chùa đầu xuân, Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhận thấy có một cô gái chừng ngoài 20 tuổi cứ nem nép như muốn nói điều gì. Nhà sư ôn tồn hỏi mới hay cô gái đó chính là em gái của tử tù đặc biệt lần trước. Từ đây gia cảnh tội nghiệp của hai anh em mới được giãi bày.

Gia đình phạm nhân vốn khá giả nhờ người cha làm nghề sửa chữa xe ô tô vào loại giỏi ở thị trấn Trới. Trong cơ chế thị trường, gia đình làm ăn phát đạt, xây nhà cao, mua đất, mở rộng cơ sơ kinh doanh. Người mẹ làm nội trợ gia đình và giúp bố quản lý. Năm 2004, do mâu thuẫn lớn xảy ra, người cha không kìm được nóng giận đã đâm chết vợ rồi nhảy lầu toan tự vẫn. Nhưng cú nhảy từ lầu ba của ngôi nhà xuống đất chỉ làm ông sụm toàn bộ xương sống và chấn thương.

Sau 8 tháng chữa trị, ra viện, người cha lĩnh án tù 14 năm; hai anh em Phạm Xuân Cường bỗng chốc trở thành côi cút, mẹ chết, cha đi tù. Cường tiếp tục công việc thay dầu rửa xe, nuôi mình và nuôi em ăn học, hết cấp 3 và Cao đẳng Sư phạm. Cô em gái ra trường xin dạy hợp đồng ở một trường tiểu học ở một xã vùng khó khăn nhất của huyện miền núi Hoành Bồ. Tháng 7/2009, Phạm Xuân Cường gây án mạng bị bắt giam. Cô em gái cũng không được dạy học nữa, hàng ngày phải quảy gánh hàng nước bán rong kiếm tiền tự nuôi mình và thỉnh thoảng đi thăm nuôi bố và anh.

Nghe xong câu chuyện, Đại đức Thích Trúc Thái Minh se lòng, nhà sư phát tâm chở che cứu giúp cho hai anh em tử tù. Câu chuyện được nhà sư chia sẻ với một luật gia, vị luật gia đã nhận lời tìm cách nghiên cứu lại hồ sơ vụ án. Cùng thời gian đó, đơn xin ân giảm án tử hình cho Phạm Xuân Cường (khi ấy vẫn đang bị tạm giam) được đưa đến Văn phòng Chủ tịch nước, thời gian chưa thi hành bản án được kéo dài thêm. Mỗi một ngày tiếp nối là một ngày tử tù sống trong hi vọng và cũng là cơ hội để những người muốn cứu sống Phạm Xuân Cường tiếp tục hành trình "cứu sống tử tù”.

Phạm Xuân Cường, phạm nhân thoát án tử hình
Hành trình "cứu tử tù”

Chưa đầy một năm tiếp theo nhưng là cả một chặng đường đằng đẵng đối với tử tù Phạm Xuân Cường. Chuỗi ngày chờ đợi phán quyết cuối cùng cho sự sống của mình dường như ngày càng nặng nề, phạm nhân đặc biệt vẫn không ngừng tụng kinh niệm Phật và hi vọng… Lại thêm một cái Tết, nhiều phạm nhân trong Trại Tạm giam đã được ân giảm án, không có tên Phạm Xuân Cường.

Lần gặp người nhà trong chiều 30 Tết, Cường đã nghẹn ngào dặn sau khi thi hành án xin đưa cậu về nằm bên cạnh mộ của mẹ. Nhưng ở bên ngoài phòng giam, hành trình cứu sống tử tù vẫn không ngừng nghỉ. Những người trước đó hoàn toàn xa lạ với Cường nhưng nay đều dồn hết tâm huyết để giúp đỡ phạm nhân đặc biệt này. Toàn bộ hồ sơ vụ án được nghiên cứu lại, sự sống của phạm nhân vẫn đang chờ một sự định đoạt.

Đúng ngày lễ khai hội xuân Yên Tử, một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã có mặt trong ngày hội. Luật gia nọ đã cố gắng để tận tay gửi lá đơn đề nghị xem xét lại bản án của Phạm Xuân Cường kèm một số chứng cứ cốt yếu đến tay vị lãnh đạo. Lá đơn được xem ngay trước giờ khai hội ở giữa kinh đô Phật giáo. Và hành trình tiếp đó là sự đẩy đưa của những duyên do tưởng như rất tình cờ. Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng có lời thỉnh cầu và may mắn có dịp trình bày kỹ lưỡng vụ án và gia cảnh kẻ phạm tội với những người có trách nhiệm cao để xin xem xét lại trường hợp này.

Trong phòng biệt giam, sự ăn năn hối cải của tử tù có lẽ đã được chiếu rọi, thử thách với niềm tin vào công lý đã được soi thấu. Sau hơn hai năm tính từ ngày bản án phúc thẩm tuyên, cuối năm 2012, Phạm Xuân Cường được nhận Quyết định giảm án từ mức tử hình xuống chung thân. Cường không khỏi bàng hoàng khi nghe cán bộ Trại tạm giam đọc Quyết định dù trước đó là bao ngày tháng chỉ sống trong chờ đợi.

Cô em gái của Cường cũng được gặp nhiều người tốt giúp đỡ tạo công ăn việc làm để tiếp tục sống, thăm nuôi bố và anh trong tù. Khi người anh được giảm án cứu được sự sống, người em gái cũng gặp được chàng trai yêu thương mình và xây dựng gia đình. Đám cưới đơn sơ của cô gái đã được chính Đại đức Thích Trúc Thái Minh và những người có tấm lòng Phật tử làm lễ chúc phúc. Trong ngôi nhà đã từng xảy ra bao nhiêu chuyện đau lòng dẫn đến gia đình ly tán, một tổ ấm mới lại hình thành và sẽ là nơi chờ đợi những con người lầm lạc trở về sau thời gian trả án.
 

Seduxen

Xe điện
Biển số
OF-189294
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
3,008
Động cơ
359,990 Mã lực
Giờ đi chùa toàn đi theo phong trào. Em có đi cũng chỉ đi vãn cảnh chứ chả bao giờ lễ lạt gì.
Bạn em theo đạo thiên chúa, trước dứt khoát ko vào đền chùa miếu mạo nào dù chỉ là tham quan, vãn cảnh.
Thế nào mà mấy năm nay nghe ai xui mách tự dưng đi chùa như điên. Tháng đầu năm, ngày nào cũng chen chân xoạc cẳng khắp đền chùa đến bơ phờ phát ốm, vào tận trong cung cấm, đi hầu đồng, hầu phủ và mời cả thầy cúng về cheng cheng suốt cả ngày mặc dù nó vẫn là con chiên. :-?? Hỏi nó là mày bỏ Đạo theo Lương à? Thì nó bảo ko bỏ gì, em thành tâm lễ hết. :))
Thế mới thấy cái phong trào đôi khi có sức mạnh ghê gớm, nhất là dính tí đến tâm linh ...
 

Vienxu

Xe điện
Biển số
OF-406652
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
2,522
Động cơ
249,125 Mã lực
Phạm Nhân Thoát Án Tử Hình Nhờ Niệm Phật
18/7/2014
728 Cảm nhận

Một tử tù biệt giam, bị xích chân, còng tay chờ ngày thi hành án vẫn ngày ngày tụng kinh niệm Phật. Sức mạnh của niềm tin và niềm hi vọng vào sự khoan hồng của pháp luật đã mang đến một phép màu.

Cuốn kinh Phật trong phòng biệt giam

Phạm Xuân Cường (SN 1985, HKTT tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) là tử tù mang tội giết người, phải nằm biệt giam ở Trại Tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh từ năm 2009. Bên cạnh phạm nhân đặc biệt này lúc nào cũng đặt một cuốn kinh Phật đã được đọc đi đọc lại đến thuộc làu. Trong buồng giam lạnh lẽo, Cường vẫn không nguôi hi vọng lá đơn xin tha tội chết của mình sẽ nhận được sự khoan hồng của Chủ tịch nước và cầu mong vào sự màu nhiệm.

Đại đức Thích Trúc Thái thỉnh chuông trên chùa Ba Vàng

Tháng 1/2011, sau phán quyết của tòa phúc thẩm, tử tù Phạm Xuân Cường đã hơn một năm biệt giam. Dịp giáp Tết âm lịch, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (thuộc phường Quang Trung, Tp Uông Bí) đến nói chuyện, thăm và tặng quà Tết cho một số phạm nhân tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại đức đặc biệt chú ý đến một phạm nhân còn rất trẻ, khuôn mặt khá sáng sủa nhưng lại bị còng cả hai chân và khóa cả hai tay.

Khi thấy Đại đức, phạm nhân đã với tay lấy từ chỗ nằm ra một cuốn kinh Phật và xin được nhà sư chỉ dạy cách tụng niệm. Phạm nhân nói đây là cuốn kinh do em gái mang vào dặn dò ngày ngày tụng kinh niệm Phật và anh ta đã làm theo, nhưng nhiều chỗ đọc vẫn không hiểu nên xin Đại đức chỉ dạy. Phạm nhân đó chính là tử tù Phạm Xuân Cường. Ngay hôm đó Cường đã được Đại đức cảm kích cho quy y tam bảo và chỉ dẫn cách tụng niệm kinh Phật.

Khi nhà sư chuẩn bị rời đi, bất giác, Phạm Xuân Cường òa khóc, phạm nhân còn hỏi với theo xin biết danh tính, nơi nhà sư trụ trì rồi nói: "Thầy ơi! Hoàn cảnh gia đình con tan nát hết rồi. Con ân hận lắm! Con còn một đứa em gái. Nó bơ vơ giữa đời. Thầy làm ơn, làm phúc cứu giúp em con...”, và nhà sư nhận lời.

Một tuần sau, trong số rất đông du khách và Phật tử đến chùa đầu xuân, Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhận thấy có một cô gái chừng ngoài 20 tuổi cứ nem nép như muốn nói điều gì. Nhà sư ôn tồn hỏi mới hay cô gái đó chính là em gái của tử tù đặc biệt lần trước. Từ đây gia cảnh tội nghiệp của hai anh em mới được giãi bày.

Gia đình phạm nhân vốn khá giả nhờ người cha làm nghề sửa chữa xe ô tô vào loại giỏi ở thị trấn Trới. Trong cơ chế thị trường, gia đình làm ăn phát đạt, xây nhà cao, mua đất, mở rộng cơ sơ kinh doanh. Người mẹ làm nội trợ gia đình và giúp bố quản lý. Năm 2004, do mâu thuẫn lớn xảy ra, người cha không kìm được nóng giận đã đâm chết vợ rồi nhảy lầu toan tự vẫn. Nhưng cú nhảy từ lầu ba của ngôi nhà xuống đất chỉ làm ông sụm toàn bộ xương sống và chấn thương.

Sau 8 tháng chữa trị, ra viện, người cha lĩnh án tù 14 năm; hai anh em Phạm Xuân Cường bỗng chốc trở thành côi cút, mẹ chết, cha đi tù. Cường tiếp tục công việc thay dầu rửa xe, nuôi mình và nuôi em ăn học, hết cấp 3 và Cao đẳng Sư phạm. Cô em gái ra trường xin dạy hợp đồng ở một trường tiểu học ở một xã vùng khó khăn nhất của huyện miền núi Hoành Bồ. Tháng 7/2009, Phạm Xuân Cường gây án mạng bị bắt giam. Cô em gái cũng không được dạy học nữa, hàng ngày phải quảy gánh hàng nước bán rong kiếm tiền tự nuôi mình và thỉnh thoảng đi thăm nuôi bố và anh.

Nghe xong câu chuyện, Đại đức Thích Trúc Thái Minh se lòng, nhà sư phát tâm chở che cứu giúp cho hai anh em tử tù. Câu chuyện được nhà sư chia sẻ với một luật gia, vị luật gia đã nhận lời tìm cách nghiên cứu lại hồ sơ vụ án. Cùng thời gian đó, đơn xin ân giảm án tử hình cho Phạm Xuân Cường (khi ấy vẫn đang bị tạm giam) được đưa đến Văn phòng Chủ tịch nước, thời gian chưa thi hành bản án được kéo dài thêm. Mỗi một ngày tiếp nối là một ngày tử tù sống trong hi vọng và cũng là cơ hội để những người muốn cứu sống Phạm Xuân Cường tiếp tục hành trình "cứu sống tử tù”.

Phạm Xuân Cường, phạm nhân thoát án tử hình
Hành trình "cứu tử tù”

Chưa đầy một năm tiếp theo nhưng là cả một chặng đường đằng đẵng đối với tử tù Phạm Xuân Cường. Chuỗi ngày chờ đợi phán quyết cuối cùng cho sự sống của mình dường như ngày càng nặng nề, phạm nhân đặc biệt vẫn không ngừng tụng kinh niệm Phật và hi vọng… Lại thêm một cái Tết, nhiều phạm nhân trong Trại Tạm giam đã được ân giảm án, không có tên Phạm Xuân Cường.

Lần gặp người nhà trong chiều 30 Tết, Cường đã nghẹn ngào dặn sau khi thi hành án xin đưa cậu về nằm bên cạnh mộ của mẹ. Nhưng ở bên ngoài phòng giam, hành trình cứu sống tử tù vẫn không ngừng nghỉ. Những người trước đó hoàn toàn xa lạ với Cường nhưng nay đều dồn hết tâm huyết để giúp đỡ phạm nhân đặc biệt này. Toàn bộ hồ sơ vụ án được nghiên cứu lại, sự sống của phạm nhân vẫn đang chờ một sự định đoạt.

Đúng ngày lễ khai hội xuân Yên Tử, một vị lãnh đạo cao cấp của **** và Nhà nước đã có mặt trong ngày hội. Luật gia nọ đã cố gắng để tận tay gửi lá đơn đề nghị xem xét lại bản án của Phạm Xuân Cường kèm một số chứng cứ cốt yếu đến tay vị lãnh đạo. Lá đơn được xem ngay trước giờ khai hội ở giữa kinh đô Phật giáo. Và hành trình tiếp đó là sự đẩy đưa của những duyên do tưởng như rất tình cờ. Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng có lời thỉnh cầu và may mắn có dịp trình bày kỹ lưỡng vụ án và gia cảnh kẻ phạm tội với những người có trách nhiệm cao để xin xem xét lại trường hợp này.

Trong phòng biệt giam, sự ăn năn hối cải của tử tù có lẽ đã được chiếu rọi, thử thách với niềm tin vào công lý đã được soi thấu. Sau hơn hai năm tính từ ngày bản án phúc thẩm tuyên, cuối năm 2012, Phạm Xuân Cường được nhận Quyết định giảm án từ mức tử hình xuống chung thân. Cường không khỏi bàng hoàng khi nghe cán bộ Trại tạm giam đọc Quyết định dù trước đó là bao ngày tháng chỉ sống trong chờ đợi.

Cô em gái của Cường cũng được gặp nhiều người tốt giúp đỡ tạo công ăn việc làm để tiếp tục sống, thăm nuôi bố và anh trong tù. Khi người anh được giảm án cứu được sự sống, người em gái cũng gặp được chàng trai yêu thương mình và xây dựng gia đình. Đám cưới đơn sơ của cô gái đã được chính Đại đức Thích Trúc Thái Minh và những người có tấm lòng Phật tử làm lễ chúc phúc. Trong ngôi nhà đã từng xảy ra bao nhiêu chuyện đau lòng dẫn đến gia đình ly tán, một tổ ấm mới lại hình thành và sẽ là nơi chờ đợi những con người lầm lạc trở về sau thời gian trả án.
Phật pháp nhiệm màu lắm cụ ạ, em cứ suy từ bản thân em mà ra. Mỗi lần em thấy chán nản buồn phiền trong cuộc sống em cứ niệm trong đầu: Nam mô a di đà phật, con không cần tiền. Nam mô a di đà phật, con không thèm tiền...
Niệm như thế chỉ một lúc khi đã nhập tâm em thấy cảm giác vui vẻ hẳn.
 

Mr.KuTeu

Xe buýt
Biển số
OF-199311
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
622
Động cơ
328,729 Mã lực
Em vừa đi về đến nhà xong. Đông khủng khiếp.







Nhìn cảnh này, các vàng em cũng không đi.
Cứ để các vị này xin hết đi,... còn em thì em có cả đám đầy tớ đi lễ, đi xin về cho rồi, thân làm ông chủ nó sướng thế đấy/.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,860
Động cơ
525,248 Mã lực
Nếu nói về lễ lạt, cúng bái thì Việt mình chưa là gì so với dân Tàu đâu các cụ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top